Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện lần V tổ chức vào tháng 4/1989 đến nay trên 2 năm rưỡi. Tổng quát bối cảnh thời gian qua rất phức tạp. Năm 1989, liền sau Đại hội Đảng Huyện, lãnh vực kinh tế chuyển đổi theo chiều hướng không thuận lợi, dẫn đến một số đơn vị không chuyển kịp so tình hình. Chính trị của các nước XHCN Đông Âu nhất là Liên Xô diễn biến phức tạp, sự kiện vùng vịnh, tình hình CPC nhiều chuyển đổi… đã ảnh hưởng trực tiếp sâu xa mọi mặt.
Tuy nhiên, tiếp tục công cuộc đổi mới chung, nhiều nhân tố mới cũng đã xuất hiện. Với Nghị quyết 10, NQ 16/BCT về sắp xếp, tổ chức lại sản xuất và chủ trương phát huy các thành phần kinh tế, đời sống xã hội có những chuyển động mới. Huyện cũng nắm bắt được chủ trương chuyển đổi dần từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đã tiếp tục chọn lọc, mở rộng liên kết liên doanh, tạo cho Huyện thêm một số điều kiện mới để kềm giữ tình hình và phát triển những mặt có thể khai thác được.
Nhằm đưa Hóc Môn tiếp tục đi lên gắn chặt theo tinh thần NQ.ĐH VII và NQ V/TP, toàn Huyện nghiêm túc soát xét việc thực hiện NQ.QH Đảng Huyện nhiệm kỳ V, đánh gia 1trung thực mạnh, yếu, nguyên nhân để xác định phương hướng 5 năm tới phù hợp điều kiện mới.
PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN NHIỆM KỲ V
I. LĨNH VỰC KINH TẾ:
1. Về sản xuất
a. Trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Tốc độ sản xuất CN.TTCN tăng dần theo từng năm (89 tăng 1,5% so 88, năm 90 tăng 6,7% so 89). Giá trị tổng sản lượng hàng năm phấn đấu đạt trên dưới 90% kế hoạch. Tích luỹ từ sản xuất CN.TTCN cũng đạt khá; trong đó từ XNQD năm 89 chiếm tỉ trọng 59,05%, cao nhất so tổng thu ngân sách Huyện. Khu vực quốc doanh huyện hiện còn 8 XN trong đó một số XN hoạt động khá, luôn tìm phương án vươn lên như XN Cơ khí, XN Nước đá, XN Chế biến thực phẩm, XN Thuốc lá. Các đơn vị như XN May xã Đông Hưng Thuận, HTX 30/4, các XN thuộc LH.SXKD.XNK Huyện đang hoạt động khởi sắc, mỗi năm sản xuất bình quân khoảng 2 triệu sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần đáng kể tăng kim ngạch xuất khẩu (89: giá trị sản xuất xuất khẩu chỉ đạt 8,8% so toàn ngành; 90: SX, XK đạt 23,8%), trong đó ở 6 tháng đầu năm 91, qua liên kết có thị trường gia công xuất, XN May (LH.SXKD.XNK), đã đầu tư công nghệ mới 200.000 USD, mở rộng sản xuất, tổ chức thi tay nghề khá quy mô, thu thêm 600 công nhân và từ sản xuất đũa tre không hiệu quả đã chuyển sang sản xuất chiếu tre xuất khẩu khá ổn định.
Khu vực ngoài quốc doanh phát triển khá mạnh, hiện có trên 1.000 cơ sở, tập trung nhiều ở các ngành chế biến gỗ, sản xuất VLXD, lương thực, thực phẩm, dệt và may… góp phần làm sáng tỏ thêm NQ.ĐH V của Huyện đã xác định 4 ngành sản xuất chủ yếu gồm CBTP, dệt – may mặc, gỗ - sản xuất VLXD, cơ khí sửa chữa… là đúng hướng. Riêng ngành dệt, 1 trong những thế mạnh của Huyện được xác định những năm qua, do sản xuất ở các HTX không còn phù hợp điều kiện mới, huyện đã chủ trương cho chuyển sang hoạt động cá thể theo phương thức tự sản tự tiêu. Đến nay, ngành dệt hoạt động thường xuyên, sản xuất các mặt hàng vải, mền chỉ… có thể cạnh tranh thị trường thành phố.
Gắn quy hoạch chung thành phố, hơn 2 năm qua, Huyện đã chủ trương tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất công nghiệp về Huyện. Tiếp nhận, bổ sung nguồn năng lực mới từ nội thành ra, bố trí mặt bằng cho 79 cơ sở sản xuất của thành phố và TW (có 4 xí nghiệp tư doanh), hình thành khu sản xuất công nghiệp tập trung ở Tân Thới Hiệp và từng bước xây dựng khu công nghiệp tại xã Tân Thới Hiệp, Tân Xuân, Đông Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây, An Phú Đông, mang tính chất sản xuất quy mô vừa và nhỏ.
Nhìn chung, những yếu tố phân tích trên, cho thấy NQ.ĐH V của Huyện quyết định chuyển cơ cấu kinh tế Huyện từ Nông công nghiệp sang Công nông nghiệp là đúng đắn, tổng sản lượng CN.TTCN chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng sản phẩm xã hội trên dưới 57% và khu vực này đã giải quyết trên 20.000 lao động. Từ đó Huyện có thể tiếp tục chuyển dần cơ cấu kinh tế theo hướng này ở những năm sau.
Tuy nhiên, sản xuất CN.TTCN còn không ít hạn chế. Đáng quan tâm nhất là ngành sản xuất CN.TTCN của huyện có chuyển nhưng chưa mạnh và chưa vững chắc, công nghiệp chưa hỗ trợ cho nông nghiệp cùng phát triển, hiệu quả đầu tư trong sản xuất còn thấp. Khối SXKD ngày càng co hẹp, bình quân chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 10% trong tổng giá trị sản lượng chung toàn ngành. Cả nhiệm kỳ, Huyện đã giải thể 18 XN đời sống, giải thể, đình hoạt động và chuyển hình thức hoạt động khác 5 XNQD, trong đó XN Chế biến nông sản xuất khẩu, XN Đường, XN Chế biến lâm sản đã ghi trong NQ phải được đầu tư mở rộng nhưng hoạt động không hiệu quả. 8 XNQD còn lại hiện nay trong sản xuất và tiêu thụ cũng chưa thật ổn định.
Nguyên nhân khách quan do nền kinh tế thị trường chi phối mạnh. Một số hcủ trương, chính sách chung chưa kịp thời, hợp lý, biến động chính trị Đông Âu, thị trường thế giới biến động theo dẫn đến đình đốn sản xuất. Việc quy hoạch và phát triển CN.TTCN chưa có sự kết hợp chặt giữa Huyện và thành phố. Tình trạng sản xuất còn mang tính tự phát và cạnh tranh khá gay gắt trong khu vực quốc doanh Huyện và thành phố, ngay trên địa bàn Huyện (như ở sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nước đá, CBTP, thuốc lá, gỗ…). Trình độ sản xuất công nghiệp Huyện nhìn chung còn ở mức thấp, quy trình công nghệ còn lạc hậu, sản xuất CN.TTCN Huyện chưa hoà nhập được vào nền sản xuất chung thành phố.
Về chủ quan: Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu, có đơn vị báo cáo thiếu trung thực, sử dụng vốn vay sai mục đích, chưa thực hiện đúng đắn quyền tự chủ SXKD theo QĐ 217… dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, Huyện không quản lý nổi. Có cán bộ kém đạo đức, lợi dụng tình thế, thu vén lợi riêng, đã đưa đơn vị đến thua lỗ nặng, làm lãng phí đáng tiếc tiền của Nhà nước.
b. Nông nghiệp
Tiếp tục thực hiện NQ 10/BCT và định hướng NQ.ĐH V Huyện, nông thôn Hóc Môn có những chuyển biến đáng kể.
Tuy đất nông nghiệp có bị thu hẹp dần khoảng 100ha cho xây dựng cơ sở sản xuất và dân cư, nhưng trong năm 91, Huyện tiếp nhận thêm khoảng 1.000 ha đất nông trường, để bổ sung quỹ đất cho nông nghiệp. Các điều kiện phục vụ cho sản xuất như điện, nước, vật tư, giống mới, chuyển giao KHKT qua các chương trình khuyến nông, cũng được Huyện chăm lo đúng đắn trong đó ở thời điểm năm 90, Huyện đã chỉ đạo một số điều kiện như bơm tưới miễn phí và chi ngân sách 20 triệu đồng ứng trước, để chống dịch sâu rầy chụp phá nặng… giúp sản xuất nông nghiệp có điều kiện phát triển.
* Về sản xuất: Vùng lúa diện tích, sản lượng cả 2 năm 89-90 đều đạt trên dưới 90% kế hoạch. Vùng rau giữ được hàng năm trên 80% so KH, sản lượng đạt khoảng trên dưới 92,7%. Vùng mía đã giảm, tăng hông ổn định diện tích theo cơ chế thị trường, đến nay có gần 1.400 ha, khá cao nhưng chỉ đạt 87,5% NQ.ĐH. Cây đậu phọng, các năm qua và cả nhiệm kỳ này cũng chưa tìm được chỗ đứng, gần đây càng giảm hơn do giá cả chưa hợp lý, diện tích gieo trồng không đáng kể (năm 89 chỉ đạt 47,7% KH, giảm 236 ha so năm 88).
Bên cạnh các cây chủ lực, gần đây, Huyện liên kết nước ngoài trồng chuối xuất khẩu (thông qua Công ty cây công nghiệp) với quy mô sản xuất lớn gần 500 ha, khả năng sẽ trồng hết khoảng 1.000 ha ở nông trường Huyện vừa nhận. Cây lài cũng đang phát triển mạnh trên 120 ha tạo thành một vùng chuyên canh, giá trị kinh tế gấp 8 lần cây mía, đang được Huyện quan tâm nghiên cứu… đã góp phần chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo vùng nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến.
Chăn nuôi heo gặp nhiều khó khăn, xu hướng tuột dần. Năm 1989 tổng đàn trên 25.600 con đạt 123% Kh nhưng sang năm 90 và 6 tháng đầu năm 91 chỉ còn khoảng 15.500 con, đạt kế hoạch trên dưới 59%. Trong khó khăn chung, XN chăn nuôi huyện hoạt động cũng không hiệu quả. Năm 89 đàn heo quốc doanh có 2.700 con vượt 17% so NQ.ĐH, sang 90, đàn heo quốc doanh chỉ còn 225 con, do xí nghiệp phải bán bớt đàn heo để cân đối vốn trả nợ dần. Bò sữa cũng phát triển mạnh, do có thị trường tiêu thụ, năm 90 chỉ còn 400 con, năm 91 đã tăng tổng đàn 1.196 con.
Phong trào kinh tế gia đình phát triển mạnh. Thông qua sự vận động của các Đoàn thể - Mặt trận, Phòng nông nghiệp, đã từ một vài điển hình ban đầu nhân ra hàng trăm điển hình nông dân biết làm giàu thông qua sản xuất kinh tế vườn, kinh tế gia đình với những mô hình chăn nuôi bò sữa, cá, nấm mèo, các loại nông sản…
- Hoạt động các HTX nông nghiệp có những biến động gay gắt phức tạp. Đến nay chưa tháo gỡ được hậu quả và còn nhiều lúng túng trong định hướng hoạt động, do chủ trương chung chưa chỉ đạo mô hình HTX nông nghiệp cụ thể, đồng thời việc khoán hộ đi quá xa so yêu cầu NQ 10/BCT. Qua tổng điều tra thời điểm quý 3/90, toàn Huyện có 27 HTX và 21 TĐSX, hầu hết chỉ còn bộ khung không phương hướng hoạt động, một số HTX tự động giải tán, chỉ còn một vài HTX hoạt động cầm chừng. HTX nông nghiệp toàn xã Tân Hiệp đã chuyển sang hình thành XN.SX và dịch vụ nông nghiệp nhưng hoạt động cũng không vươn lên được. Đến nay Huyện đã khoanh nợ các HTX để giải quyết, đợt 1 giải thể 14 HTX, 20 TĐSX, chỉ giữ lại 6 HTX còn khả năng phục hồi để tập trung củng cố bằng hình thức thích hợp. Gần đây, 1, 2 tổ chức mới ra đời làm chức năng hỗ trợ sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm như Hội chăn nuôi bò sữa Tân Thới Hiệp, CLB Thanh niên giúp nhau làm kinh tế gia đình, Hiệp hội trồng lài An Thạnh, Huyện đang nghiên cứu nhân ra.
- Biến động ruộng đất không để sự việc nào quá gay gắt. Năm 89 tranh chấp ruộng đất cao nhất với gần 700 vụ, dẫn đến hiện có 347 hộ trắng tay, tình hình chung rất căng thẳng. Huyện phải xử lý mạnh 1 số vụ cộm để giáo dục trong nội bộ nhân dân. Từ năm 90 đến nay, tình hình lắng dần. Hiện chỉ còn khoảng trên 100 vụ, chủ yếu tranh chấp trong thân tộc gia đình. Công tác cấp giấy chứng nhận sử dụng ruộng đất có tiến hành nhưng tốc độ chậm. Toàn Huyện đến nay chỉ mới cấp giấy công nhận quyền sử dụng ruộng đất cho hơn 7.000 hộ, chiếm 33% tổng diện tích cần công nhận.
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp Huyện có chuyển biến nhất định, thực hiện được nhiệm vụ chính trị là vành đai thực phẩm của thành phố. Vùng nông nghiệp cũng tự giải quyết 1 lượng lao động khá lớn.
Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp còn nhiều lúng túng. NQ 10/BCT tuy có giải phóng được sức sản xuất nhưng do việc khoán hộ đi quá yêu cầu NQ 10, trong lúc các HTX nông nghiệp chưa kịp tổ chức quản lý theo cơ chế mới thì lại tan rã, dẫn đến hiện nay sản xuất nông nghiệp hầu hết theo kinh tế hộ gia đình, trình độ sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp, vừa manh mún, vừa thiếu cân đối do nông dân tự tìm thị trường tiêu thụ, tự chăm lo sản xuất. Giá cả bất hợp lý giữa đầu vào và đầu ra, nên người nông dân sản xuất bị lỗ. Đặc biệt vùng rau Huyện còn rất bấp bênh do không có thị trường tiêu thụ. Huyện có họp bàn 1 số cuộc nhưng chưa khả năng giải quyết. Công ty rau thành phố cũng không đặt vấn đề đầu tư vùng rau ngoại thành theo chủ trương của thành phố, nên cây rau của Huyện còn nhiều khó khăn… Các yếu tố đầu tư nông nghiệp có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đảm bảo. Việc đầu tư vốn cho khu vực nông nghiệp còn thấp. Một số công trình điện, nước trong nông nghiệp thiếu quản lý chặt, không kịp tu bổ thường xuyên, bị hư hỏng, xuống cấp dần, ảnh hưởng sản xuất.
2. Hoạt động thương nghiệp, dịch vụ:
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hầu hết các đơn vị TNQD rất lúng túng không định ra được hướng hoạt động số đơn vị thua lỗ ngày càng tăng. Đầu nhiệm kỳ, trong khu vực quốc doanh, Huyện có 8 đơn vị nội, ngoại thương. Đến 90, phải giải thể 3 đơn vị bao gồm Cty TNHH HTX, Cty Dịch vụ và Cửahàng kinh doanh tổng hợp do các đơn vị này thua lỗ, trong đó có đơn vị Huyện phải gánh hậu quả nghiêm trọng, đến nay chưa giải quyết xong. Hiện Huyện còn 6 đơn vị TNQD hoạt động, trong đó chỉ có các đơn vị LH.SXKD.XNK, Cty Vật tư tổng hợp, Cty Cây trồng hoạt động hiệu quả tốt, còn lại các đơn vị như Cửa hàng vàng bạc, Cty ăn uống, Cty Thương nghiệp Tổng hợp hoạt động có lúc lỗ, không hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao.
Mạng lưới HTX mua bán các xã cũng nhiều khó khăn. Toàn huyện với 13 HTX, chỉ còn 4 đơn vị ở Đông Thạnh, Thạnh Lộc, Trung Mỹ Tây, Thị trấn hoạt động được, còn lại hoạt động yếu và có 6 đơn vị bị thua lỗ.
Trong khi đó, mạng lưới thương nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh. Năm 1989 chỉ có trên dưới 3.600 người kinh doanh, thì cuối năm 91 đã có trên dưới 5.000 người kinh doanh, trong đó có giấy phép kinh doanh trên dưới 4.000 người.
Xuất phát từ tình hình trên, các đơn vị thương nghiệp quốc doanh hoạt động được hầu hết đều tập trung bán buôn, tham gia các thương vụ lớn, vai trò bán lẻ tham gia thị trường phục vụ đời sống còn thấp, không bao nhiêu. Và cũng vì vậy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tỏ ra thích nghi, năng động nhạy bén, tham gia mạnh thị trường xã hội, từng bước lấn áp dần vai trò quốc doanh của Huyện ở một số ngành như dịch vụ may đo, uốn tóc, sửa chữa điện tử và một số dịch vụ khác.
Bên cạnh các ngành nội thương của Huyện, Cửa hàng Lương thực Thực phẩm trung tâm cũng quan tâm thúc đẩy hoạt động gắn theo nền kinh tế Huyện, trong đó đã tăng cường cung ứng xuất khẩu gạo vượt chỉ tiêu, sắp xếp lại các đại lý bán lẽ gạo, ưu tiên bán trước cho diện chính sách trả tiền sau ký lương, tham gia tổ chức một số cơ sở chế biến lương thực trên địa bàn Huyện, góp phần giữ thế cân bằng trong lãnh vực thương nghiệp có tổ chức. Đồng thời hàng năm, đã đóng góp khá nhiếu cho ngân sách Huyện.
- Về kinh tế ngoại thương: Đã nâng từ 1 đơn vị tham gia cung ứng hàng xuất khẩu lên thành “Liên hiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu”, được giao dịch trực tiếp với nước ngoài. Kết quả chung, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 13-15%. Từ kinh doanh có hiệu quả, LH.SXKD.XNK Huyện đã tiếp tục liên kết đầu tư phát triển mạnh khu sản xuất công nghiệp (đã nêu phần công nghiệp), tuy so chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu còn hạn chế, nhưng cũng đã phát triển đúng hướng, từng bước tạo nguồn hàng xuất khẩu tại chỗ. Mặt hạn chế là thời gian đầu sau Đại hội V của Huyện, XN Chế biến nông sản xuất khẩu hoạt động khá, góp phần tham gia thúc đẩy kinh tế đối ngoại của huyện phát triển, nhưng dần về sau, hoạt động ngày càng sút kém, dẫn đến thua lỗ năng phải đình hoạt động để kiểm tra và đề nghị thành phố cho giải thể vào giữa năm 91.
3. Hoạt động tài chính ngân hàng:
+ Tài chính:
Trong điều kiện vẫn còn mất cân đối lớn, nhưng Huyện đã cố gắng điều phối các nguồn thu từ ngân sách, tăng cường giám sát tiền tệ trong hoạt động kinh tế xã hội, đảm bảo cân đối được ngân sách cả nhiệm kỳ trong điều kiện còn nhiều khó khăn.
Qua linh hoạt chủ động xoay sở, tập trung khai thác mọi nguồn thu, xin trợ cấp của thành phố và thực hiện các khoản chi hợp lý trên tinh thần tiết kiệm, hơn 2 năm qua Huyện luôn đạt vượt kế hoạch về thu ngân sách. Mặc dù nguồn thu có giảm, các khoản chi tăng cao, Huyện đã phấn đấu giảm dần tỉ lệ thu điều tiết trợ cấp của thành phố (năm 90, trợ cấp thành phố chiếm tỷ trọng 42,9% trong tổng thu ngân sách Huyện, sang 6 tháng đầu năm 91, trợ cấp thành phố chỉ chiếm tỉ trọng còn 37,86% trong tổng thu). Mặt đáng lưu ý, trong nguồn thu năm 89, nguồn thu chính từ XNQD chiếm tỉ trọng 59,5% trong tổng thu ngân sách nhà nước. Sang 6 tháng 91, thu QD từ các đơn vị KTQD thấp dần còn 18,41% so tổng thu. Trong khi đó, thu từ kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Huyện năm 89 chiếm 29,43%, trong đó 6 tháng đầu năm 91 đã tăng lên 47,2% so tổng thu ngân sách nhà nước, chứng tỏ thu thuế từ các thành phần kinh tế tập thể, cá thể, đã ngày càng chiếm vị trí then chốt trong tổng thu ngân sách Huyện.
Về chi, Huyện luôn chú trọng chi ưu tiên, kịp thời, những nhu cầu cần thiết, trong đó luôn quan tâm đảm bảo thực hiện đầy đủ các chủ trương chính sách đúng qui định và quan tâm chi đầu tư các mục tiêu KT-XH theo chiến lược phát triển lâu dài của Huyện.
Yêu cầu cấp xã tự cân đối ngân sách không thực hiện được theo NQ>ĐH V Huyện. Nguyên nhân chính do ảnh hưởng sâu sắc trong bối cảnh kinh tế - xã hội chung, các đơn vị kinh tế cấp xã như HTX mua bán, cửa hàng vật tư, HTX nông nghiệp, HTX tín dụng hầu hết đều thua lỗ, dẫn đến xã vừa không tự cân đối ngân sách được, còn vướng nợ lớn. Trong kinh phí ngân sách Huyện đã chuyển giao ngân sách xã 6 tháng đầu năm 91, chiếm tỉ trọng 21,18% tổng chi ngân sách, so 89 khoản chi này chỉ chiếm tỷ trọng 8,03%. Hiện nay, chỉ có Thị trấn do được phân cấp quản lý chợ trung tâm, có nguồn thu lớn từ lệ phí và các nguồn thu khác nên tự cân đối được ngân sách. Đông Hưng Thuận tự cân đối chi thường xuyên, Trung Mỹ Tây, An Phú Đông cân đối được 1 phần chi thường xuyên, thông qua tỉ lệ điều tiết của Huyện. Các xã còn lại, Huyện vừa phải nâng tỉ lệ điều tiết thuế nông nghiệp, công thương nghiệp vừa phải chi hỗ trợ mới có điều kiện trang trải…
+ Ngân hàng:
Từ sau Đại hội VI toàn quốc, Ngân hàng đã chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh tiền tệ, hoạt động có nhiều khó khăn. Năm 1989, lãi suất tăng cao, nguồn vốn có hạn, dư nợ quá hạn có lúc chiếm trên 70% tổng số dư nợ, do doanh số cho vay năm 90 chỉ bằng 1/3 năm 89, vốn ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu của một số đơn vị SXKD, tiền mặt mất cân đối, từ thế bội chi đã dần dần chuyển sang thế bội thu… Sang 91, tình hình tương đối hơn, ngân hàng Huyện đã đầu tư cho một số đơn vị kinh tế còn hiệu quả của Huyện vay vốn với quy mô khá lớn để hoạt động, song song với tiến hành cho hộ nông dân vay sản xuất theo chủ trương chung.
Điểm cần ghi nhận như 1 bài học đắt giá trong quản lý tiền tệ, là Huyện đã để cho phát triển mạnh hoạt động tín dụng (các xã đều có HTX tín dụng, Huyện có quỹ tín dụng), nhưng ngân hàng là cơ quan quản lý chức năng, khi chuyển sang kinh doanh không được giao nhiệm vụ quản lý HTX tín dụng, hoạt động HTX tín dụng bị buông lỏng, dẫn đến tình hình có lúc thật căng thẳng. Vốn huy động trong dân lên đến trên 2 tỉ đồng, liên quan trên 3.000 hộ dân, Huyện phải chủ trương chỉ đạo bằng mọi cách: đình chỉ hoạt động, thu hồi vốn vay, vay đảo nợ của thành phố 1 phần về chi trả cơ bản vốn huy động trong dân, mới tạm yên. Hiện nay, tình hình tuy đã lắng dịu, Quỹ tín dụng Huyện giải tán, 1 số HTX tín dụng các xã đã giải quyết xong nhưng tồn tại chung vẫn còn nặng nề, cần được tiếp tục chỉ đạo.
4. Về xây dựng cơ sở hạ tầng:
Cả nhiệm kỳ, Huyện luôn chú trọng vận dụng bằng mọi nguồn để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng với những công trình thiết yếu, phục vụ sản xuất và đời sống. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong 2 năm 89-90 là 3 ti 2, trong đó vốn thành phố cấp trên 2 tì, còn lại gồm vốn Huyện và các nguồn thu khác. Năm 91, kế hoạch xây dựng 2 tỉ 5, trong đó vốn thành phố 2 tỉ 3.
Soát xét chung, hầu hết các công trình đã ghi trong NQ.ĐH đều cố gắng thực hiện, trong đó đã ưu tiên cho các công trình phúc lợi xã hội và xây dựng thêm một số công trình mới xét cần thiết. Đã xây dựng mới 107 phòng học, so NQ.ĐH đạt 237,7%. Cầu đường nông thôn cũng được chú trọng làm mới, sửa chữa, nâng cấp (gồm 10 công trình sửa chữa gần 20km đường và 1 số cầu thuộc 2 xã Thạnh Lộc – An Phú Đông). Công trình điện trung hạ thế thực hiện cơ bản, trong đó đã chú ý nâng lưới điện 1 pha lên 3 pha ở các xã có CN.TTCN như Tân Xuân, Tân Thới Nhứt, Đông Hưng Thuận để phục vụ sản xuất. Khu A Bệnh viện Huyện, Bưu điện Quang Trung, Công viên thiếu nhi, việc đầu tư mở rộng phân xưởng XN Nước đá, hình thành cơ sở dịch vụ nhà nghỉ du lịch (Đông Hưng Thuận), chăm lo cơ sở cho 2 xã mới, sắp xếp trụ sở làm việc UB Huyện để xây dựng nhà truyền thống Huyện… cũng được thực hiện. Ngoài ra Huyện còn xây dựng mới 1 số công trình không ghi trong nghị quyết như Bia căm thù Cầu Xáng, tượng đài Nam Kỳ Khởi Nghĩa, khu Kios Thị trấn, Trung Mỹ Tây, chợ Lạc Quang, Tân Chánh Hiệp, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng và 1 số sửa chữa khác.
Mặt cần quan tâm là 1 số cầu đường chậm sửa chữa, 1 số công trình xây dựng chưa thật đúng định mức kinh tế kỹ thuật, mau bị hỏng, xuống cấp. Việcxây dựng chưa được quy hoạch chi tiết dẫn đến 1 số nơi xây cất làm nghẽn đường tiêu thoát nước…
- Giao thông vận tải phấn đấu đạt 1 số kết quả nhất định, hoạt động khá nề nếp. Tuy còn nhiều phức tạp bởi chủ phượng tiện hầu hết là tư nhân, nhưng với lượng đầu xe dồi dào sẵn có và dưới sự quản lý của phòng GTVT, vẫn giữ được 1 số HTX vận tải còn hoạt động khá như 19/5, An Phú Đông, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu di chuyển trên địa bàn Huyện theo từng luồngtuyến. Mặt cần quan tâm lãnh vực này là do giá nhiên liệu không ổn định, thuế cao nên giá thành vận tải, giá cước các loại xe đôi lúc phải thả nổi không kiểm soát được chặt… Các tuyến xe lam nội Huyện gần như tê liệt do phương tiện củ kỹ, người dân thích đi lại bằng phương tiện cá nhân nên số xe vận tải, xe lam không phát triển số lượng và có chiều hướng giảm.
- Ngành Bưu điện trực thuộc Thành phố nhưng chi bộ trực thuộc Huyện uỷ, nên hoạt động ngành luôn gắn chặt tại địa phương. Theo hướng NQ.ĐH, cả nhiệm kỳ, Bưu điện có nâng lên chất lượng hoạt động. Được Thành phố đầu tư lắp đặt hệ thống tổng đài, trang bị mạng lưới khá hiện đại với trên 530 triệu, đã tăng cường phục vụ công tác thông tin liên lạc trong Huyện tốt hơn so trước. Hiện các xã, thị trấn đều có điện thoại (chỉ trừ Thạnh Lộc do đường dây hư hỏng nặng đang được chuyển sang thông tin di động), phát triển thêm 110 máy điện thoại (trong đó có nhiều máy cá nhân). Điện báo quốc tế cũng được tổ chức tại các trọng điểm để phục vụ rộng rãi nhu cầu xã hội.
II. VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI:
1. Chăm lo đời sống:
Nhu cầu ăn, ở, hạc hành, đi lại trong Huyện có được chăm lo khá đúng đắn. Đánh giá khái quát chung, đại bộ phận nhân dân trọng Huyện hiện nay có mức sống tương đối ổn định, 1 bộ phận giàu lên và 1 bộ phận còn khó khăn.
- Về ưu điểm: Huyện luôn cố gắng đảm bảo chi lương, trợ cấp lễ, tết cho diện chính sách và CBNV sớm vào đầu tháng dù ngân sách huyện có lúc rất căng thẳng. Đặc biệt đối với diện chính sách, Huyện chăm lo có khá hơn so trước (đã vừa tiếp nhận, vừa tạm vay các nguồn để tra lương diện chính sách kịp thời, chăm lo đỡ đầu cho các thân nhân liệt sĩ hàng tháng, vận động xây dựng 235 nhà tình nghĩa đạt 625% so NQ.ĐH và sửa chữa lớn 118 căn). Về mặt xã hội, Huyện đã cứu trợ thường xuyên và đột xuất trên 85 triệu đồng cho hơn 15.000 lượt người, làm thêm 230 giếng nước ngọt phục vụ nhân dân. Xã Đông Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây còn xây nhà bán cho CBNV… Các đoàn thể, MTTQ, UB Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em cũng thường xuyên tăng cường hoạt động cứu trợ hàng ngàn trường hợp đoàn viên, hội viên, trẻ em… gặp khó khăn, neo đơn, trong đó Hội từ thiện Phụ nữ hoạt động khá tốt, Hội Phụ lão của Mặt trận cũng đã xây dựng được Quỹ bảo thọ, cùng chăm lo xã hội. Các chủ trương chính sách xung quanh đời sống cũng được quan tâm, Huyện đã chi trả xong trợ cấp thôi việc hơn 500 người theo quyết định 176. Công tác thanh kiểm tra hàng kỳ, chính sách lao động nữ, bảo hiểm xã hội có tiến hành. Trong cả nhiệm kỳ, ngoại trừ các thành phần kinh tế tự giải quyết việc làm Huyện đã giải quyết việc làm cho 11.535 lao động đạt 76,9% so NQ, số việc làm ổn định gần 8.000 người. Huyện cũng đang tổ chức thí điểm cao 10 hộ gồm 33 lao động đi lập nghiệp ở Lâm Đồng. Các đơn vị trung tâm dạy nghề, phòng Lao động, Hội Phụ nữ… tổ chức dạy nghề các loại hơn 1.800 lao động tự chăm lo cuộc sống.
Mặt còn yếu là việc phục vụ đời sống còn hạn chế. Đáng quan tâm nhất là qua phát huy các thành phần kinh tế, đã xuất hiện sự phân hoá giái cấp trong xã hội, dẫn đến một bộ phận nhân dân giàu lên, cuộc sống sung túc hơn so trước nhưng đồng thời vẫn c òn một bộ phận nhân dân lao động nghèo, cuộc sống lam lũ khó khăn hơn. Lượng lao động chưa có việc làm trong Huyện còn lớn, hầu hết là lao động giản đơn. Qua biến động rộng đất có trên 340 hộ nông dân nghèo trắng tay, đời sống cực kỳ khó khăn. Việc Huyện trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho trên dưới 15.000 lượt người cũng là vấn đề lớn đặt ra về mặt xã hội. Phong trào chăm sóc diện chính sách chưa đi vào chiều sâu, còn theo từng thời gian lễ, tết, trong đó vẫn còn khoảng trên 200 nhà tình nghĩa cần xây dựng tiếp. Việc tổ chức XN hợp doanh Cao su da giày không thực hiện được do việc liên kết liên doanh phát sinh phức tạp. Đầu nhiệm kỳ, nhiều đơn vị cơ quan thành lập 1 số XN đời sống nhưng bị tác động bởi khó khăn chung, đến nay đã lần lượt giải thể gần hết. Một số XN, công ty làm ăn thua lỗ… dẫn đến đời sống chung CBNV… rất bấp bênh bởi thu nhập thấp, lương thực tế không đủ sống, không đạt mức sống từ 70 ký gạo trợ lên như tinh thần NQ.ĐH. Riêng khối xã - thị trấn, đa số CBNV, mức định suất hàng tháng rất thấp, nhiều khó khăn. ở lãnh vực này, 1 số đơn vị như Trung tâm dạy nghề, Trường Giáo dục lao động chạy theo làm ăn kinh tế, sa vào thua lỗ nghiêm trọng, vướng nợ lớn, vừa không tròn chức năng cùng chăm lo đời sống xã hội, vừa làm căng thẳng thêm về mặt kinh tế của Huyện.
2. Hoạt động các ngành văn xã:
- Ưu điểm
Giáo dục luôn được chăm lo như tu sửa, xây mới trường và 1 số điều kiện khác… Từ đó giáo dục có nhiều tiến bộ. Chất lượng phong trào được giữ vững và từng bước nâng lên. Kết quả chung có 89,5% học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở năm 91, cao nhất khối ngoại thành. Năm 90 và 91, công tác xoá mù chữ, phổ cập cấp I được quan tâm thúc đẩy. Công tác BTVH Vẫn duy trì trong đó Huyện tiếp tục tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề cấp 3 cho CBNV. Phong trào thi đua dạy và học khá sôi nổi. Hàng năm giáo dục đều tổ chức thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi. hai năm gần đây, theo chủ trương chung, Huyện tổ chức khá tốt giải Lê Quí Đôn, góp phần thêm để kích thích phong trào giáo dục. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Huyện có nhiều cố gắng, vừa chủ động, vừa phối hợp chặt các ngành liên quan, chăm lo khá tốt trẻ em toàn Huyện, chú ý quan tâm các em nghèo, neo đơn. Đến nay, có 14/17 xã có chuyên trách, 3 xã còn bố trí cán bộ kiêm nhiệm.
- Công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân có nhiều cố gắng. Đến nay, hầu hết các xã - thị trấn đều có trạm y tế, trong đó 12/17 rạm y tế xã có Bác sĩ, trên 2/3 trạm y tế hoạt động khá tốt đảm bảo khoản trị bệnh thông thường. Mạng lưới bán thuốc đông tây y có mở rộng. Phong trào săn sóc sức khoẻ ban đầu, phong trào kế hoạch hoá gia đình luôn được phát động, trong đó công tác tiêm chủng hàng năm, vệ sinh môi trường luôn được quan tâm, đạt kết quả khá. Hội Chữ thập đỏ phát triển khá mạnh. Hiện có 50 chi hội rải đều các xã, trường học.
- Các đơn vị trong lãnh vực VHTT-TDTT, sau sắp xếp theo mô hình mới đã cố gắng phát huy từng lãnh vực mình phụ trách. Ngành VHTT tăng cường hoạt động bằng các loại hình cổ động trực quan như phục vụ thông tin lưu động, thực hiện nhiều panô, áp phích kịp thời ở những nơi trọng điểm, phối hợp các đoàn thể tổ chức hội diễn, hội thao các đợt hè, lễ, Đại hội Đảng… Bản tin huyện từng bước nâng cao chất lượng. Hoạt động TDTT có những tiến bộ hơn so trước. Huyện cũng đã tiến hành 1 số cuộc điều tra để phục vụ cho phát triển VHXH những năm tới. Công ty Dịch vụ văn hoá mới hình thành đầu năm 91 đã nhanh chóng ổn định, mở rộng mạng lưới dịch vụ văn hoá các loại với 154 đại lý.
Mặt hạn chế lãnh vực này là trong giáo dục do phân tán trong quản lý ngành và địa phương nên chất lượng phát triển chưa đồng đều ở cả 3 ngành học. Công tác dạy nghề bộc lộ còn nhiều thiếu sót, chưa khép kín được chu trình giáo dục gắn với đào tạo sau phổ thông. Công tác xoá mù chữ, phổ cập cấp 1 chỉ đạt khoảng 40%. Do giáo viên nghỉ bỏ việc, số giáo viên cấp I mới được đào tạo cấp tốc tại Huyện ra giảng dạy, chuyên môn còn yếu, chưa đáp ứng kịp chương trình cải cách. Việc đào tạo, bố trí giáo viên lẫn XD sửa chữa trường lớp vẫn còn thiếu, thừa chưa hợp lý. Trong y tế, phong trào vận động kế hoạch hoá gia đình 2 năm, tuy tích cực áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy nhưng kết quả tỉ lệ phát triển dân số còn cao (1,8/1,6% so NQ.ĐH4). Bệnh viện Huyện, các phòng khám khu vực tuy có cố gắng sửa đổi, tăng cường hoạt động theo NQ.ĐH từng thời gian nhưng chất lượng điều trị chưa cao. Qua điểm tận tuỵ phục vụ nhân dân từng lúc, từng nơi cần quan tâm. Lãnh vực văn hoá văn nghệ còn nhiều vấn đề phức tạp. Đáng lo là việc tạo nếp sống mới ở nông thôn còn nhiều hạn chế, khuynh hướng thị hiếu hưởng thụ văn hoá trong nhân dân và thanh niên còn nhiều vấn đề đặt ra. Các tụ điểm cà phê, giải khát, Video đèn mờ hoạt động khá mạnh và ở các tụ điểm này, cả trong nhân dân còn chiếu nhiều phim ngoài luồng làm lãng đoạn tư tưởng, đạo đức thanh niên. Hàng năm Đội kiểm tra văn hoá đã bắt phạt xử lý hàng trăm vụ vi phạm nhưng cũng không ngặn chặn nổi. Các nhà hát xã, Nhà văn hoá Huyện cũng vì vậy hoạt động ngày càng giảm sút lớn, không hiệu quả. Cty Dịch vụ văn hoá do thiếu vốn nên phần lớn phải sử dụng mạng lưới tư nhân làm đại lý, từ đó có những trường hợp vi phạm, chưa quản lý chặt được. Tình trạng mê tín dị đoan còn nhiều. Các đài truyền thanh cơ sở hoạt động không đều, 1 số đài xã bị hư, xuống cấp. Nhà văn hoá Huyện chưa mở rộng được hiệu quả, chưa phát huy cao văn hoá dân tộc, quê hương truyền thống.
III. HOẠT ĐỘNG AN NINH, QUỐC PHÒNG, NỘI CHÍNH:
1 Về an ninh:
Huyện uỷ đã có nhiều NQ lãnh đạo, huy động được sức mạnh tổng hợp các ngành, đoàn thể, các cấp thực hiện, nhằm chủ động phòng ngừa và tích cực tấn công các loại tội phạm, giải quyết các vi phạm về trật tự xã hội. Từ đó, cả nhiệm kỳ, về an ninh chính trị đã cơ bản được giữ vững, trật tự xã hội từng bước cố gắng giữ vững và giảm mức độ, tính chất phạm pháp (trọng án). Yếu tố phòng ngừa được các cấp uỷ cơ sở, nhất là khối xã - thị trấn quan tâm, chú ý cùng Huyện xây dựng mặt bằng an ninh cơ sở, gắn chặt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và chuyển hoá các địa bàn trọng điểm, phức tạp. Ngành Công an từng bước nâng lên chất lượng hoạt động, phối hợp chặt các ngành liên quan, nhất là UB MTTQ để phát động quần chúng tham gia phong trào BVANTQ, đồng thời đã phân công bố trí lực lượng theo 2 tuyến trọng điểm, để cùng tập trung khi cần thiết. Kết quả cả nhiệm kỳ, toàn Huyện có 61,5% xã, ấp có phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc đạt loại khá, tuy không đạt chỉ tiêu 80% so với NQ.ĐH, nhưng so nhiệm kỳ trước, số đơn vị khá và trung bình được nâng lên, hạ thấp tỉ lệ đơn vị có phong trào yếu kém (chỉ còn 1 xã, 2 ấp loại yếu). Gần đây, UBMTTQ Huyện đã cùng Công an phối hợp tổ chức nhân ra trên 20 điển hình tiêu biểu về công tác vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Bên cạnh ưu điểm, tồn tại lớn nhất trong lĩnh vực an ninh trật tự là công tác nắm tình hình để chủ động phòng ngừa và tấn công các loại tội phạm có lúc hạn chế. Tình hình phạm pháp kinh tế, hình sự, các vi phạm về trật tự xã hội diễn ra ở từng nơi, từng lúc rất phức tạp cả về số vụ lẫn tính chất vi phạm. Phạm pháp hình sự xảy ra 923 vụ, tăng 26,1%, trọng án tuy có giảm về số vụ (28/41 vụ) nhưng tính chất có những vụ rất nghiêm trọng như con giết cha, mẹ giết con (do mâu thuẫn vợ chồng), hiếp dâm trẻ em,… Làm cho đạo đức xã hội bị tổn thương. Tệ trộm cướp, phát triển với các phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, táo bạo… dẫn tới trật tự xã hội chưa thật sự ổn định, nhân dân chưa yên tâm.
- Nguyên nhân còn yếu kém: tuy Huyện uỷ có quan tâm lãnh đạo, nhưng sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền các cấp chưa cân đối. Phương tiện hoạt động, đời sống của cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ làm công tác vận động quần chúng còn nhiều khó khăn, bức xúc, từ đó phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc chưa chuyển đồng bộ. Ý thức chấp hành luật pháp trong xã hội chưa nghiêm (cả bên ngoài xã hội lẫn ở các cơ quan Nhà nước). Nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa thật sự chuyển đều ở các cấp, các ngành do chưa thấy kết quả công tác an ninh trật tự, là sản phẩm chung của xã hội, từ đó chưa đề cao cảnh giác, dẫn đến sơ hở, mất mát làm thiệt hại 1ên tài sản của nhân dân. Nội bộ ngành Công an còn có mặt yếu trong công tác nghiệp vụ và xây dựng lực lượng, cần chấn chỉnh và cần lưu ý xoá triệt để tiêu cực trong ngành.
2 Về quốc phòng:
“Xây dựng Huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc” là yêu cầu của công tác quốc phòng suốt nhiệm kỳ V. Theo phương án này, Ban Chỉ huy Quân sự phối hợp các ngành, đoàn thể… tham mưu Huyện uỷ, Uỷ ban xây dựng kế hoạch phòng thủ chung của Huyện, không ngừng bổ sung và hoàn thiện các phương án sẫn sàng chiến đấu, phối hợp với BCH Công an và các đơn vị đóng quân trên địa bàn, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thực hiện luật NVQS, cả 3 năm 1989-1990-1991, Huyệngiai quân đều đạt chỉ tiêu. Trong nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang, đã thực hiện theo hướng giảm quân thường trực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, cả DQTV theo phương châm vững mạnh, rộng khắp.
Mặt hạn chế là chất lượng công tác NVQS hàng năm chưa đảm bảo. Việc xử lý thanh niên vi phạm luật NVQS hiện nay chưa có biện pháp thích hợp để giải quyết có kết quả và triệt để. Chính sách hậu phương quân đội có mặt chưa thực hiện tốt, nhất là về giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ. Số lượng dân quân tự vệ toàn Huyện mới chỉ đạt 1,3% dân số so chỉ tiêu 3% và công tác huấn luyện, chưa đảm bảo xuyên suốt từ Huyện đến lực lượng dân quân tự vệ cơ sở.
3. Các ngành khối nội chính:
Từng bước tăng cường hoạt động, góp phần giữ vững kỷ cương luật pháp. Khối nội chính Huyện có giữ được định kỳ họp thường xuyên hàng tháng để thống nhất chỉ đạo những vấn đề trọng yếu về nội chính. Tổ Nội chính Huyện Uỷ giúp TT.HU tiếp dân (đối với những trường hợp tiếp dân tại HĐND chưa thoả đáng), đồng thời theo dõi những vấn đề trọng yếu trong lãnh vực nội chính, tham mưu Huyện uỷ kịp thời lãnh đạo. Ban Thanh tra Huyện tăng cường chức năng, tham gia một số đoàn kiểm tra Huyện Uỷ, Uỷ ban để kiểm tra làm rõ một số vụ.Viện kiểm sát cùng tổ Tư pháp tích cực thể hiện vai trò tư vấn xung quanh kiểm sát quản lý kinh tế, tác động thu hồi công nợ HTX tín dụng, tham mưu Uỷ ban Huyện một số mặt để uốn nắn, chấn chỉnh một vài hiện tượng bung ra trong kinh tế sai qui định. Toà án Huyện sau kiện toàn, từng bước có phát huy, đã tích cực xét xử không để án tồn đọng nhiều, trong đó chú trọng giải quyết các loại án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình. Công tác thi hành án đã chuyển hơn so trước, giải quyết được một tỉ lệ khả quan, nhưng tồn tại các năm trước còn nhiều phải xin ý kiến Thành phố…
IV. XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC:
- Hoạt động HĐND từng bước nâng lên chất lượng, đi dần vào nề nếp, ổn định. Hàng quý, HĐND Huyện, xã đều có họp định kỳ theo luật định. Những nội dung các kỳ họp cũng được chuẩn bị khá chu đáo, trong đó có chú ý tập hợp ý kiến cử tri, kiến nghị các ngành liên quan trả lời chất vấn của cử tri đối với những vấn đề lớn trước hội nghị HĐND. Công tác tiếp dân của Huyện được cải tiến, thông qua việc phối hợp tiếp dân hàng tuần giữa 3 cơ quan TT.HĐND, TT.HU và TT.UBND Huyện. Việc củng cố HĐND Huyện cũng được chú trọng. Trong nhiệm kỳ, đã bãi miễn 6 đại biểu HĐND Huyện có sai phạm.
Mặt hạn chế hiện nay là hoạt động các Ban chuyên trách HĐND Huyện chưa thật phát huy tác dụng. Tỉ lệ đại biểu HĐND Huyện, xã thật sự hoạt động đúng chức năng còn rất thấp.
- Xây dựng kiện toàn bộ máy Nhà nước luôn được chú trọng. Kết hợp bầu cử HĐND, bộ máy UBND từ Huyện đến xã - thị trấn cũng được kiện toàn theo khuynh hướng trẻ hoá dần đội ngũ. Lề lối làm việc cũng được cải tiến một bước để hạn chế dần phiền hà dân. Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy có làm thường xuyên. Năm 1988 thực hiện theo QĐ 90/UBND TP, từ 24 phòng ban, 160 biên chế, đã sắp xếp còn 13 phòng ban, 6 tổ công tác với 139 biên chế. Năm 1990, xét tình hình thực tế, đã tách, sát nhập thêm 1 số phòng ban, đến nay bộ máy quản lý Nhà nước Huyện có 15 phòng ban và 4 tổ công tác với biên chế 141 người. Qua củng cố, bộ máy có gọn nhẹ với chất được tinh hơn, 1 số phòng ban Huyện có phát huy tác dụng, hoàn thành tốt chức năng. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý nhà nước chưa đồng bộ, trong số 15 phòng ban kiện toàn, chỉ 9 cơ quan có quy chế hoạt động, nên nhận định ở góc độ chung hiệu lực quản lý nhà nước ở 1 số mặt còn hạn chế và chưa đồng bộ. Bộ máy quản lý Nhà nước vẫn còn cồng kềnh bởi thật sự để đảm nhận được nhiệm vụ chuyên môn, một số đơn vị còn có thêm bộ phận sự nghiệp hoặc nghiệp vụ, với biên chế khá lớn, tính chung gần 80 người. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy khối HCSN chưa thật được quan tâm, trong đó 2 ngành Giáo dục – Y tế biên chế đông, nhưng việc sử dụng lao động chưa cân đối được giữa nhu cầu và đào tạo, nên tình trạng thiếu thừa giáo viên, y bác sĩ vẫn còn, dẫn đến tình trạng vừa lãng phí ngân sách, vừa kém hiệu quả trong thực tiễn.
- Phong trào thi đua XHCN luôn được chỉ đạo chặt. Hàng năm có từ 700 đến 900 lao động tiên tiến, 90 đến 110 chiến sĩ thi đua cơ sở. Năm 90 có 4 đơn vị được cấp Thành phố, Nhà nước khen thưởng trong đó Công ty Vật tư, HTX mua bán Thị trấn được huân chương lao động hạng 3. Về xét khen thưởng 3 thời kỳ có 1.800 trường hợp đã được công nhận.
- 4 cuộc vận động lớn của TP có quan tâm chỉ đạo nhưng kết quả chưa cao, trong đó các vụ án kinh tế của Huyện chuyển về TP, có vụ giải quyết chậm, có vụ trái với kết luận của Huyện gây dư luận không thuận lợi cho phong trào chống tiêu cực.
V. PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG:
Qua tập trung lãnh chỉ đạo của toàn Huyện Đảng bộ và nỗ lực hoạt động của các đoàn thể, MTTQ, quần chúng Hóc Môn vẫn thể hiện bản chất tốt đẹp của 1 Huyện giàu truyền thống cách mạng, số đông quần chúng vẫn tin và một lòng theo Đảng. Đây là 1 thành tựu cơ bản nhất trong công tác vận động quần chúng của Huyện hơn 2 năm qua.
- Về ưu điểm:
Nhiệm kỳ này, Huyện Đảng bộ đã tăng cường đầu tư cho công tác quần chúng và hoạt động Khối Vận nhiều hơn so trước, trong đó đã phân công hẳn 1 TV.HU phụ trách Trưởng Khối Vận. Các xã - thị trấn đều có phân công đ/c cấp uỷ phụ trách Khối Vận. Khi có chủ trương TP, Huyện đã sớm tổ chức ĐH để hình thành Hội Cựu chiến binh, thường xuyên chăm sóc CLB những người kháng chiến. Thành lập Ban Tôn giáo Huyện nhằm tăng cường quản lý khu vực trọng yếu và mở rộng vai trò vận động chính trị cho Khối Vận. Song song, Huyện uỷ đã hết sức chú trọng triển khai sớm trong Đảng và ngoài quần chúng, những chủ trương lớn như NQ 8/TW về công tác quần chúng, NQ 24/CT về tôn giáo, NQ 25/BCT về công tác thanh niên. Sau ĐH Huyện, TT.HU đã cùng Trưởng Khối Vận Huyện khảo sát mối quan hệ bộ tứ ở 10 đơn vị kinh tế, Trưởng Khối Vận Huyện cũng đã khảo sát tình hình hoạt động Khối vận ở các xã, thị trấn… từ đó có nắm bắt khá kịp thời tình hình, cùng những nhu cầu xung quanh công tác vận động quần chúng để có chủ trương phù hợp. Khối vận Huyện hàng năm cũng đều có Hội nghị tổng kết khen thưởng phong trào quần chúng và hoạt động đoàn thể, nhân ra nhiều điển hình tiêu biểu thúc đẩy thêm công tác vận động quần chúng…
- Theo phương châm “vận động nghĩa vụ phải đi đôi chăm lo quyền lợi quần chúng”, cả nhiệm kỳ, toàn Khối Vận Huyện đã tập trung quanh 2 yêu cầu cơ bản, bao gồm đổi mới mạnh phương thức hoạt động và củng cố tổ chức mạng lưới ở tận cơ sở thấp nhất như NQ Huyện đảng bộ lần V đề cập. Kết quả là:
*Trong đổi mới phương thức hoạt động:
- Từng Đoàn thể, Mặt trận đều có những phong trào khá tiêu biểu, trong đó điểm chung là cả Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Phụ nữ đều chú trọng phát động mạnh phong trào làm kinh tế gia đình. Từ đó, trong Thanh niên đã có nhiều điển hình sản xuất giỏi… Phụ nữ tổ chức cho hơn 180 hộ hội viên chăn nuôi bằng vốn do Thành hội cấp, Nông dân phát động mạnh phong trào làm kinh tế vườn với hàng trăm điển hình nông dân làm giàu qua kinh tế gia đình… MTTQ tạo được những phong trào như vận động xã hội đóng góp các công trình phúc lợi, bảo vệ ANTQ, hậu phươngquân đội, phát triển 1 số tổ chức mang tính xã hội như chi hội Luật gia, chi hội Nha khoa… và phát động phong trào yêu nước trong tôn giáo… Liên đoàn Lao động phát động khá mạnh phong trào sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức hội nghị dân chủ ký kết hợp đồng tập thể…
* Trong củng cố tổ chức:
Đoàn Thanh niên thường xuyên tiến hành phân loại đoàn viên hàng năm, củng cố được 48/79 chi đoàn ấp hoạt động khá. Hội Nông dân kiện toàn 80% tổ hội, phát thẻ hơn 3.000 hội viên, củng cố 56 chi hội. Hội Phụ nữ củng cố xây dựng được 4.517/47.420 hội viên, đạt 10% hội viên nồng cốt trong mỗi tổ. LĐLĐ củng cố 10 công đoàn cơ sở yếu kém, tập hợp trên 96% công nhân lao động hoạt động trong tổ chức công đoàn… Hội Phụ lão của MTTQ phát triển được trên 8.000 hội viên, hình thành 74 ban Mặt trận ấp, khu phố hoạt động khá nề nếp…
Nhìn chung cả nhiệm kỳ, hoạt động MTTQ và các đoàn thể từ Huyện đến xã có nâng lên chất lượng, đi vào chiều sâu, tạo một số phong trào tiêu biểu. Ngoại trừ LĐLĐ có sự cố liên tiếp 2 nhiệm kỳ phải xử lý kỷ luật một số đ/c lãnh đạo Liên đoàn Lao động, nên sức hoạt động yếu, còn lại các đơn vị đoàn thể, MTTQ đều được ngành dọc đánh giá khá. Đặc biệt, nhiệm kỳ trước chưa xã nào có các đoàn thể, Mặt trận khá toàn diện thì ở nhiệm kỳ này có 2 xã Đông Hưng Thuận và An Phú Đông đạt toàn diện và giữ vững được 2 năm liền. Riêng Hội CCB, từ thành lập đến nay phát triển có trên 530/2.200 hội viên CCB đã tham gia đẩy mạnh một số sinh hoạt, góp phần ổn định thế chính trị Huyện.
Mặt hạn chế: Hoạt động đoàn thể, Mặt trận có chuyển nhưng chưa nhiều. Việc phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến đoàn viên, hội viên và nhân dân còn hạn chế. Khá đông tổ hội, chi đoàn nhỏ còn yếu, đoàn viên, hội viên chưa thật thiết tha với tổ chức đoàn thể. Việc tập hợp quần chúng rất khó, do khó khăn kinh tế xã hội chung tác động. Cán bộ đoàn thể ở cơ sở thường xuyên thay đổi, trình độ năng lực hạn chế, khó khăn đời sống nên dù có nhiệt tình nhưng không bám thường xuyên. Từng đoàn thể vẫn còn lúng túng trong đổi mới phương thức nội dung hoạt động.
VI. XÂY DỰNG ĐẢNG:
Xuyên suốt cả nhiệm kỳ, công tác xây dựng Đảng luôn được chú trọng cả 3 mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức để từng bước kiện toàn và nâng lên sức chiến đấu của toàn Huyện Đảng bộ.
1. Công tác chính trị tư tưởng: Luôn được Huyện uỷ quan tâm. Năm 1990, Huyện thành lập hẳn Ban chỉ đạo những ngày lễ lớn, chủ trương chỉ đạo nghiêm túc các đợt sinh hoạt kỷ niệm những ngày lễ lớn bằng các loại hình quy mô từ mít tinh, họp mặt 4 thế hệ đến sinh hoạt nhuyễn theo từng chi bộ. Cả nhiệm kỳ, Huyện uỷ tổ chức liên tuc nhiều đợt học tập các nghị quyết, chủ trương quan trọng của Đảng như NQ 6, 7, 8/TW, NQ ĐH VII, các Nghị quyết quan trọng của Thành uỷ (có đợt phải tổ chức học vét đôi ba lần, để có trên 90% đảng viên toàn Huyện được học tập NQ, chủ trương của Đảng). Việc báo cáo thời sự thường xuyên định kỳ hàng tháng luôn được duy trì. Năm 89: Huyện uỷ còn tổ chức 2 lớp bồi dưỡng những quan điểm mới cho hơn 200 cán bộ chủ chốt đã qua chương trình trung cao cấp . Năm 90, tổ chức lớp bồi dưỡng công tác Đảng cho 238 Bí thư cơ sở và Bí thư chi bộ bộ phận, lớp ly 1luận phổ thông cho số đảng viên mới. Ở 1 số nơi như Xuân Thới Sơn, Trung Mỹ Tây, Thị trấn, Bà Điểm, Tân Thời Nhứt… còn tổ chức sinh hoạt chính trị họp mặt 4 thế hệ, sinh hoạt theo chủ đề…
Qua sinh hoạt học tập, tư tưởng chung toàn Đảng hộ Huyện có được nâng lên. Thành tựu cơ bàn là từ truyền thống được hâm nóng đã chuyển thành sức mạnh mới, tác động Đảng bộ giữ vững được ý chí chiến đấu. Đa số đảng viên hiểu biết chín chắn hơn về sự nghiệp đổi mới chung, cùng xác định kiên trì con đường CNXH, không chấp nhận chủ nghĩa đa Đảng, đa nguyên chính trị. Nhiều đ/c lãnh đạo, quản lý của Huyện đã trăn trở, chủ động vạch ra nhiệm vụ đơn vị mình theo khuynh hướng đổi mới, góp phần cho Huyện giành được 1 số thành quả nhất định. Gần đây đại bộ phận đảng viên rất quan tâm theo dõi kết quả Đại hội VII và tình hình Liên Xô. Không khí chung rất tốt, hầu hết đảng viên hoan nghênh kết quả Đại hội VII, trong đó cùng thống nhất cao Cương lĩnh xây dựng Chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ ở Việt Nam, đã một lần nữa khẳng định Đảng bộ Hóc Môn luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng chung của toàn dân tộc.
Mặt tồn tại: Trước tác động tình hình Đông Âu, Liên Xô và khó khăn gay gắt về đời sống, môi trường xã hội phức tạp, tâm trạng chung của đảng viên có băn khoăn lo lắng. Một số đảng viên nặng lo cuộc sống, ít tham gia học tập, sinh hoạt đảng, nên nhiệt tình cách mạng bị giảm sút, lý tưởng phai mờ dần. Từ đó đảng viên chưa thể hiện tính tiên phong, đảng viên không hơn quần chúng.
Năng lực chỉ đạo công tác Đảng, quản lý kinh tế xã hội còn có khoảng cách so yêu cầu, đã tạo những sơ sở đáng tiếc: 1 số đảng viên, kể cả đảng viên có chức, cớ quyền tiêm nhiễm tư tưởng thực dụng, thu vén làm giàu cá nhân dẫn tới đơn vị thua lỗ phá sản, thất thoát tài sản Nhà nước. Những biểu hiện trên, một mặt giảm sức chiến đấu chung của Đảng, mặt khác tác động đến một bộ phận quần chúng, làm giảm sút lòng tin với Đảng.
- Nguyên nhân tồn tại: do công tác tư tưởng thường chậm hơn so tình hình. Nội dung tuyên truyền chưa phong phú, kịp thời còn năng phổ biến chính trị, thông tin về KT, đời sống, tiến bộ KHKT còn ít, lực lượng làm công tác tư tưởng chưa đủ mạnh nên tính thuyết phục và hiệu quả trong công tác tư tưởng chưa cao. hệ thống truyền thanh cơ sở xuống cấp, hạn chế sử dụng công cụ thông tin đại chúng… Từ những yếu tố trên, làm cho 1 số chủ trương, nghị quyết còn dừng lại ở cấp uỷ cơ sở, chưa thấm tận đảng viên.
2. Tình hình đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng:
- Trong nhiệm kỳ V, phát triển được 149 đảng viên mới, trong đó trình độ văn hoá cấp 3, đại học chiếm 75,16% và hầu hết là đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Đến nay, toàn Huyện có 2.200 đảng viên, cán bộ hưu trí chiếm tỉ lệ 21,95% (đa số đang sinh hoạt khối xã).
- Yêu cầu làm trong sạch Đảng được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc theo chủ trương chung. Đầu năm 90, Huyện tiến hành đợt kiểm điểm năm 89 theo Chỉ thị 25/TU. Từ tháng 10/90 đến tháng 10/91, Huyện tiến hành xong, chỉnh đốn Đảng chặt chẽ theo Nghị quyết 11/TU. Kết quả có 2.179 đảng viên dự phân loại, đạt tỉ lệ 99,05%. Có 1.952 đảng viên đủ tư cách, tỉ lệ 89,58% (trong đó có 99 đảng viên BDTD 5,07%, 465 đảng viên biểu dương từng mặt 23,82%, còn lại đủ tư cách 1.388 tỉ lệ 71,11%). Đảng viên phải XXTC 227, tỉ lệ 10,42%, trong đó để giáo dục thêm 116 và kỷ luật các hình thức 57 đảng viên.
Qua kết quả phân loại đảng viên theo NQ 11/TU, đại bộ phận đảng viên, kể cả đủ tư cách lẫn xem xét tư cách đều giữ được phẩm chất chính trị. Số đảng viên được biểu dương hầu hết có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm và năng lực công tác (trong đó đảng viên cán bộ hưu chiếm đa số), chứng tỏ lực lượng cán bộ hưu luôn giữ được tính trung kiên, đã có tác dụng lớn và đóng góp phần nhiều cho công tác Đảng cơ sở. Mặt cần quan tâm là số đảng viên biểu dương không quá 30%, còn lại số đảng viên đủ tư cách tuy chiếm tỉ lệ cao nhưng trong đó có khá đông đảng viên yếu một số mặt (trung bình), vì vậy năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ chưa thật vững mạnh.
- Về công tác cán bộ:
- Tiếp tục tăng cường chăm lo đội ngũ cán bộ Huyện, cả nhiệm kỳ, ngân sách Huyện đã chi gần 120 triệu đồng, đạt 1,9/2% trong tổng chi ngân sách cho nhu cầu đào tạo. Từ đó đã bồi dưỡng 751 cán bộ học tập các lớp, Xã Đông Hưng Thuận còn tổ chức được lớp Đại học kinh tế công nghiệp tại chức cho 100 cán bộcủa xã, Huyện. Chế độ chính sách dành cho cán bộ cũng được thực hiện, đã nâng điều chỉnh lương cho hơn 1500 CBNV. TV.HU cũng mạnh dạn có chủ trương nâng lên định suất lương trưởng đoàn thể xã bằng định suất lương phó chủ tịch xã và đưa vào biên chế nhà nước những cán bộ xã trẻ có triển vọng vươn lên, công tác lâu dài…
Việc bố trí, đề bạt cũng được quan tâm và hầu hết các trường hợp bố trí đều phát huy được tác dụng. Đã bổ nhiệm mới 72 đ/c vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Tuy chưa có quy hoạch cán bộ một cách căn cơ, nhưng việc điều chuyển bố trí cán bộ, đều với quan điểm xoáy theo yêu cầu quy hoạch, trẻ hoá dần đội ngũ và hạn chế dần việc bố trí cán bộ chấp vá. Gần đây, Huyện đã thực hiện một bước chỉ thị 19/TU về công tác quy hoạch cán bộ, trong đó đã lấy ý kiến đánh giá phân loại cán bộ. Tuy chưa hoàn chỉnh, nhưng đã có cơ sở để Huyện uỷ cho đào tạo một số cán bộ theo quy hoạch.
- Về công tác tổ chức:
Trong cả nhiệm kỳ giảm 10, tăng 10 cơ sở (do thành lập mới và giải tán cơ sở thua lỗ, chuyển về ngành dọc cấp trên quản lý). Như vậy, Huyện vẫn còn 70 cơ sở Đảng trực thuộc Huyện uỷ. Về chi bộ nhỏ, cả nhiệm kỳ tăng 15 đơn vị: hiện tổng số có 121 đơn vị. Đến nay, hầu hết các đơn vị yếu, xung yếu đềuđược kiện toàn, củng cố cơ bản xong và sinh hoạt định kỳ hàng tháng khá nề nếp.
Hạn chế trong mặt này là nguyên tắc tập trung dân chủ có nới chưa đảm bảo, còn nặng hình thức nhất là lĩnh vực kinh tế tài chánh, dẫn đến có đơn vị sa vào tiêu cực. Nhiều chi bộ chưa bảo đảm chế độ sinh hoạt định kỳ. Quản lý giáo dục đảng viên lỏng lẽo ngay ở tổ Đảng – chi bộ, trong đó ở khối xã, một số đảng viên đi làm ăn xa hoặc làm ở các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, vì điều kiện khó khăn, bỏ sinh hoạt Đảng nhiều kỳ, tứ đó chất Đảng ở một số đảng viên phai dần… Chức năng, nhiệm vụ, vai trò chi bộ nhỏ chưa được xác định, hướng dẫn rõ nên hoạt động còn lúng túng. Đặc biệt, mô hình sinh hoạt chi bộ khối kinh tế, do QĐ 217 chi phối nên vai trò lãnh đạo của chi bộ lu mờ, nhưng cũng không hiếm có trường hợp than phiền chi bộ phát huy vai trò lãnh đạo, làm vô hiệu hoá hoặc kềm hãm quyền chủ động của giám đốc. Việc xây dựng Đảng vững mạnh cả 3 mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức có lúc, có nơi chưa được cơ sở quan tâm đúng mức, dẫn đến một số chi bộ yếu kém. Bố trí cán bộ có cố gắng nhưng vẫn còn cự ly so yêu cầu. Một số trường hợp bố trí chưa đúng người, đúng việc do thiếu cán bộ nên không phát huy tác dụng. Mặt khác do ràng buộc chế độ, chính sách lương bổng, nên chưa phát huy năng lực và nhiệt tình cán bộ, Huyện chưa có biện pháp tháo gỡ. Công tác phát triển Đảng chưa được quan tâm đúng mức (chỉ có 7/17 xã và 15/52 ngành có phát triển trong 2 năm qua).
3. Phong cách lãnh đạo chung của toàn Đảng bộ cũng có những chuyển đổi tích cực hơn. Những cuộc họp do Huyện uỷ - Uỷ ban triệu tập gần đây, thường được cơ sở về dự khá đầy đủ nghiêm túc, tuy chưa nghiêm về giờ giấc và có khi dự không đúng thành phần. BCH.HU cũng hoạt động theo quy chế, trong đó chức năng TT.HU.TT.UB Huyện thể hiện tương đối rõ, phối hợp chặt chẽ trong quá trình lãnh chỉ đạo. Đối với một số yêu cầu, thường chỉ đạo có trọng tâm trọng điểm, có sơ tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời.
Ở cơ sở, đầu nhiệm kỳ, cấp uỷ có 281 đ/c. Đến nay, qua chuyển đổi công tác, sinh hoạt tăng giảm còn 280 đ/c. Hầu hết, cấp uỷ cơ sở cũng giữ nghiêm sinh hoạt, trong đó trên 2/3 cơ sở thực hiện rất tốt chế độ báo cáo, giúp Huyện uỷ nắm tình hình lãnh đạo chung và cũng thông qua đó, các cấp uỷ lãnh đạo đơn vị, địa phương chặt hơn so trước.
4. Công tác kiểm tra: Có kế hoạch chặt chẽ tiến hành kiểm tra thực hiện NQ năm 90 ở 6 đơn vị (gồm 4 xã và 2 ngành) để rút kinh nghiệm lãnh đạo chung. Cuối 90 và gần cả năm 91, gắn việc thực hiện NQ 11/TU, đã kết hợp tiến hành kiểm tra thực hiện Nghị quyết ở 100% cơ sở. Việc kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ Đảng cũng làm thường xuyên. Qua kiểm tra đảng viên (gắn 2 đợt kiểm điểm theo Chỉ thị 25/TU và NQ 11/TU) có 877 đảng viên chấp hành tốt, 1.559 đảng viên chấp hành chưa tốt, 244 đảng viên có vi phạm (trong đó phải xử lý kỷ luật 85 và xoá và xoá tên 38 đảng viên). Giữa nhiệm kỳ, UBKT.HU còn tổ chức kiểm tra hoạt động 18 UBKT cơ sở, giúp thêm về mặt nghiệp vụ và kiểm tra tài chính Đảng cấp Huyện, kiểm tra việc thu nộp đảng phí. Nhận và giải quyết 55 đơn khiếu tố, không để tồn đọng.
Các vụ sai phạm nhìn chung đều được tiến hành kiểm tra chặt chẽ để xử lý nghiêm minh. Kết quả cả nhiệm kỳ đã xét kỷ luật 90 đảng viên (trong đó cơ sở thi hành kỷ luật 29 đảng viên) gồm 13 khiển trách, 28 cảnh cáo, 13 cách chức, 36 khai trừ. Nội dung chủ yếu là sia phạm về nguyên tắc quản lý kinh tế, phẩm chất đạo đức, 1 số ít đảng viên sửa chữa khuyết điểm cũng được quan tâm xem xét kịp thời. Đã xét công nhận 32 đảng viên bị kỷ luật sửa chữa tốt khuyết điểm.
Mặt hạn chế: công tác kiểm tra phòng ngừa còn ít, kiểm tra thực hiện Nghị quyết, kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ Đảng chưa thành nề nếp. Thi hành kỷ luật đảng viên có lúc chưa kịp thời trong đó có 1 vài cấp uỷ viên Huyện. Tỉ lệ đảng viên sai phạm cũng tăng hơn nhiệm kỳ trước 31 đảng viên, phần lớn do việc giáo dục để ngăn chặn sai phạm không kịp thời…
VII. KẾT LUẬN CHUNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH LÃNH CHỈ ĐẠO
Trong từng lãnh vực, đã có nêu sâu hiện trạng, đánh giá ưu khuyết nguyên nhân. Nhận định tổng quát chung, trong ca 3nhiệm kỳ V của Huyện có những mạnh yếu cơ bản là:
Về mặt mạnh:
Trong phát triển kinh tế xã hội, với chủ trương phát huy các thành phần kinh tế, đẩy mạnh liên kết liên doanh, bộ mặt chung toàn Huyện từng bước có chuyển động mới. Nền sản xuất của Huyện, cả Công nghiệp – TTCN có gắn theo cơ chế thị trường để nâng dần hiệu quả. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế khá phù hợp thực tiễn đúng định hướng.
Chỉ tiêu sản xuất CN-TTCN nông nghiệp đều đạt khá trong tình hình có nhiều khó khăn, khách quan ràng buộc. Một số đơn vị còn hiệu quả như Liên hiệp SXKD xuất nhập khẩu, Vật tư, Cty Giống cây trồng, XN Cơ khí… là những cố gắng đáng kể. Văn hoá xã hội cũng từng bước được sắp xếp trật tự, ổn định hơn, đạt kết quả khá hơn. Hoạt động Y tế, Giáo dục, TBXH, VHTT có nhiều mặt tốt, góp phần chăm lo tích cực đời sống vật chất, tinh thần trên toàn địa bàn Huyện. An ninh quốc phòng đảm bảo giữ vững, không để xảy ra đột biến gì xấu. Chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự hàng năm đều đạt tốt.
- Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được đẩy mạnh. Từ đó, thành tựu lớn là Huyện giữ vững thế ổn định về chính trị trong lúc tình hình chung diễn biến không thuận lợi. Qua thực hiện nghiêm túc CT 25/TU về kiểm điểm năm 89, thực hiện NQ 11/TU về chỉnh đốn Đảng ở năm 90-91, đã góp phần tích cực trong việc gìn giữ nề nếp kỷ cương sinh hoạt Đảng, từng bước nâng lên sức chiến đấu của Đảng, làm lành mạnh hoá dần các mối quan hệ xã hội, lòng tin của nhân dân đối với Đảng bộ Huyện được củng cố. Bộ máy Nhà nước được kiện toàn dần, nâng lên hiệu lực quản lý. Các đoàn thể, MTTQ được kết lại khá chặt chung trong Khối vận, từng bước củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, đạt 1 số kết quả mới, trong đó đã có những điển hình, những công trình tiêu biểu góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị Huyện.
Về mặt yếu:
- Nhìn chung tốc độ kinh tế có phát triển nhưng còn nhiều phức tạp, yếu kém. Việc chuyển cơ cếu kinh tế sang Công nông nghiệp là đúng đắn và đúng hướng, nhưng còn nhiều khó khăn. Trong chuyển hoá các thành phần kinh tế, kinh tế tư nhân phát triển mạnh nhưng còn mang tính tự phát, nhà nước chưa quản chặt được cả về định hướng lẫn kết quả hoạt động. Kinh tế quốc doanh lẫn kinh tế tập thể đều điêu đứng, khó khăn, trong đó khu vực quốc doanh với 31 đơn vị SXKD, phải cho giải thể và chuyển hình thức hoạt động chung 12 đơn vị, từ đó quốc doanh không thể giữ được vai trò chi phối, điều tiết các thành phần kinh tế khác. Kinh tế tập thể bao gồm các HTX nông nghiệp, HTX mua bán, HTX tín dụng đều vướng nợ lớn, dẫn đến tan rã, tăng thêm áp lực nặng nề. Khu vực kinh tế NN cũng chưa xác định được cây con mũi nhọn, sản xuất còn phân tán, manh mún, trong đó chăn nuôi heo giảm mạnh, khâu tiêu thụ nông sản cây rau còn nhiều khó khăn. Văn hoá xã hội có chuyển nhưng chưa đều, việc chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần xây dựng nông thôn mới còn nhiều vấn đề đặt ra. Trong đó đáng lưu ý là do tác động cuộc sống quá khó khăn, lượng lao động chưa việc làm còn nhiều, lương thực tế không đủ sống nên trong nội bộ và ngoài quần chúng đều nặng tâm tư, nhất là diện chính sách và HCSN. Tỉ lệ phát triển dân số còn cao. Tình hình trật tự xã hội chưa thật ổn định, trong đó nạn trộm cắp còn nhiều, lòng dân chưa yêu.
- Trong xây dựng lực lượng còn nhiều mặt hạn chế. Cả sinh hoạt Đảng, lẫn đoàn thể như chi bộ nhỏ, chi đoàn nhỏ, tổ hội tận ấp, tổ nhân dân, chi bộ khối kinh tế nhiều nơi còn yếu. Chủ trương đường lối Đảng có nơi chỉ đứng ở cấp uỷ, chưa thấm tận đảng viên và xuống tận dân. Số đảng viên trung bình và yếu còn nhiều, sức chiến đấu chung toàn Đảng bộ không cao. Hiệu lực quản lý nhà nước từ Huyện đến xã cần tiếp tục củng cố, trong đó cần lưu ý giữ nghiêm luật pháp, tạo sự công bình xã hội.
Từ những mạnh, yếu nêu trên, Huyện rút ra 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM về lãnh chỉ đạo như sau:
MỘT LÀ: PHẢI CHÚ TRỌNG ĐẠT SINH HOẠT CHÍNH TRỊ LÊN HÀNG ĐẦU. Có ổn định vững chắc về chính trị mới tạo thành điều kiện ổn định và phát triển kinh tế xã hội vững chắc. Cả nhiệm kỳ V, Huyện luôn rất quan tâm yếu tố này, trong đó đã rất chú trọng sinh hoạt truyền thống kết hợp phổ biến chủ trương đường lối, để từ hâm nóng truyền thống cách mạng sẽ chuyển thành ý chí chiến đấu, góp phần ổn định chính trị. Khâu đoàn kết trong Đảng bộ Huyện liôn được giữ gìn để vừa tạo lòng tin của quần chúng với Đảng và để sức chiến đấu chung của Đảng không bị phân biệt. Trong giải quyết những xáo động về kinh tế xã hội, phải vừa có bản lĩnh, vừa mềm dẻo giải quyết ngay từ đầu những mầm mống có thể phát sinh phức tạp trong quần chúng, từ đó sẽ phân hoá phần tử xấu, tạo điều kiện cho đông đảo quần chúng cùng Đảng giữ vững thế chính trị chung toàn Huyện.
HAI LÀ: Giữa lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện cũng phải thật đồng bộ bởi Đảng lãnh đạo bằng nghị quyết và thực hiện NQ Đảng thông qua việc tổ chức chỉ đạo của các cơ quan nhà nước. Trong lãnh chỉ đạo cũng phải dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm để cùng tìm ra những hướng mới cho Huyện phát triển.
BA LÀ: PHẢI LIÊN TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ KINH TẾ: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, trong đó phải nắm chắc quy luật kinh tế để dự đoán, dự báo trước 1 số mặt, nhằm phát huy thế mạnh của Huyện và khống chế những hậu quả có thể dẫn đến. Trong chỉ đạo quản lý kinh tế phải năng động, nhạy bén, chuyển kịp theo cơ chế thị trường, chớp đúng thời cơ thuận lợi, để mở ra cho Huyện những hiệu quả kinh tế mới và cao hơn. Trong quản lý chỉ đạo kinh tế phải biết tranh thủ sự trợ giúp của Thành phố và mở rộng liên kết liên doanh, để nhận tiềm lực từ bên ngoài kết hợp thế mạnh nội tại giúp Huyện phát triển nhanh. Song song, phải chú trọng nhận rộng các điển hình, các đơn vị kinh tế hoạt động hiệu quả, nhất là trong khu vực kinh tế quốc doanh.
BỐN LÀ: TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẢNG LÃNH ĐẠO: Phải xem trọng cả 2 mặt, Đảng vừa không ngừng đổi mới, vạch ra đường lối theo định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Song song phải chú trọng khâu đào tạo gắn theo quy hoạch và sau đào tạo quy hoạch phải bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực, đạo đức ở các lãnh vực, trong đó lưu ý khối kinh tế, quản lý nhà nước, những nơi xung yếu và yếu, sử dụng hài hoà giữa các thế hệ cán bộ để yêu cầu tổ chức thực hiện ngày càng được nâng lên, đủ sức biến chủ trương đường lối Đảng trở thành hiện thực.
PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ VI
(1991-1995)
* ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
Để có cơ sở xây dựng định hướng 5 năm tới, Huyện soát xét lại những đặc điểm chung có những yếu tố đáng lớu ý sau:
- Bối cảnh quốc tế hiện có những thay đổi lớn đang tác động sâu sắc mọi mặt, ảnh hưởng mạnh đến tình hình chính trị, tư tưởng, kinh tế xã hội nước ta. Sau ĐH VII, có thêm những diễn biến khá căng thẳng về kinh tế đời sống… Những yếu tố này đặt ra cho cả nước 1 trách nhiệm hết sức quan trọng, trong đó mỗi người, mỗi địa phương phải ra sức góp phần phấn đấu vượt qua ngưỡng cửa khó khăn theo tinh thần NQ.ĐH VII. Tình hình huyệncũng còn nhiều mặt hạn chế, kinh tế có phát triển nhưng còn nhiều phức tạp, yếu kém, tình trạng mất cân đối thu chi ngân sách còn lớn, đời sống chung còn thấp trật tự xã hội chưa thật ổn định. Xây dựng Đảng, hoạt động chính quyền, đoàn thể còn nhiều mặt hạn chế trong đó số đảng viên trung bình còn nhiều, sức chiến đấu chung toàn huyện Đảng bộ chưa thật mạnh…
- Với vị trí sát trung tâm thành phố (về phía Tây Bắc) Huyện có những đặc điểm cơ bản:
* Là cửa ngõ giao thông quan trọng, lưu lượng hàng hoá có điều kiện tăng nhanh. Những địa danh lịch sử giàu truyền thống cách mạng với sông nước, cây vườn… là tiềm năng có thể khai thác được dịch vụ du lịch. Cơ sở hạ tầng của Huyện tương đối thuận lợi, mặt bằng Huyện với tổng diện tích tự nhiên khoảng 15.000 ha, nếu được bố trí hợp lý sẽ là thế mạnh tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ ngoài vào.
* Lực lượng lao động Hóc Môn dồi dào. Theo thống kê năm 90, Hóc Môn đang có 129.000 lao động (chiếm 52% số dân). Nếu sử dụng hết và có hiệu quả, năng suất lao động xã hội sẽ tăng lên.
* Gắn theo quy hoạch thành phố, khu vực công nghiệp được hình thành tại Hóc Môn sẽ tiếp tục phát triển. Những năm tới, tuyến đường sắt Quốc Gia sẽ đi ngang Huyện. Với quy mô này, huyện sẽ hình thành dần 3 khu vực lớn mang tính chiến lược bao gồm khu dân cư đô thị hoá, khu du lịch, khu sản xuất nông nghiệp. Vốn trong dân, sức mạnh tổng hợp kinh tế trên địa bàn chưa được phát huy đúng mức, các cơ sở Trung ương, Thành phố chưa gắn kết nền kinh tế Huyện. Nếu được khai thác mạnh các yếu tố này, sẽ giúp Huyện có điều kiện phát triển nhanh.
* Mục tiêu tổng quát 5 năm tới:
Với đặc điểm nêu trên. Căn cứ tinh thần NQ.ĐH Đảng toàn quốc lần VII, ĐH 5/TP và trên cơ sở soát xét đánh giá lại kết quả đã thực hiện ở nhiệm kỳ V, mục tiêu tổng quát 5 năm tới trong nhiệm kỳ VI của Huyện Đảng bộ là:
KHAI THÁC TỐT NHẤT TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH ĐỊA PHƯƠNG. ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT CN-TTCN VÀ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN GẮN CHẶT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ, TỪNG BƯỚC ỔN ĐỊNH KINH TẾ XÃ HỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN. TẬP TRUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHĂM LO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CHO NHÂN DÂN LAO ĐỘNG. GIỮ VỮNG AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI. PHÁT HUY DÂN CHỦ, TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG, TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG HÓC MÔN THÀNH HUYỆN GIÀU MẠNH. TIẾP TỤC CHỈNH ĐỐN VÀ XÂY DỰNG ĐÃNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH, ĐỦ SỨC LÃNH ĐẠO TOÀN XÃ HỘI. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CÁC ĐOÀN THỂ, MẶT TRẬN, ÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI.
* MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TRÊN TỪNG LĨNH VỰC:
I. VỀ KINH TẾ:
Hướng chung: Tập trung đầu tư, đẩy mạnh sản xuất CN-TTCN theo quan điểm kết hợp chặt chẽ, thúc đẩy qua lại để cả CN và NN của Huyện cùng phát triển theo hướng tiếp tục chuyển cơ cấu kinh tế Công nông nghiệp như ĐH V Huyện đã xác định.
1. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP:
+ Mục tiêu, chỉ tiêu chung:
Phấn đấu toàn ngành CN-TTCN đạt giá trị tổng sản lượng năm 1991 là 51 tỉ đồng (so giá cố định 89) trong đó xuất khẩu chiếm 15%, thu hút khoảng 25.000 lao động. Tốc độ tăng thời kỳ 91-95 bình quân từ 8 đến 10%, trong đó giá trị xuất khẩu chiếm tỉ trọng từ 10 đến 20% toàn ngành.
Chỉ tiêu trên chỉ mang tính định hướng. Từng năm, Huyện sẽ xây dựng, điều chỉnh kế hoạch với những chỉ tiêu cụ thể, sát hợp tình hình phát triển của Huyện.
+ Giải pháp:
- Trong sản xuất CN-TTCN, tích cực thăm dò thị trường, trong đó xác định các ngành mũi nhọn gồm chế biến nông sản thực phẩm, dệt – da – may mặc, cơ khí - lắp ráp điện tử, chế biến lâm sản vật liệu xây dựng, chiếu tre, chạm mỹ nghệ để tập trung đầu tư mở rộng sản xuất… Gắn chặt vùng sản xuất nông nghiệp, chọn lựa nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao để tổ chức công nghiệp chế biến, hạn chế xuất thô, tạo khả năng tái tạo vốn, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
- Xây dựng quy hoạch mặt bằng gắn theo quy hoạch tổng mặt bằng chung toàn Thành phố theo hướng ưu tiên sản xuất (vừa thúc đẩy sản xuất công nghiệp Huyện phát triển, vừa tiếp nhận các xí nghiệp Thành phố, Trung ương về Huyện). Bên cạnh khu sản xuất công nghiệp đã từng bước hình thành ở Tân Thới Hiệp, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp và 1 số tiểu khu ở Tân Xuân, Tân Thới Nhất, Đông Hưng Thuận, An Phú Đông… Huyện sẽ quy hoạch gần bến xe CPC để phát triển khu dân cư đô thị gắn sản xuất, nhằm khai thác vị trí thuận lợi về mặt bằng trong phát triển kinh tế chung của Huyện. Trong bố trí tổng mặt bằng, cần kết hợp hài hoà, giữa cải tạo nâng cấp và xây dựng mới. Coi trọng quy hoạch chi tiết và quản lý xây dựng, ở những khu vực đô thị hoá trong tương lai để lâu dài không phải chỉnh trang.
- Để đáp ứng kịp nhu cầu thúc đẩy sản xuất, cạnh tranh được thị trường, những năm 91-93, nhất thiết phải được đầu tư thay đổi 1 số máy móc, thiết bị, từng bước sử dụng quy trình công nghệ mới.
- Trong cơ cấu thành phần kinh tế, chú trọng chăm lo khu vực quốc doanh trên cơ sở hiệu quả là chính theo định hướng XHCN. Kiên quyết sắp xếp gọn lại các XNQD có cùng ngành kinh tế kỹ thuật hoặc có cùng nhóm sản phẩm. Phát huy Khu công nghiệp tập trung trực thuộc LH.SXKD, Xuất Nhập khẩu, chú trọng nghiên cứu lựa chọn, tổ chức mở rộng sản xuất chế biến (trong điều kiện cho phép) các loại sản phẩm khác từ sản phẩm nông nghiệp Huyện và các vùng lân cận, thực sự tạo nguồn hàng tại chỗ cho xuất khẩu.
Ở khu vực ngoài quốc doanh, Huyện chủ trương tiếp tục khuyến khích, phát huy mạnh các thành phần kinh tế, tăng cường quản lý Nhà nước chặt khu vực này. Chú trọng tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngành TTCN phát huy, mở rộng ngành nghề truyền thống địa phương như dệt vải, khăn lông, mền, đan giỏ, chạm sừng, sáo cây… Tổ chức các hình thức hợp tác trong sản xuất CN.TTCN để thông tin kỹ thuật, giúp sản xuất CN.TTCN có điều kiện phát triển.
- Chú trọng đúng mức việc tạo vốn, sử dụng và bảo toàn vốn. Để tạo vốn, tiếp tục mở rộng liên kết liên doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước mua hoặc thuê lại các cơ sở vật chất kỹ thuật của các đơn vị đã giải thể hoặc cho thuê mặt bằng, ứng trước vốn. Tranh thủ nguồn vốn Thành phố và sử dụng nguồn vốn đã có để bổ sung vốn cho những xí nghiệp đang có hiệu quả. Giám đốc xí nghiệp phải là người chịu trách nhiệm chính trong bảo toàn vốn, tạo lợi nhuận và làm nghĩa vụ Nhà nước theo quy định.
2. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:
+ Mục tiêu, chỉ tiêu chung: Trong thực hiện bước chuyển cơ cấu kinh tế những năm tới, nông nghiệp vẫn được xác định là mặt trận quan trọng.
Tiếp tục phá thế độc canh tạo ra nhiều ngành nghề để tận dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, nâng cao mức sống cho nông dân. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo 3 vùng chuyên canh chính: lúa, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, kết hợp chăn nuôi, tạo nhiều nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu thời kỳ 91-95, tăng hệ số sử dụng ruộng đất từ 1,8 lên 2 lần theo định hướng sau:
* Cây lúa: Vẫn được xem là cây chủ lực do vùng lúa chiếm diện tích cao nhất trong tổng diện tích gieo trồng. Phấn đấu đạt hàng năm từ 8.400 đến 8.900 ha sản lượng từ 26.900 tấn đến 28.500 tấn.
* Cây rau: Phấn đấu gieo trồng hàng năm từ 3.000 đến 3.500 ha, sản lượng từ 50 đến 60.000 tấn.
* Vùng cây công nghiệp ngắn ngày cố gắng giữ. Ưu tiên cây mía, phấn đấu đạt từ 1.000 đến 1.500 ha/năm. Các loại cây còn lại như đậu phọng, thuốc lá… tuỳ tình hình, có thể chuyển trồng các loại cây thích hợp có hiệu quả kinh tế cao. Chú trọng chăm sóc, mở rộng và nâng lên hiệu quả kinh tế các cây đặc sản, trong đó mở rộng liên kết trồng chuối xuất khẩu.
* Về chăn nuôi: Phục hồi và phát triển đàn heo đến cuối 1995 có từ 15.000 đến 20.000 con. Bò sữa từ 1.500 đến 2.000 con. Ngoài heo, bò sữa, phát động chăn nuôi gà công nghiệp, vịt đàn, cút, cá, góp phần tăng lượng thịt, trứng cho tiêu dùng. Phát triển cây kiểng, chim, cá cảnh.
Hiện nay, nông nghiệp được sản xuất theo từng hộ gia đình nên những chỉ tiêu trên chỉ là chỉ tiêu định hướng, làm cơ sở để Huyện tính toán cân đối phát triển nền kinh tế chung của Huyện phù hợp từng năm.
+ Giải pháp:
- Hiện nay đất nông nghiệp thu hẹp dần qua cung cấp mặt bằng cho sản xuất công nghiệp và quá trình đô thị hoá. Sau Đại hội, sẽ soát xét lại quỹ đất đai để có hướng quy hoạch, tăng hệ số vòng quay trong nông nghiệp sát hợp.
- Tập trung tạo điều kiện mọi mặt để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Giữ gìn và phát huy mạnh các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp đã có. Song song, tiếp tục xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo phưng thứcnhà nước, nhân dân cùng làm, chú trọng sửa chữa xây dựng cầu đường nằm sâu nội đồng để vận chuyển vật tư, sản phẩm nông nghiệp thuận lợi. Tận dụng khai thác nguồn nước kinh Đông được ngọt hoá 1 phần trên diện tích sản xuất ở Hóc Môn để phấn đấu thâm canh tăng vụ. Tăng cường quản lý, khai thác sông rạch thiên nhiên. Các trạm bơm, hệ thống thuỷ lợi, kinh mương nội đồng cần được củng cố để mở rộng tốt nhất khâu tưới tiêu. Chăm lo nguồn điện và tăng cường quản lý điện, tập trung đưa điệnvề phục vụ SX nông nghiệp tốt hơn hiện nay, đồng thời tránh xảy ra tai nạn nguy hiểm về điện. Các đơn vị thương nghiệp Huyện chú trọng kinh doanh máy móc, các loại máy nông nghiệp phù hợp thực tế, giúp nông dân thay dần phương tiện thô sơ trong sản xuất nông nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông để chuyển giao KHKT, cung cấp cây giống con mới… trong nông nghiệp. Chú trọng tổ chức tổng kết kinh tế hộ nông dân để định hướng sản xuất cho nông dân theo từng thời gian.
- Tiếp tục sắp xếp, củng cố, chăm lo các đơn vị quốc doanh trong nông nghiệp, để tạo cơ sở cung ứng kịp thời các yêu cầu cần thiết trong mặt trận nông nghiệp và quản lý các cơ sở hạ tầng về thuỷ lợi. Chú trọng xây dựng quỹ dự trữ bảo trợ nông nghiệp (bằng vật tư nông nghiệp), để phục vụ những đột biến về thiên tai, mùa vụ kịp thời. Tập trung củng cố mạng lưới bảo vệ thực vật, ban sản xuất các xã. Tiếp tục chăm lo cho nông dân vay vốn (cả nông dân có điều kiện sản xuất, lẫn nông dân nghèo), nhằm vừa thể hiện sự chăm lo của nhà nước đối với nông dân, vừa giúp nông dân tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp.
- Mở rộng liên kết liên doanh, vừa tìm thị trường cho nông sản. Phát huy vị trí tiếp cận trung tâm thành phố để mở rộng thị trường tiêu thụ cây rau.
- Đa dạng hoá các hình thức hợp tác ở nông thôn. Vận dụng mô hình kinh tế thích hợp trong nông nghiệp từng giai đoạn theo định hướng NQ.ĐH VII. Trước mắt, tiếp tục giải quyết tồn tại của HTX nông nghiệp, giải thể xong các đơn vị không khả năng phục hồi, chăm lo các HTX có khả năng tồn tại. Song song, phổ biến và nhân rộng những mô hình nông dân hợp tác làm ăn, hoặc các tổ chức dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Tiếp tục củng cố lề lối làm việc của Hội đồng giải quyết ruộng đất - Tổ quản lý ruộng đất Huyện, cán bộ địa chánh xã, góp phần tích cực trong công tác quản lý ruộng đất. Phấn đấu xong cấp giấy công nhận quyền sử dụng ruộng đất theo chủ trương chung. Tích cực giải quyết biến động ruộng đất đúng luật pháp. Chú trọng quản lý đất công các khu vực tập trung, đất hoang hoá, đất vừa tiếp nhận của nông trường… để phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế chung của Huyện.
3. THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ, DU LỊCH:
+ Hướng chung: Đi đôi tổ chức, sắp xếp lại trật tự để ổn định và phát triển sản xuất, hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch cũng phải được tổ chức và phát triển phù hợp theo định hướng phát triển kinh tế chung trên địa bàn Huyện. Chỉ tiêu định hướng cả khu vực này tăng bình quân hàng năm từ 10 đến 12%, tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu hàng năm 15%.
- Trong điều kiện cơ chế thị trường, chính sách mở cửa, chú trọng tính 2 mặt của thương mại, dịch vụ, du lịch nhằm phát huy tính tích cực, góp phần vào phát triển văn minh, truyền thống Huyện, hạn chế triệt để những hậu quả có thể gây tệ hại xấu, ảnh hưởng đạo đức xã hội.
+ Giải pháp:
* Về thương mại:
- Chú trọng sắp xếp trật tự cả 2 khu vực nội - ngoại thương theo hướng chú ý đầu tư đầu vào (cung ứng sản xuất), lẫn đầu ra (tạo thị trường tiêu thụ) để thiết thực phục vụ cho sản xuất và đời sống. Tổ chức thương mại, dịch vụ cần thiết ở những khu vực dự định đô thị hoá, những vùng có tiềm năng kinh tế, bằng mọi hình thức thích hợp như liên kết kinh tế, hợp tác đầu tư…
- Kết hợp chặt chẽ giữa nội và ngoại thương để ổn định chặt về cơ cấu tổ chức trong thương mại, góp phần điều tiết thị trường xã hội. (Thông qua yêu cầu không khống chế bán lẻ hoặc bán buôn, nhưng phải nắm khâu bán buôn một số mặt hàng huyết mạch như cung ứng vật tư sản xuất, lương thực, lương thực chế biến, các hàng nhu yếu phẩm). Song song, các đơn vị thương nghiệp có tổ chức (kể cả nội ngoại thương) chú trọng khai thác nguồn hàng tại chỗ, tạo mối liên kết liên doanh với các cơ sở sản xuất và trung tâm thương mại lớn ở TP, để tạo quỹ hàng hoá dồi dào, đa dạng.
- Về cơ cấu thành phần kinh tế trong khu vực này, chủ trương:
* Trong nội thương: chỉ giữ lại và tập trung mở rộng một số ngành hàng thật cơ bản như thương nghiệp tổng hợp, vàng bạc, cung ứng vật tư, xăng dầu, ăn uống và tổ chức một vài cơ sở dịch vụ phù hợp tính chất đô thị hoá ngày càng phát triển. Chú trọng, củng cố mạng lưới HTX-MB trong Huyện theo hướng dẫn thành phố, mở rộng các chức năng làm đại lý, vệ tinh cho thương nghiệp quốc doanh để cùng tham gia phục vụ hậu cần cho sản xuất và đời sống. Về ngoại thương, tiếp tục phát huy LH.SXKD.XNK, trong đó nâng lên hiệu quả các xí nghiệp trực thuộc hiện có, chú trọng nghiên cứu đầu tư sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu tại chỗ, tiếp tục mở rộng quan hệ kinh doanh các nơi, dưới hình thức doah nghiệp phù hợp để có nguồn vốn và thị trường hoạt động.
* Trong khu vực ngoài quốc doanh: Định hướng chặt chẽ yêu cầu phát triển các ngành, hạn chế dịch vụ ăn uống, nhửng điểm dịch vụ ẩn chứa sinh hoạt vi phạm đạo đức xã hội… Quản lý chặt chẽ lưu thông hàng hoá, xem trọng chất lượng sản phẩm, chống hàng gian hàng giả, buôn lậu hàng nhập, hạn chế tình trạng trốn thuế, không tôn trọng pháp luật chung.
* Về dịch vụ du lịch: Phát huy đặc điểm lịch sử truyền thống cảnh đẹp thiên nhiên của Huyện để khai thác tiềm năng về du lịch Hóc Môn. (có thể liên kết Công ty du lịch thành phố tổ chức các tuyến du lịch trong Huyện), tạo điều kiện thêm cho ngành chim, cây, cá kiểng của Huyện cùng phát triển.
4. VỀ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG:
* Hướng chung:
- Về tài chánh:
- Tập trung quản lý các nguồn thu trên địa bàn, tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện đúng luật pháp tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện đúng luật pháp, cố gắng giảm thất thu đến mức thấp nhất, cùng nguồn thu của Huyện và tiếp nhận nguồn từ TP hỗ trợ, đảm bảo các yêu cầu chi trọng tâm, có chỉ tiêu cụ thể đầu tư cho từng ngành trong đó có tỉ lệ thoả đáng đầu tư cho sản xuất và đảm bảo chi đúng chế độ quy định, đáp ứng kịp thời các hoạt động thường xuyên trên địa bàn. Chú trọng tiếp nhận nguồn vố từ Trung ương, Thành phố, huy động vốn địa phương trong nhân dân, kể cả các nguồn thu khác để phục vụ tích cực cho kinh tế xã hội địa phương phát triển.
- Đối với cấp xã, chủ trương Xã thực hiện dự toán thu chi theo kế hoạch Huyện giao.
+ Giải pháp:
- Tăng cường và mở rộng chức năng Phòng Tài chánh Huyện cùng các cơ quan chức năng trong việc quản lý ngân sách Huyện. Tài chánh phải luôn kết hợp chặt ngành thuế, cùng kiểm tra giám sát việc chấp hành các chế độ pháp luật quy định, cố gắng giảm thất thu đến mức thấp nhất và chống tiêu cực trong ngành thuế.
- Tăng cường công tác quản lý tài vụ tại các xí nghiệp. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ kế toán các đơn vị kinh tế. Xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chánh thường xuyên, trong đó chú trọng kiểm tra giám sát chặt chẽ lãnh vực kinh tế, thực hiện nghiêm pháp lệnh kế toán, xoá triệt để tình trạng tuỳ tiện, vi phạm chế độ tài chánh và pháp lệnh kế toán thống kê.
- Không duy trì các tổ chức kinh tố quốc doanh trực thuộc xã để chuẩn bị sắp xếp lại cơ chế khối xã theo chủ trương chung. Tập trung khai thác và phát triển nguồn thu tại xã hướng vào những nguồn thu ổn định lâu dài cho ngân sách xã, dành một phần đầu tư cho phát triển các công trình phúc lợi của xã. Kiện toàn, củng cố, trang bị nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý ngân sách xã, đủ sức đảm đương nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Ngành ngân hàng: Trong thời gian tới, ngân hàng phải coi trọng công tác huy động vốn, hoạt động trên lãnh vực tiền tệ, tín dụng theo hướng tích cực đầu tư cho vay sản xuất, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh vừa nhằm phục vụ cho đường lối phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống địa phương.
5. XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG:
Tiếp tục c hú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nhằm tạo sức thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư với Huyện.
- Trong năm 92, kết hợp thành phố hỗ trợ, tập trung soát xét bổ sung quy hoạch tổng mặt bằng để quy hoạch chặt chẽ hơn tổng thể các cụm kinh tế kỹ thuật, cụm dân cư, những công trình xây dựng cơ bản, nhà ở nhân dân… nhằm có định hướng rõ, về lâu dài không phải chỉnh trang lãng phí. Song song quy hoạch tổng thể, tiến hành quy hoạch chi tiết ở những xã, những vùng có tốc độ đô thị hoá nhanh như Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhứt, Bà Điểm, Tân Xuân, Trung Mỹ Tây,, dọc các tuyến đường chính, trong đó, chú ý hệ thống tiêu thoát nước.
- Gắn theo phát triển kinh tế xã hội Huyện 5 năm tới, chú trọng xây dựng cơ bản những công trình bao gồm: tiếp tục tu sửa mạng lưới cầu đường, trong đó chú trọng sửa chữa và xây dựng mới cầu đường nông thôn phục vụ khu công nghiệp lẫn sản xuất nông nghiệp và du lịch. Cùng thành phố nghiên cứu xẽ mới một số đường xương cá để giảm áp lực mặt tiền các trục lộ chính. Tiếp tục khép kín mạng lưới điện trung hạ thế cân đối đều các xã.
- Về nhà ở, theo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hoá, dự đoán hàng năm sẽ có bình quân 200-250 nhà xây dựng mới, trong đó Huyện sẽ xây dựng 100 nhà với tổng số vốn đầu tư 2 tỉ 5 bán tự do và xây dựng 150 nhà với tổng số vốn đầu tư 1 tỉ 6 bán trả góp cho CBNV, nhân dân lao động, trước mắt trong năm 92, sẽ xây dựng 100 nhà bán trả góp.
- Ngoài những yêu cầu trên, Huyện tiếp tục xây dựng một số công trình phúc lợi xã hội như 100 phòng học, hoàn chỉnh dân Công viên thiếu nhi, Nhà truyền thống Huyện. Xong khu A Bệnh viện Huyện. Xây dựng bia kỷ niệm Nguyễn Thị Minh Khai, trụ sở UBND Huyện. Kiến nghị thành phố xây dựng nhóm tượng Ngã 3 Giồng.
+ Giải pháp:
- Để thực hiện những yêu cầu trên, ngoài nguồn vốn tự có của Huyện, sẽ kiến nghị TP đầu tư những công trình do Trung ương, Thành phố quản lý hoặc những công trình nhằm phục vụ cho quy hoạch tổng thể chung toàn thành phố. Huy động mạnh vốn trong dân theo phương thức nhân dân, nhà nước cùng làm. Xây dựng cơ bản phải tập trung một đầu mối để nâng cao quản lý chất lượng từng công trình. Bất cứ một công trình dù là nguồn vốn nào, đều phải lập đủ thủ tục cần thiết về XDCB. Các cơ quan Nhà nước, xã - thị trấn, phải tuân thủ những quy định chung, tránh tuỳ tiện như hiện nay.
- Tiếp tục phát huy hoạt động ngành GTVT, Bưu điện Huyện, hiện đại hoá mạng lưới thông tin đáp ứng yêu cầu phục vụ xã hội.
II. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI:
1. VỀ CHĂM LO ĐỜI SỐNG:
Phấn đấu theo mục tiêu “cố gắng vượt qua ngưỡng cửa nghèo đói sau năm 2000” như định hướng chiến lược kinh tế 5 năm tới. Huyện tập trung chăm lo đời sống trong Huyện bao gồm những vấn đề cơ bản:
- Phấn đấu đến năm 95 xoá không còn hộ đói, giảm hẳn hộ nghèo và giải quyết từ 20-25.000 lao động có việc làm thường xuyên, ưu tiên cho diện chính sách. Bằng các biện pháp đẩy mạnh các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng phong trào kinh tế gia đình để xã hội tự chăm lo cuộc sống, phát huy các cơ sở sản xuất công nghiệp của Huyện, vùng sản xuất nông nghiệp quy mô, đặt điều kiện tiên quyết cho các XN Trung ương, thành phố, đặt cơ sở sản xuất tại Huyện phải ưu tiên thu lao động của Huyện. Hợp tác lao động khi có yêu cầu.
- Khống chế tỉ lệ phát triển dân số hàng năm từ 1,5 đến không quá 1,6%, áp dụng những biện pháp đòn bẩy để kích thích phong trào. Giản dân ra vùng Nhị Xuân. Chú trọng chăm lo hơn 300 hộ trắng tay qua biến động ruộng đất và hơn 800 hộ nông dân thiếu điều kiện sản xuất, trong đó các xã cần soát xét lại quỹ đất công để có kế hoạch cụ thể chăm lo số nông dân trắng tay theo từng địa phương. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá mới, nâng cao tinh thần đoàn kết hỗ trợ nhau trong nhân dân.
- Đi đôi tinh thần giảm biên chế trong năm 92, bảo đảm thực hiện tốt các chế độ chính sách, xây dựng chương trình giúp vốn cho dân nghèo, từng bước giữ cho được mứcsống tối thiểu của người lao động và tích cực chăm lo đời sống CBNV.HCSN, diện chính sách, lực lượng vũ trang… tốt hơn hiện nay. Tiếp tục phát huy các tổ chức xã hội như Quỹ Bảo thọ, Hội Phụ lão, Hội từ thiện phụ nữ, hoạt động các đoàn thể để cùng chăm lo các đối tượng xã hội còn nhiều khó khăn. Khuyến khích mọi người tự tổ chức sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và làm giàu chính đáng. Kết hợp chặt các ngành chức năng, giải quyết tốt các đối tượng tệ nạn xã hội.
- Thực hiện công trình xây nhà bán trả góp cho CBNV như đã nêu. Phát động tiếp phong trào xây dựng sửa chữa nhà tình nghĩa hàng năm cho diện chính sách. Tiếp tục thực hiện giải quyết hậu quả các thời kỳ sau chiến tranh.
2. HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ – XÃ HỘI:
Lấy mục tiêu phục vụ chiến lược con người làm trung tâm, các hoạt động VH-XH tiếp tục phấn đấu đầu tư đổi mới nội dung hoạt động cùng những biện pháp khả thi để đạt cho được mục tiêu đã xác định.
- Về giáo dục – đào tạo: Hướng chung, gắn chặt giữa giáo dục và đào tạo, từng bước cung ứng cho xã hội một đội ngũ lao động córi thức và có tay nghề cơ bản. Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện về văn hoá lẫn đạo đức, chính trị, thể chất cho học sinh cả 3 ngành học. Mở rộng phong trào xoá mù chữ theo hướng phấn đấu 100% xã – TT được cng nhận Xoá mù chữ, PCC I và tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng văn hoá cho đội ngũ cán bộ Hyện. Khuyến khích phong trào thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi, đào tạo nhân tài thông qua phát động mạnh thực hiện giải thưởng Lê Quý Đôn hàng năm. Chú trọng sử dụng, bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý. Tiếp tục thực hiện xã hội hoá giáo dục, trong đó chú trọng giúp đỡ những học sinh tài năng nhưng không có điều kiện học tập. Năm 92 giao một số đơn vị kinh tế Huyện lập quỹ học bổng đỡ đầu các học sinh nghèo học giỏi. Phát huy hoạt động Hội Cha Mẹ học sinh, Hội đồng Giáo dục Huyện để cùng tác động nâng cao chất lượng giáo dục, UB Bảo vệ chăm sóc trẻ em tiếp tục phối hợp các cấp, các ngành chăm lo trẻ em trên địa bàn Huyện tốt hơn hiện nay. TT dạy nghề Huyện cũng cần phát huy đúng mức chức năng, nắm bắt kịp thời chủ trương phát triển kinh tế - xã hội Huyện để có phương án hàng năm hoàn thành tốt khâu đào tạo, dạy các ngành nghề đã được xác định là ngành sản xuất chủ yếu và các ngành nghề khác gắn theo phát triển thành phần kinh tế để Huyện có điều kiện phát huy hết tiềm năng lao động xã hội. Để góp phần đào tạo tay nghề cho xã hội, Huyện chủ trương cho các đoàn thể, phòng lao động… và cả tư nhân được mở các cơ sở dạy nghề.
- Về y tế: Tiếp tục đẩy mạnh yêu cầu săn sóc sức khoẻ ban đầu sâu rộng trong xã hội và làm tốt kế hoạch hoá gia đình. Chú trọng trang bị thêm cơ sở vật chất cần thiết cho các Trạm Y tế, Bệnh viện Huyện, củng cố lại chất lượng hoạt động các phòng khám khu vực, đẩy mạnh hoạt động Hội Chữ thập đỏ theo hướng xây dựng trung tâm Y tế Huyện theo mô hình mới nâng khả năng chữa trị bệnh từ Huyện đến các tuyến cơ sở. Quản lý chặt các điểm khám bệnh bán thuốc đông tây y để loại trừ hẳn những trường hợp trị bệnh bằng mê tín, thuốc không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng sức khoẻ nhân dân. Chú ý chăm lo vệ sinh môi trường trong nông thôn lẫn mỹ quan ở các khu vực đô thị hoá.
- Hoạt động Văn hoá Thông tin – TDTT: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể trong khối trường học, cơ quan, dân cư, tổ chức hội thao, thi đấu các bộ môn TDTT nhằm tạo cho Huyện có một đội ngũ vừa có tri thức, vừa có thể lực tốt.
Xoay quanh thực hiện những yêu cầu phục vụ giáo dục truyền thống địa phương và xây dựng nếp sống mới văn minh, lành mạnh tiến bộ. Các đoàn thể, Mặt trận VHTT, chú trọng thúc đẩy công tác tuyên truyền, xoá dần tệ mê tín dị đoan. Phát huy những công cụ thông tin đại chúng như Bản tin huyện, Đài truyền thanh các xã, để góp phần phổ biến và vận động nhân dân cùng thực hiện những chủ trương chính sách.Chủ trương chậm nhất đến giữa năm 92, sẽ dành chi phí tương ứng, củng cố hệ thống đài truyền thanh cơ sở đang bị hư hỏng, xuống cấp hiện nay để mở rộng thông tin những yêu cầu cần thiết đến từng hộ gia đình. Phát huy các công trình văn hoá, lịch sử của Huyện như các điểm di tích lịch sử, công viên thiếu nhi. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm hoạt động văn hóa, tệ nạn xã hội, để tư tưởng nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên không bị nhiễm bởi nọc độc văn hoá không lành mạnh. Phát huy chức năng Công ty dịch vụ văn hoá, Nhà văn hoá Huyện, các đội thông tin lưu động, từng bước hình thành bộ mặt văn hoá Huyện tốt hơn hiện nay.
Chú trọng phát động các đợt thi sáng tác về truyền thống Huyện hàng năm. Lưu ý đúng mức hoạt động các ngành Khối văn xã, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp các đơn vị chạy theo kinh tế nhẹ thực hiện chức năng, phải gánh hậu quả nghiêm trọng như thời gian qua.
III. AN NINH - QUỐC PHÒNG - NỘI CHÍNH:
Xác định vững chắc 2 nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu chung 5 năm tới của Huyện chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảo giữ vững an ninh chính trị trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Huyện, đáp ứng yêu cầu là khu vực phòng thủ của thành phố.
1. VỀ AN NINH:
Ngành Công an với chức năng tham mưu toàn diện trên lĩnh vực an ninh trật tự phải khắc phục cho được những yếu kém về công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện và có phương pháp giải quyết thích hợp những vấn đề phức tạp trong nội bộ nhân dân, không để kẻ địch lợi dụng tạo ra các biến động xấu về chính trị bắt nguồn từ địa phương. Kiên quyết trấn áp mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, Quyết tâm bảo vệ vững chắc an ninh chính trị trên địa bàn Huyện trong mọi tình huống, tạo điều kiện bảo vệ cho công cuộc đổi mới phát triển mạnh. Vầ trật tự an toàn xã hội phải chủ động phòng ngừa và liên tục tấn công bọn tội phạm hình sự, từng bước đẩy lùi các loại án về kinh tế - hình sự, các vi phạm về trật tự xã hội. Đối với phong trào bảo vệ ANTQ, tiến hành củng cố và tiếp tục xây dựng mặt bằng an ninh cơ sở vững chắc để bảo vệ an ninh quốc gia ở từng khu vực trọng điểm, tận địa bàn dân cư xã, ấp. Phấn đấu đến cuối năm 1995 có 80% ấp, xã, cơ quan, xí nghiệp vững mạnh về an ninh, chú trọng đúng mức công tác phòng ngừa, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phát động sâu rộng, làm chuyển mạnh ý thức phòng gian bảo mật, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của công dân, trong đó chí trọng công tác PCCC. Chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhân hộ khẩu, tấn công mạnh các loại tội phạm hình sự, nhất là bọn trộm cắp, bọn tham nhũng, buôn lậu có tổ chức. Chú trọng củng cố trường, trại, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Tăng cường đúng mức sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác an ninh, trong đó tích cực chăm lo đời sống và trang bị phương tiện hoạt động cho lực lượng vũ trang đủ sức hoàn thành nhiệm vụ, kết hợp chặt hơn giữa Công an và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể để đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ, không ngừng xây dựng Công an vững mạnh về chính trị giỏi về nghiệp vụ trong sạch về đạo đức, đào tạo bố trí lực lượng công an viên cơ sở chặt chẽ, đủ sức thể hiện là công cụ sắc bén bảo vệ an ninh Tổ quốc của Huyện Đảng bộ.
2.VỀ QUỐC PHÒNG:
Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thể trận chiến tranh nhân dân tiến tới hình thành khu vực phòng thủ vững chắc theo NQ02/BCT, trong đó Quân sự luôn phải kết hợp chặt với Công an và kết hợp chặt chẽ giữa địa phương với QK7, nắm vững tình hình để Huyện có đối sách chủ động, ngăn chặn kịp thời, đúng mức. Song song, chú trọng thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, thường xuyên bổ sung kế hoạch phòng thủ, phòng chống bạo loạn, nhằm luôn chủ động trong giữ vững và bảo vệ an toàn trên địa bàn Huyện. Hoàn thành kế hoạch huấn luyện hàng năm, xây dựng lực lượng dự bị Dân quân tự vệ (trên cơ sở hợp nhất dân quân và dân phòng, do Quân sự và Công an cùng xây dựng), trong đó phấn đấu xây dựng mỗi ấp 1 tiểu đội, ấp trọng điểm 1 trung đội, xã có trung đội, xã trọng điểm có nhiều trung đội hoặc đại đội dân quân. Thường xuyên phúc tra nắm chắc lực lượng quân dự bị, kiện toàn biên chế 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn dự bị động viên sẵn sàng chiến đấu. Tiếp tục làm tốt công tác tuyển quân, đạt chỉ tiêu hàng năm, xử ly 1nghiêm theo luật NVQS những trường hợp vi phạm, đảm bảo công bằng xã hội, trong đó, chọn thí điểm xử nghiêm luật NVQS ở một vài xã để rút kinh nghiệm chung.
Để đạt yêu cầu trên, Đảng bộ Huyện tăng cường chăm lo hơn nữa cả vật chất lẫn tinh thần cho lực lượng vũ trang, trong đó dành một tỉ lệ ngân sách nhất định để trang bị những yêu cầu cần thiết cho Quân sự, đủ điều kiện hoạt động tốt hơn.
3. CÁC NGÀNH THUỘC KHỐI NỘI CHÍNH:
Tiếp tục tăng cường, mở rộng phạm vi hoạt động, phổ cập pháp luật, đặc biệt trong nội bộ để toàn Đảng, toàn dân trong Huyện cùng sống và làm việc theo Hiến pháp, luật pháp. Công tác Thanh tra nhà nước, tích cực tham gia các đoàn kiểm tra của Huyện để thanh kiểm tra các vụ việc sai phạm, giải quyết đạt 90% theo đơn khiếu tố hàng năm, thường xuyên tổ chức huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra từ Huyện xuống cơ sở thể hiện tốt chức năng thường trực Ban chỉ đạo chống tham nhũng của Huyện, Viện Kiểm sát phát huy đảm bảo công bằng luật pháp. Toà án Huyện không ngừng kiện toàn bộ máy lẫn nghiệp vụ để xử tội đúng luật. Đảm bảo thực hiện xử án các loại đúng luật pháp. Thi hành án đúng thời hiệu và không để tồn đọng quá nhiều. Phòng tư pháp tiếp tục phát huy vai trò kết hợp các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền cho mọi người thông hiểu và chấp hành pháp luật, đồng thời vươn lên thể hiện tốt chức năng tư vấn chánh quyền trong giải quyết các vụ sai luật pháp. Khối nội chính, Tổ nội chính Huyện uỷ, Ban Tôn giáo, cùng phối hợp chặt tham mưu Huyện Đảng bộ có chủ trương, đối sách phù hợp trong công tác nội chính, công tác tôn giáo trên địa bàn Huyện.
IV. ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG NHÀ NƯỚC:
Theo chủ trương chung, Huyện từng bước đổi mới hoạt động Nhà nước trên địa bàn để góp phần phát huy nền dân chủ XHCN, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trên các lãnh vực.
Xác định giai đoạn này là bước quá độ trong chuyển đổi mạnh cơ chế quản lý và bước quá độ này có thể kéo dài đôi ba năm, mọi việc đang còn nhiều vấn đề đặt ra, nên cần hết sức nhạy bén chuyển đổi dần những yêu cầu trong khả năng, nhằm từng bước đưa Huyện đi lên nhưng không trái chủ trương chung.
Để đạt yêu cầu trên, trước hết, hoạt động HĐND từ Huyện đến xã phải liên tục được cải tến, không ngừng nâng chất hoạt động theo luật tổ chức HĐND và UBND đã ban hành. Trong hoạt động, cần chú ý chất lượng các kỳ họp HĐND, nắm sát các nguồn thông tin nhất là thông tin của cư tri để sau mỗi kỳ họp HĐND có những NQ vừa gắn chủ trương Huyện Đảng bộ, vừa sát thực tiễn đời sống xã hội. Các Ban chuyên trách HĐND cấn tiếp tục củng cố để hoạt động thiết thực hơn. Từng đại biểu HĐND cũng phải phát huy đúng đắn vai trò mình đối với tổ chức HĐND và với cử tri. Trong nhiệm kỳ tới, việc lựa chọn người bầu cào HĐND Huyện, xã cũng phải hết sức chú ý cả tiêu chuẩn lẫn cơ cấu trong đó tiêu chuẩn là chính.
Ở điều kiện cơ chế quản lý mới chưa hoàn chỉnh, nhưng cũng không thể giữ cơ chế quản lý như cũ trong lúc xã hội đang vận hành chuyển dịch sang cơ chế mới, UBND Huyện, xã cần cải tiến mạnh trong khuôn khổ cho phép. Chú trọng quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật (nhất là trong điều kiện thực hiện chủ trương mở cửa bình thường hoá quan hệ các nước hiện nay) để từng bước nâng hiệu lực quản lý nhà nước ở cac địa bàn đủ sức thực hiện tốt mọi chủ trương lãnh đạo của Huyện Đảng bộ, trong đó chú trọng quản lý kinh tế khu vực ngoài quốc doanh chặt chẽ. Tiếp tục chỉ đạo tốt phong trào thi đua hàng năm và thực hiện tiếp 4 cuộc vận động lớn của thành phố.
Trong chỉ đạo quản lý, UBND Huyện cần xem trọng yêu cầu không ngừng kiện toàn củng cố các phòng bantham mưu, cải tiến dần chức năng còn chồng chéo giữa các phòng ban, có chế độ làm việc định kỳ với phòng ban, để từng phòng ban đủ sức tham mưu TT.UB Huyện chỉ đạo chặt kinh tế xã hội.
Trong tinh giản bố máy, chú ý không dàn đều, cần thì điều chuyển một số trường hợp để sau kiện toàn, còn giữ lại trong cơ quan nhà nước những nhân tố tốt. Để chuẩn bị bước chuyển theo cơ chế quản lý mới, chú trọng rà soát đội ngũ cán bộ nhân viên khu vực nhà nước, đặt nặng việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ gắn theo tiêu chuẩn xác định công chức nhà nước để có kế hoạch đào tạo, phục vụ cho bước “định việc chọn người” phù hợp ở những năm sau.
Chú trọng chăm lo khối xã, trong đó từng bước chỉ đạo cấp xã chuyển dần sang chỉ quản lý hành chánh để không ngừng cải tiến lề lối làm việc, nâng chất hoạt động. Tăng cường chăm lo các ban ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố đừng thời tiếp tục kết hợp chặt giữa chính quyền và các đoàn thể, MTTQ, để nối liền sự chỉ đạo quản lý nhà nước từ Huyện đến dân.
V. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG, HOẠT ĐỘNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ:
+ MỤC TIÊU: Phải làm cho toàn Đảng bộ Huyện thấu suốt hơn nữaquan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân” để cùng làm tốt hơn công tác vận động quần chúng, thúc đẩy và phát huy được sức mạnh tổng hợp mọi tầng lớp nhân dân, cùng thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, Nghị quyết Đảng, kế hoạch Nhà nước và NQ, VI Huyện Đảng bộ.
+ GIẢI PHÁP:
- Đảng bộ Huyện tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo đối với công tác vận động quần chúng và hoạt động toàn Khối Vận. Tiếp tục có chủ trương chăm lo đào tạo lực lượng, chính sách đãi ngộ, phương tiện vật chất hoạt động cho đoàn thể. Từng cấp uỷ Đảng cơ sở phải có sự đầu tư đúng mức, tạo điều kiện cho đoàn thể, Mặt trận hoạt động và trực tiếp lãnh đạo công tác quần chúng , xem đây là một trong những yếu tố sống còn của Đảng. Mọi đảng viên phải làm công tác quần chúng, trong đó ở khối xã: cấp uỷ cần phân công đảng viên phụ trách sinh hoạt giáp hết tổ dân phố, tổ nhân dân. Ở khối ngành, cấp uỷ cần phân công phụ trách từng đoàn thể. Đầu nhiệm kỳ, Huyện uỷ có nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo toàn Huyện Đảng bộ tăng cường chăm lo công tác vận động quần chúng.
- Chính quyền các cấp cần chú trọng đúng mức công tác vận động quần chúng bởi hoạt động chính quyền hàng ngày luôn tiếp xúc cận kề dân. Quan tâm chăm lo quyền lợi và đời sống quần chúng, có những chính sách cụ thể phù hợp giúp quần chúng tham gia đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tự chăm lo cuộc sống, gắn chặt giữa “nói và làm”, giữa vận động và chăm lo nghĩa vụ, để xây dựng vững chắc lòng tin của quần chúng với Đảng – Nhà nước.
- Đoàn thể - Mặt trận: Tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động tương ứng sự đổi mới lãnh chỉ đạo công tác quần chúng của Đảng và phù hợp với đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong xã hội. Chú trọng trong công tác vận động quần chúng phải kết hợp hài hoà các lợi ích để quần chúng hiểu và làm theo pháp luật, đồng thời kiểm tra giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách trên địa bàn Hueyện. Tiếp tục tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức, tận mạng lưới chân rết thấp nhất theo phương thức tự nguyện, tự quản. Cán bộ đoàn thể - Mặt trận không ngừng rèn luyện, tự nâng lên về phẩm chất kiến thức chính trị, năng lực công tác… Trưởng Khối vận Huyện thường xuyên bao quát tình hình hoạt động của các đoàn thể, Mặt trận, chỉ đạo kịp thời, sáng tạo, làm tốt công tác sơ tổng kết để làm đòn bẫy kích thích phong trào thi đua trong công tác vận động quần chúng.
+ NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
- Mặt trận Tổ quốc: Mợ rộng Mặt trận đoàn kết toàn dân. Từ cơ sở này đẩy mạnh tuyên truyền vận động các tổ chức, các tầng lớp nhân dân tích cực cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của Huyện. Thường xuyên phối hợp các đoàn thể, vận động, tổ chức phong trào ở những địa bàn xung yếu, khu vực tôn giáo, người Hoa. Các ngành liên quan tiếp tục làm tốt chức năng giám sát để hướng xã hội thực hiện mọi công bằng xã hội theo luật pháp quy định. Nghiên cứu thành lập Hội công thương hoặc các chi hội chuyên ngành để khuyến khích sản xuất CN.TTCN tập hợp quần chúng.
- Hội phụ nữ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để lực lượng phụ nữ thấy rõ vai trò mình trong sự nghiệp cách mạng chung, phát huy việc thực hiện QĐ 163/HĐBT trong nâng cao chức năng Hội tham gia quản lý nhà nước và tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động. Trong thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu, chú trọng nhân ra tổ Hội nòng cốt ở các phong trào, tích cực tham gia công tác xã hội như đẩy mạnh hoạt động Ban vận động phụ nữ từ thiện, kết hợp các ngành chức năng tiếp tục chăm lo thiết thực cho phụ nữ và trẻ em. Chú trọng dạy nghề cho phụ nữ, tổ chức hội thi nữ tài năng, cải tiến liên tịch giữa các ngành liên quan.
- Hội Nông dân: Chăm lo tốt hơn lực lượng nông dân, trong đó chú trọng bồi dưỡng nâng cao kiến thức KHKT trong sản xuất, tăng cường đoàn kết hỗ trợ chăm lo các hộ nông dân không điều kiện sản xuất. Tổ chức các Hiện hội chuyên ngành sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi heo, bò sữa, sản xuất rau màu… để tác động đầu tư cả đầu vào lẫn đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng phát huy tác dụng hoạt động Hội làm vườn giúp nông dân biết làm giàu bằng kinh tế gia đình. Đề xuất Đảng, Nhà nước những chế độ chính sách thích hợp dành chop nông dân.
- Liên đoàn lao động: Chú trọng giáo dục, nâng cao tính giai cấp công nhân cho CNVC, và công nhân lao động. Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động XHCN trong khắp các đơn vị, Công ty, Xí nghiệp hàng năm, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người lao động. Xây dựng mạng lưới Công đoàn, Hội lao động đều khắp trong các thành phần kinh tế trên địa bàn Huyện. Cùng Hội phụ nữ kết hợp Y tế đẩy mạnh phong trào kế hoạch hoá gia đình, góp phần cân đối giữa phát triển dân số và nền kinh tế - xã hội Huyện. Tổ chức CĐ khối xã và tổ chức thí điểm CĐ trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh.
VI. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG:
+ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG: Tiếp tục “TỰ ĐỔI MỚI, TỰ CHỈNH ĐỐN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG” theo tinh thần NQ.ĐH VII, NQ.ĐH 5/TP. Phát huy đúng mức truyền thống cạch mạng của địa phương, để lòng trân trọng truyền thống sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nối kết sang lòng yêu nước, yêu chế độ XHCN sâu sắc. Chú trọng tăng cường bản chất giai cấp, tính tiên phong của Đảng để xây dựng Đảng thật sự vững mạnh cả 3 mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức phù hợp điều kiện mới, nhằm từng bước nâng cao trí tuệ sức chiến đấu toàn Huyện Đảng bộ, đủ sức lãnh đạo Huyện ổn định và phát triển đi lên mọi mặt, góp phần cùngthực hiện thắng lợi NQ.ĐH VII, ĐH 5/TP và NQ.ĐH VI Huyện Đảng bộ.
+ NHIỆM VỤ:
1. Công tác chính trị tư tưởng: Phải luôn được xem trọng đặt lên hàng đầu. Phải làm cho mọi đảng viên và cùng toàn Đảng bộ Huyện thống nhất xác định rõ mục tiêu cùng tiếp tục phấn đấu kiên trì đi lên CNXH trong điều kiện đang có sự chuyển hóa nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Từ đó, làm cho mọi đảng viên trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng để cùng tin tưởng duy nhất vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Cũng từ đó, chú trọng nâng cao tính giai cấp, tính tiên phong trong Đảng. Phải làm cho trình độ mọi đảng viên có giác ngộ cách mạng cao hơn, thấy sự nghiệp cách mạng cao hơn để cùng khắc phục khó khăn, cùng toàn tâm toàn ý chăm lo sự nghiệp chung. Đó là vần đề căn gốc, nếu thực hiện được sẽ tác động trực tiếp đẩy mạnh công tác Đảng, bởi xét cho cùng, Đảng lãnh đạo mạnh, yếu, chính là thông qua hoạt động từng đảng viên của Đảng.
Mặt khác, cần thường xuyên quan tâm bồi dưỡng tinh thần đoàn kết nội bộ, đạo đức cách mạng cho đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong Đảng và ngoài xã hội, chống sự sa sút về ý chí chiến đấu, làm ăn bất chính, cục bộ địa phương nể nang bao che, từng bước làm trong sạch Đảng, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, không mơ hồ bản chất chủ nghĩa đế quốc, không ngừng nâng cao nhận thức để bắt kịp tình hình chung trên thế giới, sự đổi mới của đất nước, nhất là trong điều kiện cả nước vừa cho phát huy các thành phần kinh tế song song với mở cửa, tiếp nhận sự quan hệ bình thường các nước, không bị xoáy mòn tư tưởng, sát giảm tinh thần, dẫn đến toàn Huyện Đảng bộ giảm sức chiến đấu.
+ GIẢI PHÁP:
- Tập trung tổ chức triển khai quán triệt NQ.ĐH VII, cương lĩnh chính trị, chiến lược kinh tế đến năm 2000, NQ.ĐH 5/TP, NQ.ĐH VI Huyện Đảng bộ, tổ chức báo cáo thời sự thường xuyên hàng tháng để đảng viên nắm bắt kịp thời, sâu sắc, những chủ trương đường lối chung và tình hình thời cuộc. Song song, tiếp tục cho đảng viên học tập lý luận chính trị, văn hoá từ thấp đến cao để không ngừng nâng cao kiến thức, trình độ, có điều kiện căn bản đổi mới tư duy phù hợp.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng ở các chi Đảng bộ nhất là lãnh đão thực hiện tốt chế độ tư phê bình – phê bình để nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng đảng viên. Chú ý công tác tư tưởng và tạo điều kiện sinh hoạt đối với số đảng viên làm ăn xa, làm ở cơ sở các thành phần kinh tế để số đảng viên này không mất dần tính Đảng.
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa nói và làm theo NQ để công tác tư tưởng tuyên truyền, giáo dục luôn đảm bảo được tính giá trị mang lại hiệu quả cao. Tổng kết qua 1trình thực tiễn đổi mới để nâng cao nhận thức cho toàn Huyện Đảng bộ.
- Xây dựng lực lượng tuyên truyền đủ mạnh xung quanh Ban Tuyên huấn Huyện uỷ, trong đó nâng cao hiệu quả hoạt động TTGD. Chính trị Huyện, tuyên huấn các đoàn thể, cán bộ tuyên huấn cơ sở, công cụ thông tin đại chúng thông qua hoạt động VHTT, Bản tin Huyện, đài truyền thanh cơ sở.
2. Công tác tổ chức cán bộ:
* Yêu cầu chung: Chú trọng đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Làm chuyển biến mạnh mẽ, thật sự công tác tổ chức cán bộ, theo khuynh hướng góp phần cho Đảng có một đội ngũ cán bộ và tổ chức Đảng, có bản lĩnh về lãnh đạo chính trị, có kiến thức, năng lực tốt.
* Nhiệm vụ, giải pháp:
- Về công tác đảng viên, công tác cán bộ: Đây là khâu quan trọng, then chốt, quyết định sự tồn tại và phát triển Đảng, của chế độ, cần được quan tâm thực hiện tốt những nội dung sau:
- Tiếp tục cuộc vận động “Chỉnh đốn Đảng theo di chúc Bác Hồ”. Tổ chức chỉ đạo kiểm tra việc phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa có hiệu quả những khuyết điểm tồn tại, qua thực hiện NQ 11/TU nhằm phát huy nhân tố tích cực, nâng cao chất lượng số đảng viên và tổ chức “trung bình”, từng bước loại trừ tổ chức yếu kém. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ tư cách. Phấn đấu đến cuối 93 có trên 50% đảng viên tốt, khoảng 50% đảng viên đủ tư cách, xoá không còn đảng viên yếu, không hơn quần chúng.
- Trong điều kiện chuyển sang cơ chế mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng phải đặc biệt quan tâm để tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đủ sức đảm đương nhiệm vụ. Trong 5 năm tới, tiếp tục chủ trương chi 2% trở lên trong tổng chi cho ngành không sản xuất vật chất cho nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng các loại cán bộ, trong đó năm 92 sẽ sắp xếp tổ chức các lớp bao gồm chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, lớp bồi dưỡng công tác vận động quần chúng. Số còn lại sẽ tính toán cho đi học các nơi. Huyện sẽ căn cứ định hứng phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới, cùng yêu cầu chuyển sang cơ chế quản lý mới để chọn cán bộ đưa đào tạo, tránh khuynh hướng đào tạo tràn lan, tốn kém, lãng phí ngân sách. Đồng thời có chính sách sử dụng và thu hút chất xám về huyện hoạt động.
- Tổ chức rà soát phân loại đánh giá đúng đội ngũ cán bộ để chọn những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trung thành với sự nghiệp cách mạng, bố trí vào những cương vị lãnh đạo then chốt, công tác quan trọng. Kiên quyết thay thế số cán bộ kém năng lực, phẩm chất, không đảm đương nổi nhiệm vụ. Trước mắt, gắn Đại hội Đảng nhiệm kỳ mới, chú trọng kiện toàn bộ máy Đảng, chính quyền khối xã – Thị trấn đủ mạnh. Tiếp tục thực hiện hoàn chỉnh công tác quy hoạch cán bộ theo chỉ thị 19/TU trên địa bàn Huyện và sau đó có kế hoạch đào tạo bố trí cán bộ theo quy hoạch. Chỉ đạo chặt chẽ thực hiện tốt các chính sách cán bộ phù hợp tình hình mới.
- Các tổ chức Đảng phải có kế hoạch phát triển đảng viên để tiếp tục kết nạp vào Đảng những quần chúng ưu tú trong các tầng lớp, kể cả phát triển Đảng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo phương châm “thêm một đảng viên mới là tăng thêm sức mạnh cho Đảng” và “nơi nào có phong trào quần chúng, nơi đó phải có Đảng lãnh đạo”. Song song, có biện pháp quản lý, giáo dục rèn luyện đảng viên.
3. Về công tác chỉnh đốn tổ chức cơ sở Đảng:
Trong chỉnh đốn các loại hình tổ chức cơ sở Đảng, xác định nhiệm vụ củng cố cơ sở Đảng và cấp uỷ Đảng là yêu cầu trọng tâm, nhiệm vụ xây dựng chi bộ Đảng ấp, khu phố là yêu cầu hàng đầu do đây là nền tảng Đảng, nếu nền tảng yếu, Đảng sẽ không mạnh. Phấn đấu đến giữa nhiệm kỳ có trên 40% cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, trên 45% cơ sở khá, giảm dần cơ sở trung bình và xoá yếu kém.
- Tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp theo định hướng tinh gọn, tổ chức hợp lý các tổ chức Đảng các cấp. Xác định lại các loại hình tổ chức cơ sở Đảng cho đúng tính chất hoạt động ở từng khu vực và phạm vi công tác, các loại hình kinh tế, trong đó chú trọng kiện toàn chi bộ Đảng ở các cơ sở kinh tế quan trọng, vùng trọng điểm xã, các cơ quan tham mưu Đảng chính quyền. Chú trọng chăm sóc đúng mức chi bộ ấp, khu phố để nâng cao chất lượng hoạt động, trong đó có chế độ bồi dưỡng công sức hàng tháng cho Bí thư chi bộ ấp, khu phố. Chi bộ ấp, khu phố cần tăng cường công tác ĐV, trong đó chú trọng quản lý, phân công ĐV để góp phần nâng lên chất lượng ĐV, nhất là ĐV yếu kém, trung bình. Chủ trương ở khối xã - thị trấn, không tổ chức chi bộ cơ quan, chuyển đảng viên về chi bộ ấp, khu phố sinh hoạt. Bảo vệ và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, cải tiến nội dung sinh hoạt Đảng các cấp phù hợp theo từng loại hình cơ sở. Đổi mới quan điểm lãnh đạo Đảng theo hướng tăng cường công tác Đảng, đối với số đảng viên cán bộ đang công tác ở các cơ quan nhà nước, cơ quan dân cử, để thực sự tăng cường lãnh đạo của Đảng thông qua đảng viên trong cơ quan nhà nước, cơ quan dân cử.
- Phát huy năng lực hoạt động cấp uỷ từ Huyện đến cơ sở trong đó tổ chức công tác tự phê bình – phê bình 6 tháng / lần thường xuyên trong thường vụ cấp uỷ để kiểm tra quá trình lãnh chỉ đạo, kịp thời điều chỉnh, sửa chữa, nhằm đủ sức lãnh đạo trong phạm vi mình phụ trách.
4. Về phong cách lãnh đạo:
Tiếp tục nâng lên mối quan hệ hữu cơ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, làm việc theo quy chế. Trân trọng và phát huy phẩm chất tốt đẹp của đội ngũ cán bộ hưu, Hội CCB, thường xuyên mốt quý hoặc 6 tháng Huyện uỷ sẽ họp mặt lực lượng cán bộ hưu, Hội CCB để cùng tácđộng lãnh đạo, giữ vững thế ổn định chính trị, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
5. Công tác kiểm tra:
Chú trọng trang bị nhận thức về công tác kiểm tra của Đảng, xem đây là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng và là nhiệm vụ của toàn Huyện Đảng bộ, của từng tổ chức cơ sở Đảng và của mọi đảng viên. Từ đó, nâng cao nhận thức về yêu cầu kiểm tra (cả kiểm tra định hướng, kiểm tra phẩm chất chính trị, ngăn ngừa và kiểm tra xử lý thi hành kỷ luật trong Đảng) nhằm để giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nâng cao sức chiến đấu của Đảng và làm cho Đảng luôn trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạo toàn xã hội trong điều kiện mới.
+ Giải pháp:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, yêu cầu kiểm tra cho cơ sở. Mọi cơ sở có trách nhiệm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức công tác kiểm tra cho đảng viên đơn vị mình. Chú trọng học tập, quán triệt sâu sắc điều lệ Đảng sửa đổi cho mọi đảng viên.
- Thường xuyên hàng quý, 6 tháng, 1 năm, Huyện uỷ có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, để kịp thời rà soát định hướng chung cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị toàn Huyện Đảng bộ, trong đó chú ý kiểm tra việc thực hiện nghị quyết ở khối xã, ở các ngành kinh tế, các cơ quan tham mưu trọng yếu của Huyện. Song song, tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra đảng viên chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên để kịp thời giáo dục uốn nắn, hạn chế và ngăn ngừa sai phạm đảng viên.
- Tăng cường công tác kiểm tra, không ngừng kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức và kiểm tra các vụ việc sai phạm để xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội. Sẵn sàng đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thoái hoá biến chất, không còn thiết tha Đảng, đồng thời xét có quyết định kịp thời công nhận đảng viên bị ky 3luật đã sửa chữa khuyết điểm. Giải quyết kịp thời thư tố cáo, khiếu nại của đảng viên và quần chúng để bảo đảm quyền dân chủ trong Đảng, đối với Đảng viên và quyền làm chủ tập thể của quần chúng.
6. Toàn Đảng chú trọng chăm lo đúng mức công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong lực lượng ĐV, TN, trong đó tăng cường giáo dục lý tưởng XHCN, đạo đức Hồ Chí Minh, quan tâm yêu cầu giáo dục truyền thống xây dựng lòng yêu Tổ quốc và xây dựng được quan điểm sống cao đẹp: tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Mở rộng phong trào làm kinh tế gia đình, nhân ra các điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế thừa. Tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên, Huyện đoàn cần tiến hành khảo sát lực lượng thanh niên ở các địa bàn để nắm cơ bản tâm tư tình cảm lực lượng thanh niên có cơ sở tham mưu Đảng những chủ trương thực hiện tốt NQ 25BCT về công tác thanh niên
VII. NHỮNG KIẾN NGHỊ CHUNG:
1. Công tác quy hoạch chi tiết là yêu cầu cấp bách nhưng khả năng Huyện không tự giải quyết được. Kiến nghị thành phố hỗ trợ về kinh phí và cán bộ nghiệp vụ để Huyện thực hiện được công tác này trong năm 92-93.
2. Kiến nghị thành phố có chủ trương quản lý chặt sản xuất CN.TTCN chung trên địa bàn Huyện, gắn theo quản lý ngành kết hợp quản lý lãnh thổ, không để tình trạng chia cắt, phân tán và cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kinh tế Trung ương, thành phố, Huyện ngay trên địa bàn Huyện.
3. Kiến nghị Trung ương, thành phố có những chính sách cụ thể về nông nghiệp, trong đó quan tâm hạ mức thuế, cho vay vốn, chỉ đạo mô hình tổ chức nông nghiệp.
4. Kiến nghị Thành phố cho thành lập xã mới ở đất nông trường Huyện vừa nhận.
Với một Huyện có nhiều truyền thống cách mạng, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn phức tạp nhưng cũng có những thuận lợi đang mở ra hiện nay, Đại hội VI Huyện Đảng bộ một lần nữa khăng định sự trung thành của toàn Đảng với sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm của địa phương sẽ tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm và tiếp thu nhanh những chủ trương chung, nhằm phát huy đúng mức nguồn tiềm lực chưa khai thác hết, góp phần cùng cả nước, thành phố vượt qua cơ khủng hoảng kinh tế hiện nay, đưa Huyện phát triển thêm những bước mới ở những năm sau. Giữa nhiệm kỳ, sẽ tổ chức hội nghị đại biểu Đại hội để soát xét qúa trình thực hiện, tiếp tục có định hướng lãnh đạo phù hợp.
BAN CHẤP HÀNH HUYỆN ĐẢNG BỘ HÓC MÔN (Khoá V)