(Do đ/c LÊ PHƯƠNG – Bí thư Huyện uỷ trình bày)
Hai năm qua 1986 – 1988, dưới ánh sáng NQ Đại hội 6 của Đảng, các NQ tiếp theo của Trung ương và Thành phố. Với tình thần đổi mới tích cực, chúng ta đã tạo được sự chuyển động ban đầu trên các lĩnh vực, mở ra hướng mới đúng đắn cho nhiệm kỳ 1989-1990.
Song, khó khăn còn nhiều, về khách quan là hậu quả sai lầm về giá, lương, tiền của những năm trước đấn nay vẫn còn ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Một số khuyết điểm khác diễn biến phức tạp. Trong nội bộ cán bộ, đảng viên nhận thức nhiều vấn đề mới chưa thồng nhất, giữa bảo thủ trì trệ và đổi mới còn giằng co gay gắt.
PHẦN I
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NQĐH 4 CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH CHÁNH (1986-1988)
I) SỰ LÃNH ĐÃO CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI – ANQP:
A) VỀ KINH TẾ:
Đảng bộ đã tiếp thu được những quan điểm mới, nhất là về kinh tế. BCH có NQ 02 bổ sung 10 chương trình mục tiêu, trong đó có 3 chương cụ thể đi sâu vào nhiệm vụ kinh tế nóng bỏng của Huyện như xây dựng vùng lúc suất sao, vùng mía, vùng rau, cây công nghiệp xuất khều, kinh tế gia đình, thế mạnh hàng đầu … có những chuyên đề đã đi vào thực hiện đạt những kết quả nhất định.
a) Đối với nông nghiệp:
Thực hiện những chỉ tiêu chủ yếu trong 2 năm 1986-1988:
- Cây lúa: Sản lượng lương thực 1987: 66.780 tấn/ 76.000 tấn = 87 %.
- Cây đậu phọng: diện tích 1987: 705/1.500 ha = 47 %
- Cây mía: diện tích 1986-1987: 1.500/1.600 ha = 98.6 %
- Con heo: 1987: 23.9 3/26.000 con = 92 %
1988: 23.484/26.000 con = 90.3 %
- Lương thực bình quân đầu người = 340/350 kg thóc/ năm.
Chúng ta có nhiều cố gắng đối với nông nghiệp như: như đầu tư cây mía, cây đậu phọng, bằng ứng vật tư và giảm thuế, tập turng giải quyết phân bón cho cây lúa hè thu năm 1987 vượt qua khó khăn, chăm lo công trình thủy lợi, trực tiếp xử lý những trục trặc của trạm bơm vĩnh Lộc, mở rộng lưới điện, xoay sở để giải quyết yêu cầu phân rác.
Nhưng những chỉ tiêu chủ yếu đều không đạt là do những nhuyên nhân:
- Việc đề ra các chỉ tiêu thiếu cơ sở khoa học, xuất phát từ nhận thức chủ quan, mức ấn định cao, vượt qua khả năng thực tế.
- Do thời tiết không thuận lợi, diện tích, năng suất, sản lượng đều giảm như: Vụ hè thu 1986-1987: 5.481/5.500 ha, Nhưng sang 1987-1988: 4.144/5.500 ha do nắng hạn diện tích mất trắng đáng kể, phần còn lại năng suất kém.
- Nông nghiệp chúng ta còn phụ thuộc lớn vào thiên nhiên, nguồn nước không chủ động, năng lực bản thân của Huyện chưa khắc phục được, đây là vấn đề, kho khăn còn dài.
- Phần trách nhiệm lãnh đạo là chưa kịp thời tháo gỡ có hiệu quả những khó khăn vướng mắc cụ thể như: Nước cho cây đậu phọng, phân rác cho cách Bắc, điện cho vùng rau . . . chỉ đạo chưa thật sâu sát, chưa đưa mạnh KHKT vào nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng cây trồng, vật nuôi chậm, hiệu quả chưa được nâng lên.
- Huyện đã chủ trương cung ứng vật tư theo phương thức mua bán, xóa bao cấp, tình hình đã trở nên bình thường, không còn căng thẳng như trước. Nhưng một bộ phận nông dân nghèo, gặp khó khăn vay ngân hàng lãi suất cao với thời gian khống chế không phù hợp với qui trình cây lúa.
- Thực hiện cơ chế khoán mới đến từng hộ nông dân, tinh giảm bộ máy họat động quản lý TĐ, HTX gọn nhẹ, chuyển sang chức năng hoạt động DV kỷ thuật, bỏ một số quỹ, đã tạo được động lực mới trong sản xuất. Nhưng Ban quản lý TĐ, HYX không được kiện tòan củng cố, tình hình chung hiện nay chỉ còn là hình thức.
Từ khi tiếp thu NQ 10 của Trung ương, NQ 07 của Thành ủy, chúng ta chủ trương phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, không bắt buộc mà để cho nông dân tự chọn cây trồng, vật nuôi, khuyến khích kinh tế giồng, kinh tế vườn, khuyến khích hợp tác mở mang ngành nghề ở nông thôn.
Thực hiện chủ trương trên, tuy chưa mạnh nhưng nhìn chung tình hình ở các xã đang chuyển động theo hướng tích cực và có hiệu quả ( như lên giồng trồng các lọai củ, các lọai rau đậu, mô hình cây lúa, cây dừa và con tôm, nuôi gà công nghiệp qui mô gia đình, xay xát chế biến vừa và nhỏ ở xã, ấp …) một bộ phận nông dân có vốn, có lao động và kinh nghiệm sản xuất, tạo được thu nhập tổng hợp, đời sống được cải thiện khá lên.
Việc tranh chấp ruộng đất trong nông dân diễn ra gay gắt phức tạp. Huyện kịp thời có chỉ thị 39 cùng với thông tri 36 của Thành ủy và chỉ thị 47/TW đã tích cực giải quyết được 63.54% đơn khiếu nại và thu hồi 52.16% diện tích trả lại cho những hộ trắng tay đạt được kết quả bước đầu. Chúng ta đã tập trung cao từng Huyện đến xã, ấp, từ Ban thường vụ, BCH và huy động một số đông cán bộ các ngành luôn bám sát tình hình và trực tiếp giải quyết.
Chúng ta chủ trương: kiên trì giáo dục vận động thuyết phục dựa vào quần chúng là đúng, nhưng một số trường hợp bất chấp pháp luật và có những hành vi xâm phạm, chúng ta chưa thật kiên quyết còn lúng túng trong xử lý, một số vụ điển hình day dưa kéo dài có ảnh hưởng đến tình hình chung.
Tranh chấp ruộng đất dẫn đến tình hình mất đoàn kết trong nội bộ nông dân, ngay trong họ hàng thân thuộc cũng đã xay ra xô xát. Đến nay tồn tại còn phúc tạp, chúng ta cần hết sức bình tĩnh rút kinh nghiệm và tiếp tục giải quyết đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tế của địa phương.
b) Đối với CN – TTCN và XDCB:
Hai năm qua tốc độ phát triển nhanh hơn, đến nay toàn huyện có 1099 cơ sở với số lao động trên 6000 người, đạt 389 triệu đồng tổng giá trị sản lượng hàng hóa, bằng 101% kế họach. Công nghiệp – TTCN đã chuyển hướng một bước gắn với sản xuất nông nghiệp như: xí nghiệp chế biến đường trên vùng cây nguyên liệu, xay xát vừa và nhỏ nông thôn … một số ngành mở rộng như: sửa chữa ôtô, chế biến lương thực, nhưng một số ngành khác lại hạn chế thu hẹp như: xà phòng, may mặc.
Nguyên nhân quan trọng là do trình độ, trang bị kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không cạnh tranh kịp thời với thị trường. Khuyết điểm của chúng ta là để cho sự phát triển tự phát, chưa có quy hoạch, thiếu sự hướng dẫn và quản lý chặt chẽ của Nhà nước, chưa mở rộng được liên doanh – liên kết để tăng vốn đầu tư và khai thác thị trường tiêu thụ.
- Về xây dựng cơ bản: Trong nhiệm kỳ này chúng ta có mở ra thêm được một số ngành như sản xuất VLXD: gạch các loại, vôi xi măng, đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế khá. Trong XDCB tập trung được vốn và dứt điểm từng công trình, không kéo dài như trước, chất lượng có tiến bộ.
Vấn đề mới trong XDCB mà chúng ta đã khai thác có hiệu quả là huy động được vốn từ nhiều nguồn như: ngân sách Nhà nước ( cho trường học và cầu đường nông thôn), vốn tập thể ( cho nghĩa trang liệt sĩ, đường An Dương Vương) và vốn trong dân ( Chợ Bình Chánh).
Trong XDCB chúng ta đầu tư nhiều cho các công trình phục vụ sản xuất vật chất.
c) Trong lãnh vực dịch vụ, thương nghiệp và các ngành kinh tế tổng hợp:
Thương nghiệp XHCN đã chuyển hướng bán buôn, mở rộng cho tư nhân làm đại lý và bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Các ngành đã chuyển mạnh sang kinh doanh tổng hợp, thực hiện hạch toán và giao khoán, đồng thời mở ra phương thức vừa thường nghiệp vừa sản xuất như: Chế biến lông vũ của Công ty Xuất khẩu, XN may mặc, XN nước mắm của Công ty Thương nghiệp HTX.
Chuẩn bị triển khai những trung tâm kinh tế tổng hợp trên các khu vực: Bãi xe vận tải, chợ Bình Chánh, tân túc, Qui Đức, Cầu Xáng …
Hoạt động cung ứng xuất nhập khẩu phát triển khá, tăng 16% hàng năm và đạt kế họach Nhà nước.
Mặt yếu kém: Hệ thống thương nghiệp quốc doanh chưa thể hiện được vai trò chủ đạo, bộ máy còn nặng nề, cồng kềnh, họat động chồng chéo, trùng lắp, hiệu quả thấp. Dịch vụ là ngành kinh tế rất đa dạng, phong phú nhưng tổ chức bộ máy cũng như cán bộ chưa tương ứng với yêu cầu nhệm vụ, năng lực và hiệu quả hạn chế tình trạng kéo dài chậm được chấn chỉnh củng cố.
Các ngành kinh tế tổng hợp như: kế hoạch, tài chánh thuế, ngân hàng có cố gắng hướng vào việc tháo gỡ khó khăn như: Phân cấp cho cơ sở và xây dựng kế họach từ cơ sở. Phấn đấu để cân đối ngân sách Huyện và phân cấp ngân sách xã ( đến nay có 9/20 xã tự cân đối được ngân sách), sự nỗ lực của các ngành đáp ứng được một phần cho yêu cầu chung và cũng đã bắt đầu trở bộ theo hướng mới.
Mặt yếu: Là các ngành chưa phát huy tích cực chức năng tham mưu, chưa có tác động thúc đẩy mạnh đối với sản xuất và đời sống.
Nhìn chung về mặt kinh tế, Đảng bộ chưa đánh giá đúng và khia thác hết thế mạnh, tiềm năng của Huyện. Nhưng khi nhận thức được rõ hơn, thời cơ thuận lợi đã mở ra thì chỉ đạo triển khai một số chương trình còn chậm. Chúng ta chủ trương giải phóng mọi năng lực sản xuất, nhưng chưa có biện pháp cụ thể, nên chưa huy động được mạnh mẽ tiềm lực trong dân, trong khi cho phép các thành phần kinh tế bung ra nhưng quản lý nhà nước không chặt, không kiểm soát được làm thị trường xã hội rối ren, thất thu lớn. Mặt khác kinh tế quốc doanh đang đứng trước nhiều khó khăn, bởi sự cạnh tranh rất năng động của kinh tế tư nhân, tình hình đó Huyện ủy và UBND chưa quan tâm đúng mức để có biện pháp tích cực bảo đảm sự tồn tại, phát triển và vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh.
B)VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, VĂN HÓA – XÃ HỘI:
- Về lương thực chỉ tiêu đạt thấp, đời sống đại bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn, nhiều nơi thiếu ăn lúc giáp hạt. Về nước uống đã khoan được 60 giếng của Unicef nhưng độ sâu hạn chế (130m) chất lượng nước kém, hiệu quả sử dụng thấp.
Công tác giáo dục có chú ý đến việc nâng cao chất lượmh dạy và học, đầu tư xây dựng sữa chữa trường lớp, cơ bản đã giải phóng ca ba, cố gắng thực hiện chế độ lương mới cho giáo viên.
Về y tế: Xây dựng chương trình 5 dứt điểm và triển khai 10 nội dung của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, mức tăng dân số đạt 1.94%.
Về công tác xã hội: Tập trung trước hết là lao động và việc làm ( đã giải quyết được việc làm cho 2200 lao động). Thực hiện trợ cấp cho các gia đình chính sách, CB thương binh, hưu trí, giáo viên, xây dựng được nghĩa trang liệt sĩ huyện và 39 ngôi nhà tình nghĩa.
- Đánh giá chung thì tồn tại còn lớn, khả năng thực tế không tương ứng với yêu cầu, chất lượng giáo dục giảm sút đáng kể. Đời sống văn hóa ở nông thôn còn nghèo nàn, còn khoảng cách lớn giữa khu vực đô thị với các xã ( nhất là các vùng sâu). Tệ nạn xã hội phát triển, nhiều giá trị đạo dức tinh thần trong thanh niên, học sinh sa sút. Cơ sở vật chất và phương tiện cho các hoạt động trên lĩnh vực này rất thiếu kém.
C) TRÊN MẶT TRẬN AN NINH QUỐC PHÒNG VÀ PHÁP CHẾ XHCN:
- Ban chấp hành đã ra NQ 03 triển khai xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đạt được 1 số kết quả như: Tổ chức dân quân tự vệ và xây dựng lực lượng dự bị quản lý và huấn luyện cho lực lượng nòng cốt, hoàn chỉnh từng bước kế hoạch tác chiến, phòng thủ, thực hiện tốt chỉ tiêu NVQS.
Về trật tự an ninh có cố gắn tập trung từng đợt làm chuyển hóa 1 mức các địa bàn trọng điểm, phá được 1 số băng nhóm và xử lý được nhiều vụ việc cụ thể.
Một trong những khuyết điểm lớn của Đảng bộ vừa qua là trận địa an ninh trật tự bị buông lỏng.
- Chưa xây dựng được phong trào quần chúng ở cơ sở làm nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Lực lượng công an chưa thể hiện rõ là công cụ chuyên chính, sắc bén trong trận địa này. Khối nội chính chưa thống nhất đồng bộ, không kịp thời sử lý các vụ việc có tính chất cấp bách và nghiêm trọng, đúng pháp luật. Chấp hành chính sách hậu phương quân đội tuy có cố gắng nhưng cũng còn nhiều thiếu sót.
II) SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG VÀ CỦNG CỐ NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN:
A) TRONG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG:
Các đòan thể và mặt trận đã có cố gắng, qua các phong trào có những mô hình tốt xuất hiện như: nông dân sản xuất giỏi, phụ nữ làm kinh tế gia đình, công tác xã hội, các công trình thanh niên xung kích, công đoàn tham gia quản lý xí nghiệp … không khí dân chủ hóa, công khai hóa trong cán bộ, đaảg viên và quần chúng được cở mở.
Tuy nhiên đoàn thể, mặt trận hiện nay còn lúng túng trong việc đổi mới nội dung và phương thức họat động. Chưa bám sát, gắn chặt chặt với nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ như: Kinh tế, đời sống, ruộng đất, an ninh quốc phòng … tổ chức đoàn thể yếu, nhất là ở cơ sở xã, ấp gần như không còn hội họp sinh hoạt của đòan viên, hội viên. Các cấp ủy chưa quan tâm đúng mức để tập trung lãnh đạo công tác quần chúng. Huyện ủy chưa có phân công đồng chí Thường vụ chuyên trách khối vận suốt cả nhiệm kỳ (đồng chí Phó Bí thư thường trực kiêm nhiệm).
B) KIỆN TÒAN VÀ NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
Đã cũng cố 1 bước bộ máy ủy ban từ Huyện đến cơ sở, ngày càng phân biệt rõ hơn sự quản lý của nhà nước và vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng, với chức năng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị cơ sở. Các đơn vị kinh tế đã chuyển mạnh sang hạch tóan, xóa bao cấp, thực hiện tinh giảm biên chế gọn nhẹ ( khối cơ quan giảm 40%). Triển khai xây dựng cơ chế tổ chức theo QĐ 26/TU ( sắp xếp mô hình 5 khối, giảm bình quân 19%). Nhận thức rõ hơn vai trò quyền lực của HĐND, trong sinh hoạt và hoạt động dân chủ có tiến bộ.
Vấn đề còn tồn tại là bộ máy quản lý nhà nước nói chung còn nặng nề, phong cách chưa thật đổi mới chậm cụ thể hóa các NQ của Đảng, chưa thể hiện rõ chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế xã hội bằng pháp luật. HĐND nhiều nơi còn hình thức, các đại biểu chưa có vai trò rõ ràng, UBND nhiều xã không đủ sức điều hành công việc.
III) XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG VÀ TỔ CHỨC:
A) CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG:
Đã tranh thủ thời gian tổ chức các đợt sinh họat chính trị, tập trung nghiên cứu học tập quán triệt các NQ của Trung ương và Thành phố, xây dựng được NQ chuyên đề về công tác tư tưởng, kiện toàn củng cố các lực lượng làm công tác tư tưởng như: Ban Tuyên giáo, Trung tâm giáo dục chính trị, lực lượng thông tin đại chúng (văn hóa, văn nghệ, báo, đài). Đảng bộ cũng đã quan tâm công tác giáo dục truyền thống, đã biên soạn xong sơ thảo lịch sử Đaảg của Huyện và 3 xã, tham gia chỉ đạo xây dựng 2 công trình bia tượng lịch sử là Tân Tạo và Láng Le.
Về hạn chế trong công tác tư tưởng, hoạt động giáo dục chưa đi vào chiều sâu, chưa quán triệt đầy đủ các NQ quan trọng của Đảng tận các đối tượng. Nhiều khía cạnh tư tưởng diễn biến phức tạp, chưa kịp thời giải đáp củng cố. Những nhận thức lệch lạc mơ hồ, hoài nghi, thiếu lòng tin vào CNXH, bi quan giảm sút ý chí những hiện tượng tiêu cực nhiều, vẫn đang còn là vấn đề phổ biến. Công tác tư tưởng của chúng ta ở thế chống đỡ, đối phó, chưa chủ động tấn công sắc bén. Trong lãnh đạo thiếu sự quan tâm đầy đủ, nhiều cấp ủy còn buông lơi công tác tư tưởng.
B) CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ:
Về tổ chức Đảng, phát triển thêm 3 cơ sở ( hiện có 73 tổ chức cơ sở Đảng). tăng 2 Đảng bộ ( hiện có 12) tăng 277 đảng viên (hiện có 1 359 đảng viên). Khối xã 779 đảng viên chiếm 57%. Trong nhiệm kỳ 4 phát triển 200 đảng viên mới, đạt 70% Nghị quyết.
Thực hiện quan điểm mới về cán bộ, đã mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ vào các cương vị khác nhau ở các ngành, củng cố 1 số đơn vị yếu kém, tăng cường cán bộ cho cơ sở ( xã). Nhìn chung việc sắp xếp cán bộ đáp ứng được yêu cầu trước mặt, trong nhiệm kỳ đã đào tạo và bồi dưỡng được gần 2 000 cán bộ, đảng viên bằng các hình thức tập trung và tại chức.
Đợt phân loại đảng viên năm 1988 đã giúp cho Đảng bộ đánh giá đúng chất hơn tình hình cơ sở ( kết quả qua phân lọai 42.7% đảng viên loại tốt, 48.6% loại khá, 9 loại kém). Qua phân loại chất lượng Đảng viên và Đại hội Đaảg cơ sở đã tạo được 1 bước chuyển biến về năng lực của cấp ủy và vai trò của đảng viên.
Về mặt hạn chế là cho đến nay tổ chức cơ sở Đảng, năng lực lãnh đạo toàn diện của cấp ủy chưa tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Chưa xây dựng được quy hoạch cán bộ, chất lượng đào tạo bồi dưỡng thấp, đội ngũ cán bộ chưa mạnh. Về đoàn kết nội bộ cơ bản là tốt nhưng ở từng cơ sở, từng đơn vị có hiện tượng chưa thống nhất cao về nhận thức quan điểm, quan hệ lề lối, có nơi mất đoàn kết nghiêm trọng như Bình Trị Đông ( trong một bộ phận đảng viên).
IV) NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
A) NGUYÊN NHÂN:
Trên cơ sở đánh giá sự lãnh đạo chung của Đảng bộ nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta rút ra các nguyên nhân, ưu, khuyết điểm như sau:
1) Nguyên nhân ưu điểm:
- Đảng bộ đã kịp thời nhận thức được tinh thần đổi mới của các Nghị quyết của TW và Thành phố. Đánh giá đúng tình hình thực tế, bước đầu khai thác được tiềm năng và thế mạnh của địa phương, mở rộng quyền tự chủ sản xuất – kinh doanh đối với các thành phần kinh tế. Lãnh đạo có trọng tâm, có nhiều chủ trương đúng và chương trình công tác cụ thể, quyết tâm tháo gở khó khăn, vướng mắc, chủ động tập trung thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế.
- Quan tâm chăm lo tăng cường sức chiến đấu của Đảng bộ, chú trọng công tác tư tưởng và tổ chức, qua Đại hội Đảng cơ sở, trình độ năng lực của cấp ủy, trách nhiệm của đảng viên được nâng lên. Đội ngũ cán bộ được rèn luyện trong thực tiễn và qua đào tạo các trường lớp đã bổ sung cho nhau cùng đi lên hoàn thành nhiệm vụ.
- Nhận thức quan điểm lấy dân làm gốc ngày càng rõ hơn, thực hiện dân chủ công khai trong hoạt động của Đảng. Nhà nước và đoàn thể tạo được không khí cở mở, khơi dậy được sức mạnh tinh thần trong Đảng và torng nhân dân.
2) Nguyên nhân khuyết điểm:
- Đảng bộ chưa nhận thức đầy đủ tính phức tạp và khó khăn của sự đổi mới. Quan điểm tư tưởng từng lúc thể hiện chủ quan, giản đơn hoặc bi quan giao động trước những khó khăn kéo dài, giữa thực trạng còn trì trệ của bao cấp quan liêu và những đổi mới chưa đồng bộ.
- Đội ngũ cán bộ chưa tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Sự yếu kém bộc lộ cả 2 mặt: độ vững vàng về chính trị, ý chí tiến công cách mạng cũng như trình độ kiến thức và năng lực tổ chức thực hiện.
- Năng lực lãnh đạo của Đảng bộ và của BCH chưa vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ chính trị, các tổ chức cơ sở Đảng, vai trò đảng viên có nâng lên nhưng chưa đủ sức làm hạt nhân lãnh đạo nhiệm vụ kinh tế, xã hội trong tình hình mới. Phong cách làm việc của cấp ủy Đảng,chính quyền đòan thể chưa thật đổi mới còn mang nặng tính hành chánh quan liêu giấy tờ.
B) NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1) Trước hết là bài học về đoàn kết nội bộ. Nhìn lại hơn 2 năm của nhiệm kỳ 4, vui mừng thấy rằng nội bộ chúng ta đã giữ gìn được sự đoàn kết nhất trí tốt hơn,so với nhiệm kỳ trước là 1 tiến bộ rõ.
Ngay trong Ban Chấp hành mà đặt biệt là Ban Thường vụ đã thể hiện được sự đòan kết nhất trí. Mặc dù trình độ không đều, nhận thức những vấn đề cụ thể có khác nhau, nhưng đều được đặt ra bàb bạc tranh luận thẳng thắn đi đến thống nhất và cùng chịu trách nhiệm. Mối quan hệ giữa Bí thư với Chủ tịch giữa TTHU và TTUB chặt chẽ hơn. Đoàn kết nhất trí trong Ban Thường vụ tạo được sự đoàn kết tốt hơn trong BCH và từ Ban Chấp hành là hạt nhân đề kiện toàn củng cố sự đoàn kết thống nhất rộng ra đến các ngành và cơ sở.
Giữgìn sự đoàn kết là trách nhiệm chung, nhưng trước hết và rất quang trọng là ở người cán bộ lãnh đạo. Bất cứ 1 đơn vị lớn, nhỏ, người cán bộ phụ trách phải là trung tâm của sự đoàn kết. Cá bộ chúng ta cần phải chú ý rèn luyện nghiêm túc vấn đề nầy.
2) Khai thác và huy động sức mạnh tổng hợp. Đây là biện pháp có tính khoa học trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Vụ hè thu 1986-1987 phân bón cho sản xuất đứng trước khó khăn gần như bế tắc và nhu cầu của đồng ruộng là cấp bách.
Chúng ta đặt vấn đề Ban Thường vụ bàn, ra BCH bàn tiếp và trình ra HĐND, được sự đồng tình cao. Chúng ta huy động các ngành đặc biệt là các công ty thương nghiệp trực tiếp cùng lo và kết quả là ta đã vượt qua khó khăn đáp ứng kịp thời cho sản xuất.
Một việc khác là Chợ Bình Chánh được xây dựng bằng một nguồn vốn lớn hoàn toàn huy động trong dân. Tổ chức khai thác và tập trung sức mạnh từ nhiều nguồn để thực hiện ý định, chúng ta đã có những việc làm tốt đang được cổ vũ và nhân lên, cách làm đó là hướng mở ra trong hoạt động kinh tế và trên tất cả các lĩnh vực khác ở địa phương, đơn vị đều có thể vận dụng thực hiện.
Song ngược lại như: Tình hình trật tự an ninh diễn biến phức tạp và ngày càng xấu hơn, chúng ta có đặt vấn đề nhưng thật sự lực lượng chưa được tập trung, gần như chỉ có công an là lực lượng phải chịu đựng cầm chừng. Rõ ràng tình hình chưa có sự chuyển biến đáng kể.
Việc này đã và sẽ tiếp tục tác động xấu, đe dọa đến mọi người và mọi nhà. Chúng ta cần phải nhận thức lại giải quyết tình hình nóng bỏng hiện nay là trách nhiệm của hệ thống chuyên chính vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của nhà nước.
Tất cả các ngành, các cấp phải hiệp lực thực sự tạo thành sức mạnh tổng hợp, đấu tranh kiên quyết để khôi phục lại trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của chúng ta.
3) Vấn đề nắm vững trọng tâm và bám sát cơ sở:
Cơ sở ở đây muốn nói là xã, ấp, nơi diễn ra hằng ngày vô số những mâu thuẫn trong sản xuất và đời sống, trong các mối quan hệ xã hội, nơi mà chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước được thực thi.
Vừa qua việc tranh chấp ruộng đất diễn ra rất phức tạp và kéo dài ngày ở cơ sở, ảnh hưởng đến sản xuất và đoàn kết nông thôn. Chúng ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm đã tập trung lực lượng Đảng, chính quyền, đoàn thể gồm những cán bộ chủ chốt, bám sát cơ sở liên tục, thường xuyên, trực tiếp, cùng với xã, ấp giải quyết tại chỗ, kịp thời và đạt được kết quả nhất định. Đánh giá tổng quát là chúng ta giữ được tình hình và giành được thắng lợi quan trọng. Nếu như chúng ta nhẹ tay không tập trung cao và không trực tiếp sát cơ sở, thì phần còn lại chắc không phải là ở mức như hiện nay.
Chúng ta nhận thức việc tranh chấp ruộng đất hiện còn phức tạp, gay rắt rối ren, có 1 số vụ việc điển hình nghiêm trọng. Song chúng ta bình tĩnh, tiếp tục bám sát cơ sở hiệp lực mạnh với xã, ấp, phát động quần chúng đấu tranh bảo vệ chân lý. đồng thời nắm chắc cụ thể, xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm luật pháp, kiên quyết ổn định tình hình.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trước mắt của toàn Đảng bộ chúng ta.
PHẦN HAI
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN BÌNH CHÁNH NHIỆM KỲ V (1989-1990)
Nhiệm kỳ Đại hội V đặt ra trước Đảng bộ và nhân dân Huyện Bình Chánh những nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi khẩn trương và kiên quyết. trong hai năm tới chúng ta có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1) Về thuận lợi:
- Những quan điểm đổi mới của Nghị quyết Đại hội 6 và các NQ tiếp theo của Trung ương sẽ được tiếp tục làm rõ thêm bằng chủ trương chính sách của nhà nước theo hướng càng mở rộng ra đồng bộ hơn, thúc đẩy sự phát triển mạnh tình hình kinh tế xã hội của cả nước và thành phố.
- Từ những thực tiễn đã qua và trước sự chuyển động nhanh theo xu thế chung, làm cho chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn về vị trí tiềm năng và thế mạnh của chính mình, chỉ ra khả năng tổ chức khai thác và phát huy để đi lên là thực tế.
Trên các lĩnh vực chúng ta đã có nhiều nhân tố mới xuất hiện bằng những mô hình năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả tốt ( quốc doanh, tập thể và tư nhân).
- Được rèn luyện trong thực tiễn, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của chúng ta về phẩm chất và năng lực được nâng lên, nhất trí với chủ trương đổi mới, có khả năng phấn đấu thực hiện được nhiệm vụ đề ra.
2) Về khó khăn:
- Cơ chế chính sách chung đổi mới còn chậm, chưa đồng bộ, còn tồn tại nhiều vấn đề bất hợp lý, cản trở sản xuất và lưu thông như: Tiền mặt, giá cả, lãi suất v.v…
- Nhận thức, quan điểm nhiều vấn đề mới còn có sự khác nhau giữa nề nếp cũ bao cấp với xóa bao cấp trên các lĩnh vực.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như cấu trức hạ tầng trên địa bàn Huyện còn quá hạn chế ảnh hưởng lớn đến sản xuất lưu thông trước mắt cũng như yêu cầu phát triển của những năm sắp tới.
Bộ máy tổ chức từ lãnh đạo, quản lý hành chính sự nghiệp cho sản xuất kinh doanh từ Huyện đến cơ sở còn nặng nề, cồng kềnh, số lượng đông nhưng chất lượng thấp, chức năng trùng lắp, tiềm năng phân tán, hiệu quả kém.
4. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG:
Từ nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, tiềm năng và thế mạnh của Huyện Bình Chánh là đất đai và lao động. Chúng ta có 3 vùng sinh thái ưu đãi thích hợp cới sự phát triển của từng loại cây con và trên 70% dân số sống bằng nông nghiệp.
Đồng thời Bình Chánh là địa bàn đầu cầu quan trọng nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với các Tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa.
Trên địa bàn Bình Chánh có bến xe Miền Tây và đang triển khai xây dựng bãi xe vận tải An Lạc, có khu công nghiệp Tân Túc, có cảng sông Chợ Đệm, Phú Định, Qui Đức v.v… và ở bãi xe, cảng sông sẽ hình thành gắn liền một hệ thống dịch vụ - thương nghiệp rất đa dạng: Sửa chữa bảo hành xe máy và tàu thuyền các lọai, kho tàng, nhà trọ, ăn uống, mua báo trao đổi, sinh họat văn hóa, giải trí …
Mặc khác bởi sức ép về mật độ của nội thành, xu thế bung ra ngày càng mạnh của các nhà sản xuất để có mặt hàng phát triển quy mô, đồng thời chủ trương của thành phố là một số ngành công nghiệp bắt buộc phải chuyển ra ngoại thành. Tình hình đó chúng ta cần phải chủ động, chuẩn bị để đón tiếp.
Quan điểm mới về kinh tế mở ra ngày càng thoáng và đồng bộ, khuyến phát triển các thành phần liên doanh, liên kết trong nước, ngoài nước, lưu thông hàng hóa thông suốt, tác động thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế quy mô ngày càng lớn.
Xuất phát từ sự phân tích đánh giá trên, nhiệm vụ kinh tế chủ yếu của chúng ta trong nhiệm kỳ V được xác định là: Nông nghiệp - Dịch vụ - Thương nghiệp – công nghiệp (TTCN) Xuất khẩu.
Trong đó, Dịch vụ - thương nghiệp đang là thời cơ, cần phải triển khai khẩn trương và kiên quyết.
PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG CỦA NHIỆM KỲ 1989-1990:
1) Tập trung khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh, ra sức huy động năng lực tổng hợp của các thành phần kinh tế mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết phấn đấu làm chuyển biến cơ bản tình hình kinh tế xã hội, trên cơ sở đó cải thiện và ổn định đời sống của nhân dân.
2) Đẩy mạnh xây dựng quốc phòng toàn dân, bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội. Giáo dục tinh thần “ Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ.
3) Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, kiện toàn củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý điều hành thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh công khai, dân chủ, khơi dậy mạnh mẽ tiềm lực vật chất, tinh thần trong quần chúng.
B) NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH:
1. NÔNG NGHIỆP:
Những mục tiêu lớn:
- Đến năm 1990 phấn đấu thực hiện tổng sản lượng lương thực 69 000 tấn, tăng diện tích hè thu đạt 5500 ha.
- Trên vùng đất cánh Bắc phấn đấu đến 1990 đạt khoảng 2 700ha rau màu các lọai và 600 ha đậu phọng.
Chủ trương đẩy mạnh sản xuất hàng hóa theo hướng chuyển dần diện tích lúa năng suất thấp thành vành đai thực phẩm cung cấp cho thành phố và xuất khẩu.
- Khuyến khích kinh tế giồng, kinh tế vườn, nhân rộng mô hình cây lúa, cây dừa và con tôm ở cánh Nam, nuôi trồng đa dạng, để cho nông dân tự chọn, xác định hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản hoặc nhóm hộ hợp tác sản xuất kinh doanh tổng hợp.
- Khuyến khích phát triển đàn gia súc, gia cầm, mở rộng nuôi heo gia công, nuôi vịt đán, gà công nghiệp, nuôi tôm, cua lột, cá … chủ yếu là phát triển mạnh trong dân, gắn sản xuất với chế biến để nâng cao giá trị kinh tế.
- Cũng cố và nâng cao hoạt động có hiệu quả của các công ty, xí nghiệp, trạm trại, tác động tích cực vào các lọai cây trồng, vật nuôi, thực sự đưa khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, xây dựng các chương trình thể nghiệm và ứng dựng cụ thể, thiết thực. Về thủy lợi nhà nước tiếp tục đầu tư củng cố thêm công trình khu tam giác Tân Nhựt để sớm phát huy tác dụng, tích cực làm thủy lợi nội đồng, bảo đảm hệ thống ngăn mặn vững chắc (không bao cấp) và kiến nghị với thành phố triển khai công trình dẫn nước kinh đông về Bình Chánh để tưới cho khoảng 3000 ha và làm ngọt hóa mạch nước ngầm trong vùng.
Mở rộng quan hệ, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài Huyện. Đầu tư cho nông nghiệp toàn diện: Kỷ thuật dịch vụ, chế biến nông sản, chăn nuôi gia cầm, thủy cầm… Bằng những chính sách cởi mở khuyến khích, đồng thời khơi nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định.
- Tiếp tục xây dựng và cải tạo nông nghiệp lấy củng cố chất lượng là chính. Bảo đảm đến 1990 các tập đòan, HTX sản xuất nông nghiệp ở Huyện phải là đơn vị sản xuất có hiệu quả, không câu nệ hình thức, quy mô mỗi xã tập trung cũng cố ít nhất 1 hợp tác xã hoặc 1 tập đòan mạnh làm ngọn cờ của kinh tế tập thể ( kinh doanh tổng hợp) chuyển Ban quản lý tập đòan và chủ nhiệm HTX sang chức năng làm dịch vụ kỹ thuật tác động tích cực cho sản xuất.
- Giải quyết ruộng đất là vấn đề rất bức bách của Đảng bộ Bình Chánh. Tiếp tục triển khai và học tập thông suốt Nghị quyết 10/TW, chỉ thị 47/BCT, quyết định 13/HĐBT và các hướng dẫn của Thành phố và Huyện. trong năm 1989 tập trung giải quyết ổn định tình hình ruộng đất trong nội bộ nông dân . Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất để nông dân an tâm sản xuất, có biện pháp xử lý những vụ cố tình gây rối. Chuyển một số diện tích đất nông trường cho nông dân sản xuất.
II) PHÁT HUY THẾ MẠNH ĐẦU CẦU (DỊCH VỤ THƯƠNG NGHIỆP VÀ XUẤT KHẨU):
Trong khi chúng ta xác định cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp là chính. Trước mắt cần phải tập trung khẩn trương khai thác tiềm năng thế mạnh của địa bàn đầu cầu.
Chúng ta nhận thức dịch vụ - thương nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng.
Mục tiêu biện pháp:
- Chủ trương xây dựng trung tâm kinh tế tổng hợp với mức độ khác nhau trên các tiều vùng theo quy hoạch. Trong đó tập trung xây dựng khu vực kinh tế mạnh, cập theo hành lang quốc lộ 1 từ An Lạc qua Bình Điền đến xã Bình Chánh.
- Nội dung khai thác hướng vào các ngành:
1) Dịch vụ vận tải như: Sửa chữa bảo trì các loại xe máy, các loại tàu thuyền, kho tàng bến bãi, nhà trọ, ăn uống.
2) Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông hải sản, nâng cao giá trị kinh tế cho tiêu dùng và xuất khẩu. Đầu tư chiều sâu, chọn mặt hàng chủ lực không giàn đều.
3) Hoạt động thương nghiệp quy mô vừa và lớn, mua buôn, bán buôn, kinh doanh tổng hợp, đồng thời tập trung ngành hành chủ yếu, gắn thương nghiệp với sản xuất, gắn nội thương với ngoại thương.
4) Thực hiện kinh doanh mặt bằng theo phương thức có lợi nhất ( Xây dựng).
Biện pháp chính:
- Trước hết cần phải tiến hành quy hoạch ngay cho chương trình phát huy thế mạnh đầu cầu của Huyện.
- Bằng những chính sách linh hoạt hợp tác, liên kết, đấu thầu với tất cả các đối tượng: Quốc doanh, tập thể và tư nhân, không giới hạn địa bàn hành chính, theo nguyên tắc bình đẵng và lợi ích công bằng.
- Phát huy các thành phần kinh tế, tham gia tích cực vào sản xuất, kinh doanh tổng hợp, năng động, trong khuôn khổ pháp luật, giữa các thành phần kinh tế tác động thúc đẩy lẫn nhau, cạnh tranh với nhau cùng tồn tại và phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Mạnh dạng sử dụng nhân tài về kinh tế ( chuyên viên giỏi).
- Kiện toàn củng cố, kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, vươn tới ngày càng mạnh là lực lượng chủ đạo của nền kinh tế chung.
- Xem xét đánh giá đúng thực chất từng công ty, xí nghiệp để chấn chỉnh tổ chức, bố trí cán bộ, theo hướng gọn nhẹ, tiềm lực tập trung để làm ăn lớn, chức năng không trùng lắp, dư thừa.
- Xây dựng chương trình xuất khẩu cho 1989-1990, cho phép các công ty, xí nghiệp hoạt động xuất khẩu, chịu sự quản lý về nhà nước của Ủy ban nhân dân.
- Khuyến khích động viên, các thành phần kinh tế đều tham gia sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Phấn đấu đến 1990 đạt kim ngạch xuất khẩu 12 000 000 USD/R ( trong đó liên hiệp sản xuất hàng xuất khẩu chiếm từ 70-80%). Chú ý từng bước tạo chân hàng vững chắc tại địa phương gồm có gạo, thịt, tốm, cua, rau đậu các loại và hàng TTCN.
- Với các ngành kinh tế tổng hợp cần phải nâng cao năng lực làm tốt hơn vai trò hướng dẫn, phối hợp đồng bộ thúc đẩy sản xuất và kinh doanh phát triển đúng hướng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để thực hiện sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về kinh tế.
- Về ngân sách cố gắng đạt mức chỉ tiêu 1989 tổng thu ngân sách nhà nước 6.7 tỷ, ngân sách Huyện 4.6 tỷ.
Hướng phấn đấu về ngân sách cho trước mắt 1989:
- Ngân sách nhà nước không tiếp tục cấp vốn cho các đơn vị kinh tế ( công ty, xí nghiệp tự tạo vốn và hoàn vốn).
- Tính toán kỹ, hạn chế đến mức thấp nhất việc chi cho đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.
- Giảm mạnh biên chế, khoáng quỹ lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, cho xã, thị trấn.
- Tích cực thực hiện thu đủ, thu đúng không để thất thu và triệt để tiết kiệm chi.
Đến 1990:
- Đảm bảo chi thường xuyên theo chế độ, chính sách quy định. Giành 25% Ngân sách cho xây dựng cơ bản. Trong đó sử dụng 50% cho xây dựng và phục vụ sản xuất.
III. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP – TTCN – XDCB:
- Củng cố các cơ sở hiện có, khai thác vốn và vật tư nhiều nguồn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả. Ứng dựng khoa học kỹ thuật để tăng cao năng suất và chất lượng, tích cực đổi mới trang bị kỹ thuật, tập trung xây dựng cơ sở đầu đàn trong các ngành: Cơ khí sửa chữa, ngành chế biến nông hải sản, ngành sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất hàng xuất khẩu, phát huy các ngành nghề truyền thống trong nhân dân.
- Khuyến khích mở rộng phát triển TTCN quy mô gia đình, tập thể với các mức độ thích hợp. Công ty dịch vụ - công nghiệp – TTCN phấn đấu đảm bảo cung cấp phần quan trọng cho khu vực này về máy móc, công cụ, vật liệu, nguyên liệu và đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định, làm cho người sản xuất có lãi và yên tâm.
- Phấn đấu đưa nhịp độ phát triển hàng năm từ 10-15% đạt giá trị tổng sản lượng năm 1989 là 430 triệu ( theo giá 1982) qua đó mà giải quyết hàng năm cho 1500-2000 lao động.
Các biện pháp:
- Xây dựng đề án quy hoạch phát triển công nghiệp – TTCN trên địa bàn Huyện để chủ động tiếp nhân khai thác các cơ sở công nghiệp – TTCN từ nội thành ra và khả năng đầu tư của nước ngoài.
- Tích cực giải quyết sự lạc hậu về kỹ thuật, thay đổi trang bị hiện đại, trước hết ở một số ngành chủ yếu như sửa chữa ôtô, chế biến thực phẩm.
- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết rộng rãi, tạo ra năng lực mới.
- Xây dựng cơ bản: Tập trung phục vụ sản xuất, tước hết là các công trình thủy lợi, điện nước, tích cực thực hiện 20 km đường dây điện hạ và trung thế theo kế hoạch, đảm bảo hệ thống thông tin, thông suốt từ Huyện đến các xã và cơ sở. Năm 1989 tiếp tục xây dựng 11 phòng học, kế hoạch năm 1988 chuyển sang để chấm dứt tình trạng học ca 3.
- Về giao thông vận tải: Đảm bảo duy tu, sửa chữa hệ thống cầu đường theo phân cấp, chú trọng chất lượng, tiếp tục thay thế các cầu khỉ còn lại ở Bình Lợi, Tân Nhựt, Quy Đức, Đa Phước, Phong Phú… theo phương thức xoá bao cấp. Cần xây dựng chương trình về giao thông vận tải để giải quyết đồng bộ từ cầu đường, bến bãi, quản lý sử dụng các loại phương tiện vận tải theo hướng kinh doanh có hiệu quả.
IV. CÔNG TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT:
- Kiện toàn tổ khoa học kỹ thuật, tăng cường cán bộ có trình độ, có năng lực.
Triển khai thực nghiệm và ứng dụng một số đề tài trọng điểm trước mắt và chuẩn bị xây dựng phương án cho thời kỳ tiếp theo.
Chú ý: Công tác thông tin và hướng dẫn khoa học, Thường trực UBND tính toán kỹ để cân đối ngân sách bảo đảm yêu cầu hoạt động khoa học kỹ thuật trước mắt cho năm 1989.
V. GIÁO DỤC VĂN HOÁ XÃ HỘI:
Giải quyết lao động, việc làm theo các hướng: hợp tác lao động ở nước ngoài, mở rộng ngành nghề, bổ túc văn hoá và đào tạo dạy nghề, nâng cao chất lượng số lượng. Dự kiến năm 1990 thu hút 5000-6000 học viên và giải quyết việc làm gần 1000 lao động.
- Đối với giáo dục cần phải quy hoạch định hướng đào tạo đến 1990-1995. Thực hiện phổ cập ấp I, tổ chức hệ A, hệ B cho cấp 2,3. Triển khai chủ tur7ơng nhà trẻ dân lập. Cần có kế hoạch cụ thể về việc đào tạo nhân tài, chú trọng phát hiện năng khiếu để bồi dưỡng phát triển chuyên nhành, xây dựng đề án đào tạo Bác sĩ, kỹ sư cho xã ( người tại chỗ). Công tác tuyển sinh của Huyện phải gắn với phòng giáo dục thực hiện yêu cầu địa phương hoá giáo viên theo kế hoạch. Tạo điều kiện cho ngành giáo dục có hoạt động kinh tế để cải thiện thêm đời sống giáo viên.
- Về y tế: Đảm bảo thực hiện tốt hơn 10 nội dung của chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chú ý phát triển y học dân tộc. Kiện toàn mạng lưới khám và chữa bệnh, hướng ưu tiên là vùng sâu xây dựng bệnh viện đa khoa của Huyện. Pấhn đấu từng bước xoá bao cấp trong hoạt động y tế.
- Thể dục thể thao: Mở rộng phong trào rèn luyện sức khoẻ trong các tầng lớp nhân dân, đi sâu xuống cơ sở xã, ấp, chú ý trong trường học và khu vực cán bộ công nhân viên chức. Chăm lo bồi dưỡng lực lượng năng khiếu nồng cốt. Xoá dần bao cấp, phấn đấu tự cân đối hoạt động của ngành.
- Văn hoá thông tin: Xây dựng nhà hát trung tâm của Huyện, xây dựng sân khấu lộ thiên và điểm chiếu vidéo ở xã và cụm xã, nâng cao hưởng thụ văn hoá của quần chúng. Quản lý chặt chẽ nội dung phim ảnh, ca nhạc, sách báo… trên địa bàn Huyện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, giữ vững mặt trận văn hoá tư tưởng. Mỗi xã cần có tủ sách dân lập hoặc các quầy sách báo. Mạng lưới thông tin, báo đài cần tăng cường mở rộng hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn hoá, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, đồng thời có quan điểm tư tưởng vững vàng.
- Chính sách thương binh – xã hội: Đối tượng chính sách càng lớn, ngoài việc chăm lo trợ giúp như lâu nay, cần xây dựng đề án về chính sách xã hội theo phương hướng toàn dân có nghĩa vụ giải quyết vấn đề xã hội. Một số việc cụ thể tiếp tục thực hiện trong năm 1989: Xây dựng 14 nhà tình nghĩa, đưa câu lạc bộ hưu trí vào hoạt động. Phát huy phong trào kết nghĩa đỡ đầu TBLS, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa ( đối với các Công ty, xí nghiệp)
Thực hiện giảm biên chế và khoán quỹ lương, phấn đấu bảo đảm từ 80-100kg gạo/ tháng đối với khu vực hành chính sự nghiệp.
VI. ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG, TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XHCN:
1) Công tác quân sự:
- Tiếp tục thực hiện NQ 03 xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn Huệyn, từng bước hoàn thiện phương án tác chiến phòng thủ của Huyện, xã, kế hoạch bảo vệ các mục tiêu.
- Tổ chức xây dựng lực lượng DQTV và quân dự bị; chú trọng nâng cao chất lượng, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu; làm tốt công tác động viên; tuyển quân đạt chỉ tiêu hàng năm; bảo đảm đúng luật, dân chủ và công bằng. Thực hiện tốt hơn chính sách hậu phương quân đội.
2) Công tác an ninh:
Mục tiêu từ nay đến 1990:
- Về an ninh chính trị tiếp tục làm chuyển mạnh địa bàn trọng điểm và những mục tiêu quan trọng, chủ động ngăn ngừa không để xảy ra bất ngờ.
- Về trật tự xã hội làm giảm đến mức thấp nhất các việc tiêu cực, giảm rõ các vụ việc nghiêm trọng. Chủ động và có biện pháp tích cực chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế- văn hoá – tư tưởng nắm vững và chấp hành đ1ung kỷ cương, pháp luật của nhà nước, ngắn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, đặc biệt là ở cơ sở xã, ấp.
- Ra sức xây dựng lực lượng công an trong sạch vững mạnh theo tinh thần chỉ thị 04 của Bộ nội vụ và 6 Điều Bác hồ dạy; kiện toàn bộ máy tinh gọn, có năng lực. Tập trung củng cố và tích cực bồi dưỡng lực lượng công an ở cơ sở.
- Giáo dục phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, quản lý chặt chẽ nhân hộ khẩu và các loại đối tượng trên địa bàn Huyện> Hiệp đồng với lực lượng quân sự và các lực lượng trong hệ thống CCVS, tạo thành sức mạnh tổng hợp đẩy lùi tiêu cực có hiệu quả, bảo đảm tốt hơn trật tự an toàn chung.
- Dự kiến và lường trước tính chất phức tạp của tình hình khi quan hệ kinh tế mở rộng để có những phương án tương ứng hạn chế những tổn thất có thể xảy ra.
VII. XÂY DỰNG CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN:
- Quyền lực của nhân dân tập trung ở đại biểu và thể hiện torng các kỳ sinh hoạt của HĐND, bàn bạc và quyết định những nhiệm vụ quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương và phê chuẩn ngân sách nhà nước. Do đó công tác chuẩn bị cho các kỳ họp c ần phải nâng cao về chất, tạo mọi điều kiện cho Đại biểu nghiên cứu sâu, tranh luận dân chủ, nhất trí cao.
- Kiện toàn củng cố UBND và các ngành thuộc hệ thống quản lý nha 2nước gọn, nhẹ, có năng lực quản lý và điều hành hoạt động kinh tế - xã hội theo đúng luật pháp.
- Chuẩn bị tốt việc bầu cử HĐND vào quý 4/1989 qua đó nhằm nâng cao vai trò của HĐND và UBND.
VIII. CÔNG TÁC MẶT TRẬN VÀ CÁC ĐOÀN THỂ:
- Đẩy mạnh giáo dục vận động và thu hút mọi đối tượng vào tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể, không phân biệt, xoá bỏ mặt cảm. Thực hiện chính sách bình đẳng vaàtôn trọng tự do tín ngưỡng đối với các tôn giáo.
- Khơi dậy, phát huy lòng yêu nước của mọi người, mở rộng khối đoàn kết toàn dân, củng cố liên minh công nông làm nồng cốt.
- Nâng cao trình độ năng lực cán bộ khối vận, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn thể cho trước mắt và lâu dài. Đoàn thể phải tạo ra được những phong trào, những mô hình mới trong sản xuất và đời sống. Trong phong trào chung cần đặc biệt quan tâm đến vai trò của Hội nông dân và đoàn thanh niên.
Hội nông dân Việt Nam phải là lực lượng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, là lực lượng trực tiếp giải quyết tình hình ruộng đất trước mắt và xây dựng các tập đoàn, hợp tác xã phát triển, sản xuất có hiệu quả.
Đoàn Thanh niên Công sản là đội hậu bị của Đảng phải là lực lượng xung kích trên lĩnh vực sản xuất và ANQP là lực lượng nồng cốt trong hoạt động văn hoá và khoa học kỹ thuật.
Coi trọng giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, xây dựng niềm tin, lòng tự hào và ý chí tiến thủ cho thanh niên.
- Hội phụ nữ đi sâu giáo dục vận động mạnh phong trào kế hoạch hoá gia đình, phấn đấu hạ tầng tỷ lệ sinh đẻ đến 1990 bằng 1.8%, Tổ chức nhân rộng các điển hình người phụ nữ giỏi làm kinh tế gia đình và công tác xã hội.
Liên đoàn lao động Việt Nam tập trung bồi dưỡng nâng cao vai trò công nhân viên chức trong quản lý xí nghiệp, phát huy dân chủ, đẩy mạnh sản xuất và không ngừng cải thệin đời sống. Cấp ủy, chính quyền và đoàn thể cần quan tâm tốt hơn công tác giáo dục thiếu niên – nhi đồng – nâng cao trách nhiệm gia đình, nhà trường và xã hội trong nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ mầm non. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng, cấp ủy phải định kỳ nghe tình hình hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
- Hỗ trợ cho khối vận có cơ sở sản xuất kinh doanh - tạo ngân sách cho hoạt động và cải thiện đời sống.
IX. XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ ƯT TƯỞNG VÀ TỔ CHỨC:
1) Về tư tưởng: Hai năm tới cần tập trung phấn đấu đạt những yêu cầu:
a- Cấp ủy Đảng, các ngành các đoàn thể, các cơ quan tuyên truyền giáo dục của Huyện ( Trung tâm giáo dục chính trị, văn hoá, văn nghệ, báo, đài…) dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ban Tuyên huấn Huyện ủy, cần phải cung cấp thông tin đầy đủ và đúng đắng tình hình đất nước, có kết hợp thực tiễn của địa phương, nói rõ những việc làm được và chưa làm dược, phân tích kỹ nguyên nhân và những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo ra niềm tin để củng cố sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng bộ.
b- Cần phải khẳn định đi lên CNXH là con đường đúng đắng xây dựng chủ nghĩa xã hội là lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của chúng ta. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Làm rõ những cách hiểu sai và kàm sai về CNXH mà những mục tiêu đề ra chưa đạt được.
Đổi mới của chúng ta không phải là thay đổi mục tiêu được thực hiện với những hình thức, bước đi và biện pháp đúng và có hiệu quả cao.
c- Công cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong Đảng, trong cơ quan nhà nước và ngoài xã hội đã đạt được kết quả nhất định. Cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng tích cực làm tốt hơn. Chúng ta ủng hộ báo chí phê bình công khai, thẳng thắn nhưng bảo đảm chính xác đem lại hiệu quả thiết thực.
Các cơ quan pháp luật cần rút kinh nghiệm để sắp tới xử lý được đúng và kịp thời, làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
d- Tiếp tục mở rộng dân chủ và công khai trong sinh hoạt Đảng, chính quyền, đoàn thể và ngoài xã hội, phát huy trí tuệ của mọi người góp sức vào công cuộc đổi mới, cần lảm rõ dân chủ phải có lãnh đạo, mở rộng dân chủ phải nâng cao ý thức giữ vững kỷ luật và tuân thủ pháp luật, ngăn ngừa và uống nắn kịp thời những biểu hiện cực đoan, vô chính phủ.
e- Tăng cường lãnh đạo và quản lý công tác tư tưởng:
- Đẩy mạnh việc kiểm tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành động vi phạm về sách báo, phim ảnh và các loại văn hoá phẩm đồi trụy, phản động khác lưu hành trái phép trên địa bàn.
- Ban Tuyên giáo Huyện ủy phải xây dựng và quản lý chặt chẽ lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, bảo đảm truyền đạt trung thực chủ trương, chính sách, những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế đúng quan điểm của Đảng, khắc phục tình trạng cá nhân phát ngôn tuỳ tiện.
- Quản lý nhà nước và quản lý ngành phải đảm bảo thực hiện đúng quy chế về các cuộc hội thảo, các diễn đàn. Được quyến tranh luận tư do, nhưng không được tuyên truyền những quan điểm cá nhân trái với quan điểm chủ trương của Đảng.
- Ban Tuyên huấn Huyện ủy có nhiệm vụ giúp Ban Thường vụ Huyện ủy đánh giá đúng tình hình tư tưởng cán bộ đảng viên và tâm trạng chính trị của quần chúng trong từng thời kỳ để có chỉ đạo, giải đáp và uốn nắn kịp thời.
2) Về tổ chức - cánbộ:
- Tiếp tục kiện toàn củng cố bộ máy Đảng, chính quyền từ Huyện đến cơ sở. Trước hết là Ba Ban Đảng, Thường trực UBND Huyện, các tổ chức kinh tế của Huyện và cấp ủy cơ sở, chủ yếu là xã, thị trấn. Xác định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ nhằm chuyển sâu và nâng cao năng lực, tránh tình trạng dẫm chân làm thay.
- Giảm biên chế, gọn nhẹ, năng động, cắt bỏ các bộ phận trung gian trùng lắp, thống nhất một số đầu mối tập trung tiềm lực, tránh đảm bảo cho sản xuất kinh doanh tổng hợp theo yêu cầu mới.
- Xây dựng mối quan hệ, lề lối làm việc, giải quyết công việc nhanh, giảm mạnh hội họp và giấy tờ.
- Công tác cán bộ trước mắt phải ổn định việc sắp xếp, bố trí cán bộ đủ sức bảo đảm các nhiệm vụ, đồng thời phải tích cực xây dựng quy hoạch cán bộ. Mỗi chức danh phải chủ động chuẩn bị từ 1-2 cán bộ dự bị để sẳn sàng thay thế. Mạnh dạng khai thác cán bộ trẻ tại chỗ trưởng tàhnh từ thực tiển, tích cực bồi dưỡng để tạo điều kiện phát triển nhanh. Mở rộng tiếp nhận nhân tài ( cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ khoa học kỹ thuật)
Thực hiện điều chỉnh cán bộ từ trên xuống, từ dưới lên, từ vị trí này sang vị trí khác đúng với khả năng sở trường của cán bộ và khi bố trí đúng thì ổn định để cán bộ chuyên sâu, phát huy hiệu quả. Trong những trường hợp điều động bố trí cụ thể, giữa cá nhân và tổ chức chưa thống nhất thì cán bộ được trình bày nguyện vọng và hoàn cảnh, tổ chức cần phải cân nhắc, xem xét. Nhưng du sao vẫn phải thống nhất nguyên tắc: Cá nhân phải phục tùng tổ chức và lợi ích chung phải đặt trên lợi ích cá nhân.
Với quan niệm đó công tác cán bộ thể hiện tính cách mạng tích cực và đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Cần phải x ây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ theo từng loại, từng cấp, tập trung hoặc tại chức, ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng thông qua sơ kết, tổng kết, sinh hoạt thời sự, khoa học và phấn đấu cung cấp thông tin đều cho cán bộ theo định kỳ. Bồi dưỡng, bố trí đúng, tạo điều kiện phát huy lớp cán bộ đúng tuổi và lớn tuổi, còn sức khoẻ, có kinh nghiệm, có trình độ năng lực đảm đương công việc với tinh thần trân trọng.
- Chú ý đào tạo đề bạt cán bộ nữ cho trước mắt cũng như lâu dài: Công tác cán bộ là công tác của tập thể cấp ủy, cơ quan tổ chức là tham mưu cho nên ngay trong cấp ủy Đảng và cơ quan cán bộ cần phải đổi mới tư duy từ khâu lực chọn, đào tạo, bồi dưỡng đánh giá, bổ nhiệm đề bạt và bố trí cán bộ.
Quá trình đó phẩi nắm chắc tiêu chuẩn, khách quan và công tâm, không cầu toàn, không định kiến phải thực hiện dân chủ, công khai trong công tác cán bộ. Hướng ưu tiên cán bộ là cơ sở, tăng cường cán bộ có năng lực cho cơ sở ( chủ yếu là xã)
- Lãnh đạo chấp hành đầy đủ chính sách của Đảng và nhà nước đối với cán bộ ( có vận dụng) chú ý chăm lo giúp đỡ cán bộ đang có nhiều khó khăn, kể cả cán bộ hưu trí.
3) Công tác Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng:
- Chúng ta cần thống nhất nhận thức trở lại vấn đề cốt lỏi nhất về đảng viên mà lâu nay gần như lãng quên. Đó là đảng viên với Điều lệ Đảng.
- Là đảng viên ( không phân biệt) đều phải chấp hành Điều lệ Đảng, giữ nghiêm kỷ luật Đảng và thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của đảng viên. Đảng viên phải nghiên cứu học tập thông suốt và nhất trí với Nghị quyết của Đảng. Trước mắt, cán bộ đảng viên phải chấp hành đúng chính sách ruộng đất của Đảng, đồng thời giáo dục vận động quần chúng cùng chấp hành.
- Đảng viên phải bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, bảo vệ thanh danh và uy tín của Đảng.
- Đảng viên phải được quần chúng tín nhiệm. Đảng viên phải biết làm kinh tề theo hướng mới, hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất và kinh doan tổng hợp để đạt hiệu quả cao, trực tiếp cải thiện, ổn định đời sống gia đình và vận động hướng dẫn quần chúng. Làm kinh tế hàng hoá. Đảng viên phải tự giác chấp hành luật pháp và vận động giáo dục quần chúng cùng chấp hành nghiêm pháp luật.
Phát triển đảng viên mới:
- Phải nắm vững tiêu chuẩn, nguyên tắc và thủ tục, thực hiện đúng quy trình: Điều tra, tuyên truyền giáo dục, tổ chức huấn luyện và hành động.
- Phải chọn lựa từ cơ sở và phân công đảng viên phục trách cụ thể hàng tháng có kiểm tra và phải xác định thật rõ động cơ đúng đắng, tự giác, tự nguyện, mỗi chi bộ, mỗi đảng viên đều phải làm công tác phát triển Đảng.
Không đề ra chỉ tiêu bắc buộc, không chay theo số lượng, chú ý đối tượng trẻ, nữ, có văn hoá, phẩm chất tốt, quần chúng tín nhiệm và có triển vọng phát triển, không giản đơn, lỏng lẽ, nhưng cũng không còn đủ tư cách. Yêu cầu chung trong nhiệm kỳ là phải chuyển mạnh chất lượng đảng viên.
Củng cố tổ chức cơ sở Đảng:
- Thực hiện nguyên tắc dân chủ, lãnh đạo tập thhể cá nhân phụ trách. Duy trì chặt chẽ chế độ sinh hoạt Đảng, nâng cao chất lượng, bàn bạc và quếyt định công việc nhanh gọn, thiết thực.
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng Bí thư và cấp ủy cơ sở, nâng cao một bước trình độ năng lực công tác Đảng.
- Thường xuyên tự phê bình và phê bình, bảo đảm thống nhất ý chí và hành động. Chỉ đạo chặt chẽ việc phân loại chất lượng đảng viên theo định kỳ.
- Quản lý trực tiếp đảng viên về mọi mặt. làm cho đảng viên thông suốt, thống nhất cao với chỉ thị Nghị quếyt của Đảng và gương mẫu thực hiện. Từng chi đảng bộ cần có nội dung phấn đấu cụ thể để từ yếu kém tiến lên khá và từ khá đạt trong sạch vững mạnh đồng thời có kế hoạch giữ vững và phát huy tốt hơn đối với các đơn vị đã đạt trong sạch vững mạnh vừa qua.
4) Công tác kiểm tra:
Từng cấp ủy Đảng phải thực hiện kiểm tra thường xuyên đối với tổ chức Đảng trực thuộc và kiểm tra đến từng Đảng viên, kiểm tra là để phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa và cũng để xử lý, kỷ luật nghiêm minh đối với những đảng viên sai phạm, kịp thời giáo dục chung.
Nội dung kiểm tra chủ yếu là xem xét đảng viên chấp hành chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chấp hành Điều lệ Đảng và luật pháp nhà nước, kết quả kiểm tra có biểu dương khen thưởng và có xử lý kỷ luật, xoá bỏ quan niêm kiểm tra chỉ để buộc tội và trừng phạt.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện:
- Tâp trung tổ chức triển khai Nghị quyết. làm cho cán bộ đaảg viên và quần chúng nhất trí cao, tạo được khí thế, khơi dậy được sức mạnh, tinh thần, tiếp nhận Nghị quyết đi vào cuộc sống.
- Thường trực Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức tiến hành khảo sát quy hoạch, phân vùng để xác định cây - con, xác định những biện pháp chính để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xác định mặt bằng, hành lang để triển khai dịch vụ - thương nghiệp và công nghiệp – TTCN, đồng thời khẩn trương xây dựng các chuyên đề kinh tế, xã hội. Ưu tiên cho các ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, tranh thủ thời cơ đạt hiệu quả.
- Nắm vững những trọng tâm để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo được sức mạnh tổng hợp, đồng bộ, làm tốt sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình tiên tiến trênc ác lĩnh vực.
- Bổ sung hoàn chỉnh thêm quy chế, phấn đấu làm việc theo quy chế, tăng cường bám sát cơ sở, giảm bớt hội hợp, giấy tờ, giải quyết công việc tại chỗ, trực tiếp tháo gỡ khó khăn và giúp cho cơ sở có hiệu quả thiết thực.
- Kiện toàn bộ máy, tinh gọn, nâng cao năng lực từ Huyện đến cơ sở, trước hết hệ thống Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế, đều chỉnh một bước quan trọng về cán bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Nâng cao vai trò lãnh đạo và gương mẫu của đảng viên, mở rộng dân chủ công khai, phát huy quyền làm chủ của quần chúng, tăng cường công tác kiểm tra thanh tra, giữ nghiêm kỷ cương, pháp luật.
- Tình hình mới đang có nhiều thuận lợi, Đảng bộ và nhân dân Huyện Bình Chánh đoàn kết phấn đấu với tinh thần đổi mới ra sức thực hiện tốt có kết quả Nghị quyết Đại hội lần V của Đảng bộ 1989 – 1990.
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ BÌNH CHÁNH