Chủ Nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ đảng cộng sản Huyện Bình Chánh

Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam Huyện Bình Chánh lần thứ nhất (vòng II), họp từ ngày 27/5 đến ngày 03/06/1977 đã học tập quán triệt Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ I và thảo luận báo cáo tình hình và phương hướng nhiệm vụ hai năm 1977 – 1978 của Huyện Đảng bộ do đồng chí Bí thư Ban chấp hành trình bày. Đại hội đã sôi nổi thảo luận và đi đến nhất trí cao với bản Nghị quyết của Đại hội đại biểu Thành Đảng bộ lần thứ I đã xác định đúng đắn thành quả hai năm và vạch ra nhiệm vụ mục tiêu rất cụ thể, chính xác trong phương hướng kế hoạch 5 năm 1976 – 1980, trước mắt hai năm 1977 – 1978 của Thành phố và đống thời Đại hội cũng đã thống nhất nhận định rằng:

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Thành uỷ và được các ban ngành Trung ương và Thành phố tích cực giúp đỡ, hai năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết phấn đấu nỗ lực vượt bậc khắc phục mói khó khăn của giai đoạn ban đầu sau ngày giải phóng liên tục tiến công vào mặt trận mới đã thu được những thành quả bước đầu to lớn và toàn diện về các mặt: chính trị, văn hoá và xã hội. Qua đó đã rút ra được những kinh nghiệm quí báu, làm cơ sở để cho Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh ra sức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương mình trong thời gian sắp tới, góp phần cùng cả Thành phố đẩy mạnh việc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH.

PHẦN THỨ I

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HAI NĂM QUA

1/ Sau thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4), Cách mạng đã chuyển sang giai đoạn mới. Bình Chánh ta đứng trước những thuận lợi và khả năng to lớn, đồng thời cũng gặp phải nhiều khó khăn mới do hậu quả của hơn 30 năm chiến tranh tàn phá và chủ nghĩa thực dân mới để lại.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ phát huy truyền thống cách mạng của nhân dân tropng Huyện, sau ngày giải phóng (30/4/1975), Chính quyền cách mạng và các tổ chức đoàn thể quần chúng đã nhanh chóng được thiết lập và mở rộng từ huyện xuống tận xã, ấp, từng bước thực hiện chức năng quản lý của mình, đưa nông dân lao động từ vị trí bị bóc lột làm thuê lên địa vị làm chủ tập thể. Hơn 14 vạn dân trong Huyện với khoản 50.000 lao động nông nghiệp vốn giàu lòng yêu nước, bất khuất kiên cường, chí cốt với cách mạng, có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất đã hết sức phấn khởi tự hào trước cuộc đổi đời của mình, đã đoàn kết nhau lại trong mặt trận công nông liên minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền cách mạng vừa mới được thành lập lao ngay vào nhiệm vụ hàn gắn các vết thương chiến tranh giúp nhau ổn định đời sống khôi phục và phát triển sản xuất.

Hàng vạn nông dân trước đây bị địch tập trung vào các khu ấp chiến lược nay được tư do đã trở về ruộng vườn cũ lấp trắng 01 số vùng như: Bình Lợi và một số ấp thuộc xã Tân Nhựt, Tân Tạo, Tân Kiên. Khẩn trương phục hoá khai hoang đã nhanh chóng mở rộng trên 12.500 ha diện tích canh tác lúa, đẩy mạnh chăn nuôi và trồng trọt. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp tương đối tập trung có qui mô khá tiếp thu nguyên vẹn ta tạo điều kiện tốt nhanh chóng phục hồi sản xuất. Số anh, chị em công nhân lao động vốn xuất thân từ nông dân có truyền thống cách mạng tạo tay nghề, thông minh và sáng tạo phấn khởi tin tưởng cách mạng sẵn sàng lao vào sản xuất và từng bước phát huy quyền làm chủ của họ trong sản xuất lưu thông và phân phối.

Song bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên đây, Huyện ta vừa mới thoát ra khỏi sự kềm kẹp, tàn phá nặng nề của chiến trang, hậu quả về các mặt chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội còn rất nặng nề. Hơn 9.000 nguỵ quân, nguỵ quyền tan rã tại chỗ, bọn ngoan cố vẫn tìm đủ mọi cách tung tin tuyên truyền gây hoang mang kích động phá hoại ta về nhiều mặt, nhứt là những nơi tập trung phức tạp, vùng tôn giáo (Xa cảng Miền Tây, khu Quyết Thắng xã Bình Trị, ấp 3 Bình Hưng, Bình Hưng Hoà, Ngã Năm Vĩnh Lộc,…) giai cấp địa chủ chưa được xoá bỏ triệt để, bọn tư sản bóc lột còn nắm trong tay nhiều tiền của, hàng hoá, từng lớp phú nông trung nông (trên) tuy có góp phần khôi phục sản xuất, song nhìn chung họ ngày càng biểu hiện xu hướng tiêu cực tìm đủ cách chạy chính sách sang bán, phân tán ruộng đất…Hơn 9.871 hộ phi nôngnghiê5p và thất nghiệp với gần năm vạn người đời sống bấp bênh. Tập trung nhiều nhất ở các khu vực đô thị hoá, Xa cảng Miền Tây (An Lạc, Bình Trị) sống với nhiều nghề mua gian, bán lận, tệ nân trộm cướp, xì ke, gái điếm, v.v….còn tốn tại khá lớn. Nền sản xuất ở huyện chủ yếu là nông nghiệp nhưng còn mang nặng tập quán làm ăn cá thể chưa được cải tại bao nhiêu. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, tập trung nhiều nhất là nghề cơ khí sửa chữa ô tô. Tệ nạn xã hội và văn hoá nô dịch đồi truỵ do chủ nghĩa thực dân mới gây ra cũng như ảnh hưởng của tư tưởng tư sản tàn dư phong kiến trong xã hội còn nặng nề. Trong khi đó thì lực lượng cán bộ, đảng viên, chiến sĩ ta có ít, thiếu kinh nghiệm… Đứng trước bước ngoặt bước khả năng và sức lực của ta còn nhiều mặt bị hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai con đường trực tiếp diễn ra ngày càng gay go phức tạp, do đó công tác giáo dục, phát động để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự giác của nhân dân là công tác hàng đầu có tính chất quyết định mà Huyện Đảng bộ, chính quyền và đoàn thể phải tập trung thực hiện nhằm tạo một sự thống nhất ý chí và hành động cách mạng liên tục của quần chúng nhân dân hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ cải tạo và xây dựng đất nước.

2/ Dựa vào sức mạnh của quần chúng hai năm qua Đảng bộ đã tập trung sức lãnh đạo xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh, từng bước phát huy hiệu lực của chính quyền cách mạng đồng thời tạo điều kiện để quần chúng nhân dân phát huy quyền làm chủ tập thể, một mặt vừa ổn định trật tự xã hội, giữ vững an ninh chính trị, đồng thời giải quyết nhanh chóng việc khôi phục và phát triển….

a/ Chính quyền cách mạng đã tập trung sức truy quét bọn phản cách mạng, bọn tàn quân trốn học tập cải tạo một cách kiên quyết; từng bước thanh toán những tệ nạn xã hội và trấn áp bọn phá hoại hiện hành kết quả khám phá kịp thời trên 10 vụ âm mưu hoạt động vũ trang, phát hiện 26 vụ hoạt động chính trị bắt 29 tên và bắt 648 tên tội phạm hình sự. Tổ chức tôt việc tập trung học tập cải tạo cho hơn 9.000 nguỵ quân, nguỵ quyền và trong đợt bầu cử quốc hội vừa qua có 98% anh em binh lính đã được xét phục hồi quyền công dân, làm cho quần chúng càng thấy rõ hơn chính sách nhân đạo, đầy tình nghĩa của Đảng, mặt trận đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố và mở rộng được tuyệt đại bộ phận các từng lớp nhân dân đồng tình tán thành ủng hộ.

Thông cảm với những khó khăn trước mắt, các từng lớp nhân dân trong Huyện đã cùng với chính quyền ra sức khắc phục việc tiếu thốn nhiên vật liệu, phân bón, phụ tùng thay thế, dùng sức người thay máy móc xăng đầu đẩy mạnh phục hoá, khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực và rau màu các loại, huy động gần 3 vạn lượt người dân đào đắp các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ trong Huyện với trên 1.085.000m3 đất, gở hàng ngàn mìn trái giải phóng đất đưa vào sản xuất… Qua đó đã tăng diện tích canh tác và năng suất từ 12.600h – 30.000 tấn/ năm 1975 lên 16.400 ha với 38.000 tấn lúa năm 1976, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trong nhân dân bằng cách tăng cường đầu tư cho vay tín dụng dài hạn, ngắn hạn và động viên nguồn thức ăn trong nhân dân.

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên cơ bản được củng cố và phục hồi, một số ngành nghề có phát triển hơn so với trước giải phóng. Kết quả đã giải quyết cho trên hai ngàn công nhân lao động ổn định đới sống đồng thời góp phần phát triển sản xuất kinh tế ở địa phương.

Trong việc lưu thông phân phối bước đầu Huyện chúng ta xây dựng được một số cơ sở thương nghiệp quốc doanh và dựa vào nhân dân dùng lực lượng đoàn thể phụ nữ xây dựng màng lưới bán lẻ và một số hợp tác xã mua bán góp phần đấu tranh cải tạo giá cả thị trường, giảm bớt phần khó khăn trong đời sống, ổn định cơ bản mức cung cấp lương thực, xăng dầu, nhu yếu phẩm cho nhân dân lao động, cán bộ, công nhân viên chiến sĩ.

b/ Ngay từ đầu mới giải phóng chính quyền cách mạng đã lao ngay vào thực hiện công tác cứu tế, giải quyết hơn 763 tấn gạo chia cấp đến tận tay cho 11.750 hộ với 64.272 nhân khẩu thiếu đói, trong đó có nhiều hộ phải cứu trợ suốt cả năm 1975. Ngoài ra còn huy động điều hoà hoặc cho vay mượn, bán chịu trên 88 tấn gạo cho 3.500 hộ khác đang thiếu ăn. Qua đó ngăn chặn kịp thời một số gia đình có nguy cơ chết vì đói. Phát động nhường cơm xẻ áo đièu chỉnh hơn 3.260 ha ruộng đất từ bà con trung phú nông đem chia cho 5.478 hộ không có ruộng làm. Trong đó có 1.878 hộ là gia đình thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Mạng lưới phân phối lương htư5c và một số hàng hoá thiết yếu khác phục vụ đời sống cho nhân dân được tổ chức và ngày càng được củng cố tốt hơn. Để giải quyết công ăn việc làm cho một số người thất nghiệp do chế độ cũ để lại. Trong hai năm ta đã vận động đưa hơn 4.000 hộ với trên 2.000 nhân khẩu rời địa phương trở về quê hương cũ bắt tay vào sản xuất, hoặc đi lập nghiệp xây dựng vùng kinh tế mới.

c/ Tàn dư văn hóa nô dịch đồi trụy phản động của chế độ cũ dần dần bị đẩy lùi, nền vănhóa mới từng bước thâm nhập vào quần chúng vàđã trở thành làm món ăn tinh thần, là nhu cầu cần thiết cho đời sống hằng ngày của nông dân lao động. Phong trào xóa nạn mù chữ và bổ túc vănhóa phát triển mạnh và rộng rãi trong toàn Huyện. Đến nay cơ bản đã xóa hết trên 96% diện người không biết chữ (4.500 người); nhiều trường lớp được sửa sang mở rộng thêm (19 trường mới), số con em của nhân dân lao động được cấp sách đến trường tăng hơn so với trước giải phóng 9.400 em và có trên 2000 cháu được vào trường mẫu giáo, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng về chính trị và nghiệp vụ, chương trình giáo dục mới XHCN đưa vào nhà trường và đã tạo được kết quả bước đầu làm thay đổi toàn bộ nền giáo dục phản động của địch. Phong trào vănnghệ thể dục thể thao quần chúng ngày càng được củng cố và phát triển rộng rãi.

Mạng lưới y tế được hình thành đều khắp trong Huyện đã thực sự phục vụ đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏe cho quần chúng nông dân lao động, tuy cơ sở phương tiện thuốc men còn nghèo nàn thiếu thốn. Các phong trào trồng và dùng thuốc đông y để trị bệnh, vệ sinh phòng dịch bệnh được phổ biến và đông đảo quần chúng hưởng ứng tích cực đã ngăn chặn kịp thời nhiều dịch bệnh nguy hiểm vừa mới phát sinh. Bước đầu ta đã thực hiện các chính sách lớn của Đảng đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, tử sỉ, giải quyết các tệ nạn xã hội cũ, chăm sóc các gia đình neo đơn… qua đó tạo nên sự lạc quan phấn khởi mới trong lực lượng quần chúng cách mạng.

d/Từng bước thông qua công tác vận động phát huyquyền làm chủ của nhân dân lao động và củng cố xây dựng chính quyền các cấp, thanh loại những phần tử xấu, cơ hội, chui vào các tổ chức ở cơ sở lủng đoạn phá hoại nội bộ bằng cách tổ chức chính quyền tự kiểm điểm phê bình trước nhân dân từng lúc nhằm tạo mọi điều kiện cho nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ tập thể của họ trên các lĩnh vực đời sống kinh tế và xã hội. Phong trào tuy còn mới mẽ, song qua các phong trào như lao động sản xuất, làm thủy lợi, vănnghệ, xóa nạn mù chữ, vệ sinh phòng bệnh, bầu cử Quốc hội, bầu hội đồg nhân dân các cấp nhất là trong kỳ Đại hội IV Trung ương Đảng, Đại hội Thành phố và Huyện Đảng bộ lần thứ I và xây dựng chính quyền 3 cấp vừa qua, nhân dân đã tích cực đóng góp nhiều ý kiến rất xây dựng ta phải lưu ý sửa chữa. Riêng trong các cuộc bầu cử từ Quốc hội đến Hội đồng nhân dân cấp Thành và huyện được tuyệt đại đa số nhân dân trong Huyện nhiệt liệu hưởng ứng với trên 98,9% cử tri đi bầu, điều đó đã nói lên ý chí thông nhất đất nước vànhứt trí với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân trong Huyện.

Giai cấp địa chủ và những hình thức bóc lột phong kiến đã bị xóa bỏ điều đó có ý nghĩa động viên lớn mặt tích cực góp phần đẩy mạnh sản xuất của gần hàng vạn bà con bần cố nông. Mặt khác tác động tốt đến từng lớp trung phú nông ở nông thôn, họ thực hiện khẩu hiệu “nhường cơm xẻ áo” chia cấp trên gần 3.000 ha ruộng đất (cả ruộng đất tịch thu) cho hàng ngàn gia đình bần cố nông không ruộng canh tác. Đồng thời giáo dục và hướng dẫn quần chúng nông dân lao động đấu tranh ngăn chặn các hành động tiêu cực phân tán sang bán ruộng đất, chạy chính sách của họ tạo tiền đề để thúc đẩy việc cải tạo và xây dựng mối quan hệ sản xuất mới ở nông thôn.

đ/Nhận thức tư tưởng của công nhân, nông dân lao động từng lớp trung phú nông, thanh thiếu niên và các tầng lớp trí thức, tôn giáo khác trong Huyện có những chuyển biến quan trọng, biểu hiện rõ mặt tích cực: khẳng định sự cần thiết phái thống nhứt và đi lên CNXH, lao động xây dựng và bảo vệ đất nước là nghĩa vụ thiêng liêng, có ý thức về quyền làm chủ tập thể và đã thực sự làm chủ trên một số lĩnh vực khi đã giải thích kỹ thì các chủ trương, chính sách của Đảng đều được nghiêm chỉnh chấp hành, hưởng ứng thành phong trào rộng rãi, có khí thế. Nhân dân ta đại bộ phận là nông dân lao động đã từng sốngc hết với cách mạng, rất cần cù và sáng tạo trong lao động, rất tin Đảng, nên mặc dù trong thời gian qua còn nhiều khó khăn trong đời sống một số chủ trương chính chưa được học tập thông suốt và không bằng lòng với một số cán bộ, đảng viên và chiến sĩ làm sai nhưng vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ mới. Đó là nguyên nhân chủ yếu, là nguồn động lực chính đã thúc đẩy phong trào hành động cách mạng, nhất là phong trào lao động sản xuất, phong trào ra quân làm thủy lợi đã tạo nên những biến đổi quan trọng trong hai năm qua, trong đó có sự xuất hiện những cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng và con người mới xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại: Hai năm qua chúng ta đã làm thay đổi cơ bản về nhiều mặt ở nông thôn, chuyển từ chế độ thực dân mới sang chế độ xã hội chủ nghĩa, với việc thiết lập và củng cố hệ thống chuyên chính vô sản ngày càng vững mạnh, xác lập quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, giữ vững an ninh, chính trị và xã hội, đưa đời sống nông dân lao động đi dần vào thế ổn định vững chắc hơn. Tạo được cơ sở vững chắc ban đầu cho công cuộc phát triển kinh tế nông công nghiệp ở địa phương.

Có được những biến đổi sâu sắc đó là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị có sự chỉ đạo sâu sát trực tiếp của Thành ủy và kết quả của sự chi viện hết lòng của các ban ngành, sở Thành phố.

Nhân dân Huyện Bình Chánh với truyền thống cách mạng, giàu lòng yêu nước, cần cù, siêng năng và sáng tạo trong lao động. Vừa thoát ra khỏi đêm đen nô lệ đã biết phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng và vai trò làm chủ tập thể của mình, được sự dìu dắt lãnh đạo của một tập thể Đảng bộ khi còn non yếu, ít kinh nghiệm, song có quyết tâm dám nghĩ dám làm, tháo vát có nhiệt tình cách mạng tiến công, nắm vững tình hình và chủ trương đường lối của Đảng vận dụng sáng đúng vào điều kiện cụ thể của địa phương, đã tạo thành sức mạnh tổng hợp làm nên sự biến đổi to lớn trong hai năm qua.

3/Khuyết nhược điểm và những tồn tại:

Chúng ta khẳng định rằng: Những thành quả của Đảng bộ và nhân dân ta là to lớn, là chủ yếu. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cũng còn nhiều khuyết nhược điểm tồn tại, khó khăn cản ngại lớn trên bước đường đi lên cần phải tập trung giải quyết:

a/ Về khách quan:

-Trước hết là một Đảng bộ trưởng thành trong chiến tranh, chuyển sang lãnh đạop cải tạo và xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa, trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật kém, số lượng cán bộ, đảng viên quá ít phải kiêm nhiệm nhiều việc, vừa làm vừa học nên có nhiều lúng túng, có việc chưa biết cách làm và giải quyết ra sao.

-Hậu quả của chế độ thực dân mới để lại quá lớn về nhiều mặt. Quan hệ sản xuất cũ và tư tưởng tư hữu cá thể chưa được cải tạo bao nhiêu, đây là mặt cản ngại lớn nhất trong quá trình tổ chức lại sản xuất theo phương thức xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta phải nổ lực vượt bậc, kiên quyết đấu tranh xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

Các điều kiện và cơ sở vật chất để phát triển nhanh chónh nền sản xuâấ nông nghiệp là chủ yếu ở Huyện còn nhiều mặt bị hạn chế nhất là sức kéo cơ giới, phân bón và các loại vật tư khác là một thực tế trước mắt còn nhiều khó khăn.

-An ninh chính trị và trật tự xã hội còn nhiều mặt phức tạp, nhất là những nơi tập trung đông dân vùng đô thị hóa.

-Những hậu quả của chiến tranh xâm lược và chủ nghĩa thực dân mới còn rất lớn trên các mặt kinh tế đời sống, xã hội, văn hóa tư tưởng phải được tiếp tục giải quyết trong nhiều năm nữa.

-Nguồn tài nguyên và lực lượng lao động xã hội phần lớn còn chưa sử dụng hết và hàng năm lại có thêm hàng ngàn thanh niên đến tuổi lao động cần có việc làm là những khó khăn phải được tập trung khai thác và giải quyết.

-Giai cấp tư sản, bọn địa chủ, phú nông vẫn chưa từ bỏ âm mưu phá hoại và ngăn cản bước đi lên xã hội chủ nghĩa , từng lớp trung phú nông ngày càng tỏ ra xu hướng tiêu cực trong các phong trào cải tạo và xây dựng mối quan hệ sản xuất mới ở nông thôn Huyện ta.

b/ Về mặt chủ quan:

Chúng ta chưa xây dựng cho toàn Đảng bộ tính tự lực, tự cường, quan điểm tiến công cách mạng liên tục. Công tác giáo dục học tập bồi dưỡng ta thiếu quan tâm và đi sâu vào các vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa và các nghị quyết lớn của Đảng nên có số đảng viên, cán bộ còn mơ hồ trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa hai con đường trong giai đoạn mới. chưa nắm vững nội dung chánh sách 5 thành phần kinh tế. Do đó thể hiện do dự trong đấu tranh xóa bỏ phong kiến bóc lột và trong đấu tranh cải tạo tư sản thương nghiệp và từng lớp phú trung nông ở nông thôn, đánh giá chưa hết phản ứng và những thủ đoạn xấu xa của giai cấp địa chủ và tư sản. Đồng thời cũng chưa thấy hết mặt diễn biến tiêu cực của từng lớp trung phú nông, nên trong công tác cải tạo công thương nghiệp và xây dựng hệ thống thủy lợi, lưu thông phân phối nông sản thực phẩm ở Huyện còn tiến hành rất chậm và thiếu biện pháp cụ thể nên gặp nhiều khó khăn kéo dài phải giải quyết nhất là về ruộng đất và lương thực…

-Cơ cấu chính quyền các cấp nhất là xã, ấp ta thiếu kiên quyết nhanh chóng loại trừ các thành phần xấu, từ đó có ảnh hưởng chừng mực đến lòng tin của quần chúng. Việc xử lý giải quyết đối với số cán bộ đảng viên vi phạm kỷ luật làm rấ chậm, sinh hoạt nhiều chi bộ còn rất lỏng lẽo. Bên cạnh đa sô cán bộ đảng viên cơ bản là tốt, được rèn luyện thử th1ch trước đây nay tích cực, tận tụy lao vào công việc đóng góp lớn trên nhiều mặt, thì có một số ít giảm sút ý chí chiến đấu, tự tư tự lợi, thu véiệt nam ca nh16n. Nghiêm trọng là trong một số đảng viên, cán bộ có chức có quyền. tệ hách dịch xa rời quần chúng, thậm chí xâm phạm đến tài sản và tính mạng nhân dân là những tai hại cần phải sớm khắc phục và ngăn chặn.

-Cơ cấu tổ chức tuy có củng cố chấn chỉnh một bước, song vẫn còn là khâu yếu nhất là trình độ năng lực của cán bộ còn non kém, nắm không vững chủ trương chính sácgh của Đảng và Nhà nước, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tác phing lề lối làm việc của nhiều cán bộ còn mang nặng tính phân tán tùy tiện, cục bộ quan liêu hình thức, tổ chức còn lỏng lẽo, thủ tục giấy tờ phiền phức; cán bộ đảng viên chưa bám chặt cơ sở, bám quần chúng và lao động. Có nơi nội bộ chưa đoàn kết chặt chẽ, bằng mặt nhưng không bằng lòng, nhiều chi bộ chưa thực hiện được vai trò lãnh đạo toàn diện, chưa thực sự quan tâm đúng mức đến những khó khăn của quần chúng. Công tác tổ chức quản lý kinh tế, lưu thông phân phối còn chưa tốt, thiếu tập trung thống nhất. Các ngành chuyên môn, các đoàn thể chưa thật mạnh. Ta đánh giá chưa hết khả năng và tinh thần của quần chúng nên chưa phát huy hết vai trò làm chủ tập thể của nhân dân lao động trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, an ninh chính trị trật tự xã hội, thực hiện chuyên chính vô sản và cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa . Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý và nhân dân làm chủ chưa được phân biêt còn dẫm chân nhau, tác động ảnh hưởng đến nhiều mặt, bệnh ỷ lại, bao biện làm thay, xem thường vai trò của các tổ chức đoàn thể……….cản ngại trong ít trong cán bộ.

-Trong công tác chỉ đạo biết tập trung cho các yêu cầu đột xuất, song từng lúc lại buông rơi việc đôn đốc chỉ đạo các mặt công tác thường xuyên, thường hoán việc chung chung thiếu vạch ra kế hoạch và biện pháp thực hiện cụ thể giúp cho bên dưới hoàn thành nhiệm vụ, nặng mệnh lệnh quan liêu trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng, do đó ác phiong trào thường nặng nội dung gò ép hoặc tự phát hơn là tự giác của quần chúng.

-Công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, tuy có cố gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là ở cơ sở, chưa sử dụng và phát huy đúng mức hết khả năng số cán bộ hiện có. Một số phòng ban ngành chung quan cấp ủy và ủy ban mặc dù có cố gắng nhiều song vẫn chưa làm hết chức năng tham mưu đắc lực cho cấp ủy và ủy ban.

Trên đây là những thành quả và những mặt tồn tại cản ngại lớn nhất trong qua trình hoàn thành giai đoạn chót của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Huyện ta trong hai năm qua. Đứng trước thời kỳ mới mà mọi nỗ lực phải tập trung cho việc đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa . Tình hình chung có nhiều triển vọng và khả năng mới, song cuộc đấu tranh giai cấp sẽ diễn ra lắm gay go, phức tạp và quyết liệt, nhằm khắc phục những tồn tại rất to lớn mà chúng ta mới giải quyết được một bước.

Với tinh thần và ý chí quyết tâm “liên tục tấn công, liên tục giành thắng lợi”, chúng ta cần ra sức khắc phục nhanh chóng những mặt thiếu sót tồn tại và khó khăn trước mắt trong đó có sự non yếu của chúng ta, tất cả cán bộ đảng viên phải quán triệt sâu sắc các nội dung của nghị quyết Trung ương, nghị quyết Thành ủy lần này đi sâu vào thực tiển, cụ thể hóa cho được vào nhiệm vụ của từngx ã và ban ngành mình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phát huy quyề làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tập trung sự chỉ đạo, huy động toàn lực giải quyết dứt điểm nhũng khâu then chốt. Tin rằng với sự nhiệt tình và lòng quyết tâm sẵn có cộng với sự chỉ đạo sâu sát của Thành ủy chúng ta sẽ vượt qua được tất cả để tiến lên giành thằng lợi lớn trong phương hướng và nhiệm vụ trong hai năm 1977 – 1978.

PHẦN HAI

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU

TRONG HAI NĂM 1977 – 1978.

A/ VỊ TRÍ VÁ ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN BÌNH CHÁNH:

Bình Chánh là một Huyện nông thôn của Thành phố Hố Chí Minh, là một thành phố có vị trí kinh tế và văn hóa quan trọng trong cả nước, nó nằm ở phía Tây Nam Thành phố, Đông giáp quận 6, 8 và Nhà Bè, Tây nam giáp Long An, bắc giáp hai quận Tân Bình và Hóc Môn. Diện tích tự nhiên khoản 29.000 ha, trong đó có gần 12.500 ha chuyên cây lúa. Dân số toàn Huyện hiện 142 ngàn người, (trong đó có khoản 57.484 người trong tuổi lao động) với trên 8 vạiệt nam người sống nghề nông, còn lại phần đông thuộc các ngành nghề tiểu thủ công, lao động khác, có một phần nhỏ tiểu thương, tiểu chủ sống với nghề buôn bán. Đa số là dân tại chỗ (có một số ít là đống bào di dư từ 1954 và đồngbào Hoa sống tập trung ở xã An lạc, Bình Trị Đông và Bình Hưng Hòa). Nhân dân Bình Chánh có truyền thống cách mạng lâu đời, trong suốt hai thời kỳ chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ, huyện Bình Chánh là vùng căn cứ địa cách mạng nổi tiếng với nhiều nơi như: khu vực Vườn Thơm (nay là Bình Lợi), Láng Le, Bà Vụ, vùng hố ở phong phú nối liền xã Hưng Long…Người dân ở đây đã từng sống chết và sớm giác ngộ gắn bó với cách mạng, rất cần cù, sáng tạo trong lao động đã chụi đựng nhiều bơm đạn tàn phá và sự kềm kẹp gom, tát dân nặng nề của địch, ruộng vườn bị bỏ hoang hóa rất dữ (trên 6.000ha) có nhiều ấp trắng không dân ở…

Nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp có nhiều ưu thế về mặt trồnglúa nằm trong khu vực phù sa của hai nhánh sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Phía tây bắc là vùng trũng phù sa dễ động nước, đất chứa phèn gồm các xã: Lê Minh Xuân, Phạm VănHai, Bình Lợi, Tân Nhựt, Tân tạo. Đồng bằng phía đông nam tương đối phì nhiêu, bị ảnh hưởng nước mặn có thời kỳ và tương đối ít phèn bao gồm các xã: Bình Chánh, Tân Túc, Tân Kiên, Tân Quí Tây, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước, An Lạc, An Phú Tây, vùng này là trọng điểm lúa của Bình Chánh. Một số xã phía đông bắc: Vĩnh Lộc, Bình Hung Hòa, Bình Trị Đông vùng đất cao (2 đến 5m) đất xám thành phần cơ giới nhẹ giữ nước kém có ưu thế phát triển trồng màu và rau các loại.

Mặt khác Bình Chánh cũng có một khu vực kinh tế công nghiệp và thủ công nghiệp tập trung ở An lạc, Bình Trị Đông có khả năng mở rộng công nghiệp nhanh chóng, có Xa cảng Miền Tây thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ, có phương tiện giao thông vận tảui phát triển.

Những thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi:

-Bình Chánh đã trải qua hai năm thử thách lớn trong đấu tranh cải tạo ban đầu của thời kỳ sau khi chiến tranh chấm dứt, tiềm lực kinh tế còn nhiều ta chưa khai thác hết, được sự hỗ trợ kinh tế trực tiếp của Thành phố. Là một Huyện có nhiều thuận lợi về mặt sản xuất nông nghiệp có ưu thế về mặt trồng lúa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển, đất đai màu mỡ, sông rạch và đường sá giao thông thủy bộ cả quốc lộ xuyên qua trung tâm Huyện.

-Hai năm tiếp quản bước đầu đã xác lập mối quan hệ sản xuất mới, tiến hành cải tạo từng bước nông thôn, xóa bỏ cơ bản tàn tích bóc lột của giai cấp địa chủ và phong kiến, cải tạo công thương nghiệp một bước, xây dựng một phần hệ thống giao lưu phân phối quốc doanh và quản lý phần lớn lương thực… bước đầu đã tạo tiền đề cho việc khôi phục phát triển kinh tế ở địa phương.

-Nhân dân ta đại bộ phận là nông dân đã từng sống chế với cách mạng, rất cần cù và sáng tạo trong lao động, mặc dù tâm tư còn nhiều băn khoăn về chủ trương chính sách và chưa vừa lòng với một số tác phong, thái độ của một số cán bộ nhưng vẫn tin Đảng, tin cách mạng, hiểu được bản chất của chế độ ta.

Khó khăn:

-Bình Chánh có ưu thế về trồng lúa, song có nhược điểm và khó khăn lớn nhất tự nhiên là: đất, nước đại bộ phận bị chua mặn khá nặng, chưa được cải tạo bao nhiêu, hàng năm gần hết 5 tháng hoàn toàn thiếu nước ngọt dùng cho người, gia súc và cây trồng…

-Hậu quả chiến tranh để lại cho ta khá nặng nề, có trên 04 vạn người phi nông nghiệp, trong đó có gần 01 vạn người bị thất nghiệp chưa có công ăn việc làm, các tệ nạn xã hội, trộm cướp, đỉ điếm còn tồn tại không ít, tàn dư vănhóa phản động và ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân mới còn rơi rớt lại trong nếp sống và suy nghĩ ở nhiều người nhất là giới thanh niên trong các vùng mới giải phóng.

-Vốn cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa có bao nhiêu về cả con người và các loại vật tự phương tiện: sức kéo, giống, phân bón, nguyên liệu, phụ tùng… còn quá thiếu, chủ yếu do trên phân phối xuống khả năng bao nhiêu chưa rõ, trong khi đó ngân sách địa phương chưa có.

-Quan hệ sản xuất phần lớn là nông dân cá thể và tư bản chủ nghĩa chưa cải tạo được bao nhiêu, lực lượng quốc doanh còn nhỏ bé, các nguồn hàng chủ yếu nhất là nông sản thực thẩm ta chưa nắm chắc, màng lưới quốc doanh còn quá ít và yếu nên còn bị tác động và ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.

-Bộ máy tổ chức của ta mới hình thành chưa có kinh nghiệm và đủ sức quản lý, việc phân công phân cấp chưa được xác định rõ ràng, quan hệ hợp đồng giữa trên và dưới, giữa các ngành kinh tế chưa ăn khớp nhau. Lực lượng chuyên môn có trình độ quản lý, tổ chức sản xuất và hoạt động kinh tế còn qú ít và yếu. Đội ngũ cán bộ phần động chưa quen làm công tác kinh tế và xây dựng phong trào ở cơ sở.

Giải quyết những khó khăn lớn trên đây đòi hỏi phải có thời gian và là một quá trình nỗ lực giải quyết các mâu thuẩn trong việc thực hiện nhiệm vụ hai năm:

-Mâu thuẩn giữa phục hồi và phát triển sản xuất với yêu cầu to lớn cấp bách về đời sống của nhân dân.

-Mâu thuẩn giữa phục hồi phát triển sản xuất, lưu thông phân phối với tình trạng khả năng, trình độ tổ chức lãnh đạo còn non kém chưa theo kịp của ta. Với điều kiện đất nước chưa mặn, chưa được cải tạo về cơ bản.

Đây là những khó khăn ban đầu tất yếu không thể tránh được, nhưng nếu ta tập trung khai thác hết tiềm lực kinh tế của địa phương, biết phát động và tổ chức tốt cao trào lao động sản xuất cần kiệm xây dựng đất nước, biết vận dụng sáng tạo đường lối xây dựng và phát triển kinh tế, vănhóa của Đảng vào đặc điểm của địa phương, biết phát huy đúng mức sức mạnh làm chủ tập thể của nông dân lao động và khả năng của các loại cán bộ, chúng ta có thể khắc phục và phát triển toàn diện tạo cơ sở vật chất làm tiền đề để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa”.

B/ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ HAI NĂM 1977 – 1978:

Quán triệt nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và nghị quyết Đại hội đại biểu Thành phố lần thứ I, xuất phát từ đặc điểm tình hình đánh giá, khả năng, triển vọng các mặt ở địa phương, phương hướng và nhiệm vụ cụ thể trong hai năm 1977 – 1978 được xác định như sau:

I/ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT CŨ XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ:

1/ Cải tạo nông nghiệp:

Để vĩnh viễiệt nam xóa bỏ bóc lột, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu xây dựng đời sống ấm no và hạnh phúc để đưa nông dân tiến lên con đường làm ăn hợp tác hóa sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa gắn liền với hợp tác hóa, cơ khí hóa, điện khí hóa toàn diện trong những năm sau này: từ nay đến năm 1980 Bình Chánh phải tập trung xây dựng thành một đơn vị kinh tế nông công nghiệp sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa , trước mắt trong hai năm 1977 – 1978 phải tập trung cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, giáo dục và tổ chức đưa nhanh nông dân từ sản xuất cá thề đi vào 3 hình thức sản xuất chủ yếu:

-Tổ đoàn kết sản xuất.

-Tập đoàn sản xuất

-Hợp tác xã và xây dựng một nông trường quốc doanh (làm thí điểm).

Trong năm 1977 phải tập trung đưa 100% hộ lao động nông nghiệp vào hình thức tổ đoàn kết sản xuất, từ 5 đến 5 tập đoàn sản xuất ở mỗi xã và xây dựng 01 hợp tác xã thí điểm (tân Kiên) vào đầu vụ 1978. Riêng tập đoàn sản xuất diện vào qui mô không hạn chế xã nào có điều kiện phát triển nhiều càng tốt.

Trên cơ sở đó năm 1978 phấn đấu củng cố nâng cao và mở rộng diện thí điểm để tiến đến năm 1979 hoàn thành cơ bản hợp tác hóa nông nghiệp từ khoảng 75 – 80% số hộ nông dân lao động.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát động và tổ chức làm ăn tập đoàn, tập thể và hợp tác hóa nông nghiệp nhằm hoàn thành thắng lợi toàn diện và triệt để vét đuôi phong kiến ở Huyện, trong năm 1977 cần phải nhanh chóng giải quyết một số vấn đề tồn tại:

-Các vấn đề tranh chấp ruộng đất trong nội bộ nông dân.

-Thực hiện triệt để các chính sách ruộng đất đối với địa chủ, phú nông theo quyết định 188 của Hội đồng chính phủ. Kiểm tra lại toàn bộ vấn đề chính sách địa tô nợ lãi… gắn chặt với việc xây dựng các tổ chức sản xuất tập thể trong nông dân.

Mục tiêu của nông nghiệp năm 1977 – 1978:

a/ Về trồng trọt:

-Phấn đầu đưa diện tích gieo trồng cay lương thực lên 18.000 ha, đạt sản lượng qui thóc từ 48.000 tấn – 55.000 tấn/ năm 1978, trong đó diện tích trồng lúa 16.700 ha (bao gồm: diện tích hè thu: 5.000ha, vụ mùa 11.600ha và 100 ha đông xuân cấy thí điểm ở xã Bình Chánh, Tân Túc, Tân Quí Tây, An Phú Tây, Hưng Long), Sản lượng bình quân phải đạt từ 2,6tấn/ha phấn đấu đến 3 tấn/ha.

Năm 1978 phải hình thành 500 ha vùng rau chuyên canh ở hai xã Bình Hưng Hòa và Vĩnh Lộc, đẩy mạnh trồngrau muống nước ở các phần đất biền và hồ ao, chủ yếu ở An lạc, Bình Hưng, Đa Phước khoản 200ha. Trồng 500 ha rau lá thời vụ, phấn đấu đạt sản lượng toàn bộ 50.000 tấn rau các loại. Hình thành 500 ha trồng lác chuyên canh ở 3 xã Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước đạt sản lượng 7.500 tấn lác khô/năm. Phải cố gắng tăng nhanh diện tích trồngmàu chuyên canh hoặc luân canh rộng rãi trên đất lúa ở Bình Trị, Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc, An Lạc, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Túc, Tân Quý Tây bao gồm: 500ha đậu các loại bình quân sản lượng 0,8tấn/ha, 500ha khoai lang đạt sản lượng 8 tấn/ha, 300ha cây cao lương (bo bo, lúa miên) sản lượng bình quân 5 tấn/ha để nhằm tăng nhanh nguồn lương thực, thực phẩm cho người và gia súc. Củng cố lại các vườn cây ăn trái chủ yếu là xoài liên canh có tính chất còn tơ. Số già cỏi manh mún, động viên phá bỏ canh tác lúa hoặc trồngmàu. Chú ý khuyên khích trồng cây bình bát tháp mãn cầu trên các bờ kênh, đê, ao hồ và dừa lá nước trên các phần biền triền sông rạch, vừa có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời chống xoáy mòn. Đẩy mạnh tổ chức các tổ và tập đoàn sản xuất trồng nấm rơm thời vụ.

b/Về chăn nuôi:

Tích cực đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, phát triển theo hướng chủ yếu là tổ chức chăn nuôi tập thể và đẩy mạnh……

-Heo: Phấn đấu xây dựng một trại chăn nuôi heo của Huyện có qui mô khoảng 1.000 con/năm 1978. Chủ yếu là cung cấp giống cho nhân dân. Đàn heo hiện có mặt 8.140 con, phấn đấu đến hết năm 1978 đưa đàn heo của Huyện lên 14.000 con, trong đó nái 2.800 con (quốc doanh 300 con), đực giống 100 con (quốc doanh 10 con) để cho sản lượng thịt 500 tấn/ năm 1978, trong đó quốc doanh 48 tấn/năm.

-Đàn trâu, bò: Hiện có mặt 5.160 con trong đó sức kéo chiếm 78%, nái giống 900 con, phấn đấu chăm sóc và gây thêm giống để bảo đảm đến năm 1978 đàn trâu bò nâng lên 7.000 don trong đó sức kéo 5000 con.

-Gà vịt: Chú ý phát triển chăn nuôi gà công nghiệp giống ngoại khoảng 50.000 con, trong đó 2.500 gà đẻ, cho số lượng 60 tấn thịt và 800.000 trứng/năm, vịt đàn thời vụ (chủ yếu ăn lúa đồng) phấn đấu nuôi 200.000 con đạt sản lượng 200 tấn thịt năm và 20.000 vịt đẻ chủ yếu ở các xã Phong Phú, Bình Hưng, Tân Nhựt, tân Kiên cho khoảng 2 triệu trứng năm. Đối với những tập đoàn hoặc cá nhân chăn nuôi vịt phải thông qua hợp đồng hai chiều nhà nước có thể không thu mua lúa dư nghĩa vụ của họ.

c/ Một số biện pháp thực hiện:

-Kỹ thuật: Coi trọng việc phát động xen canh, luân canh, thâm canh tăng năng suất trên toàn bộ diện tích canh tác. Đẩy mạnh phục hóa gỡ hết mìn trái giải phóng hết đất ở các khu vực đồn bót cũ đưa nhanh vào sản xuất.

-Quy hoạch phân vùng: Trong hai năm 1977 – 1978 phải hoàn thành việc quy hoạch phân vùng cơ khí, điện khí công nông nghiệp, thủy lợi. Trước mắt trong năm 1977 phải hoàn thành việc điều tra cơ bản về đất đai thổ nhưỡng và đồng thời qui hoạch lên sơ dồ xong nông trường quốc doanh, 01 hợp tác xã thí điểm ở Tân Kiên, giải quyết ổn định nơi ăn ở cho đồng bào ở một số xã ấp ít phức tạp như: Bình Lợi, Tân Kiên và Tân Nhựt; Năm 1978 ổn định cư cho số dân ở khu vực nông trường, hợp tác xã thí điểm làm cơ sở rút kinh nghiệm mở rộng trong những năm tiếp sau.

-Thủy lợi: Làm thủy lợi giải quyết nước, cải tạo đất là yêu cầu bức bách là biện pháp hàng đầu để đưa nông nghiệp Bình Chánh phát trỉên, cải thiện đời sống nông dân. Đẩy mạnh thủy lợi hóa trên cơ sở mở rộng hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp, phấn đấu chấm dứt đến vụ đông xuân 1978 – 1979 hoàn thành toàn bộ các công trình đào, nạo, xét kinh mương tưới tiêu, đê ngăn mặn… trong cả 04 khu vực. Phấn đấu hoàn thành tiểu thủy nông trong từng cánh đồng, trong nông trường, các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã…Thủy lợi hoàn thành tới đâu thì mang điện cao thế, hạ thế và trạm bơm điện tới đó.

-Cây, con giống: Huyện và các xã phấn đấu đến năm 1978 phải bảo đảm tự lực đủ giống cây trồng và chăn nuôi hàng năm. Trước mắt trong năm 1977 Huyện phải có kế hoạch trồng 20 ha ruộng giống, chủ yếu giống TN 7-32 và TN 30 nhằm cấp vốn giống ban đầu cho các tập đoàn sản xuất xã. Ở mỗi xã ít nhất phải bảo đảm 3 ha trồng lúa giống trên 100 ha canh tác lúa. Hiện toàn Huyện có 03 cơ sở nuôi cá giống (01 quốc doanh nhỏ) tăng cường chăm sóc sinh sản phát triển đàn cá giống. Mặt khác cần xin Thành phố và Huyện khu vực hồ trong phạm vi lò gạch Phạm Văn Hai đã khai thác hết đất để cải tạo xây dựng trại giống cá trung tâm cho Huyện để đủ sức cung cấp cho yêu cầu phát triển chăn nuôi.

-Phân vôi: Ngoài phân hóa học nhà nước cung cấp nhưng còn hạn chế ta phải tập trung đẩy mạnh việc tích chế các nguồn phân hiện có như ủ phân chuồng trên cơ sở chăn nuôi gia súc và mạnh dạn trồng phân phân xanh gây giống như cây điền thanh; mặt khác tích cực nuôi thả bèo hoa dâu trên các chân ruộng thấp; phấn đấu đến năm 1978 một ha gieo trồng có được từ 4 – 5 tấn phân hữu cơ và đề nghị Thành phố cung cấp bình quân từ 01 tạ - 1,5 tạ/ha phân ure cây lúa.

-Xây dựng 01 lò vôi của Huyện có công suất bình quân 15 – 20.000 tấn/năm, bảo đảm bình quân trên 01 ha gieo trồng bón được từ 200 – 400kg vôi nhằm cải tạo các vùng đất chua mặn đồng thời thay thế 01 phần xi măng xây dựng chuồng trậi chăn nuôi.

-Cơ khi và sức kéo: Trước mắt cần tập hợp và quản lý chặt sức kéo nhất là cơ giới hiện có của tư nhân (130 chiếc) đưa vào các hình thức tổ hợp gắn chặt với các tổ đoàn kết và tập đoàn sản xuất cày bừa theo sự chỉ đạo của nhà nước.

Cân đối sức kéo hiện có quá thiếu so với diện tích gieo trồng, đề nghị Thành phố cung cấp cho Huyện khoảng 20 máy có công suất 30, xây dựng 01 đội máy kéo cơ động của Huyện và cho nông trường quốc doanh. Trong khi chờ đợi tập thể hóa hết sức kéo trâu bò cần tổ chức đưa ngay vào các tổ hợp trâu, cấm giết trâu bò còn độ cày kéo và kịp thời điều hòa nơi thừa sang nơi thiếu.

Xây dựng 01 trại cơ khí nông nghiệp trung tâm có khả năng sửa chữa các loại phương tiện cơ gới như: máy kéo, bơm nước cho Huyện.

-Trạm trại chuyên môn kỹ thuật: Đến năm 1978phấn đấu xây dựng hoàn chỉnh các trạm, trại kỹ thuật chuyên môn của Huyện như: Trạm cơ khí, đội cơ khí cơ động, trạm hạt giống cây trồng, trạm quản lý hệ thống bơm, thú y và dự báo thời tiết, sâu bệnh,v.v….

-Về tổ chức bộ máy và con người: Trước mắt cần củng cố kiện toàn các phòng nghiệp vụ kỹ thuật quan hệ sản xuất để làm tham mưu cho cấp ủy và ủy ban chặt chẽ kịp thời đối với sản xuất nông nghiệp. Nhanh chóng đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên môn các loại để xây dựng các ban cải tạo nông thôn, quản lý nông trường, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, tạo tiền đề tiến tới thành lập ủy ban công nông nghiệp cấp Huyện…………..

2/ Cải tạo công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Để tạo điều kiện mở đường cho sản xuất phát triển ổn định từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vấn để cải tạo xã hội chủ nghĩa với các cơ sở, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở huyện nhiệm vụ rất quan trọng phải bảo đảm hoàn thành cơ bản trong hai năm 1977 – 1978.

Đối với vùng công nghiệp tập trung ở An Lạc, Bình Trị phối hợp chặt chẽ với ngành Trung ương và Thành phố dùng các hình thức thích hợp: quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã để cải tạo sắp xếp lại lực lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở địa phương. Đưa ngành tiểu thủ công nghiệp vào các hình thức làm ăn tập thể và cần nghiên cứu đưa một phần thủ công nghiệp ra ngoại thành, để kết hợp với giản dân làm nồng cốt sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở một số xã sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ phục vụ cho nông nghiệp (sản xuất nông cụ, làm vật liệu xây dựng, đan lác, v.v….).

Phương hướng phát triển có hai mặt:

-Tổ chức lại sản xuất trên cơ sở cải tạo quan hệ sản xuất, giải quyết vật tư và quản lý, phát huy các cơ sở sẵn có qua phân cấp Thành phố giao.

-Mở thêm một số cơ sở thiết yếu phục vụ cho nông nghiệp, xây dựng cơ bản.

Cụ thể trong năm 1977 – 1978:

-Xây dựng 01 xưởng cơ khí công nghiệp và 01 Trạm cơ khí sửa chữa nông nghiệp ở Huyện và màng lưới lò rèn ở 19 xã.

-Xây dựng 01 lò vôi đảm bảo có công suất 15 – 20.000 tấn/ năm.

-01 cơ sở chế biến thức ăn gia súc có công suất từ 25 – 30.000 tấn/ năm.

-Xây dựng 01 lò gạch, ngói ở Bình Hưng bán thủ công có công suất vừa.

-Kết hợp với giản dân giải quyết lao động thừa, đẩy mạnh phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế biến tại chỗ ở nhiều xã như: làm giấy súc, dệt chiếu, làm bàn chải, đan lác,v.v….

3/ Về thương nghiệp:

Mục tiêu trong hai năm 1977 – 1978 cần phải tập trung đẩy mạnh cải tạo các cơ sở thương nghiệp tư bản tư doanh để nhanh chóng xóa bỏ cơ bản hệ thống thương nghiệp tư sản gắn liền với việc mở rộng xây dựng mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa có khả năng điều khiển và chi phối được thị trường, ổn định giá cả, đời sống nhân dân.

-Đối với tư sản thương nghiệp chuyển toản bộ họ sang sản xuất chế biến hoặc xây dựng kết hợp qua sắp xếp bố trí lại lao động để đưa họ ra các vùng giản dân của Huyện hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

-Đối với tiểu thương, thông qua đăng ký kinh doanh sắp xếp chuyển phần lớn tiểu thương (đại bộ phận tập trung các chợ) sang sản xuất các ngành hàng tiểu thủ công gnhiệp hoặc sản xuất nông nghiệp. Số cho phép tạm thời tiếp tục buôn bán phải được tập hợp lại dưới các hình thức tổ hợp, hoạt động trong phạm vị qui định của nhà nước chú ý hướng dẫn quản lý chặt về giá cả.

Hướng trong hai năm thương nghiệp Huyện phải đảm bảo cung cấp đến mức cao nhất, chính xác và hợp lý nhất các nhu cầu về: ăn, mặc, sức khỏe của nhân dân nhất là nhân dân lao động.

Về xây dựng mạng lưới:

Cần nhanh chónh mở rộng mạng lưới hệ thống thương nghiệp quốc doanh, xây dựng hoàn chỉnh 19 hợp tác xã mua bán xã để đủ sức thay thế lực lượng thương nghiệp cũ. Đẩy mạnh khai thác và thu mua các nguồn hàng nông sản thực phẩm ở địa phương. Tăng nhanh khả năng cung cấp cho Thành phố, đồng thời giải quyết các yêu cầu của nông dân tại chổ. Kinh doanh các mặt hàng chủ yếu: gạo, thịt cá, nước mắm, bột ngọt, đường sữa, rau cải; hàng công nghệ phẩm: hàng dệt kim, vải (chú ý vải đen phục vụ cho nông dân sản xuất), bát dĩa đồ dùng bằng gỗ, thủy tinh, sành sứ, vật tự xây dựng, chất đốt,v.v….

Đặc biệt đối với lương thực (gạo) là vật tư chiến lược quan trọng, nhà nước phải nắm độc quyền khâu quản lý thu mua và phân phối. Do đó cần giải tán gấp các chành dựa lúa gạo của tư nhân (tập trung ở Xa cảng Miền Tây) và giáo dục giải tán giới hàng xay hàng xáo lúa gạo ở từng xã ấp, quản lý chặt khâu xay xát của tư nhân. Cần tổ chức và chấn chỉnh sớm 19 điểm bán lương thực ở cơ sở.

-Xây dựng hoàn chỉnh một số cửa hàng thu mua nông sản thực phẩm, bán buôn và bán lẻ ở Huyện sau đây ngoài củng cố những cửa hàng hiện có:

+01 cửa hàng tổng hợp trung tâm

+01 nông sản thực phẩm

+01 đồ máy và nông cụ.

Và 03 cửa hàng tổng hợp khu vực (chú ý chọn điểm thích hợp để đông đảo đồng bào ở các xã xa xơi hẻo lánh có thể đến mua được).

Qua cải tạo cần chọn lọc một vài khách sạn có sdẵn trang bị của tư nhân đề nghị Thành phố cho Huyện quản lý dùng làm nơi cho thuê giải quyết khối lượng khách vãng lai khá lớn ở khu vực Xa cảng Miền Tây (có cả cửa hàng ăn uống và giải khát).

Cần khắc phục nhanh chóng các hiện tượng phân phối tùy tiện, nguyên tắc máy móc, buôn bán cửa quyền vi phạm các qui định về giá cả, cân đông, đo đếm. Chống tham ô thóai hóa móc ngoặc bớt xen mất tiền hàng trong ngành thương nghiệp. Xây dựng quan điểm tác phong đúng đắn phục vụ nhân dân.

4/ Về giao thông vận tải:

Cần thông qua phân cấp quản lý tổ chức đăng ký hành nghề mà nắm chắc lại toàn bộ lực lượng vận tải đường bộ, đường sông của tư nhân, đưa 100% vào hình thức: tổ hợp, hợp tác xã hoạt độn trong phạm vi quản lý và qui định của nhà nước. Giải quyết phụ tùng cung cấp nhiên liệu, đẩy mạnh khả năng vận tải hàng hóa phục vụ lưu thông phân phối, quản lý chặt giá cả, cước phí vận chuyển…Cố gắng cải tạo, vận động một số chủ xe có loại phương tiện vận tải cỡ vừa bằng hình thức: trưng mua, trưng dụng hoặc chấp nhận cho hiến để xây dựng lực lượng vận tải quốc doanh nồng cốt của Huyện, chủ yếu phục vụ ngành hàng lương thực, thực phẩm (lúa gạo, rau cá, thịt…)

Hướng xây dựng trong năm 1977 – 1978:

+Về giao thông: Đề nghị Thành phố cho tu sửa vá tráng lại hương lộ đi Bình Chánh- Hưng Long - Tỉnh lộ 10 (Lê Minh Xuân), tiếp tục để cán đá Hương lệ 234 (Mỹ phú), Hương lộ 8 và tỉnh lộ 50.

-Tủ sửa mới 05 cầu: Bà Bộ Mỹ Phú, Cầu Đập, Cầu xáng, mặt khác động viên nhân dân đắp sửa một số đường đất xóm, ấp để đảm bảo việc đi lại và sản xuất tiện lợi cho nhân dân.

-Bố trí sắp xếp lại một số bến bãi, chợ búa kiên quyết giản tán buôn bán chiếm lồng lề đường trước khu vực Xa cảng Miền Tây bảo đảm giao thông thông suốt.

+Về vận tải: Tập trung thu hồi sửa chữa xử lý các loại xe cộ, vật tự thiết bị hiện có đưa và sử dụng.

-Đề xuất xin Thành phố nối dài hệ thống ô tô búyt An Lạc – Bình Chánh.

5/Xây dựng cơ bản và nhà đất:

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và phân vùng sản xuất theo yêu cầu tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, hướng trước mắt trong năm 1977 – 1978 ngoài tập trung xây dựng một số công trình có quy mô lớn, một số cơ sở cơ khí công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, nông trường quốc doanh của Huyện. Do Thành đầu tư nhằm chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt đã nêu ra trong các phần trên, Huyện cần tổ chức phối hợp giữa Nhà nước và vận động nhân dân xúc tiến xây dựng một số công trình công cộng có tính chất văn hóa và đời sống như:

-Xây dựng 01 nghĩa trang liệt sĩ của Huyện (khu đất Lý Hon)

-01 sân bóng đá

-01 bải chếiu bóng có sân khấu kết hợp biểu diễn vănnghệ ngoài trời.

-Nối dài hệ thống cung cấp nước từ An Lạc đến Bình Chánh có nhiều họng nước công cộng để giải quyết việc khan hiếm nước 06 tháng mùa nắng cho người và gia súc (đề nghị Thành phố).

-Khoảng 10 công trình giáo dục và y tế (tập trung ở hai xã kinh tế mới và Tân Nhựt, Tân Kiên…)

-01 Hội trường hội họp cho cả 03 khối của Huyện.

Đồng thời đẩy mạnh việc tu sửa vừa và lớn các cơ sở nhà cửa hiện có để nhanh chóng giải quyết ổn định chỗ nơi làm việc ăn ở cho cán bộ, công nhân viên chức.

Nhà đất:

-Tập trung cải tạo một số nhà tư sản ở khu vực An Lạc ấp 3 Bình Trị và Bình Chánh có nhiều nhà cho thuê để ở hoặc không để ở, tiến hành trưng dụng hoặc chấp nhận cho hiến sử dụng mở rộng các cửa hàng quốc doanh hoặc hợp tác xã….

-Các loại nhà trước đây chính quyền cũ cất bán quá giá cho một số chủ để mua bán ở một số chợ nay phải trưng thu lại xây dựng các hợp tác xã mua bán xã.

Cần gấp rút kiểm tra nắm chắc lại toàn bộ các loại nhà vắng chủ khu vực Cư xá C (An lạc), ấp 3 Bình Trị (khu tự do và quyết thắng), do một số người chiếm giữ bất hợp pháp tiến hành quản lý và thu xếp bố trí các cơ quan, cán bộ chưa có chỗ nơi làm việc và ăn ở.

-Những phần kho tàng, nhà cửa của một số tiểu chủ hiện nay không dùng hoặc sử dụng không hết bỏ trống vận động họ hiến hoặc trưng dụng sử dụng vào những việc công ích.

-Tích cực ngăn chặn việc đào ao lên liếp lập vườn đắp nền nhà trên diện tích canh tác của bà con nông dân nhất là từng lớp trung phú nông nhằm phân tán chạy chính sách.

6/Cải tiến công tác quản lý kinh tế:

Theo phương hướng Huyện sẽ là đơn vị hạch toán kinh tế toàn diện, có ngân sách riêng. Để chủ động trong năm 1977 – 1978 cần phải giải quyết những vấn đề sau đây:

-Đề nghị Thành phố cần sớm tiến hành phân cấp quản lý cụ thể đối với các cơ sở kinh tế trên phạm vi lãnh thổ huyện Bình Chánh để ổn định và phát huy sản xuất, nhất là các cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải (loại nhẹ).

Mặt khác cần xác định cụ thể việc phân phối các loại vật tư sửa chữa xây dựng, nhiên liệu, chất đốt… của các công ty, sở Thành phố phục vụ cho Huyện là do Huyện quản lý và chỉ đạo khâu phân phối đúng chính sách để bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

-Phải nhanh chóng xây dựng kế hoạch quản lý và thu mua nông sản thực phẩm chủ yếu là lúa, thông qua các biện pháp hành chính kinh tế và quần chúng bảo đảm cho được chỉ tiêu theo kế hoạch nhà nước đã đề ra, cụ thể trong năm 1977 – 1978.:

+Lúa : 10.000 tấn (trong đó: 3.000 tấn thuế)

+Thịt : 700 tấn

+Rau : 45.000 tấn (cung cấp cho Thành phố)

+Trứng: 02 triệu ( )

+Khoai, đậu: 2.500 tấn (chủ yếu ở một số xã Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa, Bình Trị..)

Đồng thời từng xã phải lãnh đạo tốt việc điều hòa lương thực trong nội bộ nông dân có chú ý các hộ nông nghiệp nhưng thiếu ăn.

Công tác quản lý tài chính, thuế và ngân hàng:

-Về tài chính: Để đảm bảo nhiệm vụ chính trị phục vụ sản xuất và hoạt động của các ngành mà nhu cầu về vốn có mặt tăng lên trong hai năm 1977 – 1978. Do đó phương hướng công tác tài chính phải bảo đảm xây dựng ngân sách tích cực có cơ sở cân đối bảo đảm cân bằng thu chi, giảm bớt việiệt nam trợ của Thành phố tới mức tối thiểu.

-Về thu: Tích cực khai thác hết các nguồn thu (thu cố định, thu điều tiết của Thành phố giao cho Huyện), nhất là nguồn thu hoa chi ở các chợ. Cần phải tổ chức học tập sâu rộng thông suốt trong nông dân về chinh sdách thuế nông nghiệp để bảo đảm thu nhanh và thu đúng chính sách tránh phiền hà thắc mắc trong nhân dân.

-Về chi: Cần tập trung vốn bảo đảm cho các nhu cầu chi chủ yếu cho khu vực sản xuất nông nghiệp, một phần xây dựng cơ bản và vốn ban đầu cần thiết cho kinh doanh thương nghiệp mở rộng, hạn chế chi hành chính hợp lý, đưa việc chi tiêu vào chế độ. Các ngành, ban phải lập bản dự trù chi tiêu cụ thể có dự trù mối có chi. Quản lý chặt chẽ ngân sách, tài sản vật tự, chống tham ô lãngphí. Phải tận dụng phế liệu, phế phẩm tại chỗ, bảo đảm kho tàng vật tư thiết bị của ngành, phòng mình, có kế hoạch phòng chống hư hỏng mất mát.

-Biện pháp thực hiện: Chú ý củng cố và tăng cường nhanh bộ máy quản lý tổ chức bộ môn thuế khóa còn quá yếu; tăng cường công tác đào tạo kế toán, thủ quỹ cho các phòng ban. Trong năm 1977 phải tiến hành kiểm tra thanh toán dứt khoát toàn bộ các khoản thu chi kinh doanh thương nghiệp, nông nghiệp, phân diêm, gạo, thuế còn nhập nhằng mất mát tiền, hàng hiện chưa giải quyết.

Về Ngân hàng: Mở rộng khu vực đầu tư hợp lý, ưu tiên cấp vốn cho phát triển nông nghiệp chăn nuôi và trồng trọt, chủ yếu lá giống, phân bón………. Các công trình phục vụ.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, thanh toán, thu nhanh các nguồn thu và hoạt động kinh doanh quốc doanh, và vận động các nhà tư sản, tiểu chủ… mở tài khoản qua ngân hàng.

Tích cực phát động mạnh mẽ phong trào nhân dân gửi tiền tiết kiệm bình quân tối thiểu 3 đồng/ người/ năm.

II/ VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DI GIẢN VÀ ĐI XÂY DỰNG VÙNG KINH TẾ MỚI, BỐ TRÍ LẠI LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG, GIẢI QUYẾT NẠN THẤT NGHIỆP:

Dân số Bình Chánh trong năm 1976 có trên 14 vạn dân trong đó trên 1/3 nhân khẩu phi nông nghiệp, lao động thất nghiệp còn khá lớn (khoảng 01 vạnngười) đại bộ phận tập trung ở một số xã, ấp đô thị hóa như: An lạc, Bình Trị, một ít ở Bình Hưng và Bình Hưng Hòa… tình hình đó đòi hỏi Huyện cần phải có kế hoạch gấp rút bố trí lại lao động, giải quyết công ăn việc việc, ổn định trật tự xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.

a/Di giản dân đi xây dựng kinh tế mới:

Hướng trong hai năm 1977 – 1978 Huyện phải tập trung vận động 17 ngàn nhân khẩu, chủ yếu là di giản xây dựng khu kinh tế Phạm Văn Hai và nông trường quốc doanh của Huyện 10.000 người và một phần đi xây dựng kinh tế mới ở các tỉnh khác (7.000 người)

Khu vực trọng điểm vận động: Kiên quyết đưa từ 80 – 90% số dân lao động thất nghiệp và lao động phi sản xuất ở ấp 3 Bình Trị Đông (chủ yếu là khu Quyết thắng và Tự do) ấp 6 xã An lạc (chủ yếu khu nghĩa địa và chung quanh xa cảng Cư xá C, ấp 3 Bình Hưng và ấp 3 Bình Hưng Hòa (chủ yếu khu đồng bào công giáo, người mù…)

Đối tượng vận động: Tập trung vận động tất cả những hộ và cá nhân hiện tại đời sống bấp bênh, không công ăn việc làm chuyên nghề mua chui bán chạy ở các chợ trời, các hộ tiểu thương tiểu chủ, cả những hộ tư sản thương nghiệp, những hộ tiểu thủ công nghiệp không phân biệt đồng bào Hoa, đồng bào di cư công giáo, các sĩ quan viên chức chế độ cũ đã qua học tập cải tạo trở về địa phương không có cơ sở sinh sống…đặc biệt cần nghiên cứu kỷ về biện pháp vận động và tổ chức di giản đối với số đồng bào công giáo và Hoa kiều đừng để bà con thấy mình bị phân biệt đối xử kẻ địch lợi dụng xuyên tạc kích động.

Biện pháp tổ chức thực hiện:

-Lấy giáo dục vận động là chủ yếu đồng thời phải biết kết hợp chặt chẽ biện pháp hành chính và kinh tế làm đòn bẩy thúc đẩy sự tự giác của quần chúng.

-Các xã phải điều tra nắm chắc phân loại quần chúng, ai cần đưa đi, ai để ở lại, tập trung phát động chiều sâu các đối tượng cần đi đồng thời tuyên truyền phát động rộng rãi trong nhân dân tạo thành phong trào sôi nổi đi xây dựng vùng kinh tế mới. Cần xây dựng lực lượng nồng cốt bố trí đi vĩnh viễiệt nam hoặc có thời hạn theo các đoàn giản dân hoặc xây dựng kinh tế mới.

-Đối với số đồng bào công giáo hoặc Hoa kiều nên bố trí thích hợp khi đưa đến khu giản dân của Huyện (xã Phạm VănHai) tránh phân biệt hình thành một khu vực riêng biệt.

-Mặt khác không nhận bất cứ người dân nào không phải là người xuất thân quê hương ở Huyện, chỉ nhận những người thật sự là nguồn gốc Bình Chánh mà hiện nay có cơ sở sản xuất thực tế ở tại chỗ.

b/ Bố trí lực lượng lao động:

Trong hai năm 1977 – 1978 phải sắp xếp ổn định cơ bản lực lượng lao động trong toàn Huyện.

-Ở Huyện phải xây dựng một đội công trình thủ công nội dung là lực lượng lao động thường trực với hình thức quân sự hóa (kiểu dân quân) do nông nghiệp và Huyện đội phối hợp tổ chức quản lý, nhiệm vụ chủ yếu là lao động thủy lợi và xây dựng công trình công cộng. Cần chọn lọc bố trí tổ nhóm kỹ thuật; làm đất, mộc, hồ… đi vào chuyên môn hóa bảo đảm kỹ thuật và năng suất cao.

-Xã: mỗi xã xây dựng 01 trung đội lao động thường trực của xã, lấy dân quân du kích làm nồng cốt do xã quản lý và tổ chức lao động thủy lợi, phòng chóng úng hạn, sâu rầy ở xã. Huy tập khoản từ 300 – 500 thanh niên trong Huyện xây dựng thành đội thanh niên xung phong của Huyện do Huyện đoàn quản lý và tổ chức lao động xây dựng nông trường của Huyện.

-Mặt khác thông qua công tác cải tạo cần sắp xếp lại lực lượng lao động nông nghiệp mà hiện nay bình quân 4 lao động/ 1 ha gieo trồng là quá thừa. Và điều chỉnh lại lực lượng tiểu thủ công nghiệp cho hợp lý hiện tập trung khá đông ở một số xã đô thị hóa (An lạc, Bình Trị) ra bớt các khu nông trường (2 xã mới Lê Minh Xuân và Phạm VănHai) đồng thời phát triển nhanh chóng các ngành nghề, tiểu thủ công ở một số xã Tân Túc, Bình Chánh, An Phú Tây, Đa Phước, Bình Hưng để sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Đẩy mạnh công tác đào tạo huấn luyện nghề nghiệp như: đan lác, theu may, các ngành tiểu thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và tiêu dùng.

-Lao động khu vực nhà nước: Yêu cầu hai năm tới:

Trên cơ sở xác định phương hướng, nhiệm vụ và chức năng của từng ngành do đại hội lần này đề ra mà xác định tổ chức biên chế cụ thể cho ngành, ban và địa phương mình, có kế hoạch điều chỉnh bố trí lao động hợp lý và lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ kịp thời đáp ứng nhiệm vụ quản lý Huyện.

2/Văn hóa, văn nghệ:

-Củng cố mở rộng phong vănnghệ quần chúng cổ động phong trào ca hát, sáng tác tự biên tự diễn của quần chúng nhằm phản ảnh sinh động kịp thời cuộc sống, lao động sản xuất, cải tạo xã hội mới, ca ngợi những gương tốt, việc tốt trong các phong trào hành động cách mạng của quần chúng ở cơ sở, cần gấp rút củng cố các đội vănnghệ nghiệp dư của xã và xây dựng 01 đội vănnghệ của Huyện có khả năng làm nồng cốt cho phongtrào ca hát của quần chúng, qua đó phối hợp các ngành chuyên môn bên trên tổ chức tốt việc hoạt động sân khấu, chiếu bóng nhằm phục vụ kịp thời các nhu cầu sát sườn, thiết yếu của bà con nông dân lao động hiện rất khao khát món ăn tinh thần.

-Xúc tiến mạnh công tác bảo tồn bảo tàng, xây dựng nhà truyền thống của địa phương, phòng triển lãm xã, câu lạc bộ thiếu nhi, 01 thư viện có từ 50 – 100 chỗ ngồi, phát động quần chúng sưu tầm di tích lịch sử, viết bài kể lại những sự kiện đấu tranh của nhân dân xã, ấp mình trong hai thời kỳ kháng chiến…

-Xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, tượng hai anh hùng ở hai khu kinh tế mới, cung thiếu nhi, một bãi chiếu bóng có sân khấu kết hợp với biểu diễn vănnghệ ngoài trời.

-Phát động phong trào thanh, thiếu niên thu gom các sách báo cũ, tranh ảnh lỏa thể, những băng nhạc lãng mạn… Đẩy mạnh phong trào vănhóa mới, con người mới vănminh, trật tự và vui tươi lành mạnh từ trong nếp ăn, mặc cho đến thái độ quan hệ xã hội.

3/ Về công tác giáo dục:

-Tiến hành cải cách giáo dục, cải tạo nhà trường cũ xây dựng nhà trường mới xã hội chủ nghĩa nhằm đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có năng lực làm chủ tập thể, phát triển toàn diện để tương lai cung cấp cho xã hội những loại cán bộ tốt, những người lao động mới có kỹ thuật khoa học, thực hiện phương chăm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Đưa lao động sản xuất vào nhà trường chủ yếu là lớp 3 và lớp 9 cấp 2 với mức độ khác nhau.

-Nhanh chóng củng cố và xây dựng một số trường mới cho 19 xã, nhất là hai xã khu kinh tế mới, tạo điều kiện cho các cháu cấp 1 học được gần nhà và giảm bớt nhiều ca dạy trong ngày.

-Hoàn thành xóa nạn mù chữ, chuyển trọng tâm sang bổ túc vănhóa đối với với cán bộ công nhân viên và nhân dân mở hai trường bổ túc vănhóa tập trung và bán tập trung đối với cán bộ công nhân viên chiến sĩ kháng chiến và con em các gia đình liệt sĩ, tử sĩ hiện qua tuổi học cấp phổ thông.

-Phát triển mạnh mẽ mạng lưới mẫu giáo dân lập có sự bảo trợ của nhà nước, ở mỗi ấp có ít nhất 01 trường mẫu giáo.

-Tăng cường công tác giáo dục chính trị bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy đối với đội ngũ giáo viên mới giải phóng và cán bộ quản lý giáo dục phát động phong trào 3 tốt “dạy, học và lao động tốt”, xây dựng công đoàn trong ngành giáo dục nhằm phát huy quyền làm chủ và tham gia quản lý về mọi mặt của tập thể giáo viên và học sinh.

4/Y tế, thể dục thể thao, bảo vệ bà mẹ và trẻ em:

“Để góp phần nâng cao sức khỏe và bồi dưỡng thể lực cho nhân dân, nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh, những di hại của chế độ thực dân mới về măt xã hội”.

-Cần phải đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch trong nhân dân thực hiện nếp sống vănminh: “ăn sạch, ở sạch” vận động nhân dân nhà nhà xây dựng hố tiêu, hố xí gia đình chống đi thải bừa bải trên ao hồ sông rạch, giải quyết tốt vấn đề rác, cống thoát nước, cầu tiêu công cộng ở các khu vực tập trung (ở Xa cảng Miền Tây và các chợ.

-Cải tạo sắp xếp lại các cơ sở y tế hiện có ở ấp, xã và mở rộng xây dựng thêm 07 trạm xá xã ở 02 xã kinh tế mới và một số xã chưa đủ như: Tân Nhựt, Tân Kiên, Tân Tạo, Bình Lợi… xây dựng 01 bệnh viện đa khoa của Huyện (khoảng 200 giường) và 04 phòng khám khu vực.

-Đẩy mạnh công tác khám và phòng bệnh lưu động ở các xã, ấp xa xôi, kịp thời dập tắc dịch bệnh và điều trị các loại bệnh thông thường tại chỗ giảm bớt đi lại của nhân dân, góp phần tăng ngày công lao động cho sản xuất.

-Xây dựng hệ thống cấp cứu Huyện bảo đảm cứu chữa kịp thời bệnh tật và tai nạn. Tập trung những người mắc bệnh xã hội hoa liễu, lao, phong cùi… đưa lên các bệnh viện chuyên khoa của Thành phố điều trị chống lây nhiễm.

-Củng cố các cửa hàng dân lập, phát triển mạnh phong trào trồng cây thuốc nam kết hợp tốt đông – tây y trong điều trị. bảo đảm thuốc đến tận tay những người thật sự có bệnh, chống nạn đầu cơ mua bán thuốc men. Xây dựng thái độ phục vụ tốt trong ngành y tế giảm bớt thủ tục giấy tờ phiền hà cho nhân dân.

-Nhanh chóng xây dựng màng lưới Hội chữ thập đỏ và màng lưới Bảo vệ bà mẹ và trẻ em xuống tận ấp xóm. Xây dựng nhà giữ trẻ do Phụ nữ Huyện đảm trách trong hai năm tới ở mỗi xã phải có được 01 nhà giữ trẻ, các khu vực xí nghiệp, cơ quan phải có được 01 nhà giữ trẻ khu vực hoặc liên cơ, cần phải gấp rút đào tạo một đội ngũ cô nuôi dạy trẻ. Đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, quàn lý thai sản, giải quyết bệnh phụ khoa và nghề nghiệp cho phụ nữ.

-Xây dựng phong trào thể dục thể thao rộng rãi cho quần chúng nhất là thanh niên ở trường học, cơ quan, đơn vị, cải tạo xây dựng 01 sân bóng đá và thể dục thể thao cho Huyện và ở các xã có điều kiện, đào tạo cán hộ huấn luyện để hướng dẫn phong trào……..

5/ Công tác thương binh xã hội:

-Hiện toàn Huyện có 112 thương binh và khoảng trên 3000 gia đình liệt sĩ, tử sĩ. Đặc ra Đảng bộ một nhiệm vụ hết sức quan trọng cần phải đặc biệt quan râm chăm sóc và giải quyết đúng mức về tinh thần lẫn vật chất. Bảo đảm đến hết năm 1977 phải hoàn thành việc xác nhận liệt sĩ, tử sỉ, thương binh và gia đình liệt sĩ, gia đìnhc ó công với cách mạng thực hiện triệt để chính sách của nhà nước đối với các đối tượng này.; Về đãi ngộ, hưu tuất thật thích đáng tránh làm hời hợt chung chung, phải đi sâu từng hoàn cảnh gia đình để tìm đủ cách khắc phục giúp đỡ nhất là các gia đình thương binh, tử sĩ neo đơn hiện gặp nhiều khó khăn về đời sống, ăn ở,v.v…. các đoàn thể cách mạng nhất là tổ chức phụ nữ coi việc chăm sóc này là một nhiệm vụ hàng đầu của đoàn thể mình.

-Kiểm tra nắm chắc mồ mã liệt sĩ, tử sĩ để đưa vào nghĩa trang liệt sĩ của Huyện.

-Hưu trí, bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu trí đối với cán bộ kháng chiến nay đã già yếu mất sức, bệnh hoạn. Thành lập các tổ hưu trí ở xã và Ban liên lạc hưu trí ở Huyện. Lập ban bảo hiểm xã hội theo dõi và lập dự trù thường xuyên giải quyết các chế độ chính sách bảo hộ lao động đối với cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Thu gom những người già yếu tàn tật, vô gia cư đư vào trại trung tâm dưỡng lão và phế bần nhân ở Thành phố.

-Giải quyết các tệ nạn xã hội cũ: Cần nắm chắc và phân loại bụi đời, xì ke, ma túy, ăn xin, đuôi mù, trộm cắp… tập trung ở một số khu vực Xa cảng Miền Tây, ấp 3 Bình Trị, ấp 3 Bình Hưng Hòa để có kế hoạch giải quyết theo các hướng:

+Giáo dục động viên số có gia đình thì trở về quê hương làm ăn sinh sống. Những người ăn xin, vô gia cư nhưng còn sức lao động thì cải tạo lao động sinh sống, số tàn tật mất sức gửi các trại của Thành phố nuôi dưỡng.

+Đối với gái mãi dâm nạn nhân xã hội cũ cần tập trung giáo dục, dựa vào gia đình và dư luận thức tỉnh những người vì cuộc sống bắt buộc hành nghề, số chuyên nghiệp thu gomm chuyển lên các trại phục hồi nhân phẩm cải tạo của Thành phố để chữa trị bệnh, huấn luyện nghề nghiệp.

+Đối với đám lưu manh bụi đời, xì ke, ma túy và trộm cướp tùy theo mức độ mà có hướng cải tạo… song nói chung đều phải tập trung cải tạo, bọn đầu sỏ phải được cải tạo dài hạn. Cần tổ chức sớm 01 trại cải tạo ở Huyện lấy lao động sản xuất làm cơ sở giáo dục. Kiên quyết giải tỏa cho được khu vực Xa cảng Miền tây, chấm dứt tình trạng bắt vào rồi lại phải thả ra tiếp tục tái phạm tội hình sự, làm quần chúng rất thắc mắc chính quyền cách mạng.

IV/ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN VÀ XÃ, BẢO ĐẢM QUYỀN LÀM CHỦ TẬP THỂ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG:

Chính quyền cách mạng là chính quyền của dân do dân và vì dân, do đó phải thông qua thực hiện quyền làm chủ củanhân dân lao động mà ra sức củng cố bộ máy chính quyền các cấp đủ sức lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời 03 cuộc cách mạng, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa , giữ vững an ninh chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

1/ Về bộ máy chính quyền:

-Thông qua tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình để bầu lên Hội đồng nhân dân và Ủy ban các cấp bảo đảm chất lượng, có uy tín và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân, thật sự gắn bó với nhân dân. Đảng là Đảng cầm quyền thông qua bộ máy nhà nước cho nên cán bộ tuyển chọn làm công tác chính quyền phải là những người có ý thức phục vụ nhân dân vô điều kiện, phải biết tuân thủ sự góp ý và phê bình của quần chúng, phải biết dựa vào quần chúng tích cực nghe ngóng sự phản ảnh mà kịp thời củng cố bộ máy, thanh loại các phần tử xấu chui vào tổ chức hoặc kịp thời ngăn chặn các hành động vi phạm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xử lý các tệ nạn hống hách, cửa quyền móc ngoặc ăn hối lộ đối với một số cán bộ chiến sĩ bị thóai hóa hư hỏng.

-Tăng cường củng cố các phòng ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban cấp Huyện và xã nhất là các cơ quan quản lý kinh tế, tổ chức chỉ đạo và cải tạo sản xuất nông công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và củng cố lại các tổ đoàn kết nhân dân, tổ phục vụ hợp tác xã… Ở cơ sở nhằm thanh loại những phần tử cơ hội, ăn cắp…Trên cơ sở đó chỉ đạo sâu sát công tác phân phối, giao lưu thu mua hàng hóa nông sản thực phẩm, thiết thực chăm lo giải quyết đời sống nhân dân: ăn, mặc, đi lại, đau bệnh đến công ăn việc làm, đời sống tinh thần, văn hóa và xã hội.

-Cần nhanh chóng chấm dứt bệnh quan liêu hành chính giấy tờ, không sát dân gây phiền hà cho dân, mỗi ngành, mỗi cơ quan phải xây dựng nội qui, chức trách, nhiệm vụ rõ ràng. Thực hiện chế độ giờ giấc làm việc, qui định trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên, tiến hành kiểm điểm phê phán hàng tuần để kiểm tra công tác.

-Đẩy mạnh phong trào góp ý thường xuyên của nhân dân, lập hộp thư gọp ý ở từng ấp. Thực hiện chế độ chính quyền tự phê bình trước dân hàng 3 tháng, 6 tháng và 01 năm. Đồng thời phải hướng dẫn nhân dân tự phê bình, đóng góp phê phán lãnh nhau đấu tranh những mặt tiêu cực làm sai phạm các chính sách và chủ trương của nhà nước, động viên nhau làm tốt nghĩa vụ và quyền hạn của công dân. Cần phải xác định sự nghiệp của cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; xây dựng xã hội chủ nghĩa là xây dựng chế độ làm chủ tập thể của nhân dân, là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với chính quyền các cấp. Cần phải xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ xấu: bao che móc ngoặc, ăn hối lộ, thóai hóa, hống hách với dân. Khen thưởng, nồi dưỡng kịp thời những cán bộ nhân viên tốt, tận tụy hết lòng phục vụ nhân dân. Nghiêm chỉnh thực hiện nghị quyết 228 của Bộ Chính trị về “bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa “ và Thông tư 159 của Hội đồng chính phủ về chống bệnh quan liêu giấy tờ, cửa quyền trong các cơ quan nhà nước cấp Huyện và xã.

a/ Về quân sự:

Công tác quân sự địa phương năm 1977 – 1978: Phải bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng là tập trung xây dựng lực lượng mạnh đồng thời góp phần tích cực cải tạo nông thôn mới, xây dựng kinh tế địa phương phát triển.

Cụ thể:

-Tiếp tục truy quét địch trấn áp bọn phản cách mạng hỗ trợ và bảo vệ trực tiếp cho công cuộc cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa góp phần giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự xã hội ngày càng vững mạnh.

-Củng cố xây dựng lực lượng thường trực chiến đấu mạnh ở cấp Huyện và lực lượng du kích, dân quân tự vệ ở các địa phương xã, cơ quan, xí nghiệp, trường học… bảo đảm có sự chuyển biến mới về chất lượng, nhất là lực lượng nồng cốt đội ngũ cán bộ cơ sở phải được giáo dục, củng cố tốt về mặt chính trị, chú ý phát triển đến đâu cần phải củng cố quản lý giáo dục chặt chẽ đến đó chống qua loa hình thức. Yêu cầu về xây dựng mỗi xã có 01 trung đội du kích, một ấp phải có 01 tiểu đội dân quân; mỗi cơ quan xí nghiệp hoặc trường học phải có ít nhất 01 tổ hoặc 01 tiểu đội dân quân tự vệ (tùy theo mức độ đông, ít).

-Xây dựng phương án tác chiến cụ thể cho từng khu vực, từng xã. Tăng cường công tác tuần tra, cảnh giác chủ động phát hiện kịp thời độc lập và phối hợp chặt với các nơi khác làm tốt nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, bọn tàn binh, xây dựng màng lưới quân báo nhạy bén trong nhân dân.

-Thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự và nhiệm vụ tuyển quân trong hai năm 1977 – 1978, nắm chắc lực lượng dự bị từ 18 – 35 tuổi xem đây là công tác phát đông chính trị sâu rộng trong quần chúng củng cố chính quyền, xây dựng cơ sở chính trị, chú ý giữ lại số cán bộ cốt cán ở những cơ sở yếu kém.

-Đẩy mạnh công tác huấn luyện và đào tạo cán bộ về những vấn đề cơ bản của công tác quân sự ở địa phương tổ chức học tập chính trị và quân sự trong các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích, dân quân tự vệ, thanh niên, học sinh kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng quốc phòng với bảo vệ sản xuất xây dựng đời sống vănhóa và xã hội. Kiện toàn cơ quan quân sự để đủ sức làm tốt nhiệm vụ công tác quân sự trong tình hình nhiệm vụ mới.

b/ Về công an:

Xuất phát từ tình hình thực tế trong hai năm qua cho thấy mặt trận đấu tranh giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt trên nhiều mặt và phức tạp, đòi hỏi công tác an ninh chính trị và trật tự xã hội, trước mắt cũng như lâu dài là vấn đề bức bách đặt ra hiện nay. Do đó hướng trọng tâm của công tác này trong năm 1977 – 1978 phải tập trung giải quyết những mặt chủ yếu sau đây với phương chăm: “Lấy công tác tập trung cải tạo và trấn áp nhằm phục vụ cho phongh trào quần chúng làm chủ và ngược lại dùng phong trào quần chúng có tổ chức phục vụ công tác đấu tranh trấn áp”.

-Thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng mà khẩn trương xây dựng phong trào “bảo vệ an ninh Tổ quốc” rộng mạnh, tấn công toàn diện và liên tục truy quét cải tạo các loại đối tượng chính trị, trấn áp bọn tội phạm hình sự hiện hành gây rối, bọn phản động lén lút hoạt động chống phá cách mạng, ổn định cơ bản về tình hình an ninh chính trị trật tự xã hội trong toàn Huyện. Chú ý đặc biệt mở rộng màng lưới an ninh nhân dân trong các khu vực phức tạp đông dân cư như: An lạc, Bình Trị Đông, ấp 3 Bình Hưng, ấp Ngã Năm Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Hai khu Kinh tế mới, các vùng Tôn giáo, người Việt gốc hoa, gốc Miên….

-Thông qua công tác quản lý hộ khẩu, khẩn trương phân loại và hoàn thành hồ sơ các loại đối tượng để có biện pháp xử lý cụ thể như: cần phải tập trung cải tạo dài hạn đối với các đối tượng có hành động vi hạn đến an ninh chính trị, nghiêm trị các phần tử xâm phạm đến tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân, giáo dục quản chế tại chỗ đối tượng gây rối trật tự xã hội.

-Thông qua phong trào “bảo vệ an ninh tổ quốc”. Đẩy mạnh công tác phát triển xây dựng lực lượng củng cố đội ngũ, tiến hành thẩm tra, thanh loại các phần tử xấu, không đủ tiêu chuẩn, cơ hội, xây dựng hệ thống an ninh từ Huyện xuống tận cơ sở xã, ấp, tổ đoàn kết nhân dân, trong các xí nghiệp, trường học, ở mỗi cơ sở cảnh sát khu vực phụ trách phải có 01 đội ngũ bảo vệ khu vực từ 5 – 7 người, ở mỗi tổ đoàn kết có 01 tổ phó phụ trách công tác công an và phải có một đội ngũ cơ sở tay mắt rộng rãi làm nồng cốt cho phong trào, các tổ đoàn thể quần chúng như: Thanh niên, phụ nữ, phụ lão, thanh thiếu nhiên.

Biện pháp thực hiện:

-Tiến hành đồng bộ ba biện pháp đấu tranh gồm: biện pháp quần chúng, hành chính công khai và biện pháp đấu tranh trinh sát.

-Phát huy sức mạnh tổng hợp các ngành các đoàn thể cùng ra sức thực hiện thật sự làm chủ xóm ấp mình.

-Song song giải quyết tốt công ăn việc làm cho số quần chúng lao động đời sống vật chất ngày càng khó khăn chưa cải thiện phải đi đôi với giải quyết tốt bọn lưu manh rổi nghề, gái điếm, mãi dâm, du đãng cao bồi, xì ke ma túy, cờ bạc, ăn xin lang thang, những người chuyên nghề mua chui bán chạy tập trung nhất ở một số khu vực Xa cảng Miền Tây, ấp 3 Bình Trị, Cây Da Sà, nghĩa địa… là nguồn gốc phát trỉên tội phạm.

-Tăng cường công tác tuần tra ban đêm, kiểm tra nhân hộ khẩu thường kỳ và đột xuất các khu vực trọng yếu những hộ tình nghi, những cơ sở phức tạp, những điểm tựa hoạt động như: phòng ngủ, các trục đường vắng, những khu giáp giới…

-Bố trí lực lượng an ninh vũ trang cấn đối lại trên toàn bộ địa bàn hoạt độngc ủa Huyện, chú ý các vùng giáp giới hẻo lánh, cần nhanh chóng xây dựng trại cải tạo Huyện đủ khả năng thu giữ quản lý và cải tạo dài hạn bọn chủ mưu đầu sỏ.

c/Các ngành kiểm soát, Tòa án, Thanh tra pháp chế:

Trong hai năm 1977 – 1978, Huyện phải củng cố hoàn chinh các cơ quan: Kiểm soát, Tòa án và Thanh tra pháp chế ở Huyện, để phát huy đầy đủ chức năng giám sát việc thi hành luật pháp của các cơ quan chính quyền, đồng thời giáo dục sâu rộng trong cán bộ nhân viên nhà nước và ngoài nhân dân về các nội dung pháp chế xã hội chủ nghĩa ;ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành động vi phạm luật pháp, vi phạm quyền tự do dân chủ, xâm phạm đến tính mạng và tài sản xã hội chủ nghĩa và nhân dân. Mọi phản ánh, khiếu tố của quần chúng phải được giải quyết nhanh chóng chính xác, bảo đảm đầy đủ, mọi quyền lợi chính đáng của tất cả công dân không phân biệt tôn giáo và dân tộc.

3/ Phát huy chức năng nhiệm vụ của đoàn thể quần chúng trong việc thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động:

Tổ chức đoàn thể quần chúng cách mạng là một trong những công cụ chuyên chính sắc bén của Đảng và Nhà nước chuyên chính vô sản. Đoàn thể ở xã nào mạnh thì ở xã đó quyền làm chủ của nhân dân có điều kiện phát huy, chính quyền nơi đó mới thực sự gắn bó với nhân dân.

Do đó việc củng cố chính quyền đi đôi với việc củng cố các tổ chức đoàn thể quần chúng, mở rộng mặt trật từ Huyện tới xã, ấp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng khắn khít với nhau phải được các cấp ủy quan tấm đúng mức, phải bảo đảm tổ chức đoàn thể quần chúng có vị trí thực chất trong việc quản lý kinh tế, quản lý đời sống và xã hội, cần khắc phục nhanh chóng quan niệm coi đoàn thể quần chúng là công cụ của chính quyền.

V/ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC ĐOÀN THỂ ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HÀNH ĐỘNG CÁCH MẠNG SÔI NỔI SÂU RỘNG VÀ LIÊN TỤC CỦA CÁC TẦNG LỚP QUẦN CHÚNG:

Để bảo đảm hoàn thành các yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới nhất thiết phải có cao trào hành động cách mạng sôi nổi của đông đảo quần chúng trên cơ sở quần chúng phải được giác ngộ về chính trị, quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động phải được phát huy cao độ. Do đó công tác dân vận và mặt trận là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết đối với Đảng bộ chúng ta.

Hướng trọng tâm trong hai năm là phải dấy lên liên tục sôi nổi bốn phong trào lớn ở Huyện: Phong trào lao động sản xuất cần kiệm xây dựng đất nước, phong trào làm thủy lợi phong trào cải tạo nông thôn làm ăn tập đoàn tập thể, phong trào xây dựng nếp sống mới và con người mới xã hội chủ nghĩa . Thông qua những phong trào chủ yếu trên đây ra sức củng cố xây dựng các đoàn thể quần chúng mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân phát huy quyền làm chủ tập thể của nông dân lao động, công nhân và các tầng lớp để cùng cả nước “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa”

a/ Về công nhân và công đoàn Huyện:

-Cần tập trung xây dựng phong trào thi đua “phát huy sáng kiến , cải tiến kỹ thuật tăng năng suất vựơt chỉ tiêu kế hoạch”. Năm 1977 – 1978 đối với công nhân trong các xí nghiệp quốc doanh và tư nhân hợp đồng gia công với nhà nước.

-Lãnh đạo tổ chức chăm sóc tốt đời sống tinh thần và vật chất cho công nhân. Cụ thể bảo đảm ở mỗi xí nghiệp phải tổ chức được nhà ăn tập tểh, ngà nghỉ giữa ca, câu lạc bộ, báo chí, vănnghệ, tổ chức bổ túc vănhóa. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân (kể cả trong các xí nghiệp quốc doanh, tập thể hoặc tư nhân).

-Xây dựng hệ thống công đoàn ở cơ sở trong các cơ quan, xí nghiệp và trường học. Giáo dục và tập hợp tất cả công bộ công nhân thuộc cơ quan nhà nước sinh hoạt công đoàn. Thông qua đó đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chính trị, giác ngộ quyền lợi của giai cấp công nhân mới dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ; Nâng cao lòng yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa , phát huy tinh thần làm chủ trong lao động sản xuất và tiết kiện. Tích cực tham gia quản lý xí nghiệp, quản lý phụ tùng, vật tự thiết bị, qui trình sản xuất và phân phối sản phẩm, chống nạn đầu cơ làm ăn gian dối, tẩu tán tài sản, phá hủy vật tư thiết bị,v.v….

b/Nông vận:

-Xuất phát từ đặc điểm Bình Chánh là huyện ngoại thành, nông dân chiếm trên 90% dân số, do đó công tác nông vận có ý nghĩa quyết định cho việc đưa nhanh nền sản xuất địa phương lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa theo hướng nông công nghiệp hoàn chỉnh.

Trong hai năm cần phải tập trung cao đẩy mạnh công tác giáo dục, phát động và tổ chức nông dân lái dưới hình thức tổ chức nông hội, lấy cơ sở tổ chức làm ăn tập đoàn, tập thể làm mục tiêu phát động, giáo dục ý thức làm chủ tập thể, nâng cao lòng yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa . Để nâng cao chất lượng hội viên cần gất rút củng cố tổ chức Ban chấp hành từ cơ sở đến ban chấp hành nông hội Huyện. Cần nhanh chóng đưa ra khỏi ban chấp hành nông hội các thành phần trung phú nông. Nông hội phải chỉ rõ cho nông dân thấy được con đường đưa nông thôn tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là con đường ấm no và hạnh phúc. Tổ chức nông hội phải bảo đảm thật sự là tổ chức của nông dân lao động đi sát với người nông dân, phải là nơi thu hút đông đảo nông dân lao dộng mới xã hội chủ nghĩa tạo nên những phong trào lớn thi đua làm thủy lợi, khai hoang phục hóa, cải tạo đồng ruộng, thâm canh tăng vụ, tăng gia sản xuất và sẵn sàng đi vào qui hoạch hóa và hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp.

Hướng trong hai năm phải củng cố hoàn chỉnh tổ chức nông hội từ Huyện đến xã có chất lượng, bảo đảm đưa trên 80% nông dân lao động vào tổ chức nông hội, ở mỗi ấp phải lập ra 01 tổ hòa giải để kịp thời giải quyết các vấn đề xảy ra trong nội bộ nông dân về tranh chấp ruộng đất. Nông hội Huyện và xã có trách nhiệm phối hợp cùng với chính quyền ở cơ sở giải quyết cơ bản các vấn đề tồn tại tranh chấp trong nội bộ nông dân hiện nay. Đồng thời thực hiện tốt các chính sách ruộng đất của Đảng; xóa bỏ triệt để mọi hình thức bóc lột, tàn dư của chế độ thực dân phong kiến về ruộng đất. Để tạo điều kiện cho các đoàn thể hoạt động tốt, đề nghị trên cần nghiên cứu giải quyết chế độ đãi ngộ hoặc định xuất cụ thể cho các cán bộ đoàn thể hiện căng thẳng nhiều về đời sống vật chất.

c/Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

Trong giai đoạn mới, thanh niên đóng vai trò quan trọng trong công tác cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa . Do đó cần phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị và tổ chức.

Phải giác ngộ thanh niên về mục tiêu và lý tưởng của Đảng, lấy tổ chức đoàn thanh niên cộng sản làm trường học rèn luyện thanh niên về lý tưởng cao đẹp, về nhân sinh quan cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dám nghĩ, dám làm và làm đúng, đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Đảng và nhân dân cần đến. Giáo dục xây dựng cho thanh niên về quan điểm lao động, về nếp sống văn minh làmh mạnh, đẩy mạnh phong trào thanh niên 4 tốt:công tác tốt, lao động sản xuất tốt, học tập tốt, có nếp sống vănminh lành mạnh tiến quân vào khoa học kỹ thuật trong toàn Huyện.

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng về chính trị, về phương pháp vận động cho cán bộ doàn ở cơ sở. Mở rộng phong trào tìm hiểu lịch sử Đảng, Đoàn sâu rộng trong lực lượng đoàn viên và thanh niên.

Hình thành một lực lượng thanh niên xung phong của Huyện làm nồng cốt thúc đẩy mạnh cao trào thanh niên tiến quân ra làm thủy lợi, xây dựng nông trường, hợp tác xã… với qui mô ngày càng rộng lớn với khí thế tiến công liên tục trong toàn Huyện.

Qua phong trào cần kịp thời bồi dưỡng và chọn lọc những đối tượng ưu tú tích cực kết nạp vào Đoàn phấn đấu phát triển khoản từ 4 đến gấp 5 lần đoàn viên có chất lượng so với hiện nay và cố gắng đến năm 1978 phải tập hợp khoảng 78% quần chúng thanh niên vào tổ chức; phải bảo đảm trong hai năm ở mỗi cơ sản sản xuất nông công nghiệp và trường học đều có tổ chức Đoàn, ít nhất là 01 tổ đoàn và tổ hạt nhân nồng cốt cảm tình Đoàn.

Trước mắt cần nhanh chóng củng cố lại các ban chấp hành đoàn từ Huyện đến cơ sở đủ mạnh có năng lực giáo dục và tập hợp phát huy quyền làm chủ tập thể của thanh niên trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, tổ chức lao động, giữ vững an ninh chính trị xã hội cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa , xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa .

Tăng cường chăm sóc phong trào thiếu niên tiền phong và các đội nhi đồng ở cơ sở, mở rộng các hình thức vui chơi lành mạnh đối với các cháu, giáo dục ý thức làm chủ trường học, làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

d/ Phụ nữ:

Trọng tâm công tác phụ vận trong thời gian hai năm là: ra sức phát động mạnh mẽ phong trào phụ nữ thực hiện khẩu hiệu “Giỏi việc nước đảm việc nhà”

-Tăng cường củng cố tổ chức phụ nữ từ cơ sở đến Ban chấp hành Huyện về số lượng và chất lượng. bảo đảm chế độ dân chủ bầu cử theo định kỳ, mở rộng hình thức tập hợp thích nghi theo giới, theo ngành nghề. Ở xã lấy tổ đoàn kết sản xuất hoặc tập đoàn sản xuất làm trung tâm đoàn kết thu hút phụ nữ rộng rãi, đẩy mạnh công tác phát triển hội viên. bảo đảm đến năm 1978 phải đưa 80% phụ nữ có chất lượng vào tổ chức.

-Tập trung phát động giáo dục về vai trò của phụ nữ trong xã hội mới, ra sức khắc phục nhược điểm và nhận thức lạc hậu của phụ nữ trong gia đình, ngoài xã hội. Kiên quyết đấu tranh những quan điểm khinh nữ tàn dư của chế độ phong kiến. Phát động mạnh mẽ phong trào phụ nữ cùng với toàn dân phát huy quyền làm chủ tập thể, nồng cốt tốt trongkhâu phân phối lương thực, thực phẩm và các tổ chức hợp tác xã, góp phần chăm sóc và cải thiện bữa ăn hằng ngày cho nông dân lao động.

-Vận động giáo dục lôi kéo những tiểu thương chuyển sang lao động sản xuất và một số chị em lỡ lầm, các cháu lưu manh, bụi đời lang thang vất dưỡng ở một số khu phức tạp trở lại cuộc sống bình thường. Tích cực vận động phong trào sinh đẻ có kế hoạch, đẩy mạnh phong trào nuôi con khỏe dạy con ngoan, xây dựng gia đình vănhóa mới. Đảng và chính quyền các cấp phải quan tâm chăm sóc đúng mức đến tổ chức phụ nữ, giải quyết tốt các quyền lợi của nữ giới, thực hiện các nhiệm vụ trung tâm của huyện trong từng lúc. Trước mắt, trong năm 1977 tập trung vận động các giới làm tốt các nhiệm vụ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và đẩy mạnh phong trào cải tạo xây dựng nông thôn, thực hiện 03 cuộc cách mạng trong Huyện. Tích cực phát động giới phụ nữ có sự hỗ trợ của nhà nước nhanh chóng xây dựng ở mỗi khu vực lao động tập thể và nhà nước một nhà trẻ dân lập và cung thiếu nhi ở huyện.

đ/ Về mặt trận:

-các cấp ủy cần có biện pháp lãnh đạo xây dựng mở rộng tổ chức mặt trận ở xã và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mặt trận gắn chặt với các phong trào hành dộng cách mạng của đông đảo quần chúng, qua đó tập hợp đông đảo đồng bào các tôn giáo và dân tộc, nhất là đồng bào Hoa để họ có đủ điều kiện phát huy quyền làm chủ tập thể trên cơ sở công nông liên minh, cùng với mọi tầng lớp nhân dân thi đua thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu hai năm 1977 – 1978 của Huyện Đảng bộ.

Cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng coi nhẹ công tác Mặt trận và dân vận, sử dụng các đoàn thể quần chúng như những nông cụ của chính quyền. các cấp ủy và chính quyền địa phương cần phải tập trung cao, quan tâm đúng mức hơn nữa trong công tác củng cố các tổ chức đoàn thể dân vận và mặt trận, chống hình thức qua loa đại khái.

VI/ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN LỀ LỐI LÀM VIỆC:

Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ trong phương hướng hai năm 1977 – 1978 nêu trên, Đảng bộ ta phải tập trung xây dựng và củng cố Đảng về những mặt chủ yếu sau đây:

1/ Về chính trị, tư tưởng:

“Phải tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức tư tưởng cán bộ đảng viên về tình hình và nhiệm vụ mới của Đại hội Đảng lần thứ IV toàn quốc, nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết của Huyện Đảng bộ lần này là nghị quyết cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Làm cho cán bộ đảng viên hiểu rõ, thấu triệt và nhất trí cao với toàn bộ nhiệm vụ, phương hướng và mục tiêu của nghị quyết Đại hội đã vạch ra, biến nghị quyết đảng bộ thành hành động cụ thể, thành cao trào cách mạng sôi nổi liên tục của hàng vạnquần chúng mà đảng viên cán bộ là người đi đầu xung phong, gương mẫu lao vào mặt tar65t cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa với tinh thần và khí thế mới, nhất là trong lĩnh vực làm ăn tập đoàn, tập thể và hợp tác xã.

Để đạt mục tiêu yêu cầu trên đây toàn Đảng phải trải qua “đợt chỉnh huấn nội bộ, đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt” giải quyết thật sâu sắc những tồn tại về quan điểm lập trường trong đánh giá tình hình và nhận thức nhiệm vụ, mục tiêu sắp tới của Đảng bộ bằng một cuộc đấu tranh nội bộ thật triệt để, phê phán những tư tưởng, hành động cản bước tiến lên của cách mạng, ra sức xây dựng và phát huy những quan điêm, tư tưởng đúng d8án của giai cấp công nhân, tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong Đảng.

Phải kiên trì giáo dục cán bộ đảng viên thật thấm nhuần về các quan điêm đã được Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng vạch ra: “Phải kiên quyết khắc phục tư tưởng tiểu tư sản mà biểu hiện phổ biến về mặt chính trị là sự dao động hữu khuynh và tả khuynh mà hữu khuynh là chủ yếu; về mặt ý thức là chủ nghĩa cá nhân dưới nhiều màu sắc; về mặt phương pháp là chủ nghĩa chủ quan một chiều. Phải kiên quyết đấu tranh chống mọi ảnh hưởng của tư tưởng tư sản và những tàn dư tư tưởng phong kiến trong cán bộ đảng viên”. Phải đưa ra khỏi Đảng những cán bộ đảng viên thóai hóa biến chất, nghiêm khắc phê phán bệnh tự do vô tổ chức, kỷ luật, tự tư tự lợi, móc ngoặc, tham ô, thu vén, bè phái cá nhân,hưởng lạc,v.v…. còn tồn tại trong Đảng bộ. Chống mọi tư tưởng và tác phong quan liêu, mệnh lệnh cửa quyền, hách dịch, tùy tiện, bản vị, cục bộ thiếu tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa , thiếu gương mẫu trong công tác và cuộc sống, gây nhiều trở ngại cho việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng và mục tiêu, kế hoạch của Nhà nước. tất cả những nội dung trên đây phải được đưa ra kiểm điểm trong Huyện ủy, hi ủy, chi bộ hàng tháng, hàng ba tháng. Sau tháng có một đợt kiểm điểm phê bình cấp ủy viên, cán bộ đảng viên trong Đảng bộ một lần. Phát động phong trào quần chúng góp ý phê bình cán bộ đảng viên, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Đẩy mạnh việc học tập và bồi dưỡng về vănhóa và kiến thức kinh tế cho tất cả đảng viên trong Đảng bộ, hướng trong hai năm phải bảo đảm trình độ thấp nhất đối với đảng viên phải học xong lớp 6 bổ tục vănhóa, học hết chương trình cơ sở đối với đảng viên và cơ cấp đối với cán bộ sơ cấp và cơ sở Đảng.

2/ Về tổ chức:

-Trước mắt cần tập trung tổ chức tốt Đại hội vòng 2 thông qua đó củng cố ban chấp hành cấp Huyện và các Đảng ủy chi bộ trực thuộc, phải xác định ban chấp hành các cấp là một tập thể lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện. Do đó, cần thông qua bầu cử dân chủ xây dựng cho được Ban chấp hành có chất lượng: nắm vững đường lối chủ trương chính sách, có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phương hướng hai năm. Ban chấp hành cấp Huyện và cơ sở phải là trung tâm đoàn kết về tư tưởng, thống nhất về hành động trong toàn đảng bộ, bảo đảm trong Đảng bộ ta không có sự chia rẽ bè phái trong nội bộ, không để cho chủ nghĩa cá nhân hoặc cơ hội, bất mãn, chống lại chủ trương của Đảng làm giảm sút uy tín của Đảng. Tập trung kiện toàn cơ cấu ở mọi khâu ở các Đảng ủy và chi bộ, cơ sở nhất là chi bộ xã, đến cuốinăm 1978 phải xây dựng trong 19 xã là 19 chi bộ mạnh không còn chi bộ kém, yếu. Hiện nay ở nhiều xã còn quá yếu cần nghiên cứu gấp rút củng cố bằng cách Huyện ủy phải mạnh dạn tăng cán bộ có năng lực cho bên dưới. Đồng thời cần gấp rút kiện toàn các cơ quan cấp Huyện gọn nhẹ, đủ mạnh cân đối yêu cầu nhiệm vụ, tăng cường cấp ủy viên có năng lực phụ trách các ngành hoạt động kinh tế, phát triển sản xuất… chủ yếu là nông công nghiệp, thủy lợi… Đẩy mạnh công tác phát triển tổ chức cơ sở trong những khu vực còn trắng hoặc có nhưng quá yếu như: các xí nghiệp, tổ đoàn kết, tập đoàn sản xuất, nông trường khu kinh tế mới và trường học,v.v…. Tăng cường củng cố các bộ môn tổ chức, kiểm tra, tuyên huấn của Đảng để đủ sức gỉai quyết những vấn đề có liên quan đến đảng viên. Xử lý, xác minh kịp thời những phản ánh của quần chúng và đoàn thể với tổ chức Đảng, chính quyền các cấp và cánhân cán bộ đảng viên trong Đảng bộ vi phạm về nguyên tắc Đảng, về quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Chú ý bồi dưỡng các Bí thư và chi ủy viên chi bộ, Đảng ủy viên để hiểu rõ nhiệm vụ và tính chất cụ thể từng chi bộ và biết cách làm việc. Cần ưu tiên bố trí cán bộ có trình độ và năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện xuống công tác ở cơ sở tăng sức cho bên dưới. Cần nghiên cứu phân công các Huyện ủy viên đảm trách kềm cặp một số xã yếu.

Trước mắt: Đối với những nơi cơ sở Đảng còn yếu, nội bộ mất đoàn kết… sau qua công tác củng cố chính quyền ba cấp, các cơ quan chính quyền, đoàn thể, huyện đội cần cần đưa cán bộ xuống giúp phát động quần chúng đặc biệt là phong trào thanh niên. Qua đó phát hiện những người tốt đưa vào cơ quan chính quyền, đoàn thể. Nhanh chóng thanh loại những người không đủ tiêu chuẩn, lịch sử phức tạp ra khỏi các bộ máy ở cơ sở.

-Cần phải nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt tổ đảng, đẩy mạnh việc phê bình, tự phê bình trong chi bộ, tổ đảng, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ của tập thể để xây dựng nghị quyết công tác hàng tháng, hàng ba tháng của chi bộ. Kiểm điểm thật sát dúng với thực tế tình hình ở địa phương. Đồng thời đề ra kế hoạch biện pháp cụ thể tiến hành thật tốt các mặt công tác.

-Tăng cường công tác đảng viên thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt, báo cáo định kỳ ở tổ đảng và trong chi bộ đúng điều lệ Đảng qui định. Thường xuyên nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng của đảng viên để có kế hoạch uốn nắn giúp đỡ đảng viên, cán bộ hoàn thành nhiệm vụ, khắc phục khó khăn. Đối với các đảng viên già yếu về hưu hoặc phục viên không còn đủ điều kiện cống hiến thêm nữa đối với Đảng cần phải giữ vững phẩm chất cách mạng, gương mẫu trong sinh hoạt lôi cuốn quần chúng thực hiện tốt các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ở địa phương.

-Xây dựng trường Đảng của Huyện bảo đảm mở lớp bồi dưỡng và đào tạo cán bộ Đảng, thường xuyên tại chỗ nhằm nâng cao trình độ chính trị và nhận thức tư tưởng cho tất cả đảng viên.

-Giải quyết kịp thời các chính sách chế độ của Đảng và nhà nước đối với cán bộ đảng viên về lương bổng, hưu, tuất nghỉ việc do mất sức, ốm đau, già yếu, v.v….Đặc biệt chú ý chăm sóc tốt về mặt tinh thần lẫn vật chất đối với đảng viên hoạt động ở cơ sở lăn lóc với phong trào gặp khó khăn nhiều về đời sống, kinh tế, chỗ nơi ăn ở,v.v….

-Xét giải quyết đảng tịch cho những đảng viên đứt liên lạc ở tù ra, cần chú ý xử lý có tình có lý bảo đảm nguyên tắc của Đảng tránh hời hợt gây ra phức tạp thắc mắc ảnh hưởng đến tinh thần phấn khởi của đảng viên và hạn chế phong trào quần chúng ở cơ sở.

3/ Công tác phát triển Đảng:

Song song với việc củng cố tổ chức cần nâng cao chất lượng phát triển Đảng. Hướng trong hai năm tới Đảng bộ chúng ta phải bảo đảm phát triển cân đối với yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Nhưng không có nghĩa là chạy theo số lượng mà xẽm nhẹ chất lượng cần thông qua phong trào hành động cách mạng của quần chúng có tổ chức mà xét chọn bồi dưỡng. Những đối tượng ưu tú đưa vào Đảng để tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở những nơi cơ sở Đảng còn thiếu hoặc chưa cónhư: trong các tập đoàn sản xuất, xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trường học, nông trường, vùng kinh tế mới, lực lượng công an, dân quân du kích ở xã, ấp, v.v….Cấn chú ý chọn lựa những thanh niên ưu tú đã là nồng cốt trong các phong trào đấu tranh chống Mỹ ngụy trước đây ở cơ sở hoặc những người đã thông qua thực tiễn chiến đấu công tác và sản xuất trong chiến khu về, hiện nay đang phát huy tốt trong xây dựng hòa bình, có đạo đức phẩm chất tốt, được quần chúng tin yêu, luôn luôn đi đầu trong các phong trào lao động cải tạo sản xuất và công tác phải thật sự có đủ các tiêu chuẩn của một người đảng viên.

Mặt khác cần kịp thời đưa ra khỏi Đảng những người thóai hóa biến chất không đủ tư cách đảng viên, bảo đảm sự trong sạch trong Đảng. Cần tổ chức thẩm tra đảng viên mới kết nạp từ 1974 đến nay theo chỉ thị 235 của Ban bí thư Trung ương Đảng.

4/ Công tác đào tạo cán bộ:

Xuất phát từ đặc điểm tình hình và yêu cầu về cán bộ cho trước mắt và lâu dài ở địa phương. Hướng trong hai năm 1977 – 1978 phải tập trung bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ hiện có nhất là lập trường giai cấp công nhân, quan điểm quần chúng, vănhóa và kiến thức kinh tế để theo kịp đòi hỏi của tình hình giai đoạn cách mạng mới. Thực hiện chủ trương qui hoạch về cán bộ trong phạm vi hai năm cần mạnh dạn rút một số cán bộ đảng viên trẻ đưa đi đào tạo dài hạn, xây dựng lực lượng dự bị, hoặc mạnh dạng đưa vào các chi ủy, ban ngành kềm cặp bồi dưỡng. Đồng thời giải quyết chính sách thích đáng đối với số cán bộ lớn tuổi có nhiều công lao để có thể phát huy hết khả năng của hai loại cán bộ. Chú ý bồi dưỡng đào tạo cán bộ kỷ thuật, quản lý kinh tế bằng đào tạo cấp tốc hoặc đưa đi đào tạo chính quy với mọi hình thức (tập trung, tại chức, hàm thụ, học hội) cần gì học nất, học từng mặt sau nâng dần lên.

Qua thực tế cần nghiên cứu nắm chắc lại tình hình cán bộ ở các ngành và địa phương để bố trí lại cho phù hợp với khả năng, phát huy hiệu quả công tác. Xây dựng biên chế thích hợp gọn nhẹ, có chất lượng đủ sức bảo đảm nhiệm vụ. Trước mắt năm 1977 phải có kế hoạch xin Thành phố bổ sung cho Huyện khoảng 50 cán bộ các loại, đồng thời khẩn trương tăng cường công tác đào tạo cán bộ tại chỗ. Mặt khác đi vào chế độ qui định lịch công tác, sinh hoạt, chế độ kiểm điểm trách nhiệm, tư cách đạo đức đối với cán bộ có nhận xét ghi hồ sơ, đưa công tác quản lý cán bộ đi vào nề nếp nghiêm chỉnh, chấp hành kỷ luật của Đảng đối với đảng viên.

5/Công tác lãnh đạo chỉ đạo:

Trước hết phải xác định mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân, chi bộ Đảng ở cơ sở phải biết dựa vào nhân dân và đoàn thể quần chúng để kiểm tra các việc làm của chính quyền. Phải thấy sức mạnh của Đảng là hiệu lực của chính quyền các cấp; xem nhẹ công tác chính quyền tức là chưa thấy hết vai trò lãnh đạo của Đảng và vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Ta phải kiên quyết khắc phục tình trạng Đảng bao biện các công tác của chính quyền và ngược lại chính quyền các cấp phải phát huy vai trò của mình, tranh tình trạng thụ động cái gì cũng chờ đợi ý kiến của Đảng. Các chi bộ Đảng phải bảo đảm chế độ thường xuyên để cho các đoàn thể và quần chúng phê phán góp ý kiến xây dựng Đảng và chính quyền.

Phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ cá nhân phụ trách Đảng, xác định chức trách quyền hạn cụ thể của cá nhân cấp ủy viên đối với tập thể, của tổ chức Đảng ủy và chi bộ cơ sở đối với Huyện ủy, của Huyện ủy đối với cấp trên và chống bệnh tự do về nguyên tắc, những biểu hiện mệnh lệnh gia trưởng xây dựng tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa , chống tệ nạn phân tán cục bộ địa phương chủ nghĩa, mỗi ngành mỗi cơ quan, đơn vị phải xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể từng tháng, quí, năm của ngành mình. Phát huy tính năng động cao, tổ chức hợp đồng chặt chẽ trong mọi khâu hoạt động giữa các cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể, cần phải ra sức khắc phục tình trạng chỉ đạo phân tán, sự vụ, tác phong thiếu sâu sát qua loa, thủ công nghiệp.

Trong chỉ đạo phải biết tập trung giải quyết những yêu cầu đột xuất trước mắt, song phải bảo đảm các nhiệm vụ cơ bản lâu dài. Tập trung chỉ đạo điểm nhưng phải chú ý lãnh đạo toàn diện đẩy mạnh thường xuyên công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, uốn nắn sai sót và phát huy các mặt ưu điểm kịp thời. Phát huy cao độ tinh thần phê và tự phê bình trong nội bộ và giữa nội bộ và quần chúng.

Phải bảo đảm chế độ cấp Huyện ít nhất mỗi tháng phải có 10 ngày xuống công tác ở cơ sở, thâm nhập vào thực tế để nắm tình hình góp sức cùng với các địa phương giải quyết những vấn đề khó khăn và lúng túng của bên dưới.

Để giúp cho cấp ủy nắm được tình hình chỉ đạo nhạy bén cần phải kịp thời kiện toàn hệ thống báo tin, báo cáo chính xác và nhanh chóng từ dưới lên, từ trên xuống Huyện ủy. Cần thông báo tình hình thường xuyên cho các Đảng ủy, Chi ủy, Chi bộ nắm được tình hình để chủ động đề ra công tác cho địa phương và ngành hàng tháng.

Hết sức tránh chỉ đạo theo lề lối hành chính giấy tờ, mở hội nghị lu bù không chất lượng… mất thời gian cho bên dưới. Cần xây dựng hệ thống báo cáo viên cấp Huyện xuống địa phương, làm công tác phát động hỗ trợ cho bên dưới. Phát huy cao độ sáng kiến của tập thể và đóng góp xây dựng phê bình của cấp dưới, của đảng viên và nhân dân thực hiện đầy đủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo thông qua chính quyền quản lý và đoàn thể tham gia thực hiện, ra sức xây dựng tình thương yêu đồng chí, đúng đắn trong sáng thật sự mở rộng dân chủ trong nội bộ.

Nghị quyết Đại hội lần này của Huyện Đảng bộ là “Nghị quyết cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội” tự nó nói một nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng rất vẻ vang cuộc đấu tranh giai cấp sẽ diễn ra rất gay go quyết liệt, nhưng chúng ta đang đứng trước một thời kỳ chuyển biến cách mạng sâu sắc và toàn diện, đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên, chúng ta phải không ngừng vươiệt nam lên về nhiều mặt, phải ra sức trao dồi đạo đức cách mạng và năng lực công tác, kiên quyết khắc phục những sai lầm khuyết điểm, đoàn kết nỗ lực hoàn thành xuất sắc các yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới nhằm đưa Huyện ta cùng cả nước “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.

Thông báo