Trong nữa nhiệm kỳ qua, căn cứ NQ. ĐH Đảng huyện lần VIII, toàn huyện Hóc Môn đã ra sức thi đua, tập trung phấn đấu vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh, vẫn còn những yêu cầu cần tiếp tục tập trung, thúc đẩy.
Để thực hiện thắng lợi nghị quyết cả nhiệm kỳ Đại hội Đảng huyện lần VIII, Huyện ủy Hóc Môn có báo cáo kiểm điểm kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ và theo chỉ đạo Thành ủy, bản kiểm điểm kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ của Huyện ủy Hóc Môn chỉ kiểm điểm đánh giá sâu mạnh yếu trên một số mặt chủ yếu, các mục tiêu, chỉ tiêu trọng tâm để tiếp tục đề ra những mục tiêu, chỉ tiêu cần bổ sung, điều chỉnh, những giải pháp mới, cần tập trung thực hiện trong nữa nhiệm kỳ còn lại.
PHẦN MỘT
KIỂM ĐIỂM KẾT QUẢ THỰC HIỆN NỮA NHIỆM KỲ
NQ. ĐH ĐẢNG HUYỆN LẦN VIII (Từ tháng 12/2000 – 7/2003)
----
I/ KINH TẾ XÃ HỘI:
1/ KINH TẾ:
- ƯU ĐIỂM:
Theo cơ cấu kinh tế “Công - Nông – Thương mại – Dịch vụ” đã được tiếp tục xác định trong NQ. ĐH Đảng huyện lần VIII, nữa nhiệm kỳ qua, toàn huyện đã áp dụng nhiều giải pháp tích cực để không ngừng đưa kinh tế Hóc Môn phát triển đúng hướng.
Trong công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch, huyện đã được UBND/TP phê duyệt quy hoạch tổng thể KTXH điều chỉnh đến năm 2010 – 2020 và đang tiếp tục tiến hành quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch chi tiết gắn theo quy hoạch tổng thể được TP phê duyệt. Trong công tác quản lý quy hoạch, huyện từng bước có thực hiện công khai công bố quy hoạch chi tiết sử dụng đất 1/2000 đã được duyệt. Các dự án đầu tư xây dựng công trình khu dân cư công nghiệp đều được huyện hướng dẫn công bố quy hoạch 1/500 tại công trình.Yêu cầu huy động các nguồn lực luôn được chú trọng. Huyện đã tăng cường mời gọi đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, đã và đang triển khai 17 dự án đầu tư, trong đó, có những dự án khả thi như khu dân cư công nghiệp Xuân Thới Thượng – Bà Điểm quy mô 250 ha do Cty Tân Tạo chủ đầu tư, khu công nghiệp dân cư đô thị Tân Thới Nhì – Tân Hiệp quy mô 650 ha do tổng Cty An Phú (Ban Tài chánh quản trị Trung ương) chủ đầu tư. Cty Tanimex đầu tư 70ha công nghiệp dân cư tại Đông Thạnh. Riêng 330 ha Nhị Xuân, Thành phố đồng ý cho bố trí dân cư 164 ha, du lịch 184 ha (trong đó dành 50 ha để tái định cư).
- VỀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
* Từ đầu nhiệm kỳ đến 30/5/2003, huyện đã cấp giấy phép SXKD cho 4729 doanh nghiệp và cơ sở với tổng vốn đầu tư SXKD 621,8 tỉ đồng (trong đó có 930 đơn vị và cơ sở sản xuất CN-TTCN).
* Sản xuất CN – TTCN chuyển biến khá mạnh theo hướng CNH – HĐH. Năm 2002, giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 309,5 tỉ đồng, tăng 31,25% so 2001, tốc độ phát triển bình quân trong 2 năm 2001 – 2002 là 26,6%, vượt 14,15% so NQ. ĐH Đảng Huyện Đảng bộ lần VIII đặt ra cho cả thời kỳ 2001 – 2005 (đạt gấp 2 lần so chủ trương Huyện ủy theo chương trình 05/HU). Tỉ trọng sản xuất công nghiệp đến cuối năm 2002 chiếm 49,03% trong giá trị sản xuất toàn ngành CN-TTCN.
* Sản xuất nông nghiệp: Phát triển tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng chuyển dịch đúng hướng, trong đó, chăn nuôi có tốc độ phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng 55,97% trong giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp. Năm 2002, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 178,5 tỉ đồng, so 2001, tăng 10,71%. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2 năm 2001 – 2002 là 6,16%. Trong điều kiện huyện đang ở quá trình đô thị hóa, đất canh tác của huyện liên tục giảm nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng do đã áp dụng mạnh khoa học kỷ thuật, từng bước chọn cây con có giá trị kinh tế cao như con bò sữa, cây rau sạch, hoa, cây kiểng, cung ứng giống cho các tỉnh.v.v…Trong chăn nuôi: con heo, bò sữa luôn được xem là con chủ lực, đàn heo luôn giữ vững tổng đàn trên 30.000 con/năm, (tăng 36% so NQ. ĐH huyện lần VIII), đàn bò sữa tăng mạnh hiện có 11.618 con, đạt 154% so NQ. ĐH Đảng huyện lần VIII, chiếm 34% tổng đàn bò sữa TP.
* Thương mại dịch vụ phát triển khá tốt. Ngành Thương mại – dịch vụ đã hoạt động đa dạng, đáp ứng nhu cầu chung toàn huyện. Tổng doanh số bán ra năm sau luôn tăng cao hơn năm trước, trong đó, năm 2002 tăng 15,64% so 2001. Đã nâng cấp một phần chợ Hóc Môn theo hướng hình thành dần trung tâm thương mại dịch vụ của huyện. Đang thi công xây dựng chợ rau Tân Xuân, khả năng đưa vào sử dụng được trong tháng 9/2003 theo chủ trương TP.
- XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM CỦA HUYỆN:
Tổng vốn xây dựng cơ bản 2 năm 2001 – 2002 gần 200 tỉ đồng. Các công trình được tập trung xây dựng, sửa chữa lớn gồm trường học, cầu đường nông thôn … Tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm đạt khá. Một số công trình trọng điểm của huyện đã được tập trung xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng gồm: trường Mầm non Tân Xuân, trường Bùi Văn Ngữ, CLB thể thao huyện, đường An Hạ, đã xây dựng 30/30 cầu đường nông thôn, hoàn thành bê tông hóa cầu khỉ nông thôn, 6/10 xã – TT đã có sân bóng đá. Một số công trình trọng điểm khác đang tiến hành các bước như Trung tâm dạy nghề đã được TP ghi vốn năm 2003, đã trình kế hoạch đấu thầu, tháng 9/2002 khởi công. Khu di tích ngã 3 giồng: Đã hoàn thành khối lượng san lấp, đang chuẩn bị cưởng chế giải tỏa 2 hộ dân còn lại, hồ sơ thiết kế đã được Sở xây dựng duyệt. Nghĩa trang liệt sĩ huyện, Nhà thiếu nhi huyện và khu vui chơi thanh thiếu niên, Trung tâm giáo dục thường xuyên, hương lộ 80 đã được cấp vốn thi công và đền bù theo tiến độ, hương lộ 65 được TP ghi vốn 5 tỉ cho năm 2003, chuẩn bị đấu thầu và triển khai giải phóng mặt bằng. Riêng sân bóng đá cấp huyện dự kiến nâng cấp sân bóng xã Xuân Thới Sơn, đang lập dự án xây dựng, cân đối nguồn vốn để thực hiện và hương lộ 60, 70 chỉ được TP bố trí vốn cho công tác đền bù giải tỏa mặt bằng năm 2003.
- VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN:
Huyện đã sắp xếp lại các doanh nghiệp chặt chẽ, hoạt động ổn định: Cty Thương mại đầu tư tổng hợp, Cty cây trồng đã chuyển sang Cty cỗ phần hoạt động có hiệu quả. Xí nghiệp công trình công cộng sau củng cố, được chuyển thành Cty Công ích. Cty cỗ phần nông nghiệp đã giải thể, giải quyết xong tồn tại. Cty XNK huyện được bàn giao xong về Cty XNK đầu tư – dịch vụ Tân Bình. Các hình thức kinh tế tập thể được chú trọng tạo điều kiện duy trì và phát triển. Hiện toàn huyện có 13 HTX các loại (trong đó có 2 HTX công nghiệp – TTCN), 26 tổ hợp tác sản xuất gồm 23 tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp và 3 tổ hợp tác sản xuất TTCN. Các tổ chức kinh tế tập thể dù còn nhiều khó khăn nhưng đã phát huy vai trò, chủ yếu là liên kết hổ trợ nhau trong sản xuất, nâng cao thu nhập cho xã viên, tổ viên.
* HẠN CHẾ:
- Do nhiều yếu tố khách quan tác động nên tiến độ thực hiện các điểm công nghiệp tập trung còn chậm. Các cơ sở sản xuất CN-TTCN được phát triển chủ yếu xen cài trong dân cư. Các dự án đầu tư về giao thông, công tác phổ biến quy hoạch được duyệt, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong xây dựng, trong quản lý đất đai cần được tăng cường hơn.
- Sản xuất nông nghiệp chưa thật ổn định do thời tiết, thị trường nên còn chậm được chuyển đổi theo hướng CNH-HĐH. Các dự án đầu tư con bò sữa đã được TP duyệt cần được năng động thực hiện nhanh hơn.
- Tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm đạt khá nhưng vẫn còn chậm so yêu cầu.
2/ VĂN HÓA XÃ HỘI:
* ƯU ĐIỂM:
- Trong chăm lo đời sống, huyện đã chú trọng đồng bộ cả 2 đầu, 1 mặt vừa phát huy mạnh các thành phần kinh tế để đời sống xã hội ngày càng trù phú, mặt khác, luôn tập trung cao nhất cho công tác XĐGN để kéo dần khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Từ đó, đã đạt nhiều kết quả khả quan. Trong công tác XĐGN, bằng các hình thức cho vay vốn quay vòng hàng năm trên 7 tỉ, từ 8,32% hộ XĐGN đầu nhiệm kỳ, đến nay, hộ XĐGN chỉ còn 2,09%, khả năng sẽ hoàn thành cơ bản không còn hộ XĐGN vào cuối 2003 theo chủ trương gần đây của TP. Đã giải quyết việc làm cho 8848 người, bình quân mỗi năm vượt 25% so NQ. ĐH Đảng huyện lần VIII. Tỉ lệ thất nghiệp hàng năm giảm bình quân 0,6%, khả năng đạt chỉ tiêu cuối nhiệm kỳ giảm tỉ lệ thất nghiệp dưới 4%. Đời sống nhân dân Hóc Môn nhìn chung đã được cải thiện một bước, thu nhập bình quân đầu người có tăng lên, ước khoảng 577 USD/người/năm. Mức sống diện chính sách cơ bản đã bằng và đang được nâng cao hơn so mức sống dân cư trên địa bàn.
Trong yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa, đã xây dựng được 30/67 ấp – khu phố văn hóa, đạt 44,77% tổng số ấp – khu phố toàn huyện, trong đó có 19 ấp – khu phố văn hóa được TP công nhận, đạt 28,35% so tổng số ấp – khu phố toàn huyện. Có 33.737 hộ gia đình văn hóa, đạt 81% trên tổng số hộ toàn huyện, vượt 23,36% so NQ. ĐH Đảng huyện lần VIII.
- Hoạt động các ngành VHXH có nhiều tiến bộ. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Tốt nghiệp tiểu học cả 2 năm đều đạt 100%. Tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2002 - 2003 đạt 98,13%. Phổ cập tiểu học đạt 100%, phổ cập trung học cơ sở năm 2002 đạt 82,77%, tăng 0,76% so 2001. Trình độ hầu hết đội ngũ giáo viên các bậc học được chuẩn hóa, một số giáo viên được nâng cao tiêu chuẩn, trong đó giáo viên trung học cơ sở có tỉ lệ trên chuẩn cao nhất 62,44%. Trong y tế: Chất lượng khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao hơn trước, Trung tâm y tế huyện đã và đang nâng cấp toàn diện về cơ sở vật chất kỷ thuật, trình độ chuyên khoa. Dịch bệnh được kiểm soát ngăn chận, không để phát sinh. Diện chính sách và dân nghèo đều được chăm sóc sức khỏe qua bảo hiểm y tế. Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên đã được kéo giảm, đến nay còn 1,05%, vượt 0,05% so chỉ tiêu NQ. ĐH Đảng huyện lần VIII.
* HẠN CHẾ:
- Về chăm lo đời sống: Tỉ lệ hộ XĐGN giảm mạnh nhưng một số xã hiện nay tỉ lệ hộ XĐGN vẫn còn cao như Xuân Thới Thượng, Nhị Bình, Xuân Thới Sơn, cần được tập trung hơn. Cơ sở vật chất đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao đào tạo nghề cho người lao động.
- Trong giáo dục: Việc thực hiện chủ trương của huyện sẽ phổ cập cấp III vào cuối năm 2005 còn nhiều khó khăn do tỉ lệ học sinh bỏ học bậc trung học cơ sở còn cao trên 4%, hiệu suất đào tạo trung học cơ sở chỉ đạt 76%, chất lượng giáo dục trung học cơ sở (lớp 9) còn thấp, dẫn đến bình quân hàng năm toàn huyện có khoảng 1000 em không đủ điểm chuẩn vào học cấp III, trong khi 3 trường cấp III trên địa bàn huyện thì lại thu học sinh nơi khác đủ điểm chuẩn đến học cũng tương đương khoảng từ 800 – 1000 học sinh.
- Trong y tế: Cơ sở vật chất trang thiết bị các trạm y tế còn thiếu thốn. Chất lượng khám điều trị bệnh ở phòng khám khu vực chưa đồng đều.
- Trong xây dựng đời sống văn hóa: Chất lượng hộ văn hóa đạt chuẩn cần được quan tâm hơn. Yêu cầu chống và xây lĩnh vực văn hóa cần được chú trọng hơn.
3/ NỘI CHIÙNH - AN NINH – QUỐC PHÒNG:
- ƯU ĐIỂM:
* An ninh trật tự: Luôn thực hiện tốt công tác “Bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới” theo NQ09/TW. Các phương án An ninh 2 cấp huyện, xã và cơ sở luôn được chú trọng. Đã xử lý trên 28 vụ tán phát tài liệu phản động, giải quyết ổn trên 154 vụ khiếu kiện, đình công, ngăn chận 24 vụ truyền đạo trái phép. Trong giữ gìn trật tự, đã tập trung thực hiện mục tiêu 3 giảm, trong đó đã đẩy mạnh phòng chống tội phạm, mãi dâm, ma túy, điều tra khám phá 222 vụ phạm pháp hình sự, đạt tỉ lệ 85,5% (vượt 15,5% so NQ. ĐH VIII của huyện).
* Quốc phòng: Đã chú trọng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận An ninh nhân dân, kịp thời bảo vệ huyện chặt chẽ, trong đó đã tổ chức tốt diễn tập phòng thủ hàng năm, tổ chức tốt huấn luyện hội thao từ xã – TT đến huyện. Đã đạt 100% chỉ tiêu NVQS hàng năm và đạt vượt chỉ tiêu vận động Đảng viên trẻ tham gia NVQS. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt chỉ tiêu đề ra từ 2 – 3% dân số, 10/10 xã – TT đều có bếp ăn tập trung theo NQ. ĐH Huyện Đảng bộ lần VIII.
* Đã từng bước kiện toàn, nâng chất hoạt động các ngành khối nội chính theo hướng cải cách tư pháp theo NQ08/BCT, trong đó đã tổ chức nhiều đợt phổ biến tuyên truyền luật pháp sâu rộng trong Đảng và ngoài nhân dân. Tòa án tích cực xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, mở rộng quyền tranh tụng trước tòa. Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng công tố, không có vụ việc oan sai hoặc lọt tội. Hàng năm, huyện đều tổ chức các cuộc thanh tra KTXH, góp phần đẩy mạnh công tác chống tiêu cực, tham nhũng.
- HẠN CHẾ:
- Tình hình ANCT tuy giữ vững nhưng chưa thật ổn định cơ bản. Phạm pháp hình sự có kéo giảm nhưng còn thấp, 6 tháng đầu năm 2003, chỉ kéo giảm 4,4% so chỉ tiêu phải kéo giảm 15%. Yêu cầu xây dựng xã – TT, ấp – khu phố, cơ quan có phong trào khá về ANTT chưa đạt chỉ tiêu nghị quyết (cấp xã chỉ đạt 70/90% chỉ tiêu, khối cơ quan xí nghiệp chỉ đạt 52,72%/85% chỉ tiêu).
- Cần phối hợp chặt hơn trong công tác nghiệp vụ giữa 2 lực lượng Công an – Quân sự để nắm địch tốt hơn trên địa bàn. Cần nâng chất công tác hội thao để đạt được giải cao cấp TP. Aùn tồn đọng và án chưa thi hành còn cao.
II/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ:
1/ XÂY DỰNG ĐẢNG:
- ƯU ĐIỂM:
Đã luôn lãnh đạo xây dựng Đảng vững mạnh cả 3 mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức theo NQ.TW6 (lần 2) trong đó, Huyện ủy đã chọn điểm thực hiện NQ.TW6 (2) gồm Đảng bộ xã Thới Tam Thôn (về kiện toàn bộ máy), chi bộ Văn phòng UBND huyện (về cải cách hành chính), để rút kinh nghiệm chỉ đạo công tác xây dựng Đảng diện rộng đạt nhiều kết quả khả quan. Các nghị quyết Đảng luôn được triển khai nghiêm nhặt, bình quân mỗi đợt triển khai nghị quyết có trên 98% Đảng viên tham dự. Yêu cầu báo cáo thời sự, tổ chức các ngày lễ lớn luôn được chú trọng. Huyện ủy cũng đã tăng cường chỉ đạo tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại huyện, trong đó, đã tổ chức lớp tin học A, sinh ngữ A cho cán bộ chủ chốt. Trong ½ nhiệm kỳ đầu, Huyện ủy đã ban hành 23 chương trình, đề án, kế hoạch chuyên đề để vạch định hướng cả nhiệm kỳ lãnh đạo chiều sâu trên những lĩnh vực trọng yếu.
Công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ luôn được tiến hành chặt chẽ, trong đó, đã thực hiện xong công tác quy hoạch CB diện Thành ủy quản lý, đang từng bước bố trí, đào tạo cán bộ theo hướng quy hoạch và theo hướng liên tục, kế thừa, phát triển, trong đó đã điều động, bố trí, đề bạt 68 CB vào các chức danh chủ chốt. Công tác CB nữ cũng ngày càng được chú trọng thực hiện, góp phần phát triển và nâng chất đội ngũ CB nữ trong đội ngũ CB chung toàn huyện. Công tác xây dựng Đảng cũng luôn được chăm lo nâng chất tận chi bộ cơ sở. Công tác tự phê – phê bình trong Đảng, kiểm điểm cấp ủy huyện và cơ sở hàng năm luôn được tổ chức nghiêm túc. Yêu cầu phát triển Đảng – Đoàn ở các doanh nghiệp ngoài QD đang được xúc tiến theo CT11/TU. Công tác phát triển Đảng có tập trung, đến nay đã phát triển được 171/350 Đảng viên, tỉ lệ 48,8% so chỉ tiêu cả nhiệm kỳ. Công tác kiểm tra Đảng thực hiện nhiều mặt, thường xuyên tổ chức kiểm tra TCCS Đảng cấp dưới và kiểm tra Đảng viên chấp hành theo điều lệ, kiểm tra thực hiện NQ. HU, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo Đảng viên. Trong ½ nhiệm kỳ đầu, Huyện ủy đã xem xét xử lý kỷ luật 45 CBĐV sai phạm bằng các hình thức: 21 khiển trách, 21 cảnh cáo, 3 khai trừ và đãxóa tên đưa ra khỏi Đảng 9 Đảng viên không còn thiết tha với Đảng.
Qua tập trung công tác xây dựng Đảng, toàn Huyện Đảng bộ luôn giữ vững thế ổn định chính trị, đoàn kết thống nhất nội bộ luôn được tăng cường. Sức chiến đấu chung luôn được giữ gìn và có khuynh hướng nâng lên. Năm 2001, có 34/48 TCCS Đảng đạt TSVM, 12 đơn vị khá và 2 đơn vị yếu. Năm 2002, xóa đơn vị yếu kém và có 38/48 TCCS Đảng đạt TSVM, tỉ lệ 79,17% tăng hơn 2001 là 8,34% (đạt tốt chỉ tiêu so NQ. ĐH Đảng huyện lần VIII), Đảng viên đủ tư cách năm 2002 đạt tỉ lệ 98,47%, vượt 1,47% so NQ. ĐH VIII của huyện.
- HẠN CHẾ:
- Vẫn còn một số ít Đảng viên ở khối xã – TT lo làm ăn, thiếu gương mẫu, không nhận nhiệm vụ phân công, bàng quan với thời cuộc.
- Công tác đào tạo nâng chất đội ngũ CB cần được tập trung hơn – nhất là đối với số cán bộ được quy hoạch, cán bộ ở khối phòng ban chính quyền. Chất lượng sinh hoạt Đảng tận chi bộ chân rết, công tác xây dựng Đảng ở khối ngành – nhất là công tác Đảng đối với các đơn vị ngành trực thuộc TP cần được quan tâm hơn. Xử lý kỷ luật Đảng ½ nhiệm kỳ khá lớn, cần chú trọng công tác phòng ngừa Đảng viên sai phạm.
2/ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN:
- ƯU ĐIỂM:
- Công tác cải cách hành chính theo cơ chế “1 cửa 1 dấu” đã được Huyện ủy – UBND huyện tập trung lãnh chỉ đạo. Đặc biệt, sau khi kiểm điểm thực hiện cải cách hành chính theo chủ trương Huyện ủy, từ huyện đến xã – TT đã tập trung uốn nắn, chấn chỉnh những mặt còn tồn tại, yếu kém, như: thái độ phục vụ dân tốt hơn, thực hiện đúng thời gian thụ lý hồ sơ theo các quy định mới nhất của UBND/TP.
Đã và đang kiện toàn tổ chức các phòng ban theo hướng giảm từ 13 phòng và 2 UB trực thuộc UBND huyện xuống còn 10 phòng và 1 UB trực thuộc. Có chú trọng đào tạo và đào tạo lại trên 416 lượt CB công chức theo NQ. ĐH VIII của huyện.
Hoạt động HĐND huyện – xã – TT luôn được chú trọng nâng chất, kịp thời tổ chức các kỳ họp theo quy định. Công tác giám sát, thẩm định có được tăng cường. Việc tiếp xúc cử tri duy trì tốt, đã tập hợp và phản ánh, đề nghị giải quyết kịp thời các nguyện vọng chính đáng của cử tri.
Hoạt động quản lý điều hành hiệu lực quản lý nhà nước của UBND các cấp cũng có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó đã tổ chức cưỡng chế thi hành các quyết định của UBND, thi hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ văn hóa. Thông qua thực hiện quy chế DCCS khá tốt cũng đã từng bước góp phần làm lành mạnh mối quan hệ giữa chính quyền huyện và nhân dân.
- HẠN CHẾ:
- Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực – nhất là lĩnh vực xây dựng, đất đai, quy hoạch cần được chấn chỉnh nghiêm nhặt hơn.
- Hoạt động HĐND cần nâng lên trách nhiệm của từng đại biểu do vẫn còn một bộ phận Đại biểu HĐND chưa tích cực tham gia hoạt động. Phương thức giám sát cần thiết thực, cụ thể hơn.
3/ HOẠT ĐỘNG KHỐI VẬN:
- ƯU ĐIỂM:
- Toàn Huyện Đảng bộ đã nhận thức sâu sắc NQ8b/TW về công tác vận động quần chúng. Nhiều phong trào có sự tham gia của quần chúng, trong đó, có phong trào tương thân tương trợ, phong trào đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, XĐGN, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn .v..v.. đã đạt kết quả khả quan. Các đoàn thể, MTTQ, luôn nâng chất, đổi mới phương thức hoạt động, đi sâu vào từng giới, trong đó, các đoàn thể đã phát triển 60,5% quần chúng các giới vào các tổ chức đoàn thể thích hợp. Hàng năm, hầu hết các đoàn thể, MTTQ đều đạt loại A (xuất sắc) cấp TP như NQ. ĐH VIII định hướng, trong đó LĐLĐ, Hội Phụ nữ liên tiếp dẫn đầu cụm thi đua khối ngoại thành.
- HẠN CHẾ:
- Dù có nhiều cố gắng tập trung, đưa tỉ lệ khá cao quần chúng các giới vào tổ chức nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu phải đưa từ 65% - 70% quần chúng các giới vào tổ chức, yêu cầu xây dựng 20% lực lượng nòng cốt cũng cần được quan tâm hơn.
- Hoạt động Đoàn Thanh niên chưa đạt mức xuất sắc cấp TP.
III. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CHUNG:
NHỮNG ƯU ĐIỂM CHUNG: Qua nữa nhiệm kỳ tập trung thực hiện NQ. ĐH Đảng bộ huyện lần VIII, toàn huyện đã đạt được một số kết quả tốt, trong đó, dù mới nữa nhiệm kỳ nhưng có nhiều chỉ tiêu trọng tâm đã đạt vượt so chỉ tiêu cả nhiệm kỳ như tốc độ tăng trưởng kinh tế trong sản xuất CN-TTCN, sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là con bò sữa, con heo), XĐGN, giải quyết việc làm, tỉ lệ phát triển dân số, tỉ lệ kéo giảm phạm pháp hình sự, công tác tuyển NVQS hàng năm, xây dựng TCCS Đảng TSVM, Đảng viên đủ tư cách. Một số chỉ tiêu trọng yếu khác, cũng có khả năng sẽ đạt tốt vào cuối nhiệm kỳ như chỉ tiêu bình quân thu nhập đầu người/năm, chỉ tiêu phát triển Đảng. Các mặt hoạt động lĩnh vực VHXH, ANQP có nhiều khởi sắc. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, hoạt động khối vận từng bước được nâng chất, hứa hẹn sẽ cùng nâng sức chiến đấu hoàn thành thắng lợi nghị quyết cả nhiệm kỳ VIII Huyện Đảng bộ.
NHỮNG TỒN TẠI CHUNG: Xây dựng hệ thống chính trị của huyện tương đối yên tâm nhưng trong phát triển kinh tế xã hội, huyện còn nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục tập trung liều lượng đúng mức, trong đó: Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt khá nhưng vẫn chưa thật mạnh, huyện chưa hình thành điểm công nghiệp tập trung để tạo bộ mặt mới cho huyện phát triển mạnh theo hướng CNH-HĐH. Một số công trình trọng điểm của huyện thực hiện còn chậm, cần được đẩy nhanh hơn. Chất lượng, hiệu suất đào tạo Giáo dục trung học cơ sở còn thấp, dẫn đến yêu cầu phổ cập cấp III còn nhiều khó khăn. Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu: nhà, đất, xây dựng, quy hoạch, cần được chấn chỉnh nghiêm nhặt.
PHẦN HAI
NHỮNG MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU BỔ SUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
TIẾP TỤC THỰC HIỆN TỐT NQ. ĐH ĐẢNG HUYỆN LẦN VIII
(Tháng 7/2003 – 2005)
------
I. KINH TẾ XÃ HỘI:
- MỤC TIÊU: Vẫn giữ theo NQ. ĐH Đảng huyện lần VIII, trong đó, tiếp tục ra sức phấn đấu đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu kinh tế “Công – Nông – Thương mại – Dịch vụ” đã được xác định, không ngừng đưa huyện phát triển nhanh, vững chắc trong sự nghiệp đổi mới, CNH – HĐH đất nước.
- NHIỆM VỤ:
1/ KINH TẾ:
+ Sản xuất CN-TTCN: Năm 2002, giá trị tổng sản lượng CN-TTCN đã đạt 309,5 tỉ/339 tỉ đồng chỉ tiêu cả nhiệm kỳ. Do đó, để phù hợp thực tế và sức phát triển của huyện trong nữa nhiệm kỳ còn lại, điều chỉnh chỉ tiêu phấn đấu giá trị tổng sản lượng sản xuất CN-TTCN đến 2005 đạt 560 tỉ đồng (thay vì 339 tỉ đồng theo NQ. ĐH VIII của huyện), tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2001 – 2005 là 23,75% (thay vì 12,45% theo NQ. ĐH VIII của huyện).
+ Sản xuất nông nghiệp: Vẫn tiếp tục xác định 3 cây chính: lúa, rau, cây ăn trái, cây phụ là hoa kiểng, chú trọng sản xuất cây con giống, chế biến nông sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý theo quá trình đô thị hóa. Trong chăn nuôi, con chủ lực vẫn là bò sữa và con heo theo NQ. ĐH VIII của huyện. Để phù hợp, điều chỉnh chỉ tiêu phấn đấu phát triển đàn bò sữa đến 2005 là 12.000 con (thay vì từ 6000 đến 7500 con theo NQ. ĐH VIII của huyện), phát triển đàn heo đến 2005 là 30.000 con (thay vì từ 14.300 đến 22.000 con theo NQ. ĐH VIII của huyện)
+ Thương mại – Dịch vụ – Du lịch: Tiếp tục thực hiện theo định hướng đặt ra trong NQ. ĐH VIII của huyện.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các công trình trọng điểm:
Tập trung thực hiện theo định hướng NQ. ĐH VIII của huyện, trong đó chú trọng sắp xếp thứ tự ưu tiên, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng và bổ sung xây dựng 3 trường cấp 3. Đối với các công trình trọng điểm, quan điểm chung là phấn đấu giữ nguyên thực hiện 9 công trình trọng điểm không điều chỉnh như đã xác định trong NQ.ĐH VIII của huyện, chỉ tăng cường thêm biện pháp thực hiện, trong đó ưu tiên cho các công trình khu di tích Ngã 3 Giồng, nghĩa trang lịêt sĩ huyện, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Nhà thiếu nhi và khu vui chơi thanh thiếu niên. Các công trình trọng điểm khác, từng bước xác định bước đi cụ thể để thực hiện.
+ Trong yêu cầu phát huy các thành phần kinh tế, tiếp tục sắp xếp theo hướng chỉ còn 1 DNNN duy nhất của huyện là công ty Công ích, nâng cao hiệu quả các công ty Cổ phần có vốn nhà nước, nâng chất mở rộng các hình thức kinh tế tập thể bao gồm hợp tác xã, tổ hợp tác, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển đúng hướng, trong đó sẽ nâng từ 2 tổ hợp tác để phát triển thành 2 HTX bò sữa và rau sạch ở xã điểm Xuân Thới Thượng.
- NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI:
Ngoài những giải pháp đặt ra trong NQ. ĐH VIII của huyện, bổ sung thêm một số giải pháp mới để thúc đẩy kinh tế huyện phát triển gồm:
+ Bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Hóc Môn giai đoạn 2000 – 2010 cho phù hợp phát triển kinh tế hiện nay – nhất là bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp (đón nhận phát triển cụm công nghiệp tây bắc Hóc Môn – Củ Chi của TP), công nghiệp dân cư và quy hoạch sử dụng đất phát triển nông nghiệp. Soát xét chặt toàn bộ cơ sở nhà xưởng công, đất công để quản lý chặt, xử lý phù hợp, tạo thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế xã hội huyện.
+ Kết hợp kêu gọi đầu tư với hổ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư. Trong cấp phép sản xuất kinh doanh, ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất CN-TTCN để giải quyết tối đa lao động có việc làm và khống chế phát triển các ngành nghề kinh doanh nhạy cảm để góp phần làm trong sạch môi trường sống, hạn chế tệ nạn XH phát sinh.
+ Tập trung xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý, nối mạng thông tin theo 2 hệ thống Đảng, chính quyền từ huyện đến xã – TT, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo, điều hành, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển đúng tầm hơn.
+ Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước từ huyện đến cơ sở, nhất là ở các lĩnh vực xây dựng, nhà, đất, quy hoạch. Năng động, nhạy bén thúc đẩy thực hiện nhanh các dự án đã được TP phê duyệt.
+ Bám sát các sở ngành TP để thực hiện nhanh, tốt nhất chủ trương kết luận chỉ đạo của Thường vụ Thành ủy – UBND Thành phố về giải quyết những kiến nghị của huyện năm 2003.
2/ VĂN HÓA XÃ HỘI:
- Trong chăm lo đời sống: Tiếp tục phấn đấu theo định hướng NQ. ĐH VIII của huyện, không ngừng góp phần kéo giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Về thực hiện chương trình XĐGN, điều chỉnh phấn đấu đến cuối năm 2003, huyện xóa cơ bản không còn hộ XĐGN để sẵn sàng tiếp nhận chuẩn nghèo mới của TP vào năm 2004 (thay vì đến cuối năm 2005 còn 5% hộ XĐGN theo NQ. ĐH VIII của huyện).
- Trong hoạt động VHXH bao gồm giáo dục, y tế, VHTT – TDTT, yêu cầu chống và xây trên lĩnh vực văn hóa: tiếp tục tập trung thực hiện các yêu cầu đặt ra trong NQ. ĐH VIII của huyện. Đặc biệt chú trọng chăm lo đúng mức công tác giáo dục, trong đó, bổ sung chỉ tiêu đến 2005, phấn đấu đạt phổ cập bậc trung học ở Thị Trấn và các xã đô thị hóa theo đề án 01/HU để đến 2007 huyện hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục phổ thông theo chủ trương chung TP.
Chú trọng đúng mức chất lượng hộ gia đình được công nhận đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, khu phố đạt chuẩn văn hóa do trên thực tế chất lượng hộ gia đình văn hóa, khu phố văn hóa cần được quan tâm thêm. Bổ sung đẩy mạnh phát triển sự nghiệp TDTT theo CT 17/TW.
- NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI:
- Trong thực hiện chương trình XĐGN, chú trọng đầu tư cho các xã còn tỉ lệ hộ XĐGN cao như Xuân Thới Thượng, Nhị Bình, Xuân Thới Sơn. Tập trung huy động mọi nguồn vốn, hổ trợ nhân dân đến 2005, xóa nhà tranh tre, nứa lá (nhà tạm bợ) theo hướng càng xóa nhà tranh tre, nứa lá, càng nhanh càng tốt.
- Trong công tác phổ cập giáo dục bậc trung học: Tận dụng mọi nguồn lực, ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng mở rộng trường lớp theo quy hoạch, chú trọng xây dựng mới 3 trường cấp III như đã xác định, trước mắt mở rộng Trung tâm giáo dục thường xuyên để đáp ứng ngay cho học sinh vào học cấp III năm học 2003 – 2004. Song song, tập trung nâng cao đúng mức chất lượng giáo dục và hiệu suất đào tạo trung học cơ sở nhất là nâng cao chất lượng giáo dục lớp 9 để hầu hết học sinh bậc trung học cơ sở đủ điều kiện vào học lớp 10 ở các trường cấp III trên địa bàn huyện. Bổ sung đủ cán bộ lãnh đạo phòng Giáo dục để có điều kiện chỉ đạo sâu yêu cầu nâng chất giáo dục – nhất là nâng chất giáo dục cấp II.
3/ AN NINH – QUỐC PHÒNG – NỘI CHÍNH:
Tiếp tục thực hiện theo định hướng đặt ra trong NQ. ĐH VIII của huyện. Chú trọng thực hiện tốt gìn giữ ANCT – trật tự ATXH trong mọi tình huống, phấn đấu xây dựng hàng năm đạt chỉ tiêu có 90% xã – ấp – khu phố và 85% cơ quan xí nghiệp có phong trào khá về an ninh trật tự. Bổ sung chỉ tiêu kéo giảm 15% phạm pháp hình sự và phấn đấu xây dựng xã – TT không còn ma túy, mại dâm theo chủ trương gần đây của TP. Không ngừng nâng chất công tác quân sự địa phương, chú trọng công tác phòng thủ, diễn tập phòng thủ, công tác hội thao, huấn luyện, trong đó, tập trung phấn đấu đạt giải cao trong hội thao quốc phòng TP. Các ngành khối nội chính tiếp tục tăng cường hoạt động theo định hướng cải cách công tác tư pháp theo NQ08/BCT, trong đó, chú trọng giải quyết xét xử án tồn đọng và đẩy mạnh hơn công tác thi hành án.
II. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG:
1/ Xây dựng Đảng: Tập trung thực hiện các yêu cầu, chỉ tiêu đặt ra trong NQ. ĐH VIII của huyện, trong đó, tiếp tục tập trung thực hiện tốt NQ.TW 6 (lần 2) về xây dựng chỉnh đốn Đảng, phấn đấu đạt tốt chỉ tiêu hàng năm có 80% TCCS Đảng TSVM, trên 97% Đảng viên đủ tư cách, hạn chế Đảng viên không đủ tư cách, đẩy mạnh phát triển Đảng, đạt 350 Đảng viên mới cả nhiệm kỳ và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ dài hạn, luân chuyển cán bộ bộ theo chủ trương chung. Bổ sung yêu cầu phấn đấu đạt chỉ tiêu phát triển Đảng, Đoàn Thanh niên, Công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài QD theo chỉ thị 11/TU và đưa công tác phát triển Đảng trong số thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự vào nề nếp, góp phần đưa việc tuyển chọn Đảng viên còn độ tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự nhập ngũ vào quân đội hàng năm đạt tốt chỉ tiêu trên giao. Bổ sung chủ trương tăng cường xây dựng hệ thống chính trị xã – TT vững mạnh theo tinh thần NQ. TW5 (khóa IX), trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã – TT, ấp – khu phố. Tăng cường nâng chất cán bộ trưởng, phó, chuyên viên các phòng ban huyện tham mưu về quản lý kinh tế, quản lý đô thị (tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại) để đội ngũ cán bộ huyện đủ sức đảm đương nhiệm vụ tương ứng sự phát triển và chuyển đổi chung của huyện trong tình hình mới.
- GIẢI PHÁP MỚI: Thành lập tổ công tác ngoài quốc doanh với 3 chuyên trách trực thuộc Huyện ủy (biên chế trực thuộc Ban TC. HU) để có đủ điều kiện chăm lo công tác phát triển tổ chức Đảng – Đoàn Thanh niên ở các doanh nghiệp ngoài QD.
2/ Xây dựng chính quyền:
Phấn đấu thực hiện tốt yêu cầu xây dựng bộ máy Nhà nước huyện TSVM, đủ sức quản lý nhà nước trên địa bàn huyện ngang tầm nhiệm vụ mới như NQ. ĐH VIII của huyện đã định hướng, trong đó, đặc biệt chú trọng thực hiện tốt cải cách hành chính, chấn chỉnh nghiêm nhặt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực xây dựng, nhà, đất, quy hoạch, nâng cao trách nhiệm điều hành, tham mưu của các phòng ban chính quyền và giữa các phòng ban phải thực hiện tốt sự phối hợp liên thông với nhau để luôn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn huyện. Bổ sung chủ trương tổ chức tốt bầu cử HĐND các cấp nhất là tổ chức thắng lợi bầu cử HĐND huyện, xã – TT nhiệm kỳ mới vào năm 2004.
3/ Hoạt động khối vận:
Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, nâng chất hoạt động các đoàn thể – MTTQ theo NQ. ĐH VIII của huyện, trong đó, có kế hoạch cụ thể, tiếp tục ra sức phấn đấu đạt tốt chỉ tiêu đưa 65 – 70% quần chúng các giới vào đoàn thể thích hợp, xây dựng từ 20 – 30% quần chúng nòng cốt ở các lĩnh vực xung yếu. Phấn đấu các đoàn thể, MTTQcủa huyện luôn đạt loại A cấp TP – nhất là Đoàn Thanh niên. Bổ sung chủ trương: Chăm lo phát triển tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên, Công Đoàn ở các doanh nghiệp ngoài QD theo CT11/TU. Chú trọng công tác vận động quần chúng ở các cơ quan khối chính quyền – nhất là đối với các cơ quan trực tiếp liên hệ nhân dân.
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ CẤP TRÊN:
Để giúp Huyện ủy Hóc Môn lãnh đạo thực hiện thắng lợi NQ. ĐH Đảng huyện lần VIII, Hóc Môn xin kiến nghị:
1/ Kiến nghị TP hàng năm giao vốn đầu tư xây dựng cơ bản nên giao ngay từ đầu năm để tạo điều kiện cho huyện bố trí cân đối vốn và ưu tiên thực hiện các công trình trọng điểm được liên tục. Có quy định tháo gỡ cho huyện trong việc tạo quỹ đất xây dựng các công trình.
2/ Kiến nghị TP tiếp tục quan tâm xem xét điều chỉnh nâng lên mức trợ cấp chung cho mỗi ấp – khu phố hàng tháng, do hiện nay chế độ bồi dưỡng chung 500.000đ/1 ấp – khu phố là quá thấp, không hợp lý, không kích thích được hoạt động hệ thống chính trị ở cấp ấp.
TM. BAN CHẤP HÀNH HUYỆN ĐẢNG BỘ NK VIII