Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ Huyện

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI

NHIỆM KỲ VIII (2001-2005) VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ IX (2005 – 2010)

Tháng 04/1997, sau khi chia tách huyện, nền kinh tế huyện Hóc Môn gần như thuần nông, diện tích sản xuất nông nghiệp xấp xỉ 8000ha, chiếm 80% diện tích toàn huyện. Công nghiệp tuy nhỏ bé nhưng tiềm năng phát triển lớn, do vậy cơ cấu phát triển kinh tế của huyện Hóc Môn tiếp tục đề ra trong nhiệm kỳ VIII là “Công nghiệp– nông nghiệp– thương mại và dịch vụ”.

Sau Đại hội Đảng bộ huyện Hóc Môn lần thứ VIII (cuối năm 2000), Đảng bộHóc Môn tận dụng những tiềm năng và thế mạnh của huyện: vị trí địa lý, đất đai, lao động, nhất là phát huy truyền thống cách mạng và sự ủng hộ của Thành phố để tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội bằng 23 chương trình, kế hoạch, đề án chuyên đề trên hầu hết các lĩnh vực; trong đó trọng tâm là 03 chương trình: chương trình về phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa và chương trìnhđầu tư cho xã- thị trấn nhằm quyết tâm đưa quê hương 18 thôn vườn trầu (Hóc Môn - Bà Điểm) ngày càng giàu đẹp, bắt kịp sự phát triển chung của Thành phố.

Đại hội lần này, trên cơ sở phát huy những thành tựu đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế của nhiệm kỳ qua; dự báo những khả năng phát triển của địa phương trong giai đoạn 2005 – 2010, đề ra những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tạo nên những bước đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội.

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ VIII (2001-2005)

A. NHỮNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ NHIỆM KỲ VIII (2001-2005)

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ VIII, kết quả các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội đều đạt và vượt so với nghị quyết giữa nhiệm kỳ đã được điều chỉnh tăng lên.

1.Về phát triển kinh tế :

Ba chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của huyện đã mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 22,5%, làm thay đổi hẳn diện mạo từng xã và nâng cao đời sống của người dân.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Nghị quyết của Huyện ủy về phát triển kinh tế-xã hội năm đầu nhiệm kỳ (2001) đã xác định kết hợp hai cách phát triển công nghiệp vừa tuần tự phù hợp với quy luật, vừa tạo điều kiện thu hút đầu tư để có bước phát triển đột phá. Đến giữa nhiệm kỳ khả năng đột phá đã trở thành hiện thực nên đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm từ 12,45% tăng lên 23,75%. Cuối nhiệm kỳ, chỉ tiêu tăng trưởng bình quân hàng nămđạt 33,1% và vượt 9,35% so với chỉ tiêu đã điều chỉnh. Giá trị sản lượng tính theo giá cố định từ 192,9 tỷ đồng của năm 2000 đã tăng lên 740 tỷ đồng, ước tính năm 2005 (không tính giá trị sản lượng những doanh nghiệp có trụ sở ngoài huyện) gấp 3,85 lần so với năm 2000 và chiếm tỷ trọng 57,9% tổng giá trị sản lượng kinh tế. Đến nay, công nghiệp phát triển mạnh và rộng khắp, tập trung nhiều ở 10 xã có tỷ trọng công nghiệp từ 45% đến 78% trong cơ cấu kinh tế của xã: Thới Tam Thôn, Xuân Thới Thượng, Bà Điểm, Xuân Thới Đông, Tân Hiệp v.v...Nhiều sản phẩm công nghiệp đạt chất lượng cao và có uy tín trên thị trường: băng gạc y tế Bảo Thạch, bóng đèn điện tử Sao Sài Gòn, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ Hiệp Lực; đặc biệt công ty Đông Nam Dược Bảo Long được cấp chứng nhận đã đạt tiêu chuẩn ISO, sản phẩm đông nam dược và thực dược của công ty Đông Nam Dược Bảo Long được người tiêu dùng tín nhiệm.

Nông nghiệp, tuy diện tích đất nông nghiệp và diện tích gieo trồng hàng nămgiảm nhưng giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn tăng: tổng giá trị sản lượng nông nghiệp năm 2001 đạt 159,613 tỷ đồng, đến năm 2004 đạt 196,179 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 6,70%, tăng 1,36 lần so năm 2000. Cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng, chăn nuôi phát triển thành ngành chính và chiếm tỷ trọng 61,51%. Kết quả thực hiện các chương trình phát triển đàn bò sữa, đề án phát triển cây ăn trái, lúa giống, rau an toàn..v.v đã chứng tỏ nông nghiệp Hóc Môn có điều kiện và cơ sở đi vào cây, con giống với sự kết hợp 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước). Công ty Vinamilk với con bò sữa, công ty Đông Tây với giống rau củ quả, công ty Delta với giống dứa Cayene, cây măng cụt xã Nhị Bình đã được Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận chất lượng giống và đã triển khai từ 50ha năm 2001 lên 200ha năm 2004 với tiềm năng gắn kết du lịch vườn sau khi dự án đê bao sông Sài Gòn hoàn chỉnh; công ty Cổ phần Hóc Môn đã bao tiêu 100ha lúa giống Trung Đông trong nhiều năm cho bà con nông dân. Ba phiên chợ bò sữa và phiên chợ rau an toàn được tổ chức vào nữa đầu nhiệm kỳ với quy mô cấp Thành phố, đã góp phần làm tiền đề hình thành chủ trương phát triển 2 cây, 2 con trong nông nghiệp Thành phố.

Thương mại - dịch vụ: cùng với phát triển của công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu của nông nghiệp đã thúc đẩy thương mại- dịch vụ phát triển; nhiều dịch vụ đi kèm với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của người dân mang lại hiệu quả cao: dịch vụ nhà trọ, dịch vụ điện thoại, dịch vụ ăn uống, dịch vụ thú y, dịch vụ vắt sữa bò, dịch vụ thu mua sữa bò, dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách v.v... tăng trưởng bình quân hàng năm 21,85% /năm, gấp 8 lần so với năm 2000. Hoạt động của công ty Cổ phần thương mại Hóc Môn, chợ rau đầu mối Tân Xuân, công ty Cổ phần Hóc Môn đã có vai trò tích cực trong phát triển thương mại dịch vụ của huyện. Đặc biệt ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hóc Môn đã phát vay ước tính 5 năm ( 2001– 2005) với 980 tỷ đồng gấp 4,47 lần so với năm 2001, riêng đối với con bò sữa, ngân hàng đã phát vay với lãi suất ưu đãi theo quyết định 419 của Thành phố là 6,67 tỷ đồng, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện.

Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, hậu kiểm sau cấp phép hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra xử lý môi trường v.v... được các ngành chức năng và chính quyền xã phối hợp có hiệu quả.

Thu, chingân sách cấp huyện tăng tương ứng với tăng trưởng kinh tế, bình quân 26,55%/năm. Trong các nguồn thu, thu thuế công thương nghiệp thường xuyên vượt chỉ tiêu hàng năm, chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước; thuế chuyển mục đích sử dụng đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất đều đạt cao. Ngoài các nguồn thu được phân cấp, xã-Thị trấn đều chú trọng nguồn thu qua tài khoản 936 để đầu tư cải thiện hạ tầng xóm, ấp; qua thanh tra các xã đều sử dụng đúng mục đích.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt tỷ lệ cao nhưng có bộ phận, có mặt chưa vững chắc. Việc tận dụng thế mạnh của huyện chưa triệt để, công nghiệp huyện với quy mô vừa và nhỏ là phù hợp nhưng cạnh tranh trên thương trường gặp rất nhiều khó khăn về thương hiệu sản phẩm, đổi mới thiết bị và công nghệ để đáp ứng xu thế hội nhập. Công tác thông tin tiếp thị, mời gọi đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Buổi đầu phát triển chưa có sự chọn lọc trong mời gọi đầu tư nên việc tiếp nhận nhiều doanh nghiệp may mặc dẫn đến số lượng lao động nhập cư tăng nhanh. Đặc điểm công nghiệp xen cài trong dân cư phù hợp cho những sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, không hoặc ít ô nhiễm nhưng doanh nghiệp loại này còn ít. Những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống như giỏ trạc (Xuân Thới Sơn), mỹ nghệ ngà sừng (Trung Chánh) không có thị trường ổn định, khó phục hồi được như nghị quyết Đại hội đề ra. Giá cả và thị trường sản phẩm nông nghiệp huyện không thể chủ động. Việc triển khai các dự án còn chậm nên người dân chưa yên tâm đầu tư sản xuất và việc tiếp thu ứng dụng khoa học kỷ thuật của nông dân chưa cao. Thương mại-dịch vụ chưa sâu rộng, chất lượng dịch vụ chưa cao.

2. Về quy hoạch và kết cấu hạ tầng

Công tác quy hoạch: Đến nay, quy hoạch tổng thể mặt bằng của huyện đã được phê duyệt nhưng có điều chỉnh nên chờ phê duyệt lại, quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của huyện đến năm 2010 đang trình Thành phố phê duyệt và quy hoạch khu dân cư ổn định cho các xã-Thị trấn đã thực hiện cơ bản. Quy hoạch chi tiết 1/2000 đã lập và đã phê duyệt 22 đồ án với tổng diện tích 2.637ha, chiếm 24,3% tổng diện tích tự nhiên của huyện và đang tiến hành 26 đồ án với tổng diện tích 4.480ha chiếm 41% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và chương trình 11-CTr/HU, kết cấu hạ tầng của huyện có bước phát triển đáng kể. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, huyện xác định tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội; kết quả đã hoàn thành cơ bản (cấp phối sỏi đỏ và bê tông nhựa) các tuyến đường giao thông liên xã, liên quận huyện và bê tông hóa cầu nông thôn. Từ giữa nhiệm kỳ đến nay, huyện và các xã-thị trấn phát huy tốt mọi nguồn lực để tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn và bê tông hóa cầu nông thôn còn lại. Tính đến cuối nhiệm kỳ, huyện đã đầu tư, nâng cấp và duy tu sửa chữa hoàn thành hầu hết các tuyến đường giao thông liên xã, liên quận- huyện, bê tông hóa hết cầu nông thôn. Cụ thể hầu hết đường nông thôn cấp phối sỏi đỏ, nhựa hóa và bê tông nhựa nóng 76 tuyến đường với122,820 km; bê tông hóa và nâng cấp 10 cầu. Đối với 16 dự án mời gọi đầu tư về cụm công nghiệp-dân cư với tổng diện tích 191,64ha, có hệ thống giao thông hoàn chỉnh và nối liền hệ thống giao thông toàn huyện. Ngoài ra, huyện còn được sự đầu tư trực tiếp của Trung ương và Thành phố: đường Xuyên á, quốc lộ 1A, cầu Lớn v.v…

Đối với hạ tầng kinh tế- xã hội, huyện đã đầu tư, sửa chữa và nâng cấp nhiều công trình với tổng số vốn khoảng 700 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Đầu tư xây mới 34 công trình, trong đó lĩnh vực giáo dục đã xây dựng mới 10 trường với 190 phòng học (đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 7 trường, số còn lại đang thi công) nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong huyện. Nâng cấp sữa chữa trụ sở của UBND huyện, 360 phòng học, đài truyền thanh huyện và xã v.v... Tập trung đầu tư các công trình phòng chống lụt bão, các cống tiêu thoát nước, kênh tưới tiêu liên xã và tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Thành phố thực hiện công trình thủy lợi Hóc Môn-bắc Bình Chánh và bờ bao ven sông Sài Gòn.

Mặc dù huyện tập trung nguồn lực để đạt được những kết quả như đã nêu trên, song, nhìn chung hạ tầng vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tiến độ quy hoạch còn chậm, chưa đồng bộ, nơi nào có quy hoạch thì đi vào nề nếp, ngược lại nơi nào chưa có quy hoạch vẫn còn bất cập, thậm chí một số nơi quản lý lõng lẻo nên để xảy ra các khu dân cư tự phát phá vỡ quy hoạch và bị ngập úng cục bộ. Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao còn thiếu thốn.

3.Giáo dục- đào tạo, khoa học công nghệ và văn hóa - xã hội

Thực hiện tốt đề án 01-ĐA/HU, chương trình 12-CTr/HU, công tác giáo dục- đào tạo của huyện đã đạt được những thành tựu khả quan. Đến nay, huyện đã chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên: ngành mầm non đạt 100%, bậc tiểu học đạt 99%, bậc trung học cơ sở đạt 98% và một số đạt trên chuẩn. Huyện giữ vững thành quả đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, là huyện đầu tiên của Thành phố được kiểm tra đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và chống mù chữ, đang thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học. Chất lượng đào tạo các cấp học, bậc học, ngày càng ổn định và phát triển: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 97% và trung học phổ thông đạt 94%; số lượng học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp Thành phố và toàn quốc có tỷ lệ đạt giải khá cao. Huyện có 04 trường đạt chuẩn quốc gia, ngoài ra có trường tiểu học Nguyễn An Ninh, trường trung học cơ sở Nguyễn An Khương và trường phổ thông trung học Nguyễn Hữu Cầu được Sở giáo dục công nhận trường chất lượng cao. Huy động 100% trẻ 05 tuổi vào mẫu giáo và 100% trẻ 06 tuổi vào lớp 1, hiệu suất đào tạo năm sau đều cao hơn năm trước.

Thực hiện chương trình 10-CTr/HU, Y tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực trong việc phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh cho nhân dân. Mạng lưới y tế phân bổ đầy đủ và rộng khắp địa bàn từ huyện đến cơ sở; từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm y tế huyện đủ điều kiện chuyển thành bệnh viện đa khoa loại 2. Khoa cấp cứu được chấn chỉnh có nhiều tiến bộ và đã giảm dư luận phàn nàn; nhiều ca phẫu thuật phức tạp về sản khoa, chấn thương phức tạp.v.v đã thực hiện đạt kết quả tốt, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên. Có 5/12 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về khám chữa bệnh. Công tác thông tin về chăm sóc sức khỏe cộng đồng với nhiều hình thức, nội dung đa dạng và phong phú: thông qua bản tin, đài truyền thanh, panô-áp phích, nói chuyện và báo cáo chuyên đề; đến nay đã có 329 truyền thông viên, tổ chức 541 buổi truyền thông với 6.752 lượt người tham dự. Ngoài ra, còn phối hợp Ban chỉ đạo hè các xã tổ chức 22 buổi truyền thông cho học sinh- sinh viên. Thực hiện tốt nhiều chương trình: dân số - kế hoạch hóa gia đình (kéo giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện đến nay còn 1,1%.), tiêm chủng mở rộng, chiến dịch tiêm ngừa sởi, vitaminA, lao, da liễu, các bệnh lây qua đường tình dục, tác hại ma túy..v.v; đội ngũ cán bộ-thầy thuốc huyện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; hiện có 26 bác sĩ chuyên khoa cấp 1 và cấp 2. Công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ được tiến hành thường xuyên và đạt hiệu quả cao; đổi mới và nâng cấp nhiều trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện và các vùng lân cận.

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, huyện đã quán triệt nghị quyết nhiệm kỳ VIII và thực hiện tốt chương trình 12-CTr/HU về phát triển khoa học công nghệ nên kết quả công tác khoa học công nghệ đã phát triển và mang lại hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh tế và trong quản lý nhà nước. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã đầu tư, nâng cấp nhiều trang thiết bị, bước đầu đã tin học hóa nhiều cơ quan trong huyện; hoàn chỉnh 2 hệ thống mạng tin học diện rộng (WAN) và hệ thống mạng tin học nội bộ (LAN), kết nối thông suốt từ huyện đến cơ sở. Huyện đã tổ chức nhiều khóa học, lớp học cho cán bộ công chức, đến nay 100% cán bộ chủ chốt của huyện có bằng A vi tính để đáp ứng yêu cầu trong công tác. Trong lĩnh vực kinh tế: một số doanh nghiệp đầu tư và nâng cấp máy móc, trang thiết bị hiện đại; trong nông nghiệp có nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học: chương trình sản xuất rau an toàn, khai sinh và chọn lọc thuần giống lúa thơm đặc sản, lai tạo giữa bò sind và bò sữa .v.v...

Chương trình giải quyết việc làm và quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã thực hiện có hiệu quả. Thực hiện Đề án 04-ĐA/HU từ năm 2001 đến 2004 đã giải quyết được 15.830 lao động. Cụ thể, năm 2001 giải quyết được 3.771 lao động đạt 125%, đến năm 2004 giải quyết được 4.222 lao động đạt 140%; quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã thực hiện được 132 dự án với tổng vốn đầu tư 22.811 triệu đồng, giải quyết được 5790 lao động nên đã kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp của huyện từ 6,5% năm 2000 đến 2004 còn 2,85% (nghị quyết Đại hội đề ra 4%) góp phần xóa đói giảm nghèo. Cùng với chương trình giải quyết việc làm và quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm chương trình “xóa đói giảm nghèo” trong những năm qua cũng thực hiện đạt hiệu quả: 02 dự án vượt nghèo, phân loại hộ nghèo để có những biện pháp hỗ trợ thích hợp đã thực hiện xong, cấp 15.319 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và thực hiện vận động xây tặng được 277 căn nhà tình thương v.v... Đến năm 2003 cơ bản đã xoá hộ nghèo và không có hộ tái nghèo. Hiện nay, huyện đang tiếp tục thực hiện xóa hộ nghèo theo tiêu chí mới. Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình và người có công cách mạng, chăm lo và phụng dưỡng tốt các bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện, đảm bảo các gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc trên mức sống người dân trung bình trong cùng khu vực. Ngoài ra, còn xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa ở hai cấp huyện và xã với số tiền 1,1 tỷ đồng.

Thực hiện chương trình 16-CTr/HU và Thông tri 05-TT/HU, lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao đã phát triển sâu rộng. Phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “ xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa” phát triển mạnh. Từ 14 ấp văn hóa năm 2000 và 7.546 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa cấp xã- thị trấn, đến nay có 52/74 ấp - khu phố ra mắt ấp - khu phố văn hóa, trong đó có 25 ấp - khu phố đạt chuẩn ấp - khu phố văn hóa, 34 ấp - khu phố đạt chuẩn ấp - khu phố xuất sắc, 2 xã đăng ký xây dựng xã văn hóa, có 41.070 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, chiếm 90,48% tổng số hộ. Hoạt động văn hóa- văn nghệ phát triển mạnh trong những năm qua, nhiều chương trình hội diễn văn hóa nghệ thuật quần chúng và nghệ thuật chuyên nghiệp được duy trì hoạt động thường xuyên, duy trì và mở rộng các câu lạc bộ đờn ca tài tử, hầu hết ở các xã và các ấp đều có thành lập đội văn nghệ. Phong trào thể dục – thể thao quần chúng được duy trì và phát triển, năm 2004 có 18% dân số tham gia tập luyện thường xuyên, cao hơn 2,1% so với năm 2001; tỷ lệ học sinh phổ thông tham gia tập luyện và kiểm tra đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể năm 2004 đạt 98,1%, tăng 10,6% so với năm 2001 (87,5%). Ngoài ra, hàng năm huyện còn tổ chức từ 40 đến 50 giải thể thao cấp huyện, đăng cai 03 đến 05 giải cấp Thành phố và quốc gia; huyện có nhiều vận động viên giỏi đạt nhiều huy chương cấp Thành phố và quốc gia: chỉ tính SEA Games 22 đóng góp 01 huy chương vàng và 01 huy chương đồng, năm 2004 đạt 253 huy chương các loại, trong đó có 36 huy chương vàng; đồng thời đã đóng góp nhiều vận động viên cho đội tuyển Thành phố và cho quốc gia.

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong những lĩnh vực này cần khắc phục. Chất lượng giáo dục ở bậc học trung học cơ sở một số mặt vẫn chưa cao, tiến độ phổ cập bậc trung học còn chậm. Mạng lưới y tế và công tác chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng phát triển mạnh nhưng chưa sâu. Phong trào thể dục, thể thao có nhiều chuyển biến tích cực, song còn thiếu nhiều cơ sở vật chất và chưa tập trung củng cố, kiện toàn những môn thế mạnh của huyện.

4. An ninh, quốc phòng - trật tự an toàn xã hội:

Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện được giữ vững, nhất là an ninh tư tưởng, an ninh kinh tế. Một số hoạt động của tổ chức và cá nhân có âm mưu chống phá, nói xấu Đảng và nhà nước..vv đều được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Nắm chắc một số cá nhân, tổ chức có biểu hiện phức tạp về chính trị để có đối sách thích hợp; hạn chế và giải quyết tốt các “điểm nóng” về khiếu kiện v.v... Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc và vận động toàn dân đoàn kết xây dựng ấp-khu phố và hộ gia đình văn hóa đã phát triển mạnh và rộng khắp. Tổ chức xây dựng tốt mô hình tự quản ở những nơi công cộng, khu nhà trọ, bến bãi, hiện có 2.034 nhóm tự quản, 90 tổ công nhân tự quản ở khu dân cư và 84 đội dân quân với 909 đội viên thường xuyên tuần tra canh gác, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ngày càng tốt hơn.

Xây dựng quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân đủ khả năng ứng phó kịp thời mọi tình huống xảy ra. Công tác huấn luyện và sẳn sàng chiến đấu thực hiện tốt. Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu giao quân và chất lượng tuyển quân đã được nâng lên. Lực lượng dân quân tự vệ đạt 2,65 % trên tổng dân số, chất lượng ngày càng bảo đảm: 4,76 % là Đảng viên (chỉ tiêu 5%), 32,25% là đoàn viên (chỉ tiêu 30%). Duy trì tổ chức hội thi, hội thao quốc phòng từ cấp xã - thị trấn đến cấp huyện.

Công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm, tội phạm và trật tự an toàn xã hội thực hiện có hiệu quả; tỷ lệ phạm pháp hình sự kéo giảm hàng năm 15%, tỷ lệ khám phá án đạt tỷ lệ 80%. Hầu hết các cơ quan trong khối nội chính đều hoàn thành tốt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Đặc biệt, các cơ quan hoạt động tư pháp đã quán triệt sâu sắc nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” nên đã chủ động phối hợp trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm bảo đảm đúng người, đúng tội và đúng quy định pháp luật; không để xảy ra trường hợp nào oan, sai và giảm thiểu số án dân sự phải thi hành.

Mặc dù đã đạt rất nhiều kết quả đáng phấn khởi, song công tác an ninh, quốc phòng- trật tự an tòan xã hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục: hội thao quốc phòng cấp Thành phố chưa đạt thứ hạng cao, tỷ lệ án điều tra bổ sung vẫn còn cao, số vụ- việc phải thi hành án dân sự còn tồn nhiều v.v...

5. Xây dựng củng cố hệ thống chính trị:

a. Công tác xây dựng Đảng:

Trong lĩnh vực chính trị tư tưởng có chuyển biến tích cực, Huyện ủy đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng từ huyện đến cơ sở. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã được đổi mới nội dung lẫn hình thức, nhất là trong việc học tập quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh: nói chuyện và thảo luận chuyên đề, tổ chức hội thi tìm hiểu lịch sử Đảng, làm bài thu hoạch sau khi học tập vv... Từ năm 2001 đến 2005 đã tổ chức 32 lớp học Nghị quyết có từ 96% Đảng viên tham dự mỗi lớp. Thực hiện tốt cuộc vận động tu dưỡng đạo đức cách mạng đã góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, lối sống lành mạnh của cán bộ Đảng viên toàn huyện.

Công tác chỉ đạo thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng được triển khai thường xuyên, chặt chẽ hơn, phát hiện và xử lý một số vụ tiêu cực nội bộ, góp phần hạn chế tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện tốt NQ.TW5 về “nâng chất hệ thống chính trị ở cơ sở”, đến cuối 2004 đã có 23 đơn vị đạt trong sạch vững mạnh 05 năm liền. Trình độ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở đã được nâng lên, hầu hết có trình độ đại học, một số đã và đang học cao học. Hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng ngày càng có hiệu quả, gần gũi với người dân, qua đó nắm bắt và giải quyết được tâm tư nguyện vọng cũng như những vấn đề bức xúc của nhân dân trong huyện.

Công tác phát triển Đảng được chú trọng, 5 năm qua đã phát triển 378/350 Đảng viên, đạt 108% chỉ tiêu đề ra. Lực lượng Đảng viên mới kết nạp có trình độ học vấn ngày càng cao và tuổi đời trẻ hơn. Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tính chiến đấu của Đảng viên và các tổ chức cơ sở Đảng được nâng lên rõ rệt; tinh thần đoàn kết thống nhất, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ luôn được Đảng bộ chú trọng lãnh đạo thực hiện.

Công tác kiểm tra của các cấp ủy Đảng đã chủ động và thực hiện tốt chỉ thị 29-CT/TW của Bộ chính trị về tăng cường công tác kiểm tra. Trong đó đã quan tâm, chủ động kiểm tra ngăn ngừa sai phạm và xử lý nghiêm khi có sai phạm xảy ra, góp phần xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trịđề ra. Từ đó, chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên đạt trong sạch vững mạnh ngày càng nâng lên. Đến 2004 có 45/54 chi, Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh, chiếm tỉ lệ 83,33% (so chỉ tiêu 80% của nghị quyết), 99,44% Đảng viên đủ tư cách (so chỉ tiêu 97% nghị quyết).

Quán triệt nghị quyết 11 của Bộ chính trị về công tác luân chuyển cán bộ, trong 5 năm qua huyện đã luân chuyển, điều động 128 cán bộ lãnh đạo quản lý; trong đó đã mạnh dạn đề bạt bố trí cán bộ trẻ. Đồng thời, thực hiện quy hoạch cán bộ dài hạn, cán bộ quy hoạch dự bị 10 chức danh thuộc diện Thành ủy quản lý gồm 24 đồng chí (nữ 45,83%). Đã đào tạo trên 400 cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở, cán bộ quy hoạch về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, cán bộ chủ chốt của huyện đa số đã có trình độ đại học, trung và cao cấp lý luận chính trị, trong đó có 10 đồng chí đã và đang học cao học.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế: nội dung, hình thức sinh hoạt, học tập chính trị của chi bộ chưa phong phú nên hiệu quả chưa cao; công tác phát triển Đảng chuyển biến chưa đều, một số chi bộ nhiều năm không phát triển được đảng viên; đội ngũ cán bộ dự bị, kế thừa có đủ điều kiện để bố trí vẫn còn hụt hẩng; việc luân chuyển, quy họach, đào tạo, đề bạt, bố trí cán bộ trẻ, nữ chỉ mới đáp ứng được yêu cầu trước mắt; công tác đào tạo có lúc còn dàn trãi chưa đáp ứng theo yêu cầu quy hoạch v.v… . Một số Đảng ủy xã, chi bộ ấp chưa triển khai đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Đảng cấp trên và cấp mình, nên việc thực hiện, chấp hành của đảng viên ở những nơi này chưa hoặc không đạt yêu cầu lãnh đạo của Đảng bộ, đây là một trong những khuyết điểm, yếu kém nghiêm trọng cần được làm rõ và kiên quyết khắc phục trong thời gian tới.

b. Không ngừng đổi mới vềphương thức lãnh đạo của Đảng bộ:

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan nhà nước vàcác đoàn thể quần chúng để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, có trọng tâm và trọng điểm: Huyện ủy lãnh đạo bằng nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch, không bao biện và can thiệp những vấn đề cụ thể trong công tác của chính quyền, đoàn thể để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước và các tổ chức quần chúng. Huyện ủy kịp thời sơ kết, tổng kết, tổ chức kiểm tra để rút kinh nghiệm và thay đổi cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện; xây dựng và đổi mới quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy..v.v phát huy được vai trò của tập thể và cá nhân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra được Huyện ủy thường xuyên quan tâm nên đã đi vào nề nếp.

c. Tổ chức và hoạt động của chính quyền:

Thực hiện khóan biên chế và tinh gọn bộ máy gắn với cải cách thủ tục hành chính, khoán quỹ lương nên nhìn chung bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả; đa số cán bộ công chức thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Công tác cải cách thủ tục hành chính đã có nhiều chuyển biến, nhất là trên lĩnh vực xây dựng, nhà đất, công chứng;đảm bảo“một cửa, một dấu” nên giải quyết kịp thời, đúng hạn, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, giảm bớt phiền hà cho nhân dân. Hội đồng nhân dân từ huyện đến xã - thị trấn đã làm tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử; thường xuyên nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của cử tri và tác động giải quyết dứt điểm những kiến nghị chính đáng của cử tri. Đến nay, huyện đã cấp 9.438 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 1.010 ha, nâng tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên 68% diện tích. Việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân rất được quan tâm. Hàng tuần lãnh đạo huyện đều có lịch tiếp công dân để giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân không để xảy ra “điểm nóng”. Bộ máy quản lý từ huyện đến xã ngày càng được củng cố, nâng chất. Đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ có năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tỷ lệ ngày càng tăng. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn- nghiệp vụ của cán bộ, Đảng viên không đồng đều, số lượng cán bộ đảng viên có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi chưa nhiều, một số ít cán bộ, Đảng viên còn biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, thiếu rèn luyện, tu dưỡng dẫn đến sai phạm, bị kỷ luật. Thủ tục hành chính có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân, nhất là trong lĩnh vực xây dựng và nhà đất.

d. Tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân:

Trong 5 năm qua, quán triệt nghị quyết của Huyện Đảng bộ và thực hiện tốt chương trình: 02-CTr/HU, 13, 18-CTr/HU, hoạt động của Ban Dân vận, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã có những chuyển biến tích cực, góp phần to lớn trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân.

Mặt trận tổ quốc huyện làm tốt vai trò nòng cốt trong thực hiện các cuộc vận động lớn như: vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, phối hợp các Đoàn thể tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tranh tre nứa lá, các hoạt động tương thân tương trợ trong xã hội, tuyên dương gương người tốt việc tốt, người con hiếu thảo, gia đình văn hóa…Kết quả trong 5 năm qua, huyện xây tặng thêm 24 nhà tình nghĩa, nâng cấp 75 căn, xây tặng 446 nhà tình thương cho diện chính sách và dân nghèo. Ngoài ra, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành và tham gia giám sát thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đạt hiệu quả. Vận động nhân dân “hiến đất làm đường”, kết quả đã vận động người dân hiến 45 ha đất, nâng cấp 97 tuyến đường, đóng góp 518 triệu đồng mắc đèn chiếu sáng ở các đường hẻm trong xóm ấp. Các chủ trương, chính sách có liên quan đến công tác dân tộc và tôn giáo rất được quan tâm, phản ánh và giải quyết kịp thời những yêu cầu và tâm tư của cộng đồng người Hoa và bà con có đạo trong huyện.

Công tác giáo dục truyền thống của Huyện Đoàn cho đoàn viên thanh niên để hình thành lý tưởng, hoài bão và cống hiến cho quê hương, đất nước rất được quan tâm. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thanh niên tình nguyện, lập lại trật tự giao thông, phong trào xanh– sạch– đẹp ở từng ấp – khu phố; làm nòng cốt chăm lo giải quyết việc làm cho thanh niên bằng các hình thức trợ vốn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Công tác tập hợp thanh niên vào Hội - đoàn thanh niên, nhất là thanh niên công nhân lao động, thanh niên nhập cư có nhiều chuyển biến rõ rệt. Đến nay tổng số đoàn viên, hội viênlà 9431/38.566 thanh niên trong độ tuổi, vượt 10% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Công tác phát triển đòan viên, hội viên và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng rất được chú trọng.

Hội Phụ nữ đã bám sát các chương trình hành động của Trung ương Hội, Thành Hội và nghị quyết Huyện ủy nhiệm kỳ VIII, chăm lo phát triển kinh tế gia đình bằng các nguồn quỹ tín dụng tiết kiệm, quỹ quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm. Tăng cường chăm lo đời sống phụ nữ và trẻ em, xây dựng mô hình câu lạc bộ “gia đình hạnh phúc”, câu lạc bộ “sống khỏe”, vận động giáo dục phổ cập, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao vai trò phụ nữ trong gia đình và xã hội. Tổng số hội viên đến nay là 37.397/65.359, đạt tỷ lệ 57,19%.

Hội Nông dân đã vận động hội viên và nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, phát triển nhân rộng phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Chăm lo hỗ trợ vốn vay, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giá trị cao, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả và các hình thức hợp tác trong nông thôn, tham gia tích cực công tác hòa giải ở cơ sở.

Liên Đoàn Lao Động tập trung thực hiện tốt chỉ thị 11/TU về xây dựng phát triển tổ chức Công đoàn và công đoàn viên trong các đơn vị ngoài quốc doanh, chương trình 16–CTr/HU về xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh trong tình hình mới và bảo vệ quyền lợi chính đáng người lao động. Hiện có 199 công đoàn cơ sở, trong đó có 114 công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh, tổng số công đoàn viên hiện nay 12.250/15.619 lao động, tỷ lệ 78,43%.

Hội cựu chiến binh đã làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, tham gia tích cực phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, chương trình mục tiêu ba giảm v.v... Ngoài ra, Hội còn xây dựng nguồn quỹ Hội cựu chiến binh, hỗ trợ hội viên, xóa đói giảm nghèo v.v...

Các hội quần chúng, nghề nghiệp khác như Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, Hội làm vườn, Hội người cao tuổi, Hội luật gia, Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến, Ban liên lạc cựu tù binh và tù chính trị, Câu lạc bộ doanh nghiệp v.v... làm nòng cốt hưởng ứng các phong trào và chất lượng hoạt động nâng lên, đã đóng góp đáng kể trong thành quả chung của huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu, các tổ chức quần chúng cần tập trung hơn nữavào việc phát triển số lượng hội viên - đoàn viên và đẩy mạnh hoạt động đi vào chiều sâu nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay.

B. NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Nguyên nhân thành quả đạt được:

Để thực hiện tốt Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ VIII, Huyện ủy Hóc Môn cụ thể hóa bằng 23 chương trình, đề án, chuyên đề, nhấn mạnh 03 chương trình trọng tâm để tập trung lãnh đạo thực hiện. Phát huy và nâng cao hiệu lực điều hành của Ủy ban nhân dân huyện, tính chủ động, sáng tạo của các ngành và cơ sở. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; phối hợp lãnh đạo chặt chẽ giữa chính quyền và mặt trận, đoàn thể. Ngoài ra, Đảng bộ và nhân dân Hóc Môn với tinh thần đoàn kết, thống nhất và quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, biết phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, tính năng động sáng tạo và cần cù chịu khó của nhân dân “18 thôn vườn trầu”, biết khai thác tiềm năng và lợi thế vốn có: vị trí địa lý, đất đai, lao động v.v... của huyện.

Nguyên nhân những hạn chế:

Hóc Môn là một huyện ngoại thành, với tốc độ đô thị hóa nhanh nên các điều kiện về cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực v.v… chưa theo kịp với đà phát triển; công tác quản lý xã hội chưa đạt hiệu quả cao vì vậy các tệ nạn xã hội, phạm pháp hình sự chưa giảm, làm ảnh hưởng xấu truyền thống tốt đẹp của người dân. Tiến độ quy hoạch, thẩm định phê duyệt quy hoạch, tiến độ các dự án đầu tư của huyện còn chậm, làm ảnh hưởng chung đến phát triển kinh tế xã hội. Ý thức tự nâng cao và tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ đảng viên chưa cao, sức chiến đấu còn thấp nên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, một số ít còn biểu hiện tiêu cực. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Đảng viên không đồng đều, một số còn yếu, nhất là năng lực và tư duy lãnh đạo quản lý kinh tế và quản lý nhà nước chưa bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế -xã hội. Thủ tục hành chính chưa gọn nhẹ, đôi lúc còn chồng chéo và bất cập.

Bài học kinh nghiệm:

Sự đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân là nguyên nhân quan trọng để thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế- xã hội.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ vẫn mãi là nguyên nhân của thành tựu, bài học này đã giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vượt qua những khó khăn trong nhiệm kỳ.

Phát huy tính năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm của toàn Đảng bộ.

Nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức cho cán bộ Đảng viên của huyện, nhất là cán bộ Đảng viên cấp cơ sở. Công tác điều động, bố trí, phân công, phân nhiệm phù hợp với năng lực, sở trường của từng cán bộ Đảng viên sẽ phát huy hiệu quả công việc và hạn chế những mặt tiêu cực.

Xây dựng cơ chế quản lý thông thoáng để thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế tiêu cực.

Phát huy truyền thống quê hương“18 thôn vườn trầu” trong sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện theo con đường đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG BỘ HÓC MÔN

NHIỆM KỲ IX( 2005-2010)

DỰ BÁO TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2010:

Huyện Hóc Môn xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2005 –2010) trong điều kiện tình hình thế giới, trong nước và của Huyện có nhiều chuyển biến, những thuận lợi, khókhăn đan xen.

Tình hình thế giới và khu vực diễn ra phức tạp khó lường, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá ta bằng nhiều hình thức, nhất là âm mưu “diễn biến hoà bình”. Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước mới được ban hành, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, đầu tư, xây dựng, nhà đất đã có tác động tích cực thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Nền hành chính tiếp tục cải cách, nhất là thủ tục hành chính để phù hợp với tình hình mới.

Cơ sở hạ tầng của huyện chưa bắt kịp yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo những mặt trái: tệ nạn xã hội, tội phạm gia tăng và tăng dân số cơ học v.v...

Đội ngũ cán bộ Đảng viên của huyện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, một số ít còn yếu kém, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và quản lý nhà nước.

1.Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu tổng quát 05 năm tới 2005 - 2010 của Huyện Hóc Môn là:

Huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại– dịch vụ và du lịch, nông nghiệp; phát triển đô thị gắn với mỹ quan, môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời giữ vững những giá trị truyền thống cách mạng, đạo đức trong đời sống xã hội.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

a. Về phát triển kinh tế.

Nắm bắt thời cơ, khai thác những tiềm năng và lợi thế của huyện một cách có hiệu quả để phát triển kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất 22,5%- 25%/năm, nhất là các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - thương mại - dịch vụ với tốc độ cao và bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chuyển toàn bộ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao nhằm bảo đảm đạt giá trị 50 triệu/ha/năm.

Phấn đấu tăng giá trị sản lượng của các ngành, trong đó tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 60,2%, thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm 34,3%, nông nghiệp 5,5% trong cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh và khai thác có hiệu quả các ngành nghề truyền thống của huyện, các loại hình kinh tế hợp tác. Phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị và trật tựan toàn xã hội.

Phấn đấu thu ngân sách hàng năm tăng bình quân 4,25%/ năm, thu ngân sách huyện sẽ tăng bình quân 2,65%/ năm, chi ngân sách huyệntăng bình quân 4,10%/ năm .

b. Về quy hoạch và phát triển hạ tầng:

Phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng: tập trung nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông huyết mạch hoàn chỉnh, nhựa hóa các tuyến đường cấp phối sỏi đỏ và quy hoạch hệ thống thoát nước (đô thị và nông thôn), trong đó nhựa hóa đường giao thông nông thôn theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm từ 75km- 90km. Ưu tiên tiêu thoát nước ở các khu dân cư tập trung, các khu vực thường bị ngập úng theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”

Tiếp tục mời gọi và tạo điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm dân cư, cụm công nghiệp - dân cư; các cơ sở, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí. Tranh thủ mọi nguồn lực đảm bảo nguồn vốn để xây dựng và hoàn thành 29 công trình chuyển tiếp từ năm 2004 và 2005, 12 dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp- dân cư và tiếp tục một số công trình trọng điểm, nhất là xây dựng trường học; mục tiêu đến năm 2010 xây dựng mới 10 trường học và sửa chữa lớn 36 trường để đảm bảo nhu cầu học tập.

Hoàn thiện cơ bản công tác quy hoạch tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn huyện, chậm nhất đến năm 2010 phải đạt 75% đến 80%/tổng diện tích của huyện để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ và bảo vệ công trình công cộng trong nhân dân.

c. Khoa học-công nghệ và tài nguyên - môi trường:

Trong lĩnh vực khoa học- công nghệ: đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ sinh học và trong công tác quản lý nhà nước. Trong công tác quản lý nhà nước, khai thác tối đa và có hiệu quả công nghệ thông tin, đến năm 2007 phải tin học hóa và nối mạng toàn huyện.

Trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường, phấn đấu đến năm 2007 hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận cho tất cả các loại đất theo nghị định 181/NĐ-CP và công văn 6983/UB của Ủy ban nhân dân Thành phố, thiết lập hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai toàn huyện.

Đầu tư các bô rác ép kín, giải quyết rác dân sinh, thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, thẩm định trước khi cấp giấy phép và hậu kiểm sau khi cấp phép để giải quyết ô nhiễm. Theo dõi, quản lý tốt việc khai thác nước ngầm để đảm bảo giữ gìn môi trường nguồn nước và chống sụp lở.

d. Giáo dục, văn hóa - xã hội :

Trong lĩnh vực giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện chuẩn hóa 100% giáo viên. Giữ vững và phát huy thành quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Tiếp tục thực hiện phổ cập bậc trung học, phấn đấu hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2008.

Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh, phát triển giáo dục thường xuyên, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng các trung tâm giáo dục cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Tiếp tục xây dựng, sửa chữa trường lớp, đầu tư trang thiết bị dạy và học theo chuẩn quốc gia, đáp ứng đến 2010 có 100% học sinh tiểu học học 2 buổi/ ngày.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống và tôn trọng pháp luật. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 100% hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, trong đó số hộ đạt chuẩn văn hóa 90% trở lên; 100% ấp- khu phố đăng ký xây dựng ấp - khu phố văn hóa, trong đó 80% ấp - khu phố đạt chuẩn ấp - khu phố văn hóa; 50% xã - Thị trấn đăng ký xây dựng xã - Thị trấn văn hóa, trong đó 1-2 xã - Thị trấn đạt chuẩn xã - Thị trấn văn hóa và 100% cơ quan, đơn vị đăng ký thực hiện đơn vị văn hóa, trong đó 60% cơ quan đơn vị đạt chuẩn.

Trong lĩnh vực lao động- việc làm, thực hiện chuyển dịch lao động theo hướng tăng dần lao động có tay nghề và kỹ thuật cao. Mục tiêu trong 5 năm ( 2005 – 2010), giải quyết việc làm cho 21.000 lao động, thực hiện 180 dự án quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, giải quyết việc làm cho 7.500 lao động, với tổng vốn đầu tư 32,5 tỷ đồng.

Đối với lĩnh vực y tế, thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình, giữ tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên hàng năm 1%. Tăng cường kiểm soát vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, củng cố và phát triển mạng lưới y tế học đường.

Nâng cấp Trung tâm y tế huyện thành Bệnh viện đa khoa loại 2, đầu tư các trạm y tế xã - thị trấn đều đạt chuẩn quốc gia.

Đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao và rèn luyện thân thể cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tỷ lệ rèn luyện thường xuyên 23% - 25% /dân số, riêng trong trường học đạt 98%. Tập trung đầu tư một số môn thể thao thành tích cao mà huyện có ưu thế. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao và thể thao học đường.

Tiếp tục nâng cao mức sống của nhân dân, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới. Phấn đấu đến năm 2008 hoàn thành cơ bản xoá không còn hộ nghèo; giải quyết xong cơ bản nhà tranh tre nứa lá, trợ cấp xã hội 8.500 lượt người/ 5 năm, cứu trợ xã hội: 3.500 lượt người/ 5 năm.

Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa: chăm lo tốt gia đình chính sách, những người có công, các bà mẹ Việt Nam anh hùng có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân trong huyện, tiếp tục cuộc vận động xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Thực hiện cứu trợ kịp thời những người già neo đơn, tàn tật không nơi nương tựa.

e. An ninh chính trị- Quốc phòng và trật tự an toàn xã hội:

Tiếp tục giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện để phát triển kinh tế. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng mô hình tự quản sâu rộng. Xây dựng xã, ấp-khu phố và cơ quan có phong trào khá về an ninh trật tự từ 90% trở lên. Đẩy mạnh thực hiện chương trình “3 giảm”. Xây dựng ấp - khu phố, xã văn hóa không có tệ nạn ma túy, mãi dâm. Công tác đấu tranh phòng chống vi phạm-tội phạm phải đạt hiệu quả cao, tỷ lệ phạm pháp hình sự kéo giảm hàng năm 15%, trong đó các loại tội phạm ma túy, giết người, cướp-cướp giật, cố ý gây thương tích và tai nạn giao thông giảm 20%; tỷ lệ khám phá án đạt từ 70% đến 80%, đặc biệt, đối với loại tội nguy hiểm, trọng án và tạo nên dư luận xấu tỷ lệ khám phá án đạt 90%.

Tiếp tục xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; thực hiện tốt diễn tập phòng thủ và hội thao quốc phòng hàng năm theo chủ trương chung của Thành phố. Công tác tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu trên giao, xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, đảm bảo thường xuyên sẳn sàng chiến đấu. Thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội.

Xây dựng lực lượng bộ đội địa phương và lực lượng công an chính quy đủ sức đảm đương nhiệm vụ, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện trong mọi tình huống.

Các đơn vị khác trong khối nội chính, nâng cao chất lượng hoạt động và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, nhất là trong các lĩnh vực: giáo dục pháp luật, hòa giải, thanh tra và hoạt động tư pháp. Đối với các cơ quan hoạt động tư pháp chuẩn bị tốt về mọi mặt đáp ứng yêu cầu đến năm 2006-2007 tăng thẩm quyền xét xử cấp quận-huyện; giảm thiểu vụ việc có điều kiện thi hành án còn tồn đọng, nhất là loại không quá 500.000đ. Đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, tăng cường công tác thanh kiểm tra trong các lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý tài chính, quản lý xã hội và các chế độ thu chi ngân sách, việc vận động quỹ đóng góp của nhân dân v.v…

Phần thứ ba

XÂY DỰNG, KIỆN TOÀN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ,

PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN

I. TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ:

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nâng cao tính tự giác, gương mẫu, giữ gìn tư cách, rèn luyện ý thức kỷ luật, có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với công việc và nhân dân của cán bộ đảng viên.

Phát triển mạnh các tổ chức Đảng, đoàn thể và phát triển đảng viên, đoàn viên trong các doanh nghịêp ngoài quốc doanh. Đổi mới, cải tiến chất lượng sinh hoạt tổ chức cơ sở Đảng với phương châm: lấy chất lượng và hiệu quả tự phê bình – phê bình làm trọng tâm, đảm bảo giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; giữ vững và tăng số cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, không để phát sinh cơ sở Đảng yếu kém. Phấn đấu đạt 80% Chi, Đảng bộ trong sạch vững mạnh, 98% Đảng viên đủ tư cách.

Các cơ sở Đảng phải làm tốt công tác phát triển đảng, coi trọng chất lượng kết nạp đảng viên mới với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, công nhân lao động, giáo viên, dân quân tự vệ, người dân tộc, người có đạo, cán bộ ấp– khu phố, tổ nhân dân, công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và những nơi còn ít đảng viên. Phấn đấu đạt tỷ lệ phát triển đảng viên mới hàng năm từ 8 – 10% so với tổng số đảng viên cuối năm.

Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu; nhất là trong việc bố trí cán bộ trẻ, cán bộ nữ; kịp thời thay đổi những cán bộ lãnh đạo ở những nơi trì trệ, phong trào kém, mất đoàn kết, tín nhiệm thấp, xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm.

Tập trung công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảng viên theo yêu cầu chuẩn hóa. Đến năm 2010, hầu hết cán bộ chủ chốt ở huyện và cơ sở phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại học, cao cấp chính trị trở lên và có kiến thức ngoại ngữ, tin học.

Công tác kiểm tra của Đảng bộ phải thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, nhất là cán bộ đảng viên trong thực thi công vụ; trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

II. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH VỮNG MẠNH, NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU LỰC QUẢN NHÀ NƯỚC:

Hội đồng nhân dân các cấp phải phát huy tốt vai trò cơ quan dân cử, thật sự là người đại diện của nhân dân trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng xây dựng và phát triển địa phương.Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân, giải quyết những yêu cầu bức xúc của cử tri. Tăng cường và mở rộng công tác giám sát của Hội đồng nhân dân đến các tổ chức kinh tế xã hội và các ngành nội chính, tư pháp, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Chú trọng công tác chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức và “Giỏi một việc, biết nhiều việc”.

Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “1 cửa” và tinh gọn bộ máy bảo đảm giải quyết kịp thời, nhanh chóng, giảm phiền hà cho dân nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy của huyện, xã – Thị Trấn. Phát huy vai trò chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.

III. TĂNG CƯỜNG VÀ PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VÌ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA PHƯƠNG:

Tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ Quốc trong phong trào thi đua yêu nước, vận động và giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, hợp pháp, đóng góp tích cực công sức vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Thực hiện tốt công tác quản lý và hướng dẫn các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật, quan tâm giải quyết các nhu cầu chính đáng của đồng bào dân tộc Hoa. Vận động các gia đình có thân nhân ở nước ngoài và kiều bào tham gia đóng góp xây dựng đất nước, xây dựng địa phương. Phấn đấu đến năm 2010, xây dựng 80% Ban công tác Mặt trận, các Đoàn thể, ấp- khu phố vững mạnh.

Đẩy mạnh việc thực hiện chỉ thị 30-CT/TW của Bộ chính trị về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; nâng cao ý thức làm chủ và phát huy vai trò dân chủ trực tiếp, hoạt động tự quản của nhân dân.

Đoàn thanh niên tập trung giáo dục cho thanh niên về chính trị tư tưởng tạo niềm tin, lý tưởng cách mạng; tập hợp thanh niên trong các tổ chức của Đoàn phải đa dạng, phong phú và thiết thực. Các chương trình, phong trào thanh niên và đào tạo cán bộ đoàn làm nguồn bổ sung cho Đảng phải được làm thường xuyên. Tập hợp 60% thanh niên trở lên vào các loại hình Hội liên hiệp, câu lạc bộ- đội nhóm, trong đó có 40% là đoàn viên thanh niên.

Hội phụ nữ đảm bảo chính sách bình đẳng giới, nâng cao trình độ học vấn, lao động việc làm, sức khỏe sinh sản, nhất là phụ nữ nông thôn. Tiếp tụcphát huy các nguồn quỹ tín dụng tiết kiệm, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và các mô hình câu lạc bộ “gia đình hạnh phúc”, câu lạc bộ “sống khỏe”. Quan tâm công tác phát triển hội viên, phấn đấu đến cuối 2010 đạt tỷ lệ trên 70%.

Hội Nông dân tiếp tục phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giá trị cao, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả và các hình thức hợp tác trong nông thôn. Xây dựng nông thôn mới theo mô hình “ 4 hóa” phù hợp quá trình phát triển chung của huyện.

Liên Đoàn Lao Động bảo vệ những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; tuyên truyền, vận động 80% công nhân lao động ngoài quốc doanh vào tổ chức công đoàn, xây dựng 90% tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đủ điều kiện;hướng hoạt động công đoàn đi vào thực chất.

Hội Cựu chiến binh tiếp tục nêu gương tốt, làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và các phong trào ở địa phương.

Các Hội - Đoàn tiếp tục giữ vững và phát huy những kết quả đạt được.

Phần thứ tư

CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA XÃ HỘI

1. Về kinh tế:

Đối với lĩnh vực quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật, cải tiến và đẩy nhanh công tác quy hoạch tổng thể mặt bằng huyện, hoàn thiện quy hoạch chi tiết 1/2000. Khi tiến hành quy hoạch chi tiết phải kết hợp mời gọi nhà đầu tư thực hiện các dự án theo quy hoạch và những dự án hiện hữu phải phù hợp với quy họach. Nâng cao chất lượng công tác tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm trong đấu thầu và xây dựng.Đảm bảo lựa chọn đúng nhà thầu có giải pháp thi công hợp lý, rút ngắn tiến độ xây dựng nhưng vẫn bảo đảm kỹ thuật, nhất là các cụm công nghiệp sạch, cụm công nghiệp - dân cư nhằm chống thất thoát, lãng phí.

Huy động tối đa những nguồn lực để phát triển hạ tầng, nhất là những công trình trọng điểm và có tầm ảnh hưởng lớn phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Có biện pháp sát hợp để thu hút các dự án sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp mới và di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi cụm dân cư, hạn chế đi đến chấm dứt việc bố trí các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong các khu dân cư. Xây dựng và hoàn thiện các quy chế, hương ước của cộng đồng dân cư trong việc xây dựng và bảo vệ công trình công cộng.

Tiến hành rà soát, nắm chắc quỹ đất, nhất là quỹ đất công của huyện để khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Đẩy mạnh việc thanh lý tài sản công sử dụng không hiệu quả để tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng, phát triển các dự án phục vụ phúc lợi công cộng cho địa phương. Huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, nhất là nguồn lực, tiềm năng trong dân còn rất lớn: vốn, lao động, đất đai ... Đổi mới và mở rộng phương thức vận động các chương trình: hiến đất làm đường, nhà nước và nhân dân cùng làm v.v...Tăng cường vận động thuyết phục trong thực hiện đền bù giải tỏa mặt bằng để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Để thực hiện tốt những vấn đề này, huyện phải kịp thời tuyên dương, khen thưởng những cá nhân và tổ chức có đóng góp tích cực bằng nhiều hình thức.

Mạnh dạn kiến nghị với Thành phố cho ứng vốn thi công trước một số tuyến đường trọng điểm, huyết mạch, những tuyến đường đã được nhân dân hiến đất, thỏa thuận... sau đó sẽ hoàn trả vốn cho Thành phố bằng nguồn thu từ đấu giá đất.

Đối với lĩnh vực Công nghiệp- thương mại và dịch vụ tập trung khai thác hiệu quả lợi thế về đất đai, về vị trí địa lý, về lao động của huyện; phát huy lợi thế cửa ngõ phía tây Bắc của Thành Phố có quốc lộ 1A và đường xuyên Á đi qua nhằm phát triển giao lưu hàng hóa với các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam bộ, các nước trong khu vực.

Vận động các doanh nghiệp tham gia các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thành phố về áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO, tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp, đẩy mạnh xuất khẩu.

Xây dựng những đơn vị, tổ chức chuyên trách về công tác thông tin tiếp thị, nhất là những thông tin về thế mạnh và những ưu đãi của huyện đến với các nhà đầu tư: Câu lạc bộ thông tin doanh nghiệp, Trung tâm xúc tiến doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện…để tận dụng mọi cơ hội, thời cơ phát triển kinh tế cho huyện.

Tiếp tục mời gọi đầu tư xây dựng siêu thị cấp huyện đã được quy hoạch. Đối với các cụm công nghiệp - dân cư đầu tư xây dựng mới, nhất thiết phải bố trí có siêu thị hay trung tâm thương mại, tùy thuộc vào quy mô từng cụm. Thực hiện sửa chữa, nâng cấp các chợ ở các xã - Thị Trấn đã xuống cấp, quy mô không phù hợp. Đối với những chợ địa điểm không còn phù hợp tiếp tục mời gọi đầu tư ở những địa điểm mới như chợ Nhị Bình, chợ Tân Thới Nhì để mở rộng mạng lưới thương mại toàn huyện.

Tích cực mời gọi liên kết đầu tư hình thành tuyến du lịch sinh thái và du lịch lịch sử: khu du lịch sinh thái nhà vườn dọc theo sông Sài Gòn với mục đích phục vụ cho việc học tập, dã ngoại của học sinh, sinh viên và du khách.

Tạo điều kiện, mở nhiều ngày hội giải quyết việc làm, có chính sách hỗ trợ cho người lao động để khai thác những ngành nghề truyền thống của huyện: cho vay vốn, giúp người lao động nắm thông tin thị trường... nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ công chức từ huyện đến cơ sở có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có phẩm chất đạo đức, nhất là năng lực và trình độ quản lý kinh tế để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tới.

Huyện chủ động đào tạo, liên kết đào tạo những ngành nghề phù hợp cho đội ngũ lao động huyện có trình độ học vấn thấp, được chuyển từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp; nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho đội ngũ lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp để được đào tạo chuyên sâu phù hợp, nhằm bắt kịp với quá trình đô thị hóa nhanh của huyện, tránh để hụt hẩng nguồn nhân lực.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính: thực hiện công khai về quy trình, thủ tục, thời hạn; thái độ phục vụ trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, nhất là các lĩnh vực liên quan đến nhà, đất, xây dựng, thuế v.v... Các cơ quan tăng cường đối thoại, hỗ trợ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong các thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Đồng thời, phối hợp đồng bộ giữa xã – Thị Trấn và các ngành chức năng trong quản lý kinh doanh sau cấp phép và thực hiện kiểm tra việc chấp hành Luật lao động của các doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có biểu hiện tiêu cực: gây phiền hà, sách nhiễu, vòi vĩnh, quan liêu v.v... với các nhà đầu tư, doanh nghiệp để tạo cơ chế thông thoáng và tâm lý ổn định cho các nhà sản xuất kinh doanh. Duy trì định kỳ lãnh đạo huyện gặp gỡ các doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết các vướng mắc, giúp các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất - kinh doanh.

Đối với nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao theo hướng thị trường, trong đó lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo và động lực.

Thực hiện khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến, tiến bộ kỹ thuật mớithông qua thực hiện các chương trình: chương trình phát triển và nâng chất đàn bò sữa, chương trình phát triển cây ăn trái, chương trình sản xuất rau an toàn, chương trình sản xuất lúa giống, chương trình phát triển cây hoa kiểng; phát triển nấm, nuôi cá giống, chuyển giao phương thức chăn nuôi công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chuyển giao mô hình tưới phun. Chuyển dịch mạnh diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn trái, cây hoa kiểng, trồng rau ... để đạt hiệu quả kinh tế 50 triệu đồng/ha/năm.

Tiếp tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án: dự án thủy lợi vùng lúa giống Trung đông, thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; kiến nghị thành phố thúc đẩy dự án đê bao ven sông Sài Gòn. Củng cố các tổ hợp tác và các hợp tác xã hiện có; khuyến khích hỗ trợ hình thành các hợp tác xã mới, nhất là các hợp tác xã làm dịch vụ về giống, dịch vụ về sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Tổ chức tốt công tác dự báo, thông tin thị trường, giá cả cho nông dân; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo quyết định 419 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

2. Về giáo dục, văn hóa – xã hội:

Đối với lĩnh vực giáo dục, đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, mở rộng quy mô giáo dục đáp ứng tạo nguồn nhân lực trẻ phải chú ý công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên đạt yêu cầu chuẩn hóa; phát huy tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương. Hội đồng giáo dục, phòng Giáo dục phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong chức năng nhiệm vụ của mình. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục, đẩy mạnh phong trào khuyến học giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải cấp Thành phố, quốc gia.

Tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách cho phát triển văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở theo tinh thần NQ.TW5 (khóa VIII). Hoàn chỉnh mạng lưới cơ sở vật chất các ngành văn hóa- thông tin: nhà văn hóa, thư viện, tụ điểm văn hóa - vui chơi của thanh thiếu niên. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức và đời sống văn hóa cho người dân.

Tăng cường trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng cơ sở đối với hoạt động văn hóa xã hội; phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và tổ chức đoàn thể.

Trong lĩnh vực lao động- việc làm, đẩy mạnh công tác tư vấn và dạy nghề, hỗ trợ vốn trên cơ sở thực hiện chương trình Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, chương trình hỗ trợ lãi suất của Thành phố đối với sản xuất nông nghiệp. Đầu tư và nâng cấp trang thiết bị của Trung tâm dạy nghề để đào tạo đầy đủ các ngành nghề và có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội; liên kết đào tạo cao đẳng, đại học và một số ngành khác. Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt để chuyển Trung tâm dạy nghề thành Trường kỹ thuật công nghệ đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3/7 phục vụ cho các cụm công nghiệp của huyện.

Kết hợp chương trình giải quyết việc làm với cuộc vận động vì người nghèo, phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào nhân dân giúp nhau xóa đói giảm nghèo và phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho con em gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, dân nghèo. Thực hiện chuyển dịch lao động theo hướng tăng dần lao động có tay nghề và kỹ thuật cao.

Đối với lĩnh vực y tế làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để kéo giảm tỷ lệ sinh con thứ ba, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và chương trình phòng chống một số bệnh xã hội, dịch; thực hiện đúng và đầy đủ các chương trình tiêm chủng mở rộng.

Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu nâng cấp trung tâm y tế thành bệnh viện đa khoa loại 2.

Tăng cường quản lý tốt các dịch vụ y tế tư nhân, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở y tế ngoài công lập, khuyến khích các hoạt động nhân đạo vì sức khỏe người dân.

Đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao và rèn luyện thân thể cả chiều rộng lẫn chiều sâu từ huyện đến ấp, đến từng người dân góp phần đẩy mạnh thể thao quần chúng: tập dưỡng sinh, võ thuật, cầu lông, bóng đá, thể thao học đường... Hàng năm tổ chức nhiều giải thi đấu nhằm phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao trong huyện và qua đó phát hiện những tài năng, những vận động viên năng khiếu để tập trung đào tạo tham gia thi đấu cấp thành phố và quốc gia. Tập trung đầu tư một số môn thể thao thành tích cao mà huyện có ưu thế; đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện cho vận động viên của huyện. Mời gọi các nhà đầu tư vào trong lĩnh vực thể dục, thể thao: xây dựng sân quần vợt, cầu lông, hồ bơi …

Để làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới, trước hết phải huy động và tranh thủ mọi nguồn lực phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tranh thủ và thực hiện tốt các quỹ: quỹ “Vì người nghèo”, quỹ tín dụng tiết kiệm, quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm ...; chăm lo, hỗ trợ cho vay vốn và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, làm tốt công tác đào tạo nghề, miễn phí cho con em có hoàn cảnh khó khăn và gia đình chính sách, tập trung đào tạo vào những ngành nghề yêu cầu ít vốn, trình độ thấp, thời gian học ngắn, xin việc dễ dàng, nhất là những ngành nghề mà các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đang có nhu cầu.

Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nhĩa với gia đình chính sách và người có công cách mạng, nhất là đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người già neo đơn, tàn tật không nơi nương tựa. Tiếp tục phong trào vận động xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng nhà tình thương. Tuyên dương kịp thời những tổ chức, những cá nhân có đóng góp lớn trong phong trào đền ơn đáp nghĩa. Có chủ trương, chính sách hợp lý cho những đơn vị kinh tế làm tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn và những đối tượng cần có sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng xã hội: con em gia đình chính sách, những người tàn tật..v.v .

II. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC.

1.Xây dựng hệ thống chính trị:

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ huyện nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Đối với chính quyền, lãnh đạo theo hướng nâng cao tính chủ động, tính sáng tạo và tinh thần tự chịu trách nhiệm. Phát huy hơn nữa vai trò của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các Đoàn thể, các cơ quan tham mưu của cấp ủy và tăng cường vai trò của Huyện ủy viên trên các lĩnh vực được phân công. Đổi mới việc ra nghị quyết, chọn vấn đề trọng điểm, chọn khâu đột phá, sát thực tế, tính khả thi cao; nghiên cứu cụ thể hóa nghị quyết Đại hội Đảng cấp trên và Đảng bộ huyện bằng các chương trình hành động, các kế hoạch chuyên đề trên các lĩnh vực và tổ chức thực hiện nghiêm túc để đưa nghị quyết của Đảng vào đời sống xã hội. Cải tiến lề lối làm việc, giảm hội họp, nâng chất hội họp, chú trọng việc đầu tư chuẩn bị các nội dung chương trình làm việc của cấp ủy có chất lượng, đổi mới nội dung làm việc định kỳ của cấp ủy (TT.HU, Ban TV.HU) với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện, tăng cường đi cơ sở để nắm tình hình thực tiễn, kiểm tra và tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho cơ sở. Chú trọng sơ, tổng kết, giao ban, hội thảo các chuyên đề, đào sâu tư duy, phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, xây dựng mô hình, nhân điển hình tiên tiến, đề xuất giải pháp ...

Hoàn thiện các chế độ, quy chế về tổ chức và sinh hoạt đảm bảo theo hướng phát huy dân chủ nội bộ, phát huy tính chủ động, nâng cao trách nhiệm và tính chiến đấu của tổ chức trong thực hiện công tác kiểm tra, thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy và quản lý đảng viên. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát cán bộ đảng viên theo quy chế, giám sát đảng viên ở khu dân cư; mỗi cán bộ đảng viên đều chịu sự quản lý của chi bộ, của cấp ủy, của tổ chức mà mình đang công tác, sinh hoạt và của nhân dân nơi cư trú.

Coi trọng khâu chỉ đạo, điều hành có hiệu lực và hiệu quả của chính quyền từ huyện đến cơ sở, quy định trách nhiệm rõ ràng, phân công cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan hành chính, đảm bảo các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước, giải quyết những thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến dân. Duy trì và phát huy có hiệu quả cơ chế phối hợp giữa Thường trực Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân – Ủy ban Mặt trận tổ quốc nhằm thực hịên tốt nhiệm vụ chính trị của huyện.

Sắp xếp, củng cố, kiện toàn các ban Đảng, Văn phòng Huyện ủy và các phòng ban thuộc huyện cả về tổ chức và năng lực tham mưu cấp ủy – Ủy ban nhân dân huyện. Trong đó chú trọng mối quan hệ phối hợp giữa các ban Đảng, Văn phòng Huyện ủy, các phòng ban đảm bảo phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ... giúp cấp ủy nắm tình hình, thông tin, kiểm tra nghị quyết, kịp thời đề xuất những chủ trương, nội dung cách làm hiệu quả nhất.

Nâng cao năng lực, phát huy hơn nữa vai trò Đảng ủy khối Đảng – Đoàn thể - Mặt trận, Đảng ủy khối chính quyền trong hệ thống Đảng; chú trọng củng cố tổ chức mặt trận, các Đoàn thể cơ sở. Đề cao trách nhiệm và vai trò gương mẫu của người đứng đầu cơ quan là yếu tố quyết định để xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh.

Đối với lĩnh vực An ninh nội chính và quốc phòng, trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới đòi hỏi phải có cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ. Các cấp, các ngành thuộc khối Nội chính quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho từng cán bộ đảng viên để có bản lĩnh vững vàng. Mặc khác, các cơ quan chức năng chủ động phát động sâu rộng các phong trào: quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn trật tự ấp-khu phố, tuyên dương những cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào...; làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Ngoài ra, đối với lực lượng vũ trang làm tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc để kịp thời đối phó mọi tình huống.

2. Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ công chức:

Nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước để vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiển của địa phương. Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, giữ vững niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cho cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ.

Xây dựng tác phong quần chúng, tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân, kỹ năng tác nghiệp và tính chuyên nghiệp cho cán bộ công chức. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, của Đoàn thể và nhân dân đối với hoạt động của chính quyền các cấp và đối với cán bộ công chức.

Xây dựng lộ trình chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, chú trọng việc đào tạo, đào tạo lại để cán bộ công chức có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực hiện tốt công quy hoạch, bố trí, luân chuyển cán bộ để rèn luyện qua thực tiển. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu; kịp thời thay đổi những cán bộ lãnh đạo ở những nơi trì trệ, phong trào kém, mất đoàn kết, tín nhiệm thấp, xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ Đảng viên thoái hóa, biến chất, thụ động, kém năng lực.

Đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý, đánh giá cán bộ công chức. Chấm dứt tình trạng tuyển dụng rồi mới đào tạo, không vì người bố trí việc mà vì việc bố trí người. Xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”.

Kịp thời khen thưởng, tuyên dương những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học; đặc biệt, trong đấu tranh chống tiêu cực.

Thông báo