Thưa các đồng chí đại biểu Đại hội.
Đại hội Đảng bộ lần này được tiến hành dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng, Nghị quyết số 01 của Bộ Chính trị về công tác của Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 3( khoá V) và trong không khí mới bắt nguồn từ sự chuyển động trong toàn Đảng bộ sau đợt sinh hoạt chính trị và kiểm tra tư cách đảng viên tổng kết 3 năm phát thể Đảng. Nhiệm vụ của Đại Hội là nghiêm túc kiểm tra tư cách đảng viên tổng kết 3 năm phát thẻ Đảng. Nhiệm vụ của Đại hội là nghiêm túc kiểm điểm sự lãnh đạo và chỉ đạo, rút ra những kết luận cần thiết về những thắng lợi cũng như thất bại những ưu và khuyết điểm, mặt mạnh và mặt yếu từ đó vạch ra hướng đi lê đúng đắn và mạnh mẽ của Huyện trong những năm tới.
Báo cáo được chia thành bốn phân lớn:
I/ Những đặc điểm chủ yếu của Huyện:
II/ Kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ từ Đại hội II đến nay trên những lĩnh vực chủ yếu.
III/ Phương hướng và nhiệm vụ cụ thể năm 1983 và từ năm 1983 đến năm 1995.
IV/ Tổ chức chỉ đạo thực hiện.
*
**
I/ NHỮNG NÉT CHỦ YẾU VỀ TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN SAU ĐẠI HỘI II CỦA HUYỆN ĐẢNG BỘ.
Bước vào nhiệm kỳ II của Huyện Đảng bộ, tình hình Huyện Bình Chánh có những yếu tố mới, vừa có thuận lợi vừa có những khó khăn phức tạp mới.
- Sau năm 1973 mất mùa đã gây ra nạn thiếu đói ít có trong lịch sử của Huyện, thắng lợi của cả hai vụ lúa năm 1979 đã làm giảm đi sự căng thẳng, lo âu trong nhân dân và liên tiếp của năm 1980-1981 được mùa lúa, đời sống bắt đầu ổn định và từng bước được cải thiện. Cuộc đấu tranh để ngăn chặn sự biến động, tan rã hàng loạt tập đoàn sản xuất nông nghiệp đã diễn ra hết sức gay gắt và quyết lịât, cuối cùng đã giữ được thế ổn định ở mức thấp và đang trên đà củng cố, tổ chức lại từng bước vững chắc hơn.
- Tình hình kinh tế và đời sống của cả nước vẫn chưa được cải thiện, bọn bành trướng Bắc Kinh tiếp tục đe doạ “dạy bài học thứ 2”, cuộc đấu tranh quyết liệt “ai thắng ai” giữa hai con đường cộng với thiên tai mất mùa, nền kinh tế chung chưa được quản lý tốt đã tác động, nảy sinh ra những hiện tượng tiêu cực trong xã hội làm cho tình hình Huyện Bình Chánh càng thêmphức tạp. Bọn xấu đã có biểu hiện ngóc đầu dậy, những hiện tượng phân hoá giai cấp mới ở nông thôn xuất hiện, một số nông dân nghèo không có vốn phải sang bán ruộng, đất, một số trung nông trên và phú nông còn sót lạy chuyển làm thêm nghề khác như kinh doanh xe, ghe tàu, nhà máy xay xát chế biến, tư tưởng phát triển tranh bán, tranh mua với nhà nước gây ra không ít, những rối loạn trên thị trường, tác động đến đời sống và tư tưởng của quần chúng nhân dân lao động chân chính.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, phức tạp đó chúng ta cũng có được những thuận lợi rất cơ bản tạo nên thế vững vàng cho Đảng bộ lãnh đạo của Huyện khắc phục khó khăn từng bước đi lên là:
- Các Nghị quyết 06, 26 của Trung ương Đảng (khoáIV) đã mở ra một số chính sách mới về quản lý và phát triển kinh tế đã có tác động tháo gỡ những vướng mắc cho sản xuất bung ra. Sự lãnh đạo và chi việc của Thành phố sâu sát, cụ thể hơn giúp cho Huyện có thểm sức mạnh và chỗ dựa vững vàng hơn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về phát triển.
- Người dân Bình Chánh có truyền thống cách mạng nên sau 8 năm giải phóng dưới sự lãnh đạo, giáo dục tư tưởng của Đảng bộ dần dần hiện ra, thấy rõ hơn được tính ưu việt của chế độ xã hội mới, quen dần với quan hệ sản xuất mới, thấy được khó khăn trước mắt và tạm thời nên tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực khắc phục khó khăn đẩy mạnh sản xuất tự lực ổn định đời sống.
- Trong hoàn cảnh như vậy, trừ một số đảng viên cán bộ có biểu hiện bi quan, giao động, Đảng bộ và Ban chấp hành Đảng bộ đã tỏ ra vững vàng lao vào cuộc chiến đấu mới, khai thác thế mạnh và tiềm năng của Huyện mặt dù không phải mọi vấn đề tìm ra được biện pháp khắc phục.
- Đó là bối cảnh bắt đầu nhiệm kỳ II của Đảng bộ và hơn 5 năm đã trôi qua trên tinh thần nghIêm túc, Đại hội lần này chúng ta kiểm điểm những mặt làm được, làm tốt và những mặt tồn tài chưa làm được, chưa làm tốt, rút ra những kết luận cho sự lãnh đạo sắp tới.
II/ KIỂM ĐIỂM THỰ HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG BỘ TỪ ĐẠI HỘI II ĐẾN NAY TRÊN NHỮNG LĨNH VỰC CHỦ YẾU:
A) Về sản xuất và đời sống:
a/ Thành quả nổi bậc của Đảng bộ và nhân dân Huyện ta đạt được trong mấy năm qua, là đã chịu đựng và xây sở vượt qua nạn thiếu lúa hậu quả của những năm mất mùa liên tiếp và đã không ngường khắc phục khó khăn đưa sản xuất nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp đi lên năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu cơ bản. Được vạch ra trong Đảng bộ lần thứ II.
1/ Hoàn thành và vượt chỉ tiêu deo trồng lúa về cả diện tích, năng suất, tổng sản lượng và đạt được sớm mục tiêu của kế hoạch năm 1985 là giải quyết đủ nhu cầu về lương thực cho nhân dân trong Huyện, sau khi trừ phần làm nghĩa vụ với nhà nước, hoàn thành chỉ tiêu rau, màu, cây công nghiệp và chăn nuôi.
- So với năm 1979 lúa hè thu tăng gần 50% diện tích ( 3.013 ha) và 30% về năng suất (2,71 tấn /năm). Năm 1981 và năm 1982 đạt 4269 ha với năng suất 3,2 tấn /ha trong đó có 1.553 ha lúa cao sản với năng suất 3,75 tấn /ha. Tính cả 2 vụ nếu năm 1979 có 16.943 ha về diện tích gieo trồng, 2,3 tấn/ha về năng suất và 40.240 tấn, về đạt sản lượng 49.703 tấn, năm 1982 có 19.454 ha, năng suất 3,10 tấn/ha và đạt sản lượng 61.987 tấn. Tính bình quân trong 3 năm, hàng năm tăng từ 5 đến 30% về diện tích trồng trọt, từ 15-18% về năng suất và từ 20-25% về tồng sản lượng.
- Về rau màu và cây công nghiệp, so với năm 1979, năm 1981 rau màu tăng gấp 3 lần, mía, khóm gần 1,5 lần, rau tăng 186 ha. Nhưng năm 1982, ngoại trừ rau và mía tiếp tục tăng còn màu giảm 300 ha, đậu phộng giảm 261ha,khóm giảm 124 ha.
Trên cơ sở trồng trọt phát triển nhanh, chăn nuôi cũng có bước phát triển, so với năm 1979, năm 1981 đàn gia cầm có 240 ngàn con tăng gấp 5 lần, heo 18.383 con, tăng gần 2 lần, trâu bò 11.720 con, tăng gần 2 lần và năm 1982 gia cầm tăng lên 460.000 con, đàn heo 21 ngàn con, trâu bò 12.208 con.
Như vậy bên cạnh cây lúa, một số loại cây trồng khác và chăn nuôi đều tăng với mức khá. việc chỉ đạo đối với cây lúa được tập trung sâu sát, kịp thời, đồng bộ. Ứng dụng khoa học kỹ thuật kết hợpvới kinh nghiệm sản xuất của nông dân một cách hợp lý, xây dựng thí điểm để chỉ đạo nhân ra nhanh cánh đồng cao sản, khai thác khả năng tự lực của nông dân với đầu tư hổ trợ thích đáng của nhà nước huyện có trọng điểm, có cháinh sách đã tạo nên cơ sở kích thích để ngày càng đưa diện tích và năng suấtcây lúa tăng lên một cách vững chắc. Tuy nhiên đứng ở gốc độ lãnh đạo toàn diện chúng ta phải kiểm điểm để thấy rằng trên mặt trận sản xuất nông nghiệpngoài cây lúa, sự phát triển của cây trồng khác và chăn nuôi chưa có sự tác động và chi việc đáng kể của nhà nước.Nghị quyết Đại hội II của Huyện Đảng bộ đã xác định và sau đó nhiều Nghị quyết khác của Ban chấp hành, Hội đồng nhân dân Huệyn đều khẳng định thế mạnh của Huyện ta là sản xuất nông nghiệp ngoài cây lúa Huyện còn một số cây trồng khác và chăn nuôi không kém phần quan trọng và có tiềm năng lớn như: Rau, đậu, thơm, mía, con heo, con vịt, cá … nhưng chưa có biện pháp đầu đủ và giành sự đầu tư thích đáng để khai táhc hết tiềm năng nầy cho tiện dùng địa phương và cho xuất khẩu.
2/ Sản xuấtcông nghiệp và thủ công nghiệp tăng liên tục suốt 3 năm qua về phát triển ngành nghề, về mặt hàng hoá cũng như về giá trị tổng sản lượng, hoàn thành vượt mức mục tiêu đã đề ra ở Đại hội II của Đảng bộ cho khu vực này.
- Đặc biệt giá trị hàng hoá tiểu thủ công nghiệp giành cho xuất khẩu cũng tăng nhanh. Năm 1980- 4,12 triệu đồng, năm 1981 6,6 triệu đồng và năm 1982 trên 13 triệu đồng. Tuy nhiên giá trị hàng hoá xuất khẩu nói trên chủ yếu là gia công cho các ngành ngoài Huyện và phân lớn không phải bằng nguyên liệu tại chỗ. Nhược điểm này cần phải khắc phục.
- Công ty cung ứng xuất khẩu sau 9 tháng hoạt động, đã đạt được kết quả rất đáng phấn khởi. Tổng giá trị hàng mua vào để cung ứng cho xuất khẩu đạt 110,2 triệu đồng vượt 44% (35,2 triệu) so với kế hoạch được giao ban đầu với khối lượng 2400 tấn hàng hoá gồm nông, hải, súc, sản và nhập về cho Huyệntrên 2500 tấn hàng hoá vật tư trị giá 121,7 triệu đồng tăng 61% so với kế hoạch , trong đó có 28,9 triệu đồng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, đặc biệt phân bón chiếm 7,6 triệu đồng.
Tuy còn mới mẽ, sự hình thành và hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Huyện đã mở ra khả năng khai thác tiềm năng nguyên liệu, lao động tay nghề và thiết bị có sẳn để sản xuất hàng xuất khẩu, phát huy thế mạnh của một Huyện đầu cầu có đầu mối giao lưu từ các tỉnh miền tây về Thành phố để góp phần tích cực xây dựng một Huyện nông – công nghiệp trong những năm tới.
3/ Các mặt công tác khác trong sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản, tài chánh, ngân hàng cũng có những tiến bộ so với những năm trước. Ngành giao thông vận tải đã vượt kế hoạch về vận chuyển hàng hoá và hành khách trong nhiều năm. Năm 1982 có chú trọng nhiều hơn đến việc bảo trì sửa chữa cầu đường. Về xây dựng cơ bản có nhiều công trình thực hiện nhanh chống hơn nhờ áp dụng phương thức giao cho cho cơ sở quản lý thi công, có chú trọng nhiều hơn đến việc sửa chữa và mở rộng mạng lưới cầu, đường ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh và bước đầu thực hiện phương thức trung ương và địa phương cùng làm, nhà nước và nhân dân cùng làm có kết quả trên lĩnh vực xây dựng một số côngt rình công cộng và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn không ít những tồn tại, trong xây dựng cơ bản nhiều năm qua không đạt được kế hoạch, nhiều công trình được đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần II đến nay vẫn chưa bắt tay vào thực hiện được như bệnh viên huyện, nghĩa trang liệt sĩ, trại heo, lò gạch, các trạm cơ khí và một số trạm xá xã, trong giao thông vận tải buôn lơi công tác cải tạo, việc quản lý đầu xe, ghe, quản lý giá cước, xăng dầu còn buôn lõng, tình trạng tiêu cực hay mất mát vật tư không đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình còn nhiều. Xây dựng cơ bản chưa tập trung vật tư dứt điểm từng công trình trọng điểm mà còn phâ tán kéo dài. Tài chính ngân hàng đã có nhiều cố gắn trọng việc quản lý thu chi đảm bảo thăng bằng ngân sách hoạc có kết dư, quản lý thu chi tiền mặt các năm đều đạt và vượt kế hoạch.
Riêng trong thu mua và bán lẽ cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa. Thu mua lương thực là mặt công tác lớn của Huyện nhưng các mặt đều không đạt kế hoạch. Thu mua hàng tiểu thủ công nghiệp cũng kém so với thực tế khối lượng và giá trị hàng hoá làm ra hàng năm. Phục vụ các mặt hàng theo định lượng cho khu vực người ăn lương, không phải lúc nào cũng đảm bảo số lượng và chất lượng, việc bán lẽ hàng tiêu dùng và phân phối vật tư cho sản xuất cũng có nhiều vấn đề phải giải quyết về mặt đúng đối tượng, về phương thức bán……………………….. lại công tác quản lý đã vươn lên. Đặc biệt Nông trường Phạm Văn Hai 4 năm liền đạt kế hoạch, năng suất thơm đã vươn lên, khối lượng hàng hoá trong 3năm được 16 ngàn tấn trong đó hơn 1/3 đủ tiêu chuần xuất khầu. Đất đai được sử dụng tốt và ngay từ năm thứ 2 sau khi nông trường được thành lập đã bắt đầu có lời, phá vỡ các tiền lệ của ngành công trường và trên cơ sở quản lý sản xuất gắn với thực hiện khoán sản phẩm nên sản xuâấ ngày càng phát triển, đời sống công nhân được cải thiện. Bước đầu mở ra hướng khép kín dây truyền sản xuất trong phạm vi nông trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết lao động dư thừa, thời vụ tăng thêm thu nhập cho công nhân.
b) Trên cơ sở sản xuất phát triển nhanh, đời sống vật chất của nông dân và thợ thủ công nói chung đã ổn định và có phần cải thiện hơn trước. Trong khu vực ăn lương thì thu nhập của cán bộ công nhân viên chức ở các cơ sở sản xuất kinh doanh ít nhiều có khá hơn trước, còn khu vực hành chính sự nghiệp vẫn rất gay go, mặt dù Huyện ủy, Ủy ban và các cấp ủy cơ sở rất quan tâm. Giải quyết một số mặt như: Trợ cấp độc xuất, phụ cấp ăn trưa và tổ chức xe đưa rước . . .
Công ăn việc làm cho lao động trong Huyện mấy năm qua không phải là vấn đề gay gắt nhưng chưa có biện pháp nào để từng bước giải quyết lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp một cách cơ bản.
Nguyên nhân của các thành tích trên là ở chỗ:
- Nông dân và người lao động nói chung vốn có truyền thống cách mạng kiên cường đã nêu cao ý thức tự lực tự cường, nhạy bén và biết kết hợp thành quả khoa học kỷ luật mới với truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất đã phấn đấu không ngường phát triển sản xuất đảm bảo và cải thiện đời sống cho bản thân, gia đình và đóng góp cho đất nước.
- Huyện ủy - Ủy ban, các đảng bộ xã và các cơ quan chức năng của ngành sản xuất và phục vụ sản xuất và các đoàn thể quần chúng đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức chi viện cho nông dân vật tư nông nghiệp, làm thủy lợi đặc biệt là nghiên cứu, chon lọc và phổ biến các kinh nghiệm của nông dân, thu được trong quá trình sản xuất cũng như ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật mới như: Cày ải, cày không lật đất, xạ khô, đưa giống mới các loại . . . vào đồng ruộng Bình Chánh.
Những tồn tại và nguyên nhân:
- Thành tựu về phát triển sản xuất: chưa đi đôi, chưa gắn liền tương ứng với sự cũng cố liên minh công nông về chính trị và kinh tế nhằm giành thắng lợi cuối cùng cho xã hội chủ nghĩa. Biểu hiện cụ thể:
* Phong trào phát triển sản xuất không đi đôi với phong trào cải tạo quan hệ sản xuất.
* Nông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói chung vẫn chưa gắn lại với nhau và Huyện cũng chưa có biện pháp tích cực để dần từng bước khắc phục tình hình này.
* Tiền vốn, vật tư và các khả năng khác của nhà nước dùng để yễm trợ cho phát triển sản xuất, chưa được chú trọng ưu tiên thích đáng cho các cơ sở sản xuất tập thể nhằm làm đòn bẩy kinh tế và chính trị góp phần thắng lợi cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa về nông nghiệp.
- Chưa quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất nhất là cho các tập đoàn và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp xây dựng các cơ sở sản xuất và mở rộng ngành nghề ở nông thôn, nhằm từng bước xây dựng cơ cấu nông công nghiệp của Huyện như Nghị quyết Đại hội II vạch ra. Mặt khác đối với các cơ sở đã có cũng chưa chú trọng đầy đủ giúp cho nó hoạt động và phát triển có hiệu quả như: Xí nghiệp cơ khí nông nghiệp, trại chăn nuôi, trại giống, điện của các vùng rau chuyên canh . . . Hoặc một số cơ sở được Đại hội II dự kiến xây dựng như xí nghiệp gạch vẫn trong tình trạng thi công dang dỡ.
- Hệ thống thương nghiệp xã hội chủ nghĩa chưa được quan tậm cũng cố và phát triển nhất là trong nông thôn để nhằm đẩy mạnh hoạt động lưu thông phân phối nắm chắc phần lớn nguồn hàng vào tay nhà nước góp phần cắt đức mối quan hệ mua bán bốc lộc của tư sản thương nghiệp với nông dân, cũng cố hình thành mối liên minh công nông thiết thực phục vụ tốt hơn cho yêu cầu phát triển sản xuất vàđời sống của người lao động.
- Kỷ cương của nhà nước trong quản lý của nhà nước còn buôn lỏng khâu kiểm kê và kiểm soát trong sản xuất, thu mua và phân phối lưu thông, tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước còn thiếu chặt chẽ, thiếu đề cao pháp luật trong quản lý.
- Công tác kế hoạch còn mang tính hướng dẫn mà chưa thể hiện được đầy đủ tư tưởng chỉ đạo của Đảng bộ và làm cơ sở cho quyết tâm của Đảng bộ từng bước có trọng điểm, có chọn lọc thực hiện 3 cuộc cách mạng ở nông thôn nhằm cuối cùng xây dựng được cơ cấu nông công nghiệp ở Huyện. Kế hoạch kinh tế xã hội chưa …………….. được phát huy và coi trọng như là cương lĩnh thứ 2 của Đảng và thật sự lấy nó để làm công cụ chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế Xã hội của Huyện.
B/ Về cải tạo xã hội chủ nghĩa nền sản xuất nhỏ, cá thể:
1/ Năm năm qua Đảng bộ đã phải trải qua cuộc đấu tranh gay go để cải tạo xã hội chủ nghĩanền sản xuất nhỏ cá thể đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ cao trào của năm 1978 với 280 tập đoàn, 03 hợp tác xã, 60% ruộng đất đến cuối năm 1981 còn lại 32 tập đoàn và 01 hợp tác xã với 9,57% ruộng đất và 14,57% hộ làm ăn tập thể. Đầu năm 1982 cùng với việc điều chỉnh ruộng đất ở An Phú Tây và Vĩnh Lộc đã xây dựng thêm 03 tập đoàn nữa. Nếu so sánh đơn thuần về số lượng thì đây là bước thụt lùi, nhưng từ trong cuộc đấu tranh đó, ngăn chặn được làn sóng biến động và gữ vững, nâng chất số còn lại từ 1981 đến nay là một thành tích đáng kể mà đặc biệt Đảng bộ và nhiều cán bộ đảng viên đã trưởng thành thêm trong nhận thức chủ trương, chính sách, kinh nghiệm thực tiễn, dày dạn hơn trong chỉ đạo.
Chúng ta đã nghiêm túc thực hiện các chỉ thị của Trung ương và Thành ủy, vời sự giúp đỡ của trên đã tập trung chỉ đạo thắng lợi thí điểm khoán sản phẩm đến người lao động ở hai tập đoàn: Tập đoàn 2 Bình Chánh, tập đoàn 14 Vĩnh Lộc và đã nhậiệt nam ra khá tốt, năm 1982 với 58 tập đoàn được tổ chức khoán sản phẩm. Chỉ đạo thành công nhanh gọn và tương đối triệt để việc điều chỉnh ruộng đất ở An Phú Tây. Nhưng sau đó thiếu kinh nghiệm, cụ thể là thiếu chỉ đạo tích cực của Huyện ủy nên không nhân nhanh được các điển hình này ra toàn Huyện.
2/ Từ thực tiễn trên, có thể rút ra những kinh nghiệm tồn tại và nguyên nhân sau đây:
-Sau những biến động và thụt lùi trong phong trào hợp tác hóa, tư tưởng do dự, ngán ngại bộc lộ và kéo dài trong Đảng bộ mà trước hết là ban Thường vụ huyện ủy. Vì vậy có tình trạng buông xuôi, trừ một số xã cánh bắc như: Vĩnh Lộc, An lạc…
-Không giữ được tập đoàn không phải chỉ là do quản lý kém mà chủ yếu là do trong lãnh đạo và chỉ đạo không nắm vững sách lượt giai cấp ở nông thôn, chưa thực hiện đầy đủ chỉ thị của Thành ủy và Trung ương Đảng về việc tiến hành triệt để xóa bỏ giai cấp bóc lột và điều chỉnh ruộng đất làm tiền đề kinh tế và chính trị cho công cuộc cải tạo, chưa chú trọng ưu đãi thích đáng trong khả năng của Nhà nước cho các tập đoàn và hợp tác xã về kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tập thể dành kết quả kinh tế cao hơn cá thể và thiếu giáo dục quần chúng thực hiện chủ trương hợp tác hóa của Đảng một cách thường xuyên liên tục và từ đó chưa thu hút được người nông dân có thể đi vào làm ăn tập thể một cách tự nguyện.
-Vấn đề cán bộ quản lý vẫn chưa được chú trộng giải quyết. Bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý tập đoàn chưa được làm thường xuyên theo kế hoạch và hiện nay đã trở thành cấp bách phải giải quyết để kịp đến cao trào những năm sắp tới.
3/ Mấy năm qua việc cải tạo xã hội chủ nghĩatrên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp bị buông lỏng. Kết quả là trận địa của xã hội chủ nghĩatrên lĩnh vực này không được củng cố và bị lấn dần trong khi đó trận địa sản xuất và kinh doanh vô tổ chức mở rộng và ngày càng tăng cường sức mạnh trên thị trường, tranh mua, tranh bán và chi phối giá cả trong khu vực nông nghiệp.
C/ Về quốc phòng và an ninh:
1/ Từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng vấn đề quốc phòng và an ninh đã được Đảng bộ quan tâm thườngx uyên. Mặc dù trong điều kiện phức tạp của Huyện và là một huyện ngoại thành cửa ngõ phía nam của Thành phố nhưng an ninh chính trị của Huyện được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ở các khu vực trọng điểm ngày càng tiến bộ.
-Nắm chắc tình hình cuộc đấu chống các phe nhóm phản động có kết quảtốt. Cuộc đấu tranh chống tội phạm hình sự được tiến hành thường xuyên có kết quả. Phá án nói chung nhanh gọn. Có tiến bộ nhiều trong công tác bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa . Tuy nhiên tình hình vẫn còn nhiều phức tạp: phạm pháp hình sự có giảm năm 1981, nhưng năm 1982 lại tăng lên 42% so với năm trước, tệ nạn xã hội xảy ra 225 vụ trong năm làm chế 64 người. Ăn cắp,ăn trộm trong thôn ấp còn là mối lo lắng thường xuyên trong nhân dân.
Công tác tuyển quân đã hoàn thành trong nhiều năm so với kế hoạch được điều chỉnh và mấy năm gần đây đã có đà vươiệt nam lên. Phong trào chưa phải đã đồng đều ở mọi xã, mọi cơ quan nhưng đã có một bước chuyển biến quan trọng trong nhiều Đảng bộ cơ sở và trong nhân dân sau khi luật nghĩa vụ mới được ban hành.
2/Những vấn đề tồn tại chủ yếu và nguyên nhân:
-Việc thực hiện và quản lý việc thực hiện luật pháp xã hội chủ nghĩamấy năm qua còn thiếu chặt chẽ. Việc vi phạm pháp luật nhà nướcxảy ra thậm chí ngay ở cả một số cơ quan nhà nước, kẻ thù giai cấp có hiện tượng ngốc đầu dậy, bón xấu lờn mặt, bọn gian thương, lưu manh côn đồ vẫn chưa ngăn chặn được. Nguyên nhân……. Và chưa phát động thành phong trào quần chúng rộng rãi tham gia bảo vệ trật tự an ninh, việc xử lý chưa được tiến hành kịp thời, công minh. Trong chừng mực nào đó còn có biểu hiện tư tưởng hữu khuynh.
-Các lực lượng vũ trang và cơ quan nội chính còn yếu về số lượng và chất lượng nên chưa đáp ứng được ngang tầm của nhiệm vụ chính trị. Các đơn vị du kích xã không đủ về quân số và lỏng lẽo về tổ chức. Việc giáo dục chính trị, quan điểm giai cấp ta, bạn, thù và phẩm chất cách mạng trong các lực lượng vũ trang còn bị xem nhẹ và vẫn còn có những hiện tượng tiêu cực đang tồn tại ngay trong nội bộ.
-Mấy năm qua, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ và nhân dân có nhiều biểu hiện mất cảnh giác nghiêm trọng, lu mờ ranh giới ta-bạn-thù về tư tưởng cũng như hành động, thậm chí vô ý thức trong nhiều trường hợp tiếp tay cho bọn xấu củng cố sức mạnh kinh tế, tăng thêm uy thế chính trị của chúng và do không phân biệt rõ đúng sai phụ họa với luận điệu tâm lý chiến của kẻ địch. Ý thức sẵ sàng chiến đấu trên mọi lĩnh vực chống kẻ thù bị giảm sút.
-Công tác tuyển quân mang tính chất thời vụ chưa phải là kết quả tổng hợp của mọi cố gắng có phối hợp, kiên trì, dài hơi của mọi ngành, mọi giới và được quán triệt trong mọi chủ trương, hoạt động của công tác, kết hợp thường xuyên giữa ba biện pháp: giáo dục kinh tế và hành chánh, chưa làm tốt chính sách hậu phương, từ việc quan tâm giải quyết các phương tiện sản xuất cho đến các quyền lợi vật chất và tinh thần, từ người đã hi sinh đến các gia đình liệt sĩ, thương binh, hưu trí, phục viên, từ khi người lính ra đi cho đến ngày hoàn thành nhiệm vụ trở về.
D/ Công tác văn hóa giáo dục:
1/ Về giáo dục, bảy năm qua từ khi miền nam được giải phóng là bảy năm đấu tranh gay go vừa cải tạo, vừa xây dựng từ gốc đến ngọn. Đến cuối năm 1981 – 1982 toàn huyện có 45.244 học sinh từ nhà trẻ, mẫu giáo đến các trường phổ thông cơ sở và bổ túc vănhóa với 71 trường và 1.263 lớp. Có 03 trường phổ thông trung học. So với trước giải phópng số trường lớp và số học sinh tăng lên trên dưới gấp đôi. Nạn mù chữ đã xóa bỏ về cơ bản. Tính trung bình hiện nay cứ 3,5 người dân có 01 người đi học. Đang tập trung nhiều cố gắng để phổ cập cấp I cho trẻ đến tuổi đi học và cho nhân dân lao động và phổ cập cấp II cho cán bộ nhân viên. Đang áp dục các biện pháp……… kể cả Huyện đài thọ chi phí để nhanh chóng đào tạo đủ cán bộ quản lý và giáo viên người địa phương cho từ năm 1985 trở đi.
Tuy nhiên bên cạnh những thiếu sót không thể tránh khỏi trên bước đường trưởng thành, một vấn đề đáng lo ngại là chất lượng giảng dạy và học tập nói chung bị giảm sút trên 3 mặt: lượng kiến thức, vấn đề phẩm chất của giáo viên và vấn đề đạo đức của học sinh. Mục tiêu phấn đấu “Trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò” ở một số nơi có những bước tiến đầu tiên nhưng nói chung dẫm chân tại chỗ, thậm chí có nơi bị thụt lùi.
Việc quản lý lỏng lẽo trong ngành là nguyên nhân chủ yếu làm cho các hiện tượng tiêu cực trong xã hội có điều kiện tác động mạnh vào nhà trường, vào giáo viên làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Mặt khác cơ sở vật chất quá yếu kém lại không được bảo trì tốt, việc sửa chữa và xây dựng mới không kịp đáp ứng với nhu cầu cũng góp phần làm chop kết quả giảng dạy và học tập bị giảm sút.
2/Về công tác y tế, phong trào trồng thuốc nam vẫn là mặt mạnh của Huyện. Đến nay có 16.880 hộ trồng thuốc nam, 16/19 xã trồng và sử dụng thuốc nam đạt chỉ tiêu. Xã Tân Quy Tây được Thành phố và Bộ Y tế công nhận là xã đạt 5 dứt điểm. Đã ngăn chặn tốt các đợt dịch bệnh và cải tiến công tác khám và điều trị bệnh.
Tuy nhiên, cán bộ chuyên môn giỏi rất thiếu, thuốc men lại càng thiếu và nhất là cơ sở bệnh viện, trạm xá còn đang đặt ra để giải quyết cấp bách. Việc phát động quần chúng sử dụng thuốc đông y trong điều trị cũng như nhân ra xã điểm 5 dứt điểm mấy năm qua chưa làm được. Công tác kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả thấp 2,3%. Phong trào vệ sinh phòng dịch chưa được phát động thành ý thức thường xuyên của mỗi người, nên nạn dịch bệnh vẫn còn xảy ra tuy có giảm hơn trước.
3/ Công tác văn hóa thông tin: là lĩnh vực tuyên truyền quần chúng theo chiều rộng với các loại hình văn hóa, văn nghệ khác nhau. Mấy năm qua đã có nhiều cố gắng như đưa văn nghệ, phim ảnh về nông thôn thường xuyên hơn, vận dụng nhiều hình thức thông tin cổ động phục vụ một số đợt trọng tâm công tác của Huyện có hiệu quả, tổ chức phân phối báo Đảng đến các xã có nề nếp hơn…
Tuy nhiên, vẫn chưa bám sát phục vụ đắc lực cho các phong trào Huyện, chưa chi phối được trận địa dư luận trong xã hội và chưa đối phó kịp thời và có hiệu quả các luận điệu tâm lý chiến của địch. Vănhóa, vănnghệ cách mạng đi vào quần chúng nhất là các vùng sâu. Phong trào vănnghệ quần chúng thiếu được quan tâm tổ chức và nuôi dưỡng. Tiếng nói cách mạng không được thườngxuyên nghe thấy trong nhân dân.
Nguyên nhân là nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này trong toàn Đảng bộ chưa đầy đủ, biểu hiện ở chỗ Huyện ủy và ủy ban chưa đầu tư thích đáng trang bị vật chất đủ để làm việc này. Các Đảng bộ cơ sở cũng như từng đảng viên chưa thấy hết trách nhiệm là một tuyên truyền viên, ngán ngại đi vào quần chúng để tuyên truyền bằng mọi hình thức. Ngoài ra các Đảng bộ và cơ quan vănhóa thông tin Huyện và xã buông lỏng chuyên chính trong các hoạt động vănhóa, có khuynh hướng chạy theo kinh doanh đơn thuần mà xem nhẹ yêu cầu phục vụ, nặng về các hoạt động chính qui nhẹ và ngán ngại đi vào xây dựng phong trào vănhòa, vănnghệ quần chúng.
E/ Về xây dựng Đảng:
a) Về công tác chính quyền:
-Mấy năm qua, Đảng bộ có nhiều cố gắng hình thành và củng cố từng bước bộ máy chính quyền từ Huyện đến xã và dần dần qua thực tiễn công tác có nâng cao thêm về nhiệm vụ và năng lực quản lý hành chánh, kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, chính quyền từ huyện đến xã vẫn còn nhiều mặt yếu, bộ máy vẫn còn chưa ổn định về mặt nhân sự, cán bộ của Huyện vốn thiếu trầm trọng về mặt số lượng và hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ. Sự thay đổi luôn về nhân sự nhất là ở xã và nhiều ngành ở Huyện đã gây khó khăn cho việc đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ để khắc phục các yếu kém vốn có nêu trên.
Tình hình có thể nói là báo động đối với Huyện là vấn đề cán bộ kế cận, ngay ở tuyến 1 và thời gian trước mắt, đặc biệt là cán bộ các loại của bộ máy chính quyền. . Nếu Đảng bộ không có những biện pháp đặc biệt có hiệu quả thì khó có thể có một bộ máy chính quyền vững mạnh về phẩm chất chính trị và thông thạo nghiệp vụ để thực hiện tốt chức năng của nó. Cần nghiêm túc nhận xét bằng lòng tin vào Đảng và chính quyền củanhân dân Huyện ta vừa qua có bị giảm sút. Các biểu hiện quan liêu xa rời quần chúng cơ bản ở nông thôn, các biểu hiện của sự lu mờ ranh giới giữa những tầng lớp chỗ dựa cơ bản của cách mạng với các tầng lớp xã hội khác thể hiện trong việc thực hiện các chủ trương, chinh sách của Đảng kể cả trong tác phong và thái độ, các biểu hiện hữu khuynh trong việc giữ vững kỷ cương của xã hội, các gương xấu tham ô, móc ngoặc, hối lộ, trù dập, hiếp đáp quần chúng, nói và làm không đi đôi của một số không ít cán bộ, nhân dân…………việc ngăn chặn và xử lý các hành động vi phạm đến quyền làm chủ của người dân, nhưng chưa quan tâm đầy đủ trong việc thực hiện thật tốt cơ chế“Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý và nhân dân làm chủ”; Mối quan hệ giữa Đảng và chính quyền cần phải được xác định và thông suốt hơn nữa, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng bộ Huyện và xã, đồng thời phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò và hiệu lực hoạt động của bộ máy dân cử, các đoàn thể quần chúng, của chính quyền. Giải quyết tốt các mối quan hệ này sẽ làm cho sức mạnh của chế độ tăng lên.
b/ Về công tác quần chúng:
Trong ba năm qua, các đoàn thể quần chúng có nhiều cố gắng tiến lên nhưng không tương xứng với những thành tựu đã đạt được ở Huyện ta. Phong trào ở mặt này hay mặt khác, từng lúc có nổi lên nhưng chưa thành một phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng, nhất là trên các mặt chủ yếu, trọng tâm công tác của Huyện.
Đoàn thanh niên cộng sản của Huyện có phần đóng góp cho phong trào nghĩa vụ quân sự, làm phân hữu cơ, thực hiện cánh đồng mẫu. Hội Phụ nữ chú ý đi vào phong trào chăn nuôi, kế hoạch hóa gia đình, kết nghĩa với các đơn vị quân đội và thực hiện chính sách hậu phương quân đội có kết quả.. Mặt trận đã đi vào tôn giáo để giáo dục, chi phối hạn chế sự xách động của lực lượng phản động lợi dụng tôn giáo để làm công cụ tuyên truyền xuyên tạc cách mạng và tuy chưa thật sự rộng rãi, vững chắc nhưng cũng đã tập hợp được và qua đó lôi kéo được một lực lượng lớn các tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội có ích cho cách mạng, phát động được phong trào quyên góp cho tuyến đầu tổ quốc, cho công trình Trị An, cho xây dựng Đài liệt sĩ. Công đoàn đã kết nạp được một lực lượng đoàn viên công đoàn khá lớn và từng bước nâng lên giác ngộ chính trị, giác ngộ giai cấp và hoạt động của công đoàn trong các xí nghiệp, cơ quan, các cơ sở sản xuất đã có một bước tiến bộ. Tập hợp và tổ chức được một lực lượng lao động giản đơn phục vụ công tác bốc xếp trong các xí nghiệp, bến bãi, kho tàng, góp phần ổn định đời sống cho họ và ổiệt nam định được trật tự, giá cả bốc xếp và giải phóng hàng nhanh.
Tuy nhiên các đoàn thể và tổ chức quần chúng đều chưa làm tốt chức năng chính trị của mình và chưa chụm lại trong các công tác trọng tâm của Huyện. Nguyên nhân chính của tình hình trên tập trung ở một số mặt chủ yếu sau đây:
-Sự quan tâm của Đảng bộ Huyện và các cấp ủy cơ sở chưa thậtđầy đủ trong chỉ đạo công tác các đoàn thể, chứng tỏ chưa thấu suốt tầm quan trọng và vai trò các đoàn thể trong vận động quần chúng……….
-Bản thân các đoàn thể quần chúng cũng chưa nhận thức đúng vị trí và chức năng chính trị của mình. Các đảng viên phụ trách các đoàn thể chưa đi sâu để tìm ra cách giải quyết những bế tắc để dấy lên các phong trào hành động cách mạng của quần chúng, hoàn thành những mặt công tác trọng tâm mà nghị quyết Đại hội II đã vạch ra.
-Nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể chưa phù hợp cho giới, cho giai cấp mìngh. Chưa xuất hiện từ lợi ích thiết thân để tập hợp và đưa các giai cấp, các từng lớp quần chúng vào cao trào thực hiện các trọng tâm công tác của Huyện. Các nhiều hiện tượng các đồng chí được phân công công tác đoàn thể ngán ngại đi vào quần chúng, các đoàn thể gần như trở thành một cơ quan hành chánh sự vụ chưa sát quần chúng, chưa hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng và chưa quan tâm đến bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên, hội viên của mình. Vì vậy uy tín của các đoàn thể trong huyện không nhiều.
c/ Xây dựng nội bộ Đảng:
1)Tính đến ngày 31/12/1982 Đảng bộ Huyện có 941 đảng viên thuộc 63 chi, đảng bộ cơ sở gồm 499 đảng viên của 19 xã và 442 đảng viên của 44 cơ quan, xí nghiệp. Tuổi đời bình quân 41,6.
Qua ba năm lãnh đạo đấu tranh cải tạo và xây dựng kinh ết xã hội, Đảng bộ đã có bước trưởng thành đáng kể trong việc vận dụng đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tế Bình Chánh, có mặt tỏ ra tự tin hơn, mạnh dạng hơn, nhuyễn hơn, có tinh thần phụ trách hơn và vì vậy có sáng tạo hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức công tác. Cũng trong đấu tranh đã sàng lọc và nổi lên một đội ngũ cán bộ cốt cán ở cơ sở vững vàng về quan điểm lập trường, được nâng cao về trình độ năng lực. Qua học tập nghị quyết Đại hội 5 và kiểm điểm tổng kết phát thẻ Đảng, lần đầu tiên trong nhiều năm nay. Đảng bộ có sự chuyển động nội tại về chất, tương đối mạnh theo hướng trở về tính chất trong sáng của Đảng. Tuy chỉ mới là bước đầu nhưng cũng có cơ sở để tin rằng nếu tiếp tục thường xuyên xem trọng việc xây dựng nội bộ thì có thể từ hai đảng bộ trong sạch và vững mạnh hiện nay sẽ không còn đảng bộ cơ sở và đảng viên yếu kém vào năm 1985.
2) Những vấn đề tồn tại:
-Tình hình tiêu cực trong Đảng chẳng những không ngăn chặn được mà còn có hiện tượng lan rộng thêm. Phân tích về mặt tính chất của các dạng tiêu cực thì giảm sút ý chí chiến đấu và thiếu ý thức kỷ luật đứng hàng đầu…… đảng viên để lại xem xét và đưa ra trong đợt tổng hết phát thẻ đảng vừa qua. Đứng thứ hai là hiện tượng sa đoạ trong sinh hoạt cá nhân (rượu chè bê tha, trai gái) và đứng thứ ba là các trường hợp vi phạm có liên quan đến kinh tế. Ngoài ra có tình trạng mất đoàn kết nặng hay nhẹ, biểu hiện dưới dạng này hay dạng khác ở không ít đảng bộ cơ sở.
-Ý thức cảnh giác cách mạng thường trực giảm sút biểu hiện ở chỗ lu mờ ranh giới ta, bạn, thù trong nhận thức và hành động; đúng sai, phải trái không phân minh, thậm chí có trường hợp có ý thức hay vô ý thức phụ họa với luận điệu của kẻ xấu, bị kẻ xấu kích động quay qua thắc mắc với đảng. Quan điểm lập trường mơ hồ, hữu khuynh trong quản lý kinh tế xã hội.
-Việc phát triển Đảng quá chậm không bù đắp được số mất mát tự nhiên và bị đào thải trong đấu tranh. Chưa tính số đảng viên bị đưa ra trong tổng kết ba năm phát thẻ Đảng, từ năm 1979 đến tháng 6/1982 có 147 đảng viên bị kỷ luật trong khi đó chỉ kết nạp được 140 đảng viên mới, trong số đảng viên mới chỉ có 80 trong tuổi thanh niên. Do đó sinh lực Đảng bị giảm sút về số lượng và chất lượng. Đảng bộ mất một thế hệ cán bộ đảng viên trẻ và tuổi đời bình quân trong Đảng bộ quá cao. Còn nhiều địa bàn không có đảng viên, nhất là ở các tổ chức sản xuất tập thể cả trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong lưu thông phân phối đã làm hạn chế sự lãnh đạo của Đảng.
Nguyên nhân chủ yếu là:
-Suốt bao nhiêu năm, công tác giáo dục bị buông lỏng hoặc có làm cũng chung chung không xuất phát từ đặc điểm cụ thể của Đảng bộ và yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng. Vì vậy mà tính chiến đấu trong Đảng bị giảm sút. Các Đảng bộ cơ sở đáng lẽ ra chính là nơi chủ yếu giáo dục đảng viên nhưng đã chưa làm được vai trò đó. Đấu tranh tự phê bình và phê bình rất kém. Mặt khác tình trạng không khớp nhau giữa nói và làm, giữa giáo dục tư tưởng và giáo dục chủ trương chính sách với việc thực hiện cụ thể cũng góp phần tác động đến tư tưởng đảng viên, phải trái không rõ ràng tạo điều kiện ẩn nắp cho những tư tưởng và hành động phi vô sản.
-Công tác quản lý đảng viên ở Đảng bộ còn quá lỏng lẻo và các đảng bộ cơ sở quản lý đảng viên về tư tưởng và tổ chức là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của mình. Việc xử lý kỷ luật còn thiếu kịp thời và nghiêm minh cũng đã góp phần làm cho kỷ luật Đảng càng lỏng lẻo thêm. Mặt khác việc kiểm tra, kỷ luật trong Đảng cũng chưa làm thật chặt chẽ và thông thường chú trọng nhiều đến những vi phạm về sinh hoạt cá nhân hơn là kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các nghị quyết……….
-Có tình trạng hẹp hòi, cầu toàn và nhất là thiếu tin ở lớp trẻ trong việc phát triển Đảng nhất là ớ các đồng chí đảng viên lớn tuổi. Mặt khác tinh thần trách nhiệm của đảng viên chăm lo việc xây dựng Đảng chưa đầy đủ. Việc phát triển cũng không được chú trọng đầy đủ theo yêu cầu của công tác lãnh đạo ở các địa bàn cần thiết. Vì vậy đến nay còn rất còn rất nhiều ấp trắng, trường học trắng, tổ đội sản xuất trắng trắng, cửa hàng phục vụ trắng.
-Huyện ủy chậm có qui hoạch bồi dưỡng và đào tạo cán bộ. Tình trạng chấp vá vẫn tồn tại chưa được chú ý sửa chữa.
III/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA ĐẢNG BỘ NĂM 1983 VÀ TỪ NĂM 1983 ĐẾN NĂM 1985.
A/ Phương hướng và nhiệm vụ chung:
Quán triệt tinh thần nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ V, Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị, Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ III và các nghị quyết của Thành ủy, trên cơ sở kiểm điểm và phân tích kết quả công tác của nhiệm kỳ qua, phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch và vững mạnh đủ sức lãnh đạo thành công công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng Huyện từng bước đi lên theo hướng giàu về vật chất, phong phú về tinh thần theo chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ III xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản phải đạt được trong 3 năm sắp tới (1983 – 1985) như sau:
1/ Phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện nhằm đến năm 1985 đáp ứng một cách vững chắc nhu cầu cầu về lương thực cho toàn dân trong Huyện, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, tiến hành thí điểm để từng bước ổn định qui hoạch vùng cây và con tối ưu có hiệu quả kinh tế cao nhất, có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn nhất bao gồm cả khu vực sản xuất tập thể và kinh tế gia đình nhằm tiến tới định hình về cơ cấu kinh tế của Huyện trong những năm sau có căn cứ khoa học, có qui trình kỹ thuật được xác định, có công thức thâm canh tăng vụ hợp lý, khai thác ngày càng cao khả năng tiềm tàng của đất đai, phát triển mạnh mẽ sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- thủ công nghiệp theo phương hướng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phương đồng thời tiếp tục tăng nhanh khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu. Từng bước tích cực gắn công nghiệp với nông nghiệp lấy phục vụ nông nghiệp làm mục tiêu khuyến khích và mở rộng các ngành nghề ở nông thôn dần dần hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng ở thôn xã. Trên cơ sở phát triển sản xuất, tận thu, tận mua nắm chắc đại bộ phận ngân hàng. Đặc biệt là lương thực và các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, phân phối đúng đối tượng, kiên quyết loại trừ gian thương quản lý chặt chẽ thị trường nhằm từng bước ổn định vững chắc cho đời sống nhân dân.
2/ Hoàn thành cải tạo sản xuất trong nông nghiệp, về cơ bản với hình thức chủ yếu là hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, không ngừng cải tiến quản lý và tập trung sự quan tâm đầy đủ của Đảng bộ, đảm bảo sự thắng lợi vững chắc trong hợp tác hóa nông nghiệp, Tiếp tục củng cố và mở rộng các tổ chức sản xuất và kinh doanh tập thể trong tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ kết hợp mở rộng trận địa thương nghiệp quốc doanh chi phối đại bộ phận thị trường mua và bán về các mặt hàng chủ yếu và xây dựng hợp tác xã tín dụng ở xã và từng bước cắt bỏ mối quan hệ đặc biệt kiểu tư sản trong nông nghiệp, tạo đòn xeo mạnh mẽ đảm bảo thành công của công tác cải tạo nông nghiệp. Từng bước hình thành cơ cấu nông công nghiệp của Huyện.
3/ Tích cực xây dựng mạng lưới các cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất và phục vụ sản xuất và các cơ sở vật chất thuộc phúc lợi xã hội với phương chăm “Nhà nước và địa phương cùng làm”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm phát triển sản xuất một cách vững chắc., đóng góp tích cực vào thắng lợi các công tác cải tạo và tạo điều kiện từng bước hình thành cơ cấu nông công nghiệp của Huyện.
4/ Tích cực xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dận, các lực lượng tự vệ, mạng lưới an ninh nhân dân đông về số lượng, mạnh về chất lượng chính trị, giỏi về nghiệp vụ và kỹ thuật tác chiến có kỷ luật, có tác phong đạo đức mẫu mực, gắn bó với nhân dân đủ sức bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong Huyện và góp phần bảo vệ đất nước.
5/ Tích cực xây dựng Đảng bộ trong sạch và vững mạnh về tư tưởng và tổ chức, không còn Đảng bộ yếu kém, không còn đảng viên yếu kém và xóa bỏ hoàn toàn những địa bàn trắng.
Từ phương hướng chung cho đến năm 1985 như vậy, năm 1983 cần phải tạo một biến chuyển bước đầu nhưng thật cơ bản làm đà cho việc hoàn thành các mục tiêu nói trên. Trong khi vẫn phải làm tốt đối với những mặt công tác nói chung, năm 1983 cần tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo vào năm trọng tâm sau đây:
1/ Hoàn thành điều chỉnh ruộng đất và đẩy mạnh công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa nông nghiệp tạo tạo điều kiện đạt đến cao trào năm 1984 và hoàn thành về cơ bản năm 1985.
2/ Chuyển biến một cách cơ bản trong việc thực hiện kỹ cương của nhà nước trong quản lý kinh tế xã hội.
3/ Tập trung cao xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất và các cơ sở giáo dục, y tế và thông tin đại chíng theo khả năng của Huyện, đóng góp của nhân dân và sự chỉ đạo của trên.
4/ Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị thật sự mang tính chất chiến đấu, đồng thời đấu tranh kiên quyết loại trừ các hiện tượng tiêu cực trong Đảng bộ và trong hệ thống chuyên chính vô sản nhằm tăng cường uy tín của Đảng và Nhà nước trong quần chúng. Đẩy mạnh phát triển Đảng và thu hẹp dân các địa bàn trắng.
5/ Củng cố vững mạnh các lực lượng vũ trang và công an nhân dân.
B/ CÁC NHIỆM VỤ THỂ HIỆN TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU:
I/ Về phát triển sản xuất:
Phải có kế hoạch phát triển sản xuất một cách toàn diện cả nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để phấn đấu đến năm 1985 đáp ứng một cách vững chắc nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho toàn dân trong Huyện dần từng bước hình thành các vùng chuyên canh và gắn công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp với nông nghiệp.. Năm 1983 trên cơ sở nắm chắc nguồn hàng, cải tiến và đẩy mạnh công tác thu mua tự lực cho lương thực của nhà nước, từ đó hàng năm phấn đấu tăng lên vừa tự lực để tự trang trải cho toàn dân trong Huyện góp phần tạo thêm nguồn hàng nông sản cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng.
Một số chỉ tiêu chủ yếu phải đạt được:
1/ Về sản xuất nông nghiệp:
-Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 1983 đạt 33 triệu đồng và bình quân mỗi năm phải tăng từ 5-10%, đến năm 1985 đạt 38,5 triệu đồng (tính giá cố định).
-Sản lượng lương thực quy thóc năm 1983 đạt 64.500 tấn, phấn đấu tăng bình quân mỗi năm từ 5-7% và đếiệt nam năm 1985 đạt tổng sản lượng lương thực quy thóc là 70.000 tấn.
-Sản lượng đậu phọng năm 1983 là 1.200 tấn và tăng bình quân mỗi năm là 25% đến năm 1985 đạt 1.800 tấn.
-Mía, năm 1983 đạt sản lượng 45.000 tấn và tăng bình quân mỗi năm từ 10 – 12%, đến năm 1985 đạt 55.000 tấn (kể cả nông trường).
-Thơm năm 1983 đạt sản lượng 1.800 tấn ( kể cả nông trường) và giữ mức diện tích, năng suất, sản lượng đó đến năm 1985. Hằng năm bảo đảm có từ 50-60% sản lượng đủ tiêu chuẩn cung cấp cho xuất khẩu.
-Rau đậu các loại năm 1983 đạt 30.700 tấn, mỗi năm phấn đấu tăng lên từ 5 – 7 %, đến năm 1985 đạt sản lượng 34.750 tấn. Trong đó vùng rau chuyên canh năm 1983 đạt là 5.700 tấn, bình quân mỗi năm từ 60-70% để đến năm 1985 đạt 15.750 tấn chiếm từ 45 -50% diện tích và sản lượng rau đậu toàn Huyện.
Về chăn nuôi:
-Tổng đàn trâu năm 1983 là 6.500 con, đến năm 1985 đạt 7.000 con, trong đó có từ 3.800-4.000 con cày kéo.
-Tổng đàn bò năm 1983 là 6.000 con, đến năm 1985 đạt 6.200 con, trong đó có từ 2.000 - 2.200 con cày kéo.
-Đàn heo năm 1983 đạt 25.000 con, mỗi năm phấn đấu tăng 20% để đến năm 1985 tổng đàn heo đạt 26.000 con, trong đó 10% là heo nái để đảm bảo đủ giống.
-Đàn gia cầm năm 1983 đạt 500.000 con, tăng bình quân mỗi năm 20%, đến năm 1985 đạt 680.000, trong đó vịt chiếm 50-60% và mỗi năm có từ 10% là vịt đẻ lấy trứng.
-Cá năm 1983 đạt 180 ha diện tích ao hồ tận dụng để cho sản lượng 1.800 tấn, đến năm 1985 đạt diện tích 200 ha với sản lượng 2.000 tấn.
Để thực hiện được các chỉ tiêu nêu trên cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:
-Tiếp tục đẩy mạnh cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, trước mắt năm 1983 cần hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng có hiệu quả trạm cơ khí, điện và phát huy năng lực của các trại giống, trạm kỹ thuật sẵn có. Cần phải củng cố và phát huy thật tốt công suất các xí nghiệp cơ khí và trạm máy kéo hiện có để phục vụ tốt cho nông nghiệp. Tiếp tục xây dựng mới đường dây điện Tân Túc, Bình Hưng Hòa, xây dựng mới một số giếng bán công nghiệp ở vùng rau. Kết hợp tích cực xuất khẩu để nhập vật tư thiết bị và phân bón cho nông nghiệp. Tích cực cải tạo và tổ chức lại sức kéo của tư nhân trên trên địa bàn Huyện với hình thức thích hợp.
-Tiếp tục bổ sung quy hoạch phân vùng và xây dựng phương án kinh tế kỹ thuật để thực hiện phương hướng sản xuất trên cơ sở nhóm cây con đã được xác theo qui hoạch tổng thể của Huyện. Từ đó xác định cơ cấu cây trồng ở từng vùng thích hợp, để có kế hoạch tập trung đầu tư hợp lý, có biện pháp khuyến khích về kinh tế thích đáng để tăng năng suất cây trồng, từng bước hình thành các vùng cuyên canh phù hợp với khả năng đất đai và tập quán của nhân dân. Bước đầu về đại thể có thể phân Huyện Bình Chánh thành bốn vùng chuyên về cây con như sau: vùng chuyên canh rau đậu và con heo ở Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông. Vùng cây thực phẩm công nghiệp: mía, khóm, cây điều, câ lát ở Phạm VănHai, Lê Minh Xuân, Bình Lợi, Bắc Tân Nhựt. Vùng lúa, heo từ Tân tạo, các xã ven lộ 4, vùng lúa, cá tôm, vịt xuất khẩu ở các xã phía nam và vùng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở thị trấn An lạc. Trước mắt xây dựng cho được vùng rau, màu chuyên canh tập trung ở các xã Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông để sản xuất nguyên liệu nông nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu, xây dựng vành đai xanh ngoại thành.
Đưa biện pháp thủy lợi phục vụ tích cực có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp với phương chăm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, kết hợp với nhân dân tự làm để hoàn thành và phát huy các công trình thủy lợi nội đồng để phục vụ tưới tiêu, ngăn mặn, rửa phèn chủ động thời vụ và mở rộng diện tích gieo trồng. Cần tập trung sức xây dựng hệ thống ngăn mặn và tưới tiêu một số vùng trọng điểm như các vùng năng suất cao, vùng rau chuyên canh và tận dụng nguồn nước sông Sài Gòn qua hệ thống kinh tưới ở Vĩnh Lộc.
Đi đôi với tăng vụ, khai hoang cần lấy thâm canh làm biện pháp chủ yếu để đạt sản lượng cao trên các loại cây trồng nhất là cây lúa. Đưa vào qui hoạch nhóm cây trồng mà tập trung đầu tư để mở rộng vùng lúa cao sản. Năm 1983 là 6.000 ha, năm 1984 là 7.500 ha và 9.000 ha năm 1985 và đưa năng suất từ 8 –10 tấn/ha/ năm trở lên. Quy hoạch và định hình các vùng cây công nghiệp ngắn ngày như vùng thơm, mía ở Bình Lợi, tân Nhựt, Lê Minh Xuân (trong đó có nông trường trồng thơm, mía của Huyện) để cùng với nông trường Phạm VănHai thành một vùng sản phẩm lớn về thơm mía và một phần cây điều năm 1985. Để đạt được mục tiêu này cần có kế hoạch đầu tư thích đáng, nhất là ở các tổ chức kinh tế tập thể, ở các vùng chuyên canh nhằm ngày cang mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và qủan lý được sản phẩm hàng hóa.
-Giao thông vận tải cần phải hướng vào phục vụ tích cực cho sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản hàng hóa, vật tư và phục vụ cho đi lại nhân dân vùng nông thôn. Tích cực vận động theo phương chăm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để tự sửa chữa và làm mới đường xá, cầu cống trong xóm ấp. Chú trọng những nơi hẻo lánh, xa xôi như: Tân Nhựt, Bình Lợi, các xã cánh nam.
2/ Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Ba năm qua tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá tốt, năng lực sản xuất và giá trị tổng sản lượng đều tăng rõ rệt hàng năm. Cơ sở được mở rộng và trang bị thêm ngành, nghề phát triển, tay nghề và chất lượng hàng hóa đựơc tăng lên và từng bước đi vào quỹ đạo phục vụ cho tiêu dùng và yêu cầu xuất khẩu. Trong thời gian tới phương hướng phát triển công gnhiệp và tiểu thủ công nghiệp phải được tổ chức lại theo hướng phục vụ cho yêu cầu phát triển nông nghiệp và hình thành cơ cấu nông công nghiệp ở Huyện. Việc phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải gắn liền với cải tạo và tổ chức lại sản xuất theo qui hoạch và nhiệm vụ chính trị của Huyện, xuất phát từ yêu cầu và khả năng của nông nghiệp với phương chăm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tích cực tranh thủ sự chi việiệt nam của công nghiệp Thành phố và các quận nội thành với phương thức liên doanh, kết nghĩa nhằm khai thác hết thế mạnh của ta về ngành nghề truyền thống của địa phương với nguyên liệu tại chỗ sẵn có nhằm phục vụ tốt nhất cho yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu của Huyện, góp phần phân công lại lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân nhất là các tổ chức sản xuất nông nghiệp tập thể.
-Năm 1983, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpphải đạt giá trị tổng sản lượng là 35 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng lên từ 15 – 20% để đến năm 1985 đạt 50 triệu đồng, trong đó hàng năm có từ 15 – 20 triệu đồng hàng hóa giành cho xuất khẩu (tính theo giá trị cố định).
Trước hết phải củng cố cố tổ chức bộ máy các xí nghiệp công tư hợp doanh, liên doanh do huyện quản lý, xác định lại phương hướng sản xuất của xí nghiệp cơ khí huyện và đưa xí nghiệp này lên quốc doanh nhằm phục vụ tốt nhất cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Đẩy nhanh tốc độ phát triển, sử dụng hết năng lực và công suất, thiết bị máy móc và tay nghề, phát huy hiệu quả kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh và hợp doanh, liên doanh và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp lấy xí nghiệp quốc doanh làm vai trò chủ đạo để từng bước cải tạo và lôi kéo dần thợ thủ công cá thể đi vào con đường làm ăn tập thể.
Tổ chức thực hiện thật tốt chỉ thị 18 và nghị quyết 19 của Thành ủy về việc điều tra và tiến hành tiếp tục công tác cải tạo đói với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp , để qua đó mà nắm chắc ngành nghề và năng lực sản xuất có kế hoạch tổ chức lại theo nhóm ngành hàng thi hành triệt để các chjế độ qui định của Trung ương và Thành phố về việc thực hiện các chính sách thuế, giao nộp sản phẩm và kinh tế ba phần trong các xí nghiệp hợp doanh và tư nhân. Thực hiện tốt việc quản lý lãnh thể trên địa bàn Huyện để qua đó mà kiểm tra giáo dục xử lý các cơ sở làm hàng giả, hàng lậu, gian dối, móc ngoặc, trốn thuế, ăn cắp vật tư của nhà nước và thu mua sản phẩm còn lại ngoài hợp đồng. Cũng qua thực hiện chỉ thị 18 và nghị quyết 19 của Thành ủy mà mở rộng diện công tư hợp doanh, liên doanh, kết hợp với tập trung tăng cường tiền vốn, vật tư xây dựng quốc doanh, tăng cường quốc doanh, phát triển ngành nghề trong các tổ chức sản xuất nông nghiệp tập thể và trong nông thôn.
Rút kinh nghiệm và phát huy thằng lợi việc hợp doanh, liên doanh hai cơ sở công nghiệp mía đường sẵn có, bổ sung chính sách hợp lý và hoàn chỉnh cơ chế để tiến tới tiếp tục cải tạo và tổ chức lại các cơ sở xay xát, các cơ sở ép dầu ăn, cưa xẻ gỗ, chế biến thức ăn gia súc, nước đá tư nhân để đến năm 1985 hình thành rõ rệt hệ thống công nghiệp của Huyện gồm có: xay xát, chế biến dầu ăn, làm đường mía, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ bằng hình thức quốc doanh, hợp doanh và hợp tác xã, cơ bản hoàn thành công tác cải tạo và tổ chức sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong đó lực lượng công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh làm lực lượng chủ đạo.
Đầu tư xây dựng cho được một trại cưa mộc quốc doanh và một lò gạch có công suất từ 2-3 triệu viên/năm. Đồng thời chỉ đạo các xã có điều kiện tổ chức xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất gạch thủ công để đến năm 1985 Huyện có khả năng đạt sản lượng 4-5 triệu viên/ năm.
Xin Thành phố cho Huyện hai xí nghiệp nước mắm Hồng Lan và Hải Hưng hoặc cho huyện liên doanh đầu tư sản xuất nước mắm phục vụ cho Huyện tại chỗ giảm bớt phí vận chuyển.
Khôi phục xí nghiệp tương chao của Huyện và nâng mức sản xuất hàng năm lên 1 triệu lít/ năm để phục vụ cho tiêu dùng.
Xây dựng một xí nghiệp hợp doanh chế biến thức ăn gia súc có công suất 1-2 tấn/giờ, năng suất khoảng 4-5 ngàn tấn/năm bằng hình thức liên doanh giữa Nhà nước của huyện với tư nhân.
Xây dựng cho được 03 cụm cơ khí ở Vĩnh Lộc, Tân Túc và Quy Đức. Trong đó cụm cơ khí ở Tân Túc phấn đấu đưa vào hoạt dộng năm 1983. Tổ chức mỗi xã một số lò rèn để giải quyết nông cụ cầm tay cho nông dân.
Kiểm tra và thu hồi, đưa vào sử dụng các cơ sở sản xuất của nhà nước bị chiếm dụng dưới hình thức này hay hình thức khác như nhà máy xay xã Bình Chánh.v.v…
II/ Về cải tạo và tổ chức lại sản xuấtnông nghiệp:
Trong thời gian qua, công tác cải tạo và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp tuy có chậm nhưng cũng đã mang lại một số kết quả và kinh nhgiệm quý báu tạo ra hướng đi vững chắc. Thi hình các nghị quyết của Trung ương và Thành phố trong điều kiện thực tiễn của địa phương, công tác cải tạo và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện phải được chỉ đạo tập trung với cả sức mạnh và quyết tâm của toàn Đảng bộ. năm 1983 phải đưa cho được 40% diện tích đi vào con đường làm ăn tập thể chủ yếu bằng hình thức tập đoàn. Năm 1984 đạt cho được 60% diện tích trong toàn Huyện vào tập đoàn và tổ chức cho được 03 hợp tác xã để phấn đấu đến năm 1985 hoàn thành cơ bản hợp tác hóa với từ 85% diện tích trở lên, với từ 15-20 hợp tác xã. Tích cực để chuẩn bị đến năm 1984, thí điểm làm hợp tác xã ở 03 xã có điều kiện như Vĩnh Lộc, An Lạc, Tân Tạo. Số diện tích và nông hộ nông nghiệp còn lại chưa vào tập đoàn, cũng phải được tổ chức vào các tổ đoàn kết sản xuất có nội dung quản lý thích hợp để tập dượt mà chủ yếu là vần đổi công và thực hiện chặt chẽ hợp đồng kinh tế hai chiều.
Để thực hiện được phương hướng cải tạitrên đây, trước hết năm 1983 phải thực hiện triệt để việc xóa bỏ các hình thức bóc lột của phú nông, tư sản nông thông và trung nông trên về ruộng đất, cho vay nặng lãi, kinh doanh máy móc nông nghiệp, tiến hành hoàn thành công tác vận động điều chỉnh chi cấp ruộng đất trong toàn Huyện. Kết hợp vận dụng tự nguyện, tự giác của nông dân với việc thực hiện khoán sản phẩm theo chỉ thị 100 của Trung ương ở các tập đoàn và hợp tác xã, cần tập trung xây dựng cho được nông trường quốc doanh của Huyện, một số hợp tác xã và tập đoàn tiên tiến lãnh đạo tổ chức sản xuất tốt, quản lý giỏi, có mức thu nhập cao để nắm điển hình thu hút nông dân cá thể. Tổ chức và tăng cường bộ máy quản lý từ huyện đến xã để chỉ đạo công tác. mạnh dạn đưa cán bộ cốt cán có năng lực vào lãnh đạo quản lý hợp tác xã; tập đoàn sản xuất, đồng thời tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, nghiệp vụ đủ số lượng và kịp thời theo nhịp điệu phát triển hàng năm, vận dụng tốt các chính sách ưu tiên của nhà nước đối với tập đoàn và hợp tác xã……
-Phải kết hợp gắn cải tạonông nghiệp với cải tạo và tổ chức lại sức kéo nông nghiệp, tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển mạng lưới thương nghiệp, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng và tăng cường kinh tế gia đình. Dành khoảng 10% diện tích cho kinh tế gia đình, có lãnh đạo phát triển đúng hướng, khai thác và sử dụng tốt khả năng lao động, đất đai để tăng thu nhập, gắn kinh tế quốc doanh với kinh tế tập thể và kinh tế gia đình thành một cơ cấu kinh tế nông côngliên minh chặt chẽ, hỗ trợ tác động lẫn nhau để từng bước phát triển sản xuất và nâng cao đời sống.
III/ Phân phối lưu thông:
Trong điều kiện kinh tế và đời sống còn khó khăn hiện nay, công tác lưu thông phân phối và giải quyết đời sống là một trong những công tác quan trọng cấp bách.
Trước hết tập trung cải tiến, củng cố và mở rộngf hệ thống thương nghiệp quốc doanh, tạo mọi điều kiện cho thương nghiệp quốc doanh nắm vai trò chủ đạo trong lĩnh vực lưu thông, phân phối trên địa bàn Huyện, đồng thời tăng cường hệ thống thương nghiệp hợp tác xã mua bán tạo nên một hệ thống thương nghiệp XHCN đồng nhất chuyển mạnh sang phương thức kinh doanh XHCN, Từng bước khắc phục những khuyết điểm trước đây, về thu mua phải nắm cho được đại bộ phận bán buôn, chi phối bán lẻ phân phối tốt hàng công nghệ phẩm, đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời các mặt hàng thiết yếu cho cán bộ, công nhân viên, người ăn theo và các gia đình chính sách. Đảm bảo vật tư nông nghiệp phải đến tận tay người sản xuất và kịp thời vụ. Tăng cường thu mua cung ứng cho xuất khẩu để nhập khẩu tự cân đối cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cho nhân dân trong Huyện. Từng bước loại trừ tư thương ra khỏi thị trường lương thực, nông sản, nguyên liệu, vật tự và nông sản hàng hóa xuất khẩu.
Thương nghiệp hợp tác xã mua bán phải củng cố và mở rộng các cửa hàng ở xã, các xã phải có trách nhiệm tự lực xây dựng ở mỗi xã một cửa hàng mua bán tổng hợp khang trang với nhiều mặt hàng phong phú. Mở thêm quầy hàng và đại lý bán lẻ đến tận ấp, xóm và các tổ chức nông nghiệp tập thể. Ngành hợp tác xã mua bán phải làm đủ hai chức năng như danh xưng là mua tận gốc, bán tận người tiêu dùng, không qua trung gian để góp phần cùng thương nghiệp quốc doanh quyết định cho ổn định thi trường, ổn định giá cả, thiết lập trật tự xã hội chủ nghĩa trên mặt trận lưu thông phân phối. Kiểm tra chặt chẽ việc thu chi và kiên quýet, kịp thời xử lý những vi phạm về tiền hàng ở các hợp tác xã làm mất uy tín trong nhân dân mấy năm qua.
Có kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại tiểu thương trong toàn Huyện từng bước chuyển họ sang sản xuât và các hoạt động dịch vụ khác, chọn lọc sử dụng một số tiểu thương tích cực làm đại lý tại chỗ cho thương nghiệp hợp tác xã ở cả hai chức năng mua và bán, số mặt hàng cần thiết mà ta chưa có khả năng với tới nhưng phải hết sức cảnh giác đấu tranh chống mặt tiêu cực của họ nhằm cải tạo họ thành người lao động chân chính.
Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành thương nghiệp phải phấn đấu là:
-Nâng tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa trên thị trường xã hội, năm 1983 chiếm 30%, năm 1984 chiếm 40% và năm 1985 chiếm 60-65%. Trong đó phải chiếm lĩnh từ 60-80% thị trường bán lẻ các mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt, thường, đậu đất… Năm 1983 mức bán lẻ tính trênđầu người bình quân là 600đ/ người/ năm; năm 1984 là 1.000đ/ người/ năm và năm 1985 là 1.950đ/ người/ năm. Về huy động lương thực năm 1983 phấn đấu đạt 6.354 tấn. Năm 1984 là 7.500 tấn và năm 1985 là 9.000 tấn. Thu mua cho được 50% sảnphẩm công nghiệp, thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp ở địa phương, còn lại sau khi đã giao đủ cho hợp đồng. Các loại hàng hóa nông sản khác như mía phải phấn đấu thu mua hàng năm từ 70 – 80% sản lượng ; đậu nành, đậu phọng trên cơ sở hợp đồng đầu tư phân bón và mua cho được 90% sản lượng để phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu và chế biến cho tiêu dùng.
-Về xuất khẩu năm 1983 phấn đấu thực hiện tổng giá trị xuất khẩu là 100 triệu đồng; trong đó có 26 triệu đồng hàng hóa nông sản mua tại địa phương và nhập về cũng 100 triệu đồng, trong đó có 70% là hàng hóa vật tự nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và xây dựng, 30% hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Phấn đấu mỗi năm tăng bình quân từ 50 đến 60% giá trị tổng sản lượng xuất và nhập, đồng thời chú trọng việc đầu tư vốn để khuyến khích việc sản xuất hàng hóa và chế biến nông sản, hải, súc sản xuất khẩu tại địa phương, vừa phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất, giải quyết đời sống trong Huyện và ổn định được mặt hàng xuất khẩu. Phấn đấu các mặt hàng xuất khẩu phải qua khâu sơ chế tại chỗ giảm bớt xuất nguyên liệu.
Để thực hiện được các nhiệm vụ và chỉ tiêu trên đây toàn Đảng bộ phải nhận thức nhiệm vụ lưu thông phân phối là của toàn Đảng, của tất cả các ngành, các tổ chức quần chúng để có biện pháp lãnh đạo chặt chẽ và đầu tư thích đáng. Phải kết hợp một cách đồng bộ giữa tăng cường mở rộng mạng lưới và năng lực hoạt động của hệ thống thương nghiệp XHCN, tổ chức và tăng cường dịch vụ ăn uống, may đo, cắt tóc và các dịch vụ phục vụ khác với tăng cường công tác quản lý thị trường bằng biện pháp có hiệu quả nhất, kiên quyết xử lý thích đáng đối với số tư thương tranh mua, tranh bán với nhà nước, phá rối trật tự giá cả. các ngành ngân hàng, tài chính, phải hướng hoạt động của mình cho yêu cầu phục vụ công tác lưu thông phân phối. Giành ưu tiên nguồn vốn cho yêu cầu thu mua, dự trữ hàng hóa và vật tư nguyên liệu. Mở rộng phương thức đầu tư vật tự đầu vụ, thu mua cuối vụ bằng hợp đồng kinh tế hai chiều. Tăng cường bộ máy lãnh đạo, nghiệp vụ của ngành thương nghiệp đủ mạnh, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ, nhân viên kém phẩm chất, thiếu năng lực, không bố trí những người chưa đủ tin cậy vào những khâu trọng yếu. Hoạt động của các ngành trong hệ thống lưu thông phân phối phải được phân công cụ thể, tranh dẫm chân lên nhau, tích cực vận động phiong trào gửi tiền tiết kiệm mua lương thực và vận động nông dân tiết kiệm bán lương thực thừa cho nhànước.
IV/ Về kinh tế đời sống:
Yêu cầu về mặt kinh tế đời sống cho toàn dân trong huyện trong những năm tới rất lớn và cấp thiết đòi hỏi toàn đảng bộ phải ra sức tập trung giải quyết cả về đời sống vật chất và văn hóa.
1/ Về ăn: Trên cơ sở sản xuất phát triên năm 1983 đảm bảo cho được bìnhq uân đầu người 300kg lương thực/ năm và các đối tượng ăn gạo nhà nước phải đảm bảo bán đúng, bán đủ số lượng với chất lượng, đến năm 1985 phải nâng lên mức ăn bình quân đầu người là 350 kg thóc/ năm. Các loại thực phẩm khác cũng phải được cân đối và mỗi năm phải phấn đấu nâng lên một cách thích ứng.
2/ Về mặc: hàng năm, ngoài tiêu chuẩn vải nhà nước cung cấp theo định lượng 2 mét, huyện sẽ cố gắng bằng con đường xuất khẩu và trao đổi hàng hóa hai chiếu để có vải về bán thêm cho dân và cán bộ, công nhân viên.
3/ Về ở:Huyện tăng cường phát triển cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác chế biến gỗ, nhập xi măng, tole, kết hợp với vận động quần chúng trồng cây lấy gỗ, sản xuất, gạch thủ công để phấn đấu đến năm 1985 hạ dầntỷ lệ nhà tranh tre xuống. Riêng đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, nghèo, neo đơn, nhà cửa sắp hư đổ hoặc chưa có nhà ở nhưng không có khả năng tự làm, huyện có trách nhiệm vận động tổ chức cho các cơ quan đơn vị, xí nghiệp của thành phố, trung ương đóng trong Huyện cùng với địa phương xã, ấp vận động quần chúng với tinh thần tương trợ, là lành đùm lá rách, hết lòng giúp đỡ kể cả xây dựng một số nhà tình nghĩa. Giao cho ngành thương nghiệp phấn đấu mở ba cửa hàng vật liệu xây dựng khu vực để bán cho quần chúng.
4/ về nước uống: Để giái quyết vấn đề nước uống cho nhân dân hiện còn đang nhiều khó khăn khii chưa thể đưa được đường ống nước đến các xã, trước mắt huyện tập trung đầu tư trang bị hai xe bồn và hai xe chở nước giao cho Phòng Giao thông quản lý để chuyên chở nước cho khu vực cơ quan và nhân dân ở các xã nông thôn xa. Đồng thời phải tiếp tục cải tạo tổ chức lại 3 chiến xe chở nước của tư nhân để quản lý giá cả phục vụ tốt hơn cho yêu cầu nước uống của nhân dân. Mặt khác tích cực xin Thành phố chi việc giải quyết sửa chửa lại giếng nước ở xã Bình Chánh bảo đảm đủ nước và nước tốt để cho nhân dân tại chỗ và tiếp tục thực hiện kế hoạch đóng mới hai cái giếng nước (một cái ở Thị trấn An lạc, một cái ở xã Bình Hưng) theo kế hoạch hỗ trợ của Thành phố đã được nhất trí trước đây để tạm thời giải quyết nước tiêu dùng cho nhân dân ở những vùng trọng điểm đông dân.
5/ về giao thông đi lại:
Sửa chửa và mở rộng hệ thống đường xá, cầu cống, kết hợp với củng cố và tăng cường phương tiện vận tải để vừa phục vụ cho nhu cầu đi lại vừa phục vụ cho sản xuất trong Huyện là yêu cầu cấp bách nhất là ở vùng sâu. Do đó nhiệm vụ của Huyện trong ba năm tới là phải đề nghị với Thành phố và Trung ương đầu tư tráng nhựa tình lộc 50, trải đá xanh hương lệ 8, 9, 13, Tỉnh lộ 18, làm mới bằng đá đỏ hai lộ Cầu Xáng- Bình Lợi; Tân Nhựt đi Kênh C (nông trường Lê Minh Xuân). Thực hiện phương chăm nhà nước và nhân dân cùng làm mà tu sửa lại đường xá trong xóm ấp. Xây dựng mới một số cầu cống bán kiên cố trong các xã nông thôn nhiều kênh rạch như Tân Nhựt, Bình Lợi và một số xã cánh Nam (Quy Đức, Đa Phước, Phong Phú, Bình Hưng) để đảm bảo chi việc đi lại và đưa cơ giới vào phục vụ cho yêu cầu làm đất và vận chuyển nông sản hàng hóa được thuận tiện.
Tăng cường củng cố các hợp tác xã vận tải nhẹ, thành lập đội vận tải vừa chủ lực của Huyện, nghiên cứu và đề nghị Thành phố cho mở thêm một số tuyến đường mới thuận tiện cho quần chúng như tuyến đường Ngã tư An Sương bến xe Miền Tây… Tổ chức lại các tổ hợp xe ba gác gắn máy, xe ba gác đạp để phục vụ trên một số tuyến đường thích hợp đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản ở những vùng nông thôn hẻo lánh mà xe lớn không vào được hoặc không có tuyến xe lớn phục vụ. Đặc biệt khuyến khích phát triển các phương tiện vận chuyển bằng ghe thuyền. Thường xuyên duy tu và nâng cấp toàn bộ các tuyến đường để tránh tình trạng đường bị hư hỏng nặng lưu thông ảnh hưởng đình trệ.
6/ Về trị bệnh:
Hiện nay Huyện có 01 bệnh viện khu vực của Thành phố ở Lê Minh Xuân và mỗi xã có một trạm xá.. Tuy nhiên bệnh viện cũ ở Bình Chánh quá ộp ẹp , bệnh viện mới ở Lê Minh Xuân mới xây dựng cả hai đều thiếu trang bị, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không thuận tiện cho dân đi lại, thiếu y, bác sĩ. Các trạm xá thiếu cán bộ y tế, thuốc men kém, khâu phục vụ chưa đáp ứng yêu cầu. Các phong trào vệ sinh, phòng bệnh chưa được vận động tổ chức tốt, sinh đẻ còn ở mức cao. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn hiện nay, việc trị bệngh còn là một băn khơăn lớn của quần chúng mà Đảng bộ phải hết sức quan tâm. Trong thời gian tới tiếp tục thực hiện phương chăm Nhà nước và nhân dân cùng làm để thực hiện hoàn chỉnh mạng lưới y tế của huyện. Riêng năm 1983 phải nhanh chóng hoàn thành việc sửa chữa ủy ban, cơ quan Huyện cũ để dời bộ phận của Bệnh viện sang. Hoàn thành việc xây dựng mới bán kiên cố công trình trạm xá hộ sinh ở các xã đã có kế hoạch. Chuẩn bị tiếp nhận bệnh việnLê Minh Xuân do Thành phố giao lại, đồng thời tăng cường đầu tư để tu sửa, trang bị lại các bệnh viện, trạm xá, đảm bảo tối thiểu các điều kiện cần thiết để phục vụ và về yêu cầu vệ sinh chung. Năm 1985 phải đưa vào thi công xây dựng cho được bệnh viện trung tâm của Huyện 100 giường. Tích cực xin Thành phố chi viện thuốc men, dụng cụ y tế và y, bác sĩ đang thiếu nghiêm trọng, đồng thời tích cực chọn người đưa đi đào tạo, nâng cao chất lượng chữa bệnh và tăng cường hơn nữa công tác phòng bệnh. Phát động phong trào trồng và sử dụng thuốc đông y. Tập trung phát động phong trào năm dứt điểm ở từng xã tiến tới dứt điểm ở toàn Huyện, quản lý sức khỏe toàn dân đạt 80%, cán bộ công nhân viên 100% và quản lý bệnh xã hội 100%. Tích cực vận động sinh đẻ có kế hoạch để đến cuối năm 1985 hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 1,7%.
7/ về học hành:
Phải tăng cường hơn nữa việc đầu tư xây dựng trường lớp của hệ thống giáo dục cả nhà trẻ, mẫu giáo và cấo 1, 2 ở các xã với phương chăm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để nhanh chóng khắc phục tình trạng dạy ba ca, đồng thời bảo đảm thu nhận hết số trẻ em đến tuổi đi học phải có đủ trường lớp để học. Việc xây dựng, sửa chữa, xã phải chú ý tập trung cái nào hư trước sửa trước và phải xây dựng bán kiên cố, nói chung không xây dựng tranh tre mau hư tốn kém.
Từng bước phân cấp quản lý các trường lớp cấp 1- 2 cho xã về cơ sở vật chất các tổ chức Đảng, Đoàn thể và chăm lo đời sống của cán bộ giáo viên. Trước mắt năm 1983 đẩy mạnh việc xây dựng sửa chữa trường lớp, hoàn thành chuyển cơ sở đoàn cho xã chịu trách nhiệm. Thị trấn An lạc, xã Phạm VănHai được lấy làm thí điểm cho việc giao toàn bộ cơ sở vật chất tổ chức Đảng và Đoàn chăm lo đời sống cho xã quản lý để rút kinh nghiệm.
Tăng cường công tác chăm lo đến đời sống tinh thần và vật chất cho giáo viên đảm bảo thực hiện đúng kịp thời và đếiệt nam tay giáo viên mọi chế độ mà họ được hưởng và tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên tại chỗ. Chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy của thầy cô giáo và việc học tập của học sinh, kết hợp thật tốt giữa nhà trường gia đình và xã hội, nhằm làm cho trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò. Vấn đề cấp bách phải giải quyết là củng cố bộ máy quản lý ngành giáo dục từ Huyện cho đến trường, xiết chặt qui chế tổ chức và quản lý trong ngành hiện nay rất lỏng lẻo, kiên quyết loại trừ những cán bộ, giáo viên thoái hóa và mạnh dạn đề bạt những giáo viên yêu nghề, có đạo đức, có kinh nghiệm.
Tích cực vận động phong trào bổ túc vănhóa cả trong cơ quan, xí nghiệp nhà nước và ngoài nhân dân để phổ cập hết cấp 2 trong năm 1985. Đối với các gia đình neo đơn, khó khăn phải giúp đỡ thiết thực để tạo điều kiện cho các em ban ngày không đi học được thì tối tham gia học. Đối với cơ quan phải có sự bắt buộc coi học tập là một trong những tiêu chuẩn thi đua.
8/Về vui chơi giải trí:
Yêu cầu về vui chơi giải trí của nhân dân trong Huyện đang rất bức bách, vì xa trung tâm Thành phố, đi lại khó khăn. Đây cũng là một mặt trận trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng mà địch thường xuyên lợi dụng để phá ta. Mấy năm qua Mặt trận này bị bỏ ngỏ, trong những năm tới cần phải có sự tập trung chỉ đạo để nâng cao hơn nữa hoạt động của các ngành văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phục vụ tốt hơn đời sống tinh thần của nhân dân lao động.
Về cơ sở vật chất năm 1983 hoàn thành xây dựng sân khấu ngoài trời trung tâm ở khu vực thị trấn An lạc và hội trường nhân dân ở xã Bình Hưng có sức chứa từ 500 – 1.000 người mỗi nơi, đồng thời ở mỗi xã cố gắng tạo mặt bằng để xây dựng một sân khấu lộ thiên theo ở xã Bình Trị Đông để đảm bảo phục vụ cho yêu cầu phục vụ vănnghệ, chiếu phim cho quần chúng. Đến năm 1985 phải xây dựng thêm 03 nhà truyền thống xã và huyện ở khu vực.
Các xã có điều kiện nên tạo mặt bằng xây dựng mỗi xã một sân bóng đá hoặc sân bóng liên xã, mặt khác huyện tập trung xây dựng cho được sân bóng trung tâm ở Thị trấn An lạc. Cố gắng đến năm 1985 ở mỗi xã đều có sânbóng và sân khấu ngoài trời.
Các cơ quan cấp Huyện và các xã chú trọng hơn nữa đến các phong trào thể thao, vănnghệ quần chúng, trong đó các ngành vănhóa thông tin, Huyện đoàn, công đoàn, thể dục thể thao là lực lượng chỉ đạo để xuống hướng dẫn các ngành, các xã xây dựng tổ chức và nuôi dưỡng cho được phong trào. Phải tích cực vận động thực hiện phương chăm “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc xây dựng cơ sở, sân bãi và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nghiệp dư làm hình thức chủ yếu.
Gấp rút xây dựng hoàn chỉnh hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã để thường xuyên đưa tiếng nói cách mạng đến tận người dân và góp phần cho việc chỉ đạo công tác của huyện đối với cơ sở. Củng cố và mở rộng các đội chiếu phim lưu động và đội vănnghệ của Ban vănhóa tông tin lấy nhiệm vụ phục vụ cho cơ sở làm chủ yếu nhất là ở vùng sâu.
9/ Về giải quyết công ăn việc làm:
Hiện nay Huyện đang còn có khoảng 4.000 – 5.000 lao động động chưa có việc làm căn bản, phải giải quyết đến năm 1985 không còn lao động thất nghiệp, bằng biện pháp: mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các ngành, các cơ quan nhà nước phải ưu tiên thu nhận nhười tại địa phương khi cần tuyên thêm người, mặt khác tuyển vào nông trường của huyện và 2 nông trường Lê Minh Xuân và Phạm VănHai, dần từng bước đưa cả gia đình định cư hẳn ở nông trường.
10/ Về an ninh quốc phòng:
Năm 1983 và những năm tới phải tiếp tục phấn đấu thực hiện cho được mục tiêu giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và hoàn thành tốt các chỉ tiêu tuyển quân. Riêng năm 1983 phải tạo ra một sự chuyển biến cơ bản về kỷ cương, quản lý xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang từ Huyện đến xã đủ mạnh đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Để làm được yêu cầu trên đây trước hết phải làm cho toàn Đảng, toàn dân và các lực lượng vũ trang hiểu được những âm mưu phá hoại nhiều mặt của kẻ thù. Đây cũng là một mũi nhọn quan trọng trên mặt trận đấu tranh một mất một còn giữa hai con đường và chúng ta phải giành lấy chiến thắng. Cần kết hợp việc giáo dục phổ biến với tổ chức việc thực hiện thật tốt luật pháp, pháp chế của nhà nước đã ban hành từ trong nội bộ đến tận nhân dân, phát huy mạnh mẽ các phong trào quần chúng tham gia công tác an ninh, tăng cường quốc phòng toàn dân, thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng chống lại mọi luận liệu xuyên tạc đã kích của kẻ địch đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là đối với công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nền nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội đang khẩn trương hiện nay. Phát huy sức mạnh tổng hợp của bộ máy chuyên chính vô sản mà phát hiện xử lý kịp thời thích đáng mọi vi phạm luật lệ, mọi hành vi có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội và xâm phạm đến tài sản xã hội chủ nghĩa, của tập thể, tài sản và tính mạng của nhân dân. Cần chú trọng đảm bảo trật tự an toàn cho các vùng nông thôn sâu đang bị bọn lưu manh trộm cắp thường xuyên gây rối. Đặc biệt hết sức nghiêm khắc trừng trị bọn phản động gây chiến tranh tâm lý với mọi hình thức, bọn phản ứng giai cấp và bọn xấu lưu manh côn đồ lăm le ngóc đầu dậy lợi dụng những khó khăn của ta mà phá hoại.
Từng bước nhưng tích cực củng cố thật tốt các cơ quan nội chính và các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và giỏi nghiệp vụ để đủ sức làm tròn chức năng bảo vệ chính quyền, bảo vệ chuyên chính vô sản và tổ chức vận động quần chúng tham gia quản lý xã hội, giữ gìn an ninh chính trị và an toàn xã hội. Phấn đấu tổ chức đủ biên chế bộ đội, công an Huyện, tự vệ nhà máy, xí nghiệp, nắm chắc quân dự bị I, nắm chắc nguồn động viên, kể cả phương tiện kỹ thuật, mỗi xã tổ chức 1C dân quân. Phải nắm chắc các loại đối tượng để có thể đối phó, ngăn chặn được những hoạt động của chúng. Vừa đấu tranh chống lại các hoạt động phá hoại của kẻ địch trên mặt tar65n quân sự, chính trị, đồng thời chống lại các hoạt động phá hoại trên mặt trận kinh tế, vănhóa và xã hội. Kết hợp giữa đấu tranh chống địch bên ngoài với củng cố xây dựng nội bộ trong sạch vững mạnh, nghiêm khắc xử lý những cán bộ nhân viên, chiến sĩ tham ô, móc ngoặc, hối lộ mất phẩm chất để ngày càng tạo nên sự tin tưởng, gắn bó của quần chúng nhân dân lao động.
Phải tạo điều kiện cho các cớ uan nội chính và lực lượng vũ trang phát huy hết chức năng, tăng cường chăm lo giáo dục chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ đồng thời cũng phải quan tâm thích đáng đến những yêu cầu về đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, nhằm cho đội ngũ này thật sự trong sạch và vững mạnh cả về chính trị, về tổ chức kỷ luật, về trình độ nghiệp vụ và tư cách phẩm chất đạo đức đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.
Củng cố hội đồng nghĩa vụ quân sự của Huyện, xã và các Ban tuyển sinh quân sự, bán động viên…Tổ chức học tập quán triệt hơn nữa luật nghĩa vụ quân sự trong nội bộ và ngoài nhân dân, ngoài nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp, từng bước đưa phong trào đi lên vững chắc. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp chế xã hội chủ nghĩa và tuyển quân đảm bảo mọi công dân đến tuổi nghĩa vụ đều phải làm nghĩa vụ quân sự.
VI/ Về xây dựng Đảng:
a/ Công tác xây dựng Đảng:
Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho toàn Đảng bộ nhằm đủ sức lãnh đạo thắng lợi công cuộc cải tạo và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong những năm tới.
1/ Giáo dục chính trị và tư tưởng:
Nội dung cơ bản của công tác chính trị tư tưởng trong những năm tới là phải làm cho mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân nhận thức rõ và sâu sắc hơn tính chất phức tạp của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó cuộc đấu tranh quyết liệt “ai thắng ai” giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên phải có sự giác ngộ thật sự về lý tưởng cộng sản, lòng tự hào về truyền thống, ý chí quyết chiến quyết thắng và luôn luôn nâng cao cảnh giác cách mạng, biểu hiện bằng những hành động cụ thể trên vị trí công tác của mình được Đảng giao cho và góp phần tích cực vào việc hoàn thành công cuộc cải tạo và xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Kết hợp giáo dục tư tưởng, xây dựng quan điểm lập trường giai cấp với với giáo dục thời cuộc thường xuyên, nhằm giúp cho mỗi cán bộ đảng viên có nhận thức đúng đắn tình hình, nắm vững nhiệm vụ chính trị và bước đi của từng giai đoạn cách mạng để tránh tình trạng bi quan, dao động và đủ sức đấu tranh chống lại những nhận thức lệch lạc tiêu cực trong Đảng và ngoài xã hội, nhận thức rõ ta, bạn, thù, phải trái phân minh, đúng sai rõ ràng trong đấu tranh nội bộ. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh hoạt Đảng cũng như trong việc chấp hành luật pháp nhà nước, trong sạch vả giản dị trong cuộc sống, chống lại những cám dỗ của cuộc sống vật chất, những hiện tượng tiêu cực, biểu hiện tự tư, tự lợi của người tiểu tư hữu, quan liêu xa rời quần chúng.
2/ Về củng cố tổ chức
Nhanh chópng củng cố các Đảng bộ cơ sở đủ sức lãnh đạo các mặt công tác bằng cách kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những phần tử thóai hóa, biến chất, xây dựng tốt nề nếp và nội dung sinh hoạt, quản lý chặt chẽ đảng viên cả về tư tưởng, công tác và nếp sống…, nhằm làm cho đảng bộ thật sự trong sạch về phẩm chất, vững mạnh về truyền thống ý chí và hành động, phấn đấu hết năm 1983 không còn đảng viên yếu kém, một phần ba đảng bộ cơ sở được công nhận là đảng bộ trong sạch và vững mạnh để đến năm 1985 toàn Đảng bộ Huyện được công nhận là đảng bộ trong sạch và vững mạnh.
Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng chủ yếu trong lớp trẻ và trong các cơ sở sản xuất có chú trọng đến yêu cầu công tác lãnh đạo ở từng địa bàn, từng đơn vị, từng bộ phận. Phấn đấu trong năm 1983 số đảng viên mới kết nạp chiếm một phần ba đảng số của mỗi đơn vị cơ sở, xóa bỏ một phần tư ấp trắng, trường học trắng và tập đoàn trắng. Đến năm 1985 đổi mới cơ cấu đảng viên ở từng đảng bộ và xóa bỏ hoàn toàn ấp trắng, trường học trắng và tổ đội sản xuất trắng. Tiêu chuẩn xóa bỏ cơ sở trắng là cơ sở đó phải có tổ Đảng hay ít nhất có 01 đảng viên và hình thành tổ trung kiên.
Tăng cường công tác kiểm tra từ Huyện đến cơ sở, lấy việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng bộ, Nhà nước và việc hoàn thành kế hoạch làm nội dung chủ yếu.
Năm 1983 cần hoàn thành việc qui hoạch đào tạo cán bộ và đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ các loại bằng lực lượng trẻ, có vănhóa, có nghiệp vụ tạo điều kiện từ đây đến năm 1985 đổi mới một phần ba cán bộ chủ chốt ở xã lãnh đạo ban ngành cấp huyện bằng những cán bộ trẻ qua đào tạo và chủ yếu là người tại chỗ. Cần có chính sách cụ thể và vật chất tinh thần khuyến khích cán bộ nhân viên đi học văn hóa và chuyên môn.
3/ Về công tác cải tiến lãnh đạo:
Chấn chỉnh lại nội dung công tác, phương pháp lãnh đạo cải tiến về lề lối làm việc, tổ chức hệ thống thông tin đảm bảo cho việc lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng và kịp thời, khắc phục tình trạng quan liêu.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt thường kỳ của ban Thường vụ Huyện ủy và Ban chấp hành Đảng bộ Huyện nhằm tập trung thực sự được trí tuệ của tập thể lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối với mọi lĩnh vực công tác trong Huyện. Cần thực hiện thường xuyên thông báo tình hình Huyện theo định kỳ cho từng cấp ủy viên, phải tạo điều kiện cho mỗi cấp ủy viên Huyện thực hiện vai trò của mình trong lãnh đạo tập thể.
Củng cố Ban Ban Đảng và Văn Phòng đủ sức làm tham mưu thực hiện cho cấp ủy, cải tiến lề lối làm việc, lưu trữ thật khoa học.
b/ Tăng cường chính quyền:
Cần nhanh chóng kiện toàn hệ thống chính quyền từ huyện đến xã, cố gắng ổn định nhân sự, tích cực bồi dưỡng những cán bộ chủ chốt thông thạo nghiệp vụ, nắm vững chủ trương, chính sách và trình độ tổ chức công tác. Cải tiến lề lối làm việc và chấn chỉnh tác phong, nề nếp công tác của các cơ quan nghiêm túc, trật tự. Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm đạo đức và luật lệ. Phải làm cho hoạt động của các ngành phối hợp nhịp nhàng tạo nên một sức mạnh tác động một lực, một lúc, một chiều nhằm tăng hiệu lực của chính quyền.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoàn thành quyết định 26 của Thành ủy về thực hiện tổ chức cơ chế xã.
Chỉ đạo tổ chức tốt cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân khóa IV từ Huyện đến xã vào cuối năm 1983.
Cần phải phát huy đầy đủ chức năng pháp định của các cơ quan quyền lực dân cừ và các cơ quan chức năng cùng sự lãnh đạo của Đảng nhưng tránh làm cho họ mất chủ động, mất sáng kiến khi thực hiện nhiệm vụ.
Xiết chặt kỷ cương trong quản lý kinh tế và quản lý xã hội theokhẩu hiệu “Sống và làm việc theo pháp luật” và “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.
c/ Xây dựng phong trào cách mạng của quần chúng:
Năm 1983 phải tạo một bước chuyển biến lớn về công tác vận động quần chúng để đảm bảo phát động cho được các phong trào quần chúng tham gia đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm, làm ăn tập đoàn, tập thể, chăn nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật, làm tốt nghĩa vụ lương thực, nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ quân sự nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Huyện trên cơ sở đó phát triển lực lượng trong toàn bộ hệ thống chuyên chính vô sản.
Muốn vậy cần đổi mới việc lãnh đạo, chỉ đạo từ Huyện xuống xã và phương thức hoạt động của các đoàn thể.
Phải làm cho toàn Đảng bộ thấy rõ tầm quan trọng, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tính chất của công tác vận động quần chúng nói chung và từng đoàn thể, từng giai cấp nói riêng trong điều kiện Đảng nắm chính quyền, để từ đó mà có sự quan tâm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và đồng thời phải tôn trọng tạo điều kiện cho các đoàn thể thực hiện vai trò được qui định.
Bản thân các đoàn thể phải nhận thức thật đúng đắn và làm tròn chức năng chính trị của mình. Phải thoát ra khỏi khuynh hướng quan liêu, hành chính sự vụ, xa rời quần chúng hiện nay để lấy ấp và các tổ chức sản xuất tập thể của quần chúng làm địa bàn hoạt động. Cần lấy các trọng tâm công tác của Đảng bộ trong từng thời kỳ làm nội dung chủ yếu và kết hợp với kế hoạch công tác riêng của đoàn thể mình mà có phương thức tổ chức thực hiện một cách thích hợp.
Cần tự tạo uy tín của các đoàn thể bằng cách đi sâu vào quần chúng, chăm lo đến lợi ích thiết thân của họ, quan tâm đầy đủ đến việc bảo vệ có hiệu quả các quyền lợi chính đáng của đoàn viên và hội viên mình, có nội dung sinh hoạt phong phú, thiết thực để từ đó tập hợp giáo dục giác ngộ quần chúng thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đi đôi với việc xây dựng tốt nội dung và cải tiến phương thức hoạt động thích hợp cho từng giai cấp, từng giới và qua phong trào mà chấn chỉnh tổ chức, phát triển lực lượng, làm cho các đoàn thể quần chúng thật sự là lực lượng nồng cốt, thực hiện tích cực các nhiệm vụ mà Đảng bộ đã vạch ra.
V/ TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần này, chúng ta phải làm tốt những việc chủ yếu sau đây:
1/ Phải quán triệt một cách sâu sắc trong toàn Đảng và toàn dân trong Huyện tinh thần và nội dung nghị quyết để biến quyết tâm thành hành động cách mạng cụ thể, thực hiện cho bằng được những nhiệm vụ mục tiêu phương hướng đã đề ra. Trên cơ sở kết hợp quán triệt thật sâu sắc các nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V, Nghị quyết số 01 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 03 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các chỉ thị, nghị quyết khác của Chính phủ, của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Thành phố. Các ngành, các tổ chức cơ sở Đảng trong Huyện phải có kế hoạch và chương trình hành động thật cụ thể, phát động một phong trào quần chúng thi đua thực hiện nghị quyết một cách sôi nổi, liên tục và rộng khắp.
2/ Nâng cao trách nhiệm và vai trò tính chiến đấu của Đảng bộ cơ sở và của từng đảng viên trong việc tổ chức chỉ đạo triển khai việc thực hiện nghị quyết, kết hợp với tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nghị quyết và cúac chỉ tiêu kế hoạch bằng bước kiểm tra triển khai nghị quyết kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết và kiểm tra việc hoàn thành hay không hoàn thành nghị quyết. Khắc phục tình trạng buông trôi khi tổng kết mới biết nghị quyết có được thực hiện hay không.
3/ Trong chỉ đạo tổ chức thực hiện phải gắn chặt việc thực hiện nghị quyết của Đảng với việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước, coi các chỉ tiêu kế hoạch là cương lĩnh thứ hai của Đảng. Chú trọng xây dựng và nhân ra các điển hình tiên tiến, với sự hợp đồng tác chiến đồng bộ giữa các ngành cấp Huyện, lấy xã làm mục tiêu chỉ đạo đối với các ngành của Huyện, chỉ đạo, lãnh đạo các cơ sở để giải quyết tháo gỡ kịp thời những vướng mắc tại chỗ. Tổ chức sơ kết, tổng kết để kiểm điểm rút kinh nghiệm nhân ra kịp thời các điển hình tiên tiến và loại bỏ các cuộc họp không cần thiết. Có nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo sâu sát cụ thể những công tác trọng tâm của Huyện.
4/ Chú trọng giáo dục chính trị với chăm lo đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, thực hiện kết hợp một cách đúng đắn giữa ba lợi ích: Nhà nước, tập thể và gia đình. Tăng cường cải tạo với tích cực xây dựng, lấy xây dựng làm mục đích để thúc đẩy kinh tế tập thể và cá thể đi vào quỹ đạo có chính sách liên doanh, hợp doanh hợp lý để thúc đẩy và động viên nguồn vốn của tư nhân cho xây dựng và phát triển sản xuất. Lấy phương chăm tự lực là chính, đồng thời phải hết sức tranh thủ sự chi viện của nhà nước và sự giúp đỡ của các ngành, của Thành phố và của các địa phương bạn. Thực hiện sự liên doanh với các ngành của Thành phố và các địa phương bạn để đầu tư chiều sâu cho sản xuất, tích cực thực hiện phương chăm Nhà nước và nhân dân cùng làm và tăngc ường tiết kiệm.
X
XX
Ba năm qua mặc dù còn nhiều thiếu sót và hạn chế về trình độ, năng lực lãnh đạo và tổ chức công tác, Đảng bộ nói chung đã đưa các mặt của Huyện tiến lên. Đặc biệt đã đưa sản xuất tiến lên, năm sau cao hơn năm trước. Đời sống của nhân dân và thợ thủ công đã ổn định và có phần được cải thiện hơn trước. Tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Huyện. Đảng bộ vừa là trách nhiệm của toàn Đảng bộ đối với nhân dân trong Huyện, vừa là nhiệm vụ để góp phần thực hiệ thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V và các nghị quyết của Thành ủy.
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH CHÁNH