Thứ Năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Chùm ảnh: 13 sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội nổi bật của TPHCM

(Thanhuytphcm.vn) - Với mong muốn xây dựng hình ảnh TPHCM đa dạng sắc màu với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội thu hút sự quan tâm của người dân TP, trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM đã giới thiệu 13 sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội nổi bật của TP trong thời gian qua nhằm tiếp nhận ý kiến của nhân dân TP về việc xây dựng những sự kiện văn hóa mang dấu ấn riêng của TP.

TP nhận các ý kiến góp ý gửi về: Phòng Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM (127 Trương Định, phường 7, Quận 3) hoặc địa chỉ: gopysukienvhnt@gmail.com


Đường hoa Nguyễn Huệ (được tổ chức từ 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Nguyên đán): qua 16 năm tổ chức, Đường hoa Nguyễn Huệ thực sự đã trở thành “thương hiệu” của TP mỗi dịp Tết đến Xuân về thu hút rất đông người dân đến tham quan, thưởng lãm, tạo hiệu ứng, sức lan tỏa đến các tỉnh thành trên cả nước đến học tập kinh nghiệm và tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ (được tổ chức từ 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Nguyên đán): qua 16 năm tổ chức, Đường hoa Nguyễn Huệ thực sự đã trở thành “thương hiệu” của TP mỗi dịp Tết đến Xuân về thu hút rất đông người dân đến tham quan, thưởng lãm, tạo hiệu ứng, sức lan tỏa đến các tỉnh thành trên cả nước đến học tập kinh nghiệm và tổ chức

Hội Hoa Xuân (tổ chức từ 25 tháng Chạp đến mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Công viên Tao Đàn (Quận 1): qua 39 lần tổ chức đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của TP, đã lưu giữ lại trong ký ức của người dân TP và du khách nhiều kỷ niệm đẹp về một nơi thưởng lãm hoa, cây cảnh độc đáo trong ngày Tết Hội Hoa Xuân (tổ chức từ 25 tháng Chạp đến mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Công viên Tao Đàn (Quận 1): qua 39 lần tổ chức đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của TP, đã lưu giữ lại trong ký ức của người dân TP và du khách nhiều kỷ niệm đẹp về một nơi thưởng lãm hoa, cây cảnh độc đáo trong ngày Tết

Lễ hội Áo dài TPHCM (tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3 hàng năm): được tổ chức từ năm 2014 nhằm tôn vinh trang phục Áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đã trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của TP, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, xây dựng và quảng bá hình ảnh TPHCM “Hấp dẫn - Thân thiện - An toàn”. Lễ hội gồm nhiều hoạt động quy mô, thú vị, như: cuộc thi Duyên dáng Áo dài TPHCM, diễu hành và đồng diễn Áo dài, diễn đàn “Nét đẹp Áo dài Việt”… Lễ hội Áo dài TPHCM (tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3 hàng năm): được tổ chức từ năm 2014 nhằm tôn vinh trang phục Áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đã trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của TP, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, xây dựng và quảng bá hình ảnh TPHCM “Hấp dẫn - Thân thiện - An toàn”. Lễ hội gồm nhiều hoạt động quy mô, thú vị, như: cuộc thi Duyên dáng Áo dài TPHCM, diễu hành và đồng diễn Áo dài, diễn đàn “Nét đẹp Áo dài Việt”…

Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ (tổ chức vào dịp 14, 15, 16 tháng Tám Âm lịch): có lịch sử hơn 100 năm và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2013, gắn liền với tín ngưỡng của ngư dân vùng biển Cần Giờ, tổng kết một mùa đánh bắt trên biển và chuẩn bị cho mùa đánh bắt mới với kỳ vọng bội thu. Lễ hội vẫn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền đời, như các lễ cúng ở Lăng Ông Thủy tướng và Lễ Nghinh Ông trên biển và đón đoàn Nghinh về… Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ (tổ chức vào dịp 14, 15, 16 tháng Tám Âm lịch): có lịch sử hơn 100 năm và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2013, gắn liền với tín ngưỡng của ngư dân vùng biển Cần Giờ, tổng kết một mùa đánh bắt trên biển và chuẩn bị cho mùa đánh bắt mới với kỳ vọng bội thu. Lễ hội vẫn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền đời, như các lễ cúng ở Lăng Ông Thủy tướng và Lễ Nghinh Ông trên biển và đón đoàn Nghinh về…

Liên hoan Nghệ thuật hàn lâm “Giai điệu Mùa thu” (tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào dịp tháng Tám): với các chương trình biểu diễn ở các lĩnh vực nhạc kịch, giao hưởng - thính phòng, múa ballet với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ trong nước và quốc tế. Đây là liên hoan nghệ thuật hàn lâm được tổ chức định kỳ duy nhất của cả nước, là sự nỗ lực của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TPHCM trong nhiều năm qua nhằm định hướng một sinh hoạt văn hóa có chiều sâu của một TP là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của đất nước. Liên hoan Nghệ thuật hàn lâm “Giai điệu Mùa thu” (tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào dịp tháng Tám): với các chương trình biểu diễn ở các lĩnh vực nhạc kịch, giao hưởng - thính phòng, múa ballet với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ trong nước và quốc tế. Đây là liên hoan nghệ thuật hàn lâm được tổ chức định kỳ duy nhất của cả nước, là sự nỗ lực của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TPHCM trong nhiều năm qua nhằm định hướng một sinh hoạt văn hóa có chiều sâu của một TP là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của đất nước.

Lễ hội TPHCM - “Ngôi nhà chung của chúng ta” (thay thế cho Lễ hội TPHCM - Phát triển và Hội nhập, dự kiến tổ chức vào tháng 12 hàng năm): có sự tham gia của các Lãnh sự quán, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các tổ chức hữu nghị tại TP… cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cư dân quốc tế đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP. Lễ hội nhằm góp phần xây dựng TP có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, điểm đến thân thiện và cởi mở với tất cả mọi người, là nơi giao thoa văn hóa thế giới, các dân tộc và vùng miền Việt Nam. Lễ hội TPHCM - “Ngôi nhà chung của chúng ta” (thay thế cho Lễ hội TPHCM - Phát triển và Hội nhập, dự kiến tổ chức vào tháng 12 hàng năm): có sự tham gia của các Lãnh sự quán, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các tổ chức hữu nghị tại TP… cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cư dân quốc tế đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP. Lễ hội nhằm góp phần xây dựng TP có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, điểm đến thân thiện và cởi mở với tất cả mọi người, là nơi giao thoa văn hóa thế giới, các dân tộc và vùng miền Việt Nam.

Liên hoan Văn hóa Nghệ thuật dân gian Việt Nam (được tổ chức 1 tuần trước Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào mùng 10 tháng Ba Âm lịch hàng năm): dự kiến tổ chức theo từng chuyên đề cụ thể với các loại hình biểu diễn dân gian quy tụ các nghệ nhân từ khắp các vùng miền đất nước (đờn ca tài tử, quan họ, ca trù, bài chòi, cồng chiêng Tây Nguyên…) cùng các nghệ nhân khách mời từ các nước trong khối ASEAN. Liên hoan Văn hóa Nghệ thuật dân gian Việt Nam (được tổ chức 1 tuần trước Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào mùng 10 tháng Ba Âm lịch hàng năm): dự kiến tổ chức theo từng chuyên đề cụ thể với các loại hình biểu diễn dân gian quy tụ các nghệ nhân từ khắp các vùng miền đất nước (đờn ca tài tử, quan họ, ca trù, bài chòi, cồng chiêng Tây Nguyên…) cùng các nghệ nhân khách mời từ các nước trong khối ASEAN.

Liên hoan Hợp xướng TPHCM mở rộng (tổ chức vào tháng Năm hàng năm): mời các đội hợp xướng một số tỉnh thành trong cả nước và quốc tế tham dự, là dịp giao lưu văn hóa, trao đổi chuyên môn nghệ thuật, hướng đến những liên hoan âm nhạc “có thương hiệu” của TP. Liên hoan Hợp xướng TPHCM mở rộng (tổ chức vào tháng Năm hàng năm): mời các đội hợp xướng một số tỉnh thành trong cả nước và quốc tế tham dự, là dịp giao lưu văn hóa, trao đổi chuyên môn nghệ thuật, hướng đến những liên hoan âm nhạc “có thương hiệu” của TP.

Ngày hội Văn hóa đọc (tổ chức vào tháng Sáu hàng năm): với các không gian đọc sách đặc sắc và nhiều hoạt động tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; đồng thời phát huy vị trí, không gian văn hóa tại Đường Sách TPHCM thành điểm đến đặc biệt cho mỗi du khách đến thăm TP. Ngày hội Văn hóa đọc (tổ chức vào tháng Sáu hàng năm): với các không gian đọc sách đặc sắc và nhiều hoạt động tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; đồng thời phát huy vị trí, không gian văn hóa tại Đường Sách TPHCM thành điểm đến đặc biệt cho mỗi du khách đến thăm TP.

Ngày hội Gia đình hạnh phúc (dự kiến tổ chức trong 1 tuần trong tháng Sáu hàng năm): gồm các hoạt động tôn vinh giá trị gia đình, tuyên dương “Gia đình hạnh phúc tiêu biểu”, hội thi nấu ăn “Cả nhà vào bếp”, chương trình giao lưu, chia sẻ giữa các thế hệ trong gia đình… Ngày hội Gia đình hạnh phúc (dự kiến tổ chức trong 1 tuần trong tháng Sáu hàng năm): gồm các hoạt động tôn vinh giá trị gia đình, tuyên dương “Gia đình hạnh phúc tiêu biểu”, hội thi nấu ăn “Cả nhà vào bếp”, chương trình giao lưu, chia sẻ giữa các thế hệ trong gia đình…

Cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương - Giải thưởng Trần Hữu Trang (dự kiến tổ chức 2 năm một lần vào tháng 9): nhằm khôi phục một giải thưởng có uy tín của Hội Sân khấu TPHCM, góp phần bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam bộ; tìm kiếm những tài năng mới, bồi dưỡng đội ngũ kế thừa cho sân khấu cải lương. Cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương - Giải thưởng Trần Hữu Trang (dự kiến tổ chức 2 năm một lần vào tháng 9): nhằm khôi phục một giải thưởng có uy tín của Hội Sân khấu TPHCM, góp phần bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam bộ; tìm kiếm những tài năng mới, bồi dưỡng đội ngũ kế thừa cho sân khấu cải lương.

Lễ hội Âm nhạc Quốc tế TPHCM (dự kiến tổ chức vào tháng 12 hàng năm): nhằm giới thiệu nét đẹp âm nhạc truyền thống và đương đại của Việt Nam và quốc tế, cũng như định hướng thị hiếu âm nhạc và đưa âm nhạc đến gần công chúng bằng hình thức hiện đại hơn. Đây là cơ hội để khán giả TP và cả nước cảm thụ, học hỏi, tiếp cận với những nghệ sĩ, những không gian âm nhạc phong phú, hấp dẫn, hiện đại. Lễ hội Âm nhạc Quốc tế TPHCM (dự kiến tổ chức vào tháng 12 hàng năm): nhằm giới thiệu nét đẹp âm nhạc truyền thống và đương đại của Việt Nam và quốc tế, cũng như định hướng thị hiếu âm nhạc và đưa âm nhạc đến gần công chúng bằng hình thức hiện đại hơn. Đây là cơ hội để khán giả TP và cả nước cảm thụ, học hỏi, tiếp cận với những nghệ sĩ, những không gian âm nhạc phong phú, hấp dẫn, hiện đại.

Liên hoan Nhạc kèn TPHCM (tổ chức vào cuối tháng 12 hàng năm): là dịp để công chúng TP, du khách thưởng thức loại hình nhạc kèn đầy cảm xúc, sinh động, hấp dẫn và phong phú bằng những tác phẩm ca ngợi đất nước, quê hương, Đảng, Bác Hồ, truyền thống cách mạng và nhiều tác phẩm kinh điển thế giới. Đây cũng là sự kiện có thể nâng tầm quốc tế từ trong khối ASEAN và từng bước tổ chức ở quy mô cấp Châu Á. Liên hoan Nhạc kèn TPHCM (tổ chức vào cuối tháng 12 hàng năm): là dịp để công chúng TP, du khách thưởng thức loại hình nhạc kèn đầy cảm xúc, sinh động, hấp dẫn và phong phú bằng những tác phẩm ca ngợi đất nước, quê hương, Đảng, Bác Hồ, truyền thống cách mạng và nhiều tác phẩm kinh điển thế giới. Đây cũng là sự kiện có thể nâng tầm quốc tế từ trong khối ASEAN và từng bước tổ chức ở quy mô cấp Châu Á.

Ngọc Tuyết


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo