Thứ Sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Từ “Đường cách mệnh” đến “Sửa đổi lối làm việc” - Ánh sáng xuyên thế kỷ

Tác phẩm Từ “Đường cách mệnh” đến “Sửa đổi lối làm việc” - Ánh sáng xuyên thế kỷ” của GS-TS Bùi Đình Phong

(Thanhuytphcm.vn) – Nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM giới thiệu đến độc giả quyển sách “Từ “Đường cách mệnh” đến “Sửa đổi lối làm việc” - Ánh sáng xuyên thế kỷ” của GS-TS Bùi Đình Phong.

Năm 2022 đánh dấu 95 năm ra đời tác phẩm “Đường cách mệnh” và 75 năm ra đời tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM đã lên kế hoạch đề tài và đặt hàng PGS-TS Bùi Đình Phong chuẩn bị một công trình nghiên cứu xuyên suốt sự tiếp nối mạch nguồn của dòng chảy cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Từ “Đường cách mệnh” đến “Sửa đổi lối làm việc” - Ánh sáng xuyên thế kỷ vinh dự xuất bản và ra mắt bạn đọc vào đúng dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tác phẩm gồm có 4 chương. Chương đầu: “Đường cách mệnh” và “Sửa đổi lối làm việc” trong kho tàng di sản Hồ Chí Minh. Trình bày khái quát một số vấn đề trong nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh như sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, nói và làm, xây đi đôi với chống. Đặc biệt, trình bày và phân tích khái quát một số tác phẩm, bài viết, bài nói trong chuỗi các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh để thấy giá trị của tất cả các tác phẩm và mối liên hệ mật thiết giữa các tác phẩm, từ đó gợi mở, tiếp tục suy nghĩ, nghiên cứu để đi tới xác định bộ Hồ Chí Minh, Toàn tập là bảo vật quốc gia.

Chương Một: Tác phẩm “Đường cách mệnh” - Nghiên cứu bối cảnh ra đời, nội dung và giá trị cốt lõi của tác phẩm. Chương hai: Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” - Nghiên cứu sự ra đời, nội dung cơ bản và giá trị lý luận - thực tiễn của tác phẩm. Chương cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng dưới ánh sáng “Đường cách mệnh” và “Sửa đổi lối làm việc”. Nhìn lại các nội dung đã trình bày, phân tích tính thời đại và thời sự của tác phẩm. Làm rõ ý nghĩa “xuyên thế kỷ” của hai tác phẩm đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII và Đại hội XIII trình bày. Chương này có ý nghĩa vừa “kết” vừa “mở”, hướng tới triển vọng những nghiên cứu mới gắn với toàn bộ sự nghiệp đổi mới.

M.Hiệp


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo