Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024

Báo cáo tình hình và nhiệm vụ tại Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ huyện Hóc Môn

(Do đ/c Nguyễn Chí Nam – Phó Bí thư Huyện ủy trình bày)

Hơn 3 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hóc Môn đã cùng cả nước và Thành phố trải qua một thời kỳ cao điểm của sự nỗ lực phấn đấu. Đây là chặng đường đầy khó khăn, thử thách, có lúc thật căng thẳng, bức bách, đồng thời cũng là giai đoạn diễn ra nhiều sự kiện chính trị sôi động, tạo nên những chuyển biến to lớn trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, thay đổi dần cơ chế mới theo tinh thần các Nghị quyết 6, 7, 8 Trung ương, Nghị quyết 31 Bộ Chính trị, Nghị quyết 11 Thành ủy.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần V, các Nghị quyết tiếp theo của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thường vụ Thành ủy; Toàn Đảng bộ đã tập trung tháo gỡ khó khăn, chú trọng khơi dậy mọi nguồn tiềm năng địa phương, phấn đấu thực hiện những mục tiêu do Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện lần III đề ra.

Qua nghiên cứu kết quả Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 27, tiếp xúc các dự thảo Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc và Đại hội Đảng Thành phố lần này, toàn Huyện Đảng bộ đã tiếp thu nhiều quan điểm mới, mở rộng tầm nhìn chiến lược, thấy sâu sắc hơn tình hình Huyện nằm trong bối cảnh chung. Từ đó, càng xác định rõ hơn cơ cấu kinh tế địa phương để dự đoán bổ sung những mục tiêu, phương hướng cần tập trung phấn đấu trong thời gian tới.

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN III

VỀ SẢN XUẤT

Xác định nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Huyện là xây dựng vành đai “nông sản thực phẩm” của Thành phố, ba năm qua, sản xuất nông nghiệp được tiếp tục chăm sóc, định hình dần 3 vùng chuyên canh chính: lúa, rau, cây công nghiệp ngắn ngày. Huyện đã phát động phong trào thâm canh tăng vụ, mở rộng vòng quay của đất từ 1,5 đến 1,8 lần trên hầu hết diện tích đất canh tác, chuyển lúa sang màu ở những nơi năng suất quá thấp. Để thúc đẩy sản xuất, ngoài việc nhân đại trà giống mới cho năng suất cao và có khả năng kháng phèn, khâu thủy lọi được chú trọng thực hiện như công trình Tân Hiệp, kinh tiêu liên xã và trạm bơm nâng cấp Xuân Thới Thượng, tu chỉnh các trạm bơm điện, hệ thống giếng công nghiệp, bán công nghiệp và tập trung phát động phong trào Nhà nước, nhân dân cùng làm, trong thời gian ngắn hạn hoàn thành cơ bản công trình điện với 73km trung thế, 32km hạ thế để phục vụ sản xuất.

Dù có cố gắng, song do nhiều khó khăn tác động, một phần do thời tiết khác thường, cơ chế giá còn nhiều bất hợp lý chậm tháo gỡ sửa đổi, Huyện ủy cũng chưa có biện pháp kiên quyết chỉ đạo các ngành chức năng ưu tiên phục vụ sản xuất nông nghiệp (trong đó khâu thủy lợi, xí nghiệp Cơ khí, Trạm máy kéo chưa thật sự phát huy hết hiệu quả phục vụ) một phần cũng do các chỉ tiêu Đại hội III đề ra cao, chưa sát thực tiễn, nên năng suất, sản lượng diện tích lúa, rau, chỉ tiêu chăn nuôi đều chưa đạt so nghị quyết nhiệm kỳ.

* Vùng lúa:

- Phát triển cao nhất vào năm 1983 với diện tích 8.747ha, bằng 91% kế hoạch. Năm 1985, 8.313ha, đạt 93,24% kế hoạch.

- Về sản lượng: năm 1984 đạt cao hất 26.824 tấn, nam 1985 đạt 23.567/29.428 tấn kế hoạch.

- Năng suất năm 1985 đạt bình quân từ 6 – 7 tấn/ha/năm, trong khi chỉ tiêu nghị quyết nhiệm kỳ đặt ra phải đạt từ 8 – 10 tấn/ha/năm.

* Vùng rau:

- Khó khăn có tính chất gay gắt hơn, khuynh hướng ngày càng bó hẹp không phát triển được. Tổng sản lượng năm 1985 đạt 55.726 tấn, bằng 62,5% so nghị quyết đại hội, giảm 13.882 tấn so 1984.

* Vùng cây công nghịep ngắn ngày:

Được quy hoạch theo từng vùng chuyên canh tập trung: mía ở 3 xã ven song, đậu phộng ở Xuân Thới Thượng và các xã lân cận, thuốc lá và trúc ở Đông Thạnh (trong đó đã hình thành trại trúc quốc doanh, trồng được 23ha). Trong hướng phát triển cây công nghiệp, Huyện xác định phải ưu tiên đầu tư, để vừa có hàng phục vụ cho xuất khẩu, vừa có nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dung tại chỗ. Mía và cây đậu phộng được xác định là hai cây chiến lược, nhưng do những khó khăn về điện, nước kéo dài nên đậu phộng diện tích phát triển chậm, năm 1985 là năm có diện tích cao nhất cũng chỉ mới đạt 707 ha (so chỉ tiêu nghị quyết 2.000 ha đạt rất thấp). Cây mía do cơ chế giá rang buộc: mọi đầu tư cho cây mía như không có, trong khi thu mua phải tuân thủ theo khung giá thành phố. Từ đó, một số diện tích mía bị phá, chuyển trồng lúa, hoa màu khác; Diện tích mía năm 1984: 1.242ha giảm còn 930ha năm 1985, do đã tập trung chỉ đạo, trong 9 tháng đầu năm 1986, Huyện có “cứu nguy” được vùng mía, nhưng đến nay cũng chỉ đạt 1.100ha.

Tình hình chăn nuôi phát triển mạnh vào năm 1984 với tổng số đầu heo toàn Huyện 24.000 con, năm 1985 do tác động về giá cả, thức ăn gia súc nên đầu heo đã giảm, chỉ còn 21.027 con, so chỉ tiêu nghị quyết, đã phát triển thêm 200 bò sữa ở các xã ven sông. Nuôi tôm, cá nước lợ có thực hiện nhưng hiệu quả không đáng kể.

Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhiều cố gắng, giá trị tổng sản lượng hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Ngành công nghiệp quốc doanh trước hoạt động còn yếu, có nơi ngưng hoạt động vì thiếu nguyên liệu sản xuất bấp bênh mang nặng tư tưởng ỷ lại cấp trên. Những đổi mới về quản lý kinh tế qua các Nghị quyết 6, 7, 8 của Trung ương (khóa V) đã tạo điều kiện cho công nghiệp quốc doanh phát triển, xóa bỏ bao cấp đi vào hạch toán kinh tế có hiệu quả. Xí nghiệp quốc doanh Nước đá là một điển hình trong việc tự chủ động vật tư, nhiên liệu, đảm bảo kế hoạch sản xuất, giảm bớt các chi phí bất hợp lý để hạ giá thành sản phẩm. Riêng xí nghiệp Đường vẫn chưa chuyển động mới, sản xuất còn phụ thuộc vào nguyên liệu phải tự chạy nên không ồn định. Khối tiểu thủ công nghiệp chiếm giá trị sản lượng cao, nhất là ngành Dệt với trên 2.600 máy dệt các loại, ngành Mành trúc, chiếu cói, đan giỏ trạc phát triển mạnh, vừa phục vụ tiêu dùng, vừa tham gia xuất khẩu. Mặt hạn chế của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là chưa thật chủ động tạo nguồn nguyên liệu vật tư để ổn định sản xuất, công ngiệp quốc doanh chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, vật tư nguyên liệu Huyện chưa hỗ trợ theo kế hoạch hằng năm để giúp cho các xí ngghiệp có điều kiện hoạt động tốt. Khối tiểu thủ công nghiệp tuy chiếm giá trị cao nhưng chỉ thuần gia công, không phát huy hết năng suất máy móc, giá gia công chậm cải tiến phù hợp với tình hình thực tế, định mức điện quá thấp, nguyên liệu không ổn định đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống xã viên.

TÌNH HÌNH CẢI TẠO XHCN – XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Trong nông nghiệp, Nghị quyết Đại hội III đề ra đến năm 1985, Huyện hoàn thành cơ bản cải tạo (với 08 hợp tác xã, 249 tập đoàn sản xuất) tuy chỉ tiêu không lớn nhưng đây là mối quan tâm lớn của Đảng bộ, vì lúc ấy công tác cải tạo nông nghiệp của Huyện còn thấp mới đạt 12,2% diện tích tập thể hóa dưới hình thức tập đoàn sản xuất và tổ đoàn kết sản xuất, chưa có hợp tác xã.

Qua tập trung chỉ đạo, tháng 10/1983, Huyện hoàn than công tác điều tra ruộng đất, điều chỉnh trên 900ha chia cấp cho trên 1.700 hộ chính sách, không ruộng hoặc thiếu ruộng và công bố hoàn thành cơ bản hợp tác hóa nông nghiệp cuối năm 1984. Đến cuối năm 1985 đã có 93% hộ nông nghiệp, 93,5% diện tích vào tập thể hóa, hình thành 30 hợp tác xã, 3 tập đoàn sản xuất với 14/15 xã hoàn thành cơ bản, phân loại có 10 hợp tác xã khá, 15 hợp tác xã trung bình, 05 hợp tác xã còn yếu.

Trong quá trình cải tạo, các xã đã và đang định hình dần bước đi khá vững chắc trong mở rộng kinh tế nông nghiệp. Xu thế đi lên của các xã An Phú Đông, Thạnh Lộc, Tân Thới Hiệp, Tân Xuân và thành tựu của các HTX “làm ăn được” như Xuân Thới Sơn 1, Tân Hiệp 1, Tân Hiệp 2, Thới Thành, Xuân Lộc v.v… đã chứng minh điều đó. Về cơ sở vật chất: có 19 HTX đã xây dựng được sân phơi, nhà kho, trụ sở làm việc.

Phong trào cải tạo nông nghiệp có phát triển mạnh nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm, va vấp; dù chỉ có 3 HTX 2/9 Xuân Thới Thượng, Tân Hiệp 1, Dân Thành (Nhị Bình) từ cá thể lên thẳng HTX, số còn lại đã phát triển theo phương châm tập đượt từ thấp đến cao (từ tập đoàn sản xuất lên HTX) nhưng nhìn chung chất lượng và hiệu quả cải tạo nông nghiệp còn thấp, có nơi chưa được, cải tạo chưa thật sự thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cơ cấu vào HTX nông nghiệp cơ bản đã phát huy tác dụng, nhưng chưa phối họp chặt giữa lãnh đạo tại chỗ và quản lý chuyên ngành nên có nơi hoạt động còn tùy tiện không quản được, một số HTX nông nghiệp nghiêng lệch sang kinh doanh đơn thuần, lơi chức năng sản suất. Tình trạng khoán trắng còn phổ biến. Gần đây, Huyện ủy đã tiến hành kiểm tra nắm lại thực chất phong trào hợp tác hóa để có hướng kiện toàn nâng chất, thì con số chính xác chỉ còn 61% hộ, 67% diện tích vào tập thể hóa.

Nguyên nhân còn yếu kém, về khách quan do khó khăn chung cả nước từ sau đổi tiền đến nay tác động và do khả năng của Huyện có mức độ nên lượng tuy phát triển nhưng muốn nâng chất thì phải có thời gian. Về chủ quan, do Huyện, xã và Ban Chủ nhiệm các HTX đều chưa đặt nặng tư tưởng chỉ đạo đầu tư chiều sâu để tái sản xuất mở rộng; Đội ngũ cán bộ trong các HTX, tập đoàn sản xuất tuy có được đào tạo, bồi dưỡng nhưng khả năng vẫn còn yếu chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển như không quản lý hết lao dộng và diện tích tập thể hóa ban đầu, đồng thời về cơ chế tổ chức, Huyện cũng chưa quy định rõ cơ quan nào quản lý, chỉ đạo toàn diện HTX nông nghiệp, nên sự phối hợp giữa các ngành chức năng như Ban Cải tạo nông nghiệp và Phòng Nông nghiệp, giữa Huyện và xã chưa chặt chẽ, các HTX nông nghiệp vì vậy phát triển chưa được đồng đều.

* Trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: đã cơ bản cải tạo xong các cơ sở xay xát lò đường, bọng dầu, cưa xẻ gỗ… đưa các xí nghiệp quốc doanh, hợp doanh, cơ cấu vào HTX nông nghiệp hoặc làm vệ tinh cho công nghiệp quốc doanh, không còn dạng cá thể.

Ngành tiểu thủ công nghiệp sắp xếp cải tạo xong với 40 HTX, 46 tổ sản xuất, trong đó có 3 HTX bậc cao, thu hút trên 9.000 lao động.

* Đối với thương nghiệp: Các hộ kinh doanh A, B được tổ chức đưa vào các cửa hang hợp tác kinh doanh do thương nghiệp quốc doanh và HTX quản lý, toàn Huyện có trên 60 cửa hang hợp tác kinh doanh các loại, riêng khoảng 3.000 hộ C, Huyện đã phân cấp cho xã quản lý. Hình thức kinh tế quá độ này đã thu hút đông đảo tư thương, tiểu thương góp vốn làm ăn với Nhà nước.

Tuy nhiên, chất lượng cải tạo công thương nghiệp vẫn còn yếu, nhất là hợp tác kinh doanh, đại lý còn nặng hình thức, tạo kẻ hỡ cho tư thương “núp bóng” Nhà nước để đầu tư, trục lợi làm giàu, phát sinh them những tiêu cực ngoài xã hội lẫn cả trong nội bộ, cần tập trung chấn chỉnh nhanh.

Đối với công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tính chất tập thể hóa tư liệu sản xuất chưa cao, trừ các cơ sở được đưa vào quốc doanh và xí nghiệp đời sống hoạt động khá tốt; Số còn lại qua cải tạo, có hiện tượng phát triển chưa đúng hướng; Cải tạo cơ bản xong nhưng Huyện chưa quản chặt được sản phẩm, hộ cá thể ngày càng giảm nhưng sản phẩm xã hội không tăng như ép dầu, mía đường, kết tinh đường.

PHÂN PHỐI LƯU THÔNG

Vẫn được xác định là mặt trận nóng bỏng, gay gắt, biểu hiện quan điểm đấu tranh quyết liệt giữa hai con đường. Trong điều kiện một Huyện còn nghèo, giữa “cung”“cầu” còn mất cân đối lớn, hang hóa sản xuất ra không đủ đáp ứng cho yêu cầu tiêu dung, thương nghiệp XHCN gặp nhiều khó khăn trong thu mua nắm nguồn hàng đáp ứng yêu cầu phục vụ cán bộ nhân viên và nhân dân; Các công ty ngành hàng đã cố gắng mở rộng liên kết kinh tế trao đổi hàng hóa về phục vụ; Không trông chờ ỷ lại hàng cấp II, Công ty Tổng hợp bán lẻ. Công ty Nông sản thực phẩm, HTX mua bán là những đơn vị có nhiều cố gắng trong công tác thu mua, phục vụ. Đặc biệt, ngành HTX mua bán đã xác định được vai trò phục vụ bữa ăn thiết yếu hàng ngày cho hộ dân, mở rộng quan hệ hợp đồng trao đổi hàng hóa về phục vụ xã vien, hoạt động tốt như HTX mua bán xã Đông Thạnh, An Phú Đông, Nhị Bình, Tân Thới Hiệp…

Mặt yếu của thương nghiệp XHCN là chưa làm chủ được thị trường, chỉ tiêu dành chủ động từ 60 – 70% khối lượng hàng hóa bán lẻ có lúc đạt nhưng chưa căn cơ (chỉ đảm bảo trong những ngày lễ, tết) hang hóa tuy có khơi tăng nhưng vẫn còn nghèo về chủng loại. Thương nghiệp chưa chú trọng đầu tư sản xuất, còn nặng kinh doanh đơn thuần, chạy theo chênh lệch giá, chưa chú trọng thu mua hang địa phương, việc quản lý giá không nghiêm, nhất là ở các đại lý và cửa hang hợp tác kinh doanh. Một số HTX mua bán chưa gắn chặt theo lãnh đạo Cấp ủy tại chỗ, nên chưa mở rộng điểm bán phục vụ các nơi xa theo Nghị quyết từng địa phương, nguyên nhân tuy có thường xuyên lãnh chỉ đạo không thả nổi, nhưng thời gian sau đổi tiền, ảnh hưởng theo diễn biến phức tạp chung, Huyện đã buông lỏng chuyên chính vô sản trên mặt trận lưu thông phân phối, chưa chủ động áp dụng những biện pháp mạnh như kiên quyết xử lý thích đáng các trường hợp tiêu cực trong kinh doanh.

Hoạt động cung ứng hàng xuất khẩu vẫn được khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn, đã từng bước phát huy được thế mạnh và góp phần tăng thu ngân sách cho Huyện liên tục hoàn thành kim ngạch xuất khẩu, năm sau cao hơn năm trước, từng bước có đáp ứng theo yêu cầu phục vụ sản xuất, xây dựng cơ bản và tiêu dung, là đơn vị có khoản nộp ngân sách lớn nhất trong tổng thu kinh tế quốc doanh của Huyện. Tuy nhiên, việc đầu tư tạo chân hang xuất khẩu tại chỗ còn yếu, kéo dài một thời gian từ ngày thành lập đến cuối 1984, hoạt động cung ứng hang xuất khẩu phần lớn dựa vào nguồn hang đối lưu, trao đổi với các tỉnh bạn, hang nhập chưa chú trọng chủng loại phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dung vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hang nhập. Năm 1985: Công ty cung ứng xuất khẩu đã có nhiều cố gắng, khai thác mọi tiềm năng sẵn có, mở rộng các cơ sở chế biến, sơ chế hàng xuất khẩu, đầu tư sản xuất đậu phộng được 347ha (tăng 257ha so với năm 1984).

* Các ngành Tài chính, Ngân hang đã có bước chuyển biến đáng kể trong công tác đầu tư vốn theo các yêu cầu của Huyện. Ba năm qua, Huyện cố gắng cân đối được 1 phần ngân sách (phần lớn phải đưa vào trợ cấp của Thành phố, chiếm từ 60 – 70% trong tổng số thu hàng năm). Với mục tiêu phấn đấu cân đối thu chi, Huyện phát động phong trào tự lực, không trông chờ cấp trên, hiện có 9/15 xã tự cân đối được 1 phần ngân sách, Đông Hưng Thuận và An Phú Đông là hai đơn vị khá nhất, trong đó liên tục nhiều năm: Đông Hưng Thuận là đơn vị dẫn đầu trong tự cân đối ngân sách. Mặc dù ngân sách khó khăn, nhưng Huyện đã chủ động giải quyết các yêu cầu chi trọng yếu cho cơ sở, các ngành sản xuất kinh doanh đã cố gắng tự chi thay ngân sách như Xí nghiệp Nước đá, Cơ khí, Xây dựng và sửa chữa. Thuế công thương nghiệp thu hang năm đều đạt và vượt kế hoạch, tuy nhiên, việc thu thuế ở một số cơ sở xí nghiệp đời sống, hợp doanh, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp chưa hợp lý đôi chỗ đã làm cản trở sản xuất. Thuế nông nghiệp các năm qua đạt thấp, phần lớn do nợ tồn đọng các năm cũ quá nhiều. Năm 1985 là năm đầu đạt tỷ lệ cao 87, 84% được Thành phố công nhận đạt chỉ tiêu. Hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua có nhiều tiêu cực trong đầu tư cho vay, đã được Huyện tập trung chấn chỉnh. Gần đây, đã có nhiều cố gắng ưu tiên đầu tư tiền mặt cho các yêu cầu chi trọng tâm, cải tiến công tác lưu thong tiền mặt để tăng vòng quay, phát huy hiệu quả đồng vốn. Tuy nhiên, do những yếu tố về giá cả tác động, nên tiền mặt bội chi cao, Ngân hang chưa chủ động điều tiết theo từng yêu cầu thích hợp và đôi lúc chưa bám chặt những yêu cầu trọng tâm theo chỉ đạo của Huyện ủy để đầu tư tháo gỡ sản xuất. Các đơn vị sản xuất kinh doanh chưa chấp hành nghiêm chế độ nộp tiền, sử dụng, tồn quỹ vượt định mức và tọa chi lớn làm cho tiền mặt càng them khó khăn. HTX Tín dụng đã xây dựng xong 15/15 xã - thị trấn, bước đầu đã phát hy được tác dụng hỗ trợ sản xuất kinh tế gia đình, chống cho vay nặng lãi ở nông thôn, nhưng so yêu cầu vẫn chưa đủ sức, vốn cổ phần còn thấp, vòng quay chậm, chưa đáp ứng nhu cầu cho vay, cải thiện đời sống.

VỚI YÊU CẦU ĐỔI MỚI BỘ MẶT NÔNG THÔN

Công tác xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu điện, đã có nhiều cố gắng và đạt những thành tựu đáng kể. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều công trình trong và ngòai kế họach được khởi công xây dựng và đưa vào phục vụ sản xuất, đời sống. Năm 1985, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng gấp 7,5 lần so với năm 1984, nhiều công trình được tập trung xây dựng để chào mừng 10 năm giải phóng: Chỉ trong thời gian ngắn đã xây dựng mới hoàn chỉnh chợ Hóc Môn (bằng vốn của Huyện), hang chục công trình xây dựng cửa hang, tổng kho chứa (do vốn ủy thác Sở Thương nghiệp) được xây dựng hoàn thành cơ bản công trình trong kế hoạch như sửa chữa bệnh viện, 119 nhà chính sách, Xưởng giấy, trại heo, nhà hát Huyện cũng đã hoàn thành phần bao che, đang trang trí nội thất. Đặc biệt, công trình 40 phòng học sau đợt tự phê, phê bình, được Huyện ủy chỉ đạo tập trung xây dựng hoàn thành chỉ tiêu trước khi vào năm học mới, đến nay các phòng học đã được xây dựng xong và đưa vào sử dụng. Các công trình khác như chợ Bà Điểm, Bầu Nai, trạm xá, nhà trẻ được các xã đầu tư thi công với tiến độ nhanh. 19 HTX nông nghiệp đã xây dựng trụ sở làm việc, nhà kho, sân phơi, xã An Phú Đông,Thạnh Lộc, Đông Thạnh, Tân Thới Hiệp xây dựng mới trụ sở Ủy ban và các công trình phúc lợi khác.

Mặc dù đạt những thành quả tốt, công tác xây dựng cơ bản vẫn nhiều thiếu sót, một số công trình không hoàn thành kế hoạch theo thời gian quy định, vật tư tiền vốn khó khăn, nhưng không tập trung cho những công trình trọng điểm, đầu tư tràn lan khiến cho công trình nào cũng thiếu hụt, dở dang. Ban Quản lý công trình chưa tính toán để đầu tư có hiệu quả trong từng hạng mục công trình.

Giao thông vận tải thực hiện khá tốt kế hoạch hàng năm đã hoàn thành khâu cải tạo, tổ chức các đầu xe cơ giới, thô sơ với dạng một xí nghiệp công tư hợp doanh và 16 HTX vận tải, không còn lực lượng tư nhân. Gắn theo các công trình xây dựng cơ bản, một số cầu đường nông thôn được nâng cấp, tu sửa, trong đó các công trình hoàn chỉnh như cầu Rạch Gia, Chủ Tự, cầu 19/5, cầu Trường Đại, mở rộng đường Bà Triệu. Mặt yếu do công tác giáo dục chưa sâu, nên một số tài xế tác phong phục vụ chưa tốt, còn gây phiền hà nhân dân, duy tu, bảo dưỡng cầu đường chưa chú trọng chất lượng, một số công trình mới dặm vá đã hư hỏng.

Đã xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới hữu tuyến toàn Huyện, 15/15 xã, thị trấn đều có điện thoại và xây dựng mới hai Trạm bưu điện khu vực; Do tổng đài quá cũ, nên mạng lưới điện thoại nội Huyện và trung kế về thành phố thường bị mất liên lạc, phát thanh thư tín còn chậm, mạng lưới điện thoại chưa đáp ứng yêu cầu thong tin liên lạc, nhất là vào mùa mưa.

VIỆC CHĂM LO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT LẪN TINH THẦN NHƯ ĂN, Ở, HỌC HÀNH, ĐI LẠI CHỮA BỆNH v.v… luôn được Đảng bộ quan tâm lãnh đạo.

Huyện đã giải quyết 1.265 hộ cán bộ công nhân viên và diện chính sách được ưu tiên về nhà ở, trợ cấp khó khăn. Tạo công ăn việc làm cho gần 16.000 người (đạt chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ). Thành lập Liên đội Thanh niên Xung phong với hơn 300 Đội viên. Hình thành Trung tâm Dạy nghề Huyện và các phân hiệu dạy nghề xã để đào tạo tay nghề và giải quyết lao động tại chỗ. Thực hiện Nghị quyết 02/TU về chăm lo đời sống, nhiều ngành cấp Huyện và hầu hết xã – thị trấn đều tổ chức các xí nghiệp đời sống, xí nghiệp hợp doanh, cố gắng tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống cho cán bộ nhân viên. Ngành lương thực cố gắng mở rộng thu mua, chú trọng xây dựng thêm một số quầy hàng lương thực chế biến ở các điểm bán để phục vụ cán bộ nhân viên và nhân dân.

Tuy nhiên, công tác chăm lo đời sống chưa đáp ứng bao nhiêu so yêu cầu cần đạt tới, nhất là sau đổi tiền đến nay: đời sống cán bộ nhân viên, lực lượng vũ trang xã, ấp, giáo viên, y tế và nhân dân lao động nghèo bị đảo lộn nghiêm trọng, trong đó khối sản xuất kinh doanh tương đối ổn định, khối hành chính sự nghiệp khó khăn hơn, có điều tiết nhưng không đáng kể, Huyện chưa có kế hoạch cụ thể để điều tiết thường xuyên giữa hai khu vực. Điều quan trọng hiện nay là vẫn còn bất hợp lý trong đời sống giữa người lao động chân chính và diện làm ăn phi pháp hoặc núp bóng Nhà nước trục lợi làm giàu. (Diện này mức sống rất thoải mái,phè phỡn, trong khi Huyện có hơn 50% hộ nông nghiệp lam lũ thiếu ăn, ít nhất cũng thiếu ăn 4 tháng/năm). Đồng thời, tuy phong trào cải tạo nông nghiệp có bước chuyển biến, năng suất sản lượng có tăng nhưng không đáng kể, nên yêu cầu tự túc hoàn toàn cho nhân khẩu nông nghiệp không đạt, bình quân thu nhập xã viên HTX nông nghiệp, tập đoàn sản xuất chưa đủ sống, HTX Trung Đông là đơn vị đạt năng suất cao nhất 12 tấn/ha/năm, cũng chỉ bình quân được 300kg/người, đủ ăn 8 tháng; Xã viên các HTX rau thì thu nhập bấp bênh, giá trị ngày công quá thấp (5đồng/ngày công). Giải quyết lao động đạt chỉ tiêu, nhưng vẫn còn khoảng 10.000 người chưa công ăn việc làm ổn định, trong đó có số thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự về.

CÁC HOẠT ĐỘNG LĨNH VỰC VĂN HÓA XÃ HỘI

Có những bước phát triển phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung, góp phần đáng kể trong cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng, xây dựng nếp sống mới, con người mới, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân.

Phong trào giáo dục lien tiếp đạt cờ đầu Thành phố 11 năm liền. chất lượng hai tốt của 2 trường cấp III và ba ngành học luôn được nâng lên, tỷ lệ học sinh Phổ thông ra lớp hang năm từ 93 – 95%, có 9/15 xã đã xây dựng được nhà trẻ, phong trào bổ túc văn hóa duy trì tốt, đã xong phổ cập cấp II và một phần cấp III cho cán bộ chủ chốt.

Hoạt động văn nghệ quần chúng, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có tiến bộ, 5/15 xã đã xây dựng được Đội Thông tin Cơ sở, tự biên tự diễn nhiều tiết mục tốt, thu hút được người xem; Phòng Văn hóa Thông tin thường xuyên đưa 3 Đội chiếu phim phục vụ các xã, có chú ý các xã xa (hiện nay hầu hết các xã đều có bãi hát ngoài trời, trong đó có 2 xã Đông Hưng Thuận, Tân Xuân hình thành Đội chiếu phim cố định tại chỗ) hàng năm, Huyện đưa gần 20 Đoàn hát Thành phố về phục vụ. Các công cụ thông tin đại chúng hoạt động thường xuyên, trong đó Bản tin Huyện chất lượng phát triển khá, hoàn thành được nhiệm vụ chính trị, Đài Truyền thanh hoàn chỉnh xong mạng lưới các xã, xây dựng chương trình phát sóng hàng ngày, đưa tin tức cần thiết đến tận nhân dân.

Các ngành y tế, thể dục thể thao, thương binh xã hội có cố gắng, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và chăm lo diện chính sách. Y tế tăng cường khám chữa bệnh 2 lần/người/năm, xây mới được 05 Trạm Y tế xã, hoàn thành xong khu ngoại chẩn bệnh viện Huyện. Mạng lưới Chữ Thập đỏ, vệ sinh phòng dịch hoạt động tốt, kế hoạch hóa gia đình có mở rộng, hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số hang năm; Năm 1983: 2,2%; 1985: 1,9%. Thể dục Thể thao có nhiều nỗ lực, từ đơn vị yếu kém năm 1983, qua nhiều lần củng cố nhân sự, nay đã vươn lên khá, tổ chức được các giải thi đấu sôi nổi, từng bước thúc đẩy nếp sống vui khỏe trong thanh thiếu niên. Thương binh xã hội đã thực hiện khá tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, phát động các ngành, các cấp cùng chăm lo tốt đời sống các đối tượng chính sách, đã xây dựng 200 căn nhà tình nghĩa khang trang tặng cho diện gia đình chính sách tiêu biểu, vừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, vừa góp phần tạo bộ mặt nông thôn mới.

Điểm yếu của lĩnh vực này là các cơ sở phục vụ đời sống tinh thần trong Huyện quá ít, trong khi nhu cầu hưởng thụ văn hóa và nghệ thuật của nhân dân ngày càng đòi hỏi rất cao. Cơ sở Nhà Văn hóa Huyện chưa ổn định, các Câu lạc bộ Thiếu nhi Huyện xuống cấp, các Câu lạc bộ Thiếu nhi xã, thị trấn đều bị sử dụng cho yêu cầu khác, công viên Thiếu nhi Huyện đến nay vẫn chưa xây dựng… nên thanh thiếu niên không có tụ điểm sinh hoạt giải trí, vui chơi. Huyện cũng chưa xây dựng được Nhà Truyền thống và nghĩa trang liệt sĩ. Lối sống XHCN chưa được xây dựng thành một tập quán phổ biến trong xã hội, một bộ phận thanh niên còn rượu chè bê tha, thích hưởng thụ, nếp sống mới chưa thật sự hình thành, tệ nạn mê tín dị đoan, cờ bạc vẫn còn, tang ma – cưới hỏi vẫn còn rình rang, lãng phí, trẻ em nghèo đến lớp đêm đạt thấp, chỉ mới 25% tuy có tăng cường xây dựng mới trường học nhưng vẫn còn khoảng 40 lớp ca ba và hang năm có trên 1.500 học sinh thi rớt lớp 10. Sau 10 năm giải phóng, mọi mặt đều tiến bộ nhưng chỉ có 04 đơn vị Thị trấn, Xuân Thới Sơn, Tân Xuân, Tân Hiệp đạt 5 dứt điểm, tỷ lệ phát triển dân số có giảm nhưng chưa đạt chỉ tiêu 1,7% theo Nghị quyết nhiệm kỳ. Cần quan tâm và có chính sách trong sử dụng chất xám, lưu dụng các y bác sĩ cũ và tăng cường xây dựng các chuyên khoa để Bệnh viện trở thành Trung tâm Y tế Huyện đủ sức phục vụ trị bệnh cán bộ, nhân viên và nhân dân. Việc quản lý, phục vụ văn nghệ, chiếu phim, chưa chặt chẽ, có hiện tượng chạy theo kinh doanh đơn thuần, chưa kết hợp giữa chức năng giáo dục và chức năng giải trí. Đài Truyền thanh - Bản tin cần cải tiến nội dung lẫn hình thức để đáp ứng phổ biến những lượng thông tin cần thiết ngày càng tốt hơn. Việc xét công nhận gia đình chính sách có công cách mạng ở một vài xã làm quá chậm, chất lượng vật tư khung nhà chính sách một số nơi quá kém, gây tư tưởng phiền hà đáng tiếc.

CÔNG TÁC AN NINH QUỐC PHÒNG

Huyện luôn chú trọng thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chính trị chiến lược, trong đó luôn đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra vụ việc nào ảnh hưởng xấu về chính trị. Đã khám phá và ngăn chặn kịp thời hai tổ chức phản cách mạng “Việt Nam kháng chiến”, “Việt Nam Thái bình”. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đạt 12/15 xã, thị trấn an toàn, xóa yếu kém. Công tác quốc phòng luôn giữ vững, hoàn thành chỉ tiêu tuyển nghĩa vụ quân sự hang năm, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tập trung, hình thành và ra mắt Trung Đoàn quân dự bị, hoàn thành tốt diễn tập M-85: đạt chỉ tiêu tuyển thanh niên xây dựng kinh tế quốc phòng.

Mặt tồn tại trong lĩnh vực này là việc quản lý nhân hộ khẩu chưa chặt, trong đó địa bàn Quang Trung chưa quản chặt còn nhiều sơ hở, một vài vụ án để kéo dài chưa xử đúng người, đúng tội và chưa thống nhất cao trong xử lý giữa Công an và Viện Kiểm sát. Tình hình trộm cắp vặt còn nhiều, tình trạng bộ đội các đơn vị bạn đóng trên địa bàn Huyện ban đêm ra ăn nhậu, gây xáo động trong nhân dân chưa có biện pháp ngăn chặn. đội dân phòng các xã cần kiện toàn củng cố them để đủ sức bảo vệ trật tự xóm làng. Công tác tuyển quân và quản lý quân dự bị cần chú ý chiều sâu. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc có phát triển nhưng chưa đều, chưa liên tục.

CÁC PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG

Nét nổi bật trong phong trào quần chúng là giai cấp nông dân vẫn một long theo Đảng, xóa dần tư tưởng tư hữu, tham gia đông đảo phong trào hợp tác hóa, khắc phục khó khăn, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, thi đua đẩy mạnh phong trào nhận và vượt khoán theo Chỉ thị 100/BBT làm phân hữu cơ, hưởng ứng “Nhân dân, Nhà nước cùng làm” đóng góp công sức, tiền của, sửa chữa và xây mới các công trình phúc lợi xã hội.

Giai cấp công nhân vẫn giữ vững vị trí chiến đấu dù đời sống có lúc cực kỳ khó khăn. Gắn theo yêu cầu đưa ngành nghề vào khu vực nông nghiệp, ba năm qua, mối liên hệ giữa người thợ thủ công và nông dân được định hình dần. Tinh thần làm chủ tập thể thông qua hội nghị công nhân viên chức hang năm của Công đoàn có phát huy tác dụng, góp phần củng cố bộ tứ cơ quan vừa là động lực thúc đẩy mở rộng phong trào thi đua đồng khởi, phát huy sáng kiến kinh nghiệm, hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, tiết kiệm cho Nhà nước mỗi năm hàng triệu đồng.

Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, hoạt động khá tốt theo giới tính và chức năng từng ngành, tổ chức cho Đoàn viên, Hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia mọi mặt phong trào của Huyện, thực hiện một số công trình trên mặt trận sản xuất, học tập, công tác, bảo vệ Tổ quốc, chăm sóc chiến sĩ mới, đóng góp các công trình phúc lợi xã hội, nâng chất sinh hoạt tận tổ nhân dân, tổ dân phố, giáo dục chị em tiểu thương, hàn gắn hạnh phúc gia đình, phát động mạnh phong trào gia đình tiên tiến, hội viên gương mẫu, nữ tài năng, hướng dẫn linh mục, tu sĩ hoạt động theo Nghị quyết 297. Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng có cố gắng trong công tác vận động nhân dân và phối hợp các ngành chức năng chăm sóc thiếu nhi, hang năm đều phát động phong trào đóng góp quỹ “Vì tương lai con em chúng ta”, để chăm sóc thiếu nhi nghèo còn lang thang thất bỏ học.

Tồn tại chính trong phong trào quần chúng và hoạt động các đoàn thể là về số lẫn chất lượng đều cần phải tập trung chấn chỉnh, kiện toàn hơn nữa. Đoàn viên, Hội viên, phát triển số lượng đông trên 80%, nhưng thực chất có nơi chưa được tổ chức sinh hoạt. Dạng chung, hoạt động các đoàn thể, mặt trận, còn hình thức, chưa mang tính hấp dẫn, nặng kêu gọi nghĩa vụ hơn chăm lo quyền lợi, nên quần chúng chưa thiết tha với tổ chức của giới mình. Đáng lưu ý là kể cả trong những ngày cao điểm chào mừng 10 năm giải phóng, phong trào quần chúng cũng không có những nét nổi bật thành cao trào như những năm 1975 – 1976, chất lượng gần đây có kém như phong trào thủy lợi, nhận khoán, làm phân, đi nghĩa vụ quân sự còn trốn về… Đoàn Thanh niên chưa thể hiện vai trò xung kích, chưa tạo được mô hình mới tiêu biểu trong hoạt động thanh niên như nhiệm kỳ trước. Quyền làm chủ tạp thể nhân dân đôi lúc còn bị vi phạm, tệ bắt bớ, ức hiếp, trù dập quần chúng một số nơi vẫn còn, chưa xóa được tư tưởng dân còn sợ chính quyền, Công an. Vì vậy, có hiện tượng một số đơn từ khiếu tố thường gởi thẳng về trên. Phong trào quần chúng còn yếu cũng do một số Đảng bộ cơ sở chưa thật xem trọng công tác đoàn thể, hầu hết Cấp ủy cơ sở - nhất là khối xã đều không có Nghị quyết chuyên đề về công tác vận động quần chúng, việc đào tạo, bố trí cán bộ có năng lực làm công tác đoàn thể cũng chưa thật sự được quan tâm, một số nơi Cấp ủy còn tình trạng phân công cán bộ đoàn thể làm công tác sự vụ.

HOẠT ĐỘNG BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Từng bước có phát huy hiệu lực. Theo Nghị định 86, Huyện đã sắp xếp lại 26 phòng ban, hoạt động có nề nếp, đang tinh gọn cho hợp lý hơn theo Nghị quyết 8/TW, Nghị quyết 31/BCT, Quyết định 26/TU được thực hiện khá tốt, đã có toàn bộ tổ nhân dân, tổ dân phố theo mô hình mới, điều chỉnh địa giới một số ấp. Quy hoạch tổng thể của Huyện đến 2000 đã được Thành phố duyệt y cuối 1984, đang tiến tới quy hoạch tổng thể từng đơn vị xã.

Hoạt động khối nội chính có nhiều tiến bộ trong việc giáo dục nhân dân sống và làm việc theo luật pháp, tổ chức triển khai và học tập bộ luật Hình sự trong cán bộ công nhân viên và nhân dân. Các đơn vị Ủy ban Thanh tra, Tòa án, Viện Kiểm sát, Tư pháp đã phối hợp chặt với Ủy ban Kiểm tra Đảng giải quyết dứt điểm nhiều đơn thư tố cáo, khiếu nại, thẩm tra xác minh các vụ việc vi phạm của cán bộ Đảng viên và một số ngành kinh tế, đưa ra dân xử công khai một số vụ cộm để trấn áp, góp phần nâng hiệu quả lãnh đạo, làm trong sạch đội ngũ, giảm bớt tiêu cực xã hội, củng cố lòng tin quần chúng.

Hạn chế trong xây dựng chính quyền là năng lực tổ chức thực hiện có lúc còn yếu, thực hiện Nghị quyết Huyện ủy chưa nghiêm, có nơi bộ máy còn cồng kềnh, hiệu quả chưa cao, Ủy ban một số xã phong cách làm việc còn lượm thượm, giải quyết hành chính chậm, còn gây phiền hà nhân dân. Hoạt động Hội đồng Nhân dân có tiến bộ, song vẫn còn lu mờ, hình thức, các tổ đại biểu tiếp xúc cử tri chưa đều, hoạt động Ban Thư ký Hội đồng Nhân dân Huyện cần tăng cường công tác tiếp dân và giải quyết tốt các đơn từ khiếu nại của nhân dân hơn nữa. Phân cấp quản lý cho cơ sở có cố gắng thực hiện, nhưng tác dụng chưa cao, chưa giúp sơ sở chủ động phát huy 4 nguồn khả năng, chưa thể hiện được cấp xã là cấp quản lý kinh tế toàn diện.

CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG

Đến nay, Đảng bộ Huyện có Đảng viên đông hơn 30 lần so với lúc mới giải phóng, đã phát triển đạt chỉ tiêu trên 600 Đảng viên mới. Hầu hết Đảng viên đều giữ được phẩm chất, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công và ý thức gắn bó quần chúng, gần 100% Đảng viên đủ tư cách nhận thẻ Đảng và qua tự phê – phê bình, trên 80% Đảng viên được xếp loại A.

Công tác tư tưởng chính trị được tập trung cao nhất so trước nay. Huyện đã thường xuyên tổ chức học tập quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, liên tục mở các lớp đối tượng Đảng và chương trình cơ bản giáo dục lý luận chính trị cho Đảng viên, gởi cán bộ dự các lớp đào tạo Đại học, Cao đẳng các loại và quản lý kinh tế.

Phát huy thành tích được Trung ương tặng Cờ Đảng bộ Huyện vững mạnh hai năm 1980 – 1981, năm 1982 chỉ có 19/66 cơ sở Đảng vững mạnh, hai năm 1983 – 1984 được Thành ủy tặng Cờ vững mạnh cho 38/66 cơ sở, xóa yếu kém.

Cần xây dựng cơ chế mới cấp xã theo Quyết định 26/TU, mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể được củng cố tận cơ sở, ở tổ nhân dân, tổ dân phố, hiện 79/79 ấp và đa số HTX nông nghiệp đều có Chi bộ hoặc tổ Đảng lãnh đạo, trong đó đã xóa ấp trắng Bùi Môn (nơi đông Thiên Chúa giáo) thành lập một Chi bộ tại đây như Nghị quyết nhiệm kỳ III đã nêu.

Công tác cán bộ có chú trọng, Huyện mạnh dạn điều chuyển gần 60 trường hợp bố trí lại Bí thư, Chủ tịch Xã và Trưởng, Phó ngành cấp Huyện, đồng thời chú ý đề bạt 67 cán bộ nữ trẻ theo Chỉ thị 44/TW, từng bước trẻ hóa cán bộ lãnh đạo cơ sở.

Công tác kiểm tra Điều lệ Đảng và kiểm tra thực hiện Nghị quyết có nề nếp: 69/69 cơ sở đều hình thành mạng lưới kiểm tra và đăng ký kiểm tra thực hiện Nghị quyết có chương trình kế hoạch. Huyện ủy thường xuyên có hội nghị sơ kếtrút kinh nghiệm công tác kiểm tra.

Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng còn nhiều khâu yếu, công tác tư tưởng có lúc còn mang tính đối phó, có chuyển động nhưng chưa thật nhuyễn, sâu, từ đó một bộ phận cán bộ Đảng viên vẫn còn tư tưởng dao động, hoài nghi trước khó khăn, chưa thật tin vào lãnh đạo Đảng, một số ít Đảng viên còn nặng tư tưởng công thần, đặc quyền, đặc lợi, kèn cựa địa vị, tính tiến công giảm sút… đi đến thoái hóa mất phẩm chất, phải bị khai trừ 18 Đảng viên (trong đó có 01 Huyện ủy viên), xóa tên 36 Đảng viên.

Trong phong cách lãnh đạo, Huyện ủy giải quyết một vài vụ tiêu cực còn chậm, sinh ra dư luận không tốt; Thường vụ Huyện ủy nhiều lúc còn tập trung “chỉ đạo đốc chiến” chưa đầu tư lãnh đạo chiến lược. Lề lối làm việc từ trên xuống có cải tiến, có ban hành và thực hiện theo quy chế Ban Chấp hành Huyện ủy, song chất lượng chưa cao, hội họp còn nhiều, ít đi cơ sở, còn biểu hiện quan liêu, kỷ cương sinh hoạt Đảng còn lỏng lẻo, một số ngành kinh tế có hiện tượng xem nhẹ công tác Đảng.

Công tác cán bộ vẫn còn chắp vá, về chủ trương chưa thật xem đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ kế thừa là “công nghiệp nặng”. Mỗi cơ sở đều có bộ phận tổ chức, nhưng bộ phận này ở một số đơn vị sản xuất – kinh doanh còn cửa quyền, thu người, bố trí công việc tùy tiện, tình cảm, tiêu cực; Vẫn còn sử dụng lãng phí chất xám, bố trí tréo ngành nghề đối với một số trường hợp tốt nghiệp Đại học hoặc cán bộ khoa học kỹ thuật, một vài cán bộ được điều chuyển quá nhiều lần trong thời gian ngắn, khó chuyên sâu.

Đoàn Thanh niên có nhiều cố gắng duy trì phong trào thanh thiếu niên theo nhiệm vụ chính trị chung, nhưng do bộ máy chuyên trách Đoàn từ Huyện đến xã chưa kiện toàn củng cố kịp thời nên hoạt động yếu. Trong ba năm, Đoàn đã phát triển 6.881 Đoàn viên mới, giới thiệu 1.145 Đoàn viên ưu tú sang Đảng; Công tác phát triển Đoàn có tốt nhưng cần chú ý chất lượng, bởi ranh giới giữa một Đoàn viên và thanh niên quần chúng chưa rõ. Còn buông lỏng số thanh niên ngoài Đảng khá đông, cần tổ chức lại Hội Liên hiệp Thanh niên và phát huy mạnh tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong để quản lý và giáo dục thanh thiếu niên chặt chẽ.

NHẬN XÉT TỔNG QUÁT NHIỆM KỲ III, HUYỆN CÓ NHỮNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM NHƯ SAU:

Về ưu điểm:

Với tinh thần tự lực, tự cường, ba năm qua Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo toàn Đảng bộ phấn đấu vượt mọi khó khăn, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần III đạt được những thành tựu đáng kể.

1. Đã hoàn thành cơ bản cải tạo XHCN, trong đó đã phát triển vượt xa số lượng HTX nông nghiệp. Một số chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội đạt được khá cao, như trong tiểu thủ công nghiệp, lưu thông phân phối nhất là ngoại thương. Sản xuất nông nghiệp cũng từng bước định hình dần ba vùng chuyên canh chính (lúa, rau, cây công nghiệp ngắn ngày).

2. Chăm lo đời sống có tập trung. Đạt chỉ tiêu giải quyết lao động. An ninh quốc phòng giữ vững. Nhiều công trình xây dựng cơ bản được thực hiện, trong đó có công trình điện, đã làm đổi mới bộ mặt nông thôn theo Nghị quyết 21 của Thành ủy.

3. Công tác xây dựng lực lượng tốt, đã kiện toàn xong những nơi yếu kém, số Đảng bộ cơ sở vững mạnh ngày càng tăng. Hệ thống chính quyền, Hội đồng Nhân dân các cấp có phát huy hiệu lực. Khối đoàn thể từng bước được củng cố kiện toàn nhân sự, tổ chức nhiều phong trào quần chúng tốt, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung.

Những ưu khuyết điểm trên bắt nguồn từ các nguyên nhân là:

1. Biết phát huy vốn quý của một Huyện có truyền thống cách mạng kiên cường, đa số cán bộ Đảng viên, công nhân viên và nhân dân lao động vẫn một lòng tin Đảng, cùng động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ. Cũng từ truyền thống này, Huyện được mọi ngành, mọi cấp trong Thành phố và các tỉnh, Huyện bạn quan tâm, nhiệt tình hỗ trợ.

2. Ban Chấp hành Huyện ủy luôn nắm bắt chủ trương, Nghị quyết trên để vận dụng sát tình hình thực tiễn với tinh thần tự lực, tự chủ động. Luôn lấy sự đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ làm gốc và quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng bộ để cùng làm – là yêu cầu quan trọng, từ đó mọi chủ trương lớn của Đảng đều có sự tập trung cao cùng lãnh đạo tổ chức thực hiện.

3. Mạnh dạn điều chuyển cán bộ có năng lực, trẻ, quan tâm cán bộ nữ để củng cố, kiện toàn những cơ sở còn yếu kém. Biết lãnh đạo phối hợp giữa lực lượng trẻ và các đồng chí già nghỉ hưu, làm cho sức chiến đấu toàn Đảng bộ được kết hợp hài hòa và nâng lên dồi dào. Trong lãnh đạo có chú trọng bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, vận dụng tình hình của Huyện và Nghị quyết trên, đề ra nhiều chuyên đề, trong đó có những đề án vừa giải quyết trước mắt, vừa có tầm chiến lược.

4. Thông qua Quy chế Ban Chấp hành Huyện ủy, lề lối phong cách làm việc của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ từng bước có cải tiến, hội ý đầu tuần giữa Thường trực Huyện ủy - Ủy ban, hội nghị thường kỳ bất thường của Ban Chấp hành Huyện ủy, giao ban cải tạo hàng tuần, thực hiện tốt công tác kiểm tra thực hiện Nghị quyết v.v… là những cơ sở để Ban Chấp hành nắm sát tình hình lãnh đạo, uốn nắn kịp thời và thúc đẩy những công việc còn trì trệ.

Về khuyết điểm:

Bên cạnh mặt mạnh, Ban Chấp hành Huyện ủy nghiêm túc thẳng thắn, nhìn thẳng sự thật, kiểm điểm thấy còn một số tồn tại, khuyết điểm như sau:

1. Sau ba năm, mọi mặt đều phát triển, có mặt phát triển mạnh nhưng tình trạng mất cân đối vẫn còn nghiêm trọng. Chất lượng cải tạo trong mọi địa bàn còn thấp, chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp không đạt, ba vùng chuyên canh chính đã định hình nhưng xác định cây con chiến lược còn lúng túng, sản xuất còn manh mún, chưa thật sự phát huy thế mạnh của đơn vị sản xuất nông nghiệp.

2. Lưu thông phân phối còn nhiều điểm yếu, việc quản lý tiền – hàng – giá chưa căn cơ, thương nghiệp quốc doanh chưa thật giữ vai trò chủ đạo. Đời sống đa số cán bộ nhân viên, lực lượng vũ trang và nhân dân lao động nghèo còn quá khó khăn, từ đó dẫn đến tình hình trật tự an ninh chưa thật đảm bảo, lòng tin của quần chúng đối với Đảng có bị giảm sút. Mức hưởng thụ nền văn hóa văn nghệ mới còn thấp (còn chênh lệch lớn giữa nội – ngoại thành, giữa trung tâm Huyện và các xã xa), phong tục lạc hậu văn hóa cũ đồi trụy chưa được xóa bỏ triệt để. Trong xây dựng cơ bản: đầu tư chưa đúng trọng tâm, nhiều công trình trì trệ kéo dài, có công trình đầu tư quá lớn, chưa bức bách như Nhà hát, trong khi Huyện còn cần nhiều công trình thiết chế yếu khác như trường học, mở rộng bệnh viện, công viên thiếu nhi…

3. Công tác cán bộ còn chắp vá do nguồn đào tạo còn ít, một số cơ sở Đảng còn biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng, ít quan tâm công tác Đảng, nặng chạy theo kinh tế, kỷ cương của Đảng, phápluật Nhà nước chưa thực hiện nghiêm minh. Hoạt động Hội đồng Nhân dân còn hình thức. Bố trí lực lượng Đảng, Đoàn trong địa bàn sản xuất, kinh tế còn mỏng. Cần đổi mới phương thức hoạt động đoàn thể để đẩy phong trào quần chúng.

Những tồn tại này, ngoài nguyên nhân khách quan do bối cảnh chung tác động (từ sau khi có sai lầm trong thực hiện Nghị quyết 8/TW) và thời tiết hàng năm có lúc quá khắc nghiệt, mưa nắng thất thường v.v… Về chủ quan, toàn Đảng bộ nhận thiếu sót thuộc phần mình như sau:

1. Về chủ trương, Nghị quyết đúng, nhưng trong lãnh chỉ đạo có lúc chưa nhận thức đầy đủ tầm chiến lược lâu dài. Nhiều Đảng bộ cơ sở còn biểu hiện quan liêu, thiếu sâu sát cơ sở; Trong tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, thiếu dồn sức, kiểm tra không thường xuyên, sơ tổng kết không kịp thời để tháo gỡ bằng được khó khăn, còn biểu hiện tinh thần chấp hành chưa nghiêm trong nội bộ bởi làm tốt không khen, không đến nơi đến chốn cũng không bị phê bình, kiểm điểm.

2. Lề lối làm việc còn thiếu khoa học dù đã có quy chế. Hội họp quá nhiều, chất lượng không cao, dành thời gian tổ chức thực hiện và đi cơ sở quá ít, trình độ về quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn hạn chế, có đào tạo bồi dưỡng về kiến thức kinh tế nhưng còn ít, chưa bắt kịp ngang tầm với đà phát triển chung của cả nước.

3. Chủ trương chỉ đạo tổ chức thực hiện ở từng khu vực còn dàn đều, chưa thấy sâu sắc nhiệm vụ nào là trọng tâm, yêu cầu nào là bức thiết và chiến lược để quy tỷ lệ đầu tư thỏa đáng; Từ đó nhiệm vụ chính trị hàng đầu là sản xuất nông nghiệp chưa phát triển đúng mức. Còn buông lỏng chuyên chính vô sản trên trận địa lưu thông phân phối nên hàng hóa, giá cả không quản chặt, để tư nhân núp bóng dưới hình thức liên doanh – đại lý trục lợi làm giàu, phát sinh thêm những phức tạp khó khăn trong ổn định đời sống, phát triển kinh tế.

4. Chưa tập trung đầu tư đúng mức khâu đào tạo cán bộ kế thừa nên nguồn cán bộ còn ít, công tác cán bộ còn chắp vá. Năng lực lãnh đạo của Ban Chấp hành Huyện ủy nhiệm kỳ III tốt, nhưng từng ủy viên có những mặt yếu nhất định, để tập trung lãnh đạo phát triển mở rộng kinh tế.

Ba năm qua là một khoảng thời gian đầy ý nghĩa, vừa là quá trình thực hiện Nghị quyết Huyện Đảng bộ nhiệm kỳ III, vừa là chặng đường chuyển tiếp, đánh dấu bước trưởng thành sau 10 năm của Huyện.

Với quan điểm cố gắng đánh giá đúng thực trạng, không tô hồng thành tích, cũng không vì quá khó khăn ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ hiện nay mà thấy toàn yếu kém, thiếu sót, rồi quá gay gắt trong nhận định. Đánh giá những mặt làm được hay chưa được nêu trên, đều có giá trị là bài học kinh nghiệm quý báu, toàn Đảng bộ cần nghiêm túc nghiên cứu để tiếp tục khơi dậy tinh thần lạc quan cách mạng, tập trung tháo gỡ khó khăn, đưa nền kinh tế Huyện phát triển đúng mức và đúng hướng.

PHẦN THỨ HAI

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA ĐẢNG BỘ NHIỆM KỲ IV

Là một đơn vị trong tổng thể chung của Thành phố (trung tâm công nghiệp của khu vực và cả nước), mọi hoạt động của Huyện đều phải gắn chặt yêu cầu chỉ đạo của Thành phố để vừa xây dựng Huyện, vừa góp phần cùng Thành phố và các quận, huyện xây dựng thành công CNXH.

Những năm kế tiếp khó khăn vẫn còn nhiều, chặng đường đầu của thời kỳ quá độ chưa kết thúc. Trong điều kiện nền kinh tế của Huyện còn mất cân đối nghiêm trọng, đất ít người đông, lương thực cho nhân khẩu nông nghiệp không đủ ăn, ngân sách thiếu hụt, đời sống ngày càng khó khăn v.v…

Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải đổi mới tư duy trong quan điểm chỉ đạo để xác định cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai, tiềm năng lao động của Huyện nhằm tạo thế đi lên vững chắc. Mục tiêu, bao quát của Huyện trong nhiệm kỳ IV là:

TẬP TRUNG ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI, GIỮ VỮNG AN NINH QUỐC PHÒNG – CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG – TIẾP TỤC CÔNG CUỘC CẢI TẠO XHCN Ở MỌI ĐỊA BÀN – GẮN CHẶT GIỮA CẢI TẠO VỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG PHÂN PHỐI – ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, MỞ RỘNG LIÊN KẾT KINH TẾ, TẠO THẾ CÂN ĐỐI SẢN XUẤT VÀ NGÂN SÁCH – TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT SONG SONG CHO CẢ KHU VỰC NÔNG NGHIỆP – CÔNG NGHIỆP. CHÚ TRỌNG KIỆN TOÀN BỘ MÁY, XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN, TĂNG CƯỜNG CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN, PHÁT HUY VAI TRÒ KHỐI DÂN VẬN THEO QUAN ĐIỂM LẤY DÂN LÀM GỐC.

Trên cơ sở vẫn xác định nhiệm vụ chính trị chủ yếu của Huyện là vành đai nông sản thực phẩm của Thành phố, cơ cấu kinh tế nhiệm kỳ IV vẫn là nông công nghiệp, chuyển cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp vào những năm 1990, phương hướng trọng tâm của Huyện trong hai năm tới như sau:

1. Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, tập trung sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư cho cây rau, lúa, mía, đậu phộng và chú trọng phát triển đàn gia súc – gia cầm. Song song, phát triển một số ngành cần thiết trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, bảo đảm tiêu dùng, phục vụ xuất khẩu và giải quyết lao động tại chỗ. Phấn đấu xóa dần mất cân đối của Huyện, sớm tự chủ về tài chính và kế hoạch, từng bước cân bằng thu chi ngân sách.

2. Đi đôi phát triển kinh tế: đời sống vật chất lẫn tinh thần phải được nâng lên. Ăn, ở, học hành, đi lại, chữa bệnh… phải được cải thiện dần.

Đưa hoạt động các ngành thuộc lãnh vực văn hóa xã hội đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả thiết thực. Tích cực xây dựng nếp sống mới, con người mới XHCN, xóa bỏ mọi hình thức văn hóa cũ, lạc hậu, phản động, đồi trụy. Chống lối sống bê tha, chây lười, nhất là trong thanh thiếu niên.

3. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 123 của Hội đồng Bộ trưởng về chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch và bảo vệ tài sản XHCN. Thực hiện nghiêm túc Bộ luật Hình sự, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoàn thành chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự hàng năm, xây dựng Huyện thành pháo đài vững mạnh.

4. Đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng và phát huy phong trào quần chúng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ. Phát huy tính tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỹ cương sinh hoạt Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Để đạt được mục tiêu và phương hướng nêu trên, toàn Đảng bộ tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ cụ thể sau đây:

XÁC ĐỊNH NÔNG NGHIỆP THẬT SỰ LÀ MẶT TRẬN HÀNG ĐẦU

Theo phương châm: “Sản xuất là mục đích, cải tạo là phương tiện”. Huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa, có biện pháp thích hợp nâng chất cải tạo, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN và tập trung đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh sản xuất. Chọn xã Tân Hiệp và Tân Thới Hiệp chỉ đạo điểm, định mô hình rút kinh nghiệm chỉ đạo chung cho các xã, chú trọng tiếp tục đưa ngành nghề vào sản xuất ở các HTX và tập đoàn sản xuất, đồng thời tập trung đầu tư nâng chất những đơn vị còn yếu nhằm từng bước nâng cao trình độ đồng đều giữa các xã, HTX và tập đoàn sản xuất theo cơ cấu sản xuất – kinh doanh tổng hợp (mô hình “Công – nông – thương – tín”). Đến cuối nhiệm kỳ phải đạt trên 2/3 HTX và tập đoàn sản xuất mạnh, còn lại khá, xóa yếu kém.

Về sản xuất: Xác định cây rau, đậu phộng, mía, heo, bò sữa là cây con chiến lược. Trong cơ cấu cây – con, phải tính toán gắn với chế biến và xuất khẩu để nâng cao giá trị hàng nông sản, cần có chính sách khuyến khích khai hoang phục hóa hết diện tích quanh nông trường Nhị Xuân. Đến hết năm 1988, phấn đấu thực hiện:

* LÚA: Diện tích 8.400ha, trong đó có 3.000ha lúa cao sản.

- Năng suất bình quân 3 tấn5 trên ha trên vụ, lúa cao sản 5 tấn trên ha trên vụ.

- Sản lượng 29.000 tấn

* RAU: 12.000ha rau chuyên canh, năng suất bình quân 13 tấn/ha, sản lượng 62.480 tấn.

* CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY

- Đậu phộng: 1.500ha, sản lượng 2.250 tấn.

- Mía: 1.500ha, sản lượng 75.000 tấn, cung cấp toàn bộ cho xí nghiệp mía đường của Huyện.

- Song song, phát động mạnh phong trào trồng cây gây rừng và cây có giá trị kinh tế cao như thuốc, điều, tiêu, dừa. Tiếp tục chăm sóc trại trúc và cao su để tạo nguồn sản phẩm dồi dào cho Huyện.

Về chăn nuôi: Đến năm 1988, toàn Huyện phải đạt 30.000 đầu heo, bao gồm quốc doanh, tập thể, gia đình, trong đó dành 1 phần 5 cho xuất khẩu. Đàn heo quốc doanh phải đảm bảo 2.000 con.

Cố gắng giữ vững và phát triển đàn trâu, bò, để đảm bảo sức kéo trong điều kiện cơ giới hóa của Huyện còn hạn chế, mặt khác để tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ cho trồng trọt. Cần tập trung chỉ đạo, nhân ra kinh nghiệm nuôi bò sữa trong nhân dân, phấn đấu đến năm 1988 nuôi được từ 1.200 con đến 1.500 con.

Để đảm bảo đạt chỉ tiêu năng suất, sản lượng cây con trên toàn địa bàn Huyện theo mục tiêu xem nông nghiệp thật sự là hàng đầu, phải tăng cường áp dụng những biện pháp đòn bẩy và ứng dụng mạnh những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Dành ít nhất từ 40 đến 45% trong tổng đầu tư của Huyện cho khu vực nông nghiệp, đồng thời Ngân hàng phải đảm bảo cho vay kịp thời theo yêu cầu cơ sở. Vật tự, phân bón, phải được kiểm tra kho thường xuyên để có phương án chủ động cân đối đầu tư. Phòng Nông nghiệp phải nghiên cứu có kế hoạch đầu tư “trên đầu mẫu” từng vụ, từng năm với tỷ lệ cân đối theo từng vùng thích hợp.

Công tác phòng chống dịch bệnh cho cây con phải được tăng cường và thực hiện liên tục. Để đạt chỉ tiêu đầu heo, giao Thường trực Ủy ban chỉ đạo các đơn vị, Công ty cung ứng hàng xất khẩu, Công ty Thương nghiệp Hợp tác xã, Công ty Nông sản Thực phẩm liên kết đầu tư, xây dựng xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, có công suất từ 7.000 đến 10.000 tấn/năm. Trong đó, năm 1987 Công ty Nông sản Thực phẩm xúc tiến xây dựng một cơ sở sản xuất thức ăn gia súc.

Các tập đoàn, HTX nông nghirệp phải tận dụng diện tích ao hồ để phát triển chăn nuôi theo ba tầng sinh thái. Riêng xí nghiệp nuôi trồng thủy sản phấn đấu mở rộng diện tích nuôi tôm, kết hợp giữa thu mua, sản xuất và chế biến, phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Cùng với việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, đẩy mạnh công tác tư tưởng và các hoạt động văn hóa, công tác khoa học kỹ thuật phải được xem trọng, tiến hành đồng thời và nâng các vai trò then chốt. Công tác thủy lợi nhất thiết phải được đổi mới để phát huy công suất các trạm bơm, xây dựng hệ thống giếng bán công nghiệp, ở những vùng cần thiết, hoàn chỉnh mạng lưới kinh muơng nội đồng; Hạ thế điện vùng rau, cơ giới hóa khâu làm đất từ 20 đến 25%, tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật, bố trí sâu xuống tận HTX, tập đoàn sản xuất. Thành lập tổ Khoa học Kỹ thuật của Huyện để chuyên sâu xây dựng những đề án chuyên ngành, trong đó phân giao cụ thể từng đơn vị chủ đầu tư thực hiện thí điểm các công trình, đề tài khoa học kỹ thuật và phổ biến nhân nhanh những thành tựu này vào sản xuất vùng nông nghiệp. Kinh phí Huyện phải dành từ 1 đến 2% cho yêu cầu này và sử dụng thêm một phần quỹ của các đơn vị sản xuất – kinh doanh vào các công tác thử nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật tại chỗ.

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Đến 1988 phấn đấu đạt giá trị tiổng sản lượng 450 triệu đồng (theo giá cố định 1982) trong đó giá trị xuất khẩu 23 triệu đồng, quốc doanh và hợp doanh 100 triệu đồng. Chú trọng vận dụng tốt các Nghị quyết 6, 7, 8 của Trung ương. Nghị quyết 306 dự thảo của Bộ Chính trị và Quyết định 34 của Ủy ban Nhân dân Thành phố thường xuyên củng cố các cơ sở quốc doanh, hợp doanh và tập thể, tạo điều kiện phát triển kinh tế phụ, kinh tế gia đình và khuyến khích các hộ buôn bán chuyển sang sản xuất hàng tiêu dùng cho xã hội.

Trong công nghiệp, chú trọng mở rộng công suất và đổi mới thiết bị các xí nghiệp quốc doanh hiện có, phát triển một số mặt hàng có khả năng xuất khẩu và mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các tập đoàn, HTX nông nghiệp. Đặc biệt chú trọng đầu tư để chế biến nông sản, nhất là rau quả, thuốc lá, đường mía, đậu phộng… để phục vụ đời sống và xuất khẩu.

Để khai thác mạnh tiềm năng địa phương, tập trung đầu tư xây dựng mới một số xí nghiệp, cụ thể là:

- Giao Công ty Xuất khẩu đầu tư xây dựng Khu liên hợp sản xuất – xuất khẩu gồm: may mặc, giày da, chế biến nông sản và thành lập xí nghiệp quốc doanh dệt, năm 1987 sản xuất 1 triệu mét vải, năm 1988 nâng công suất lên 2 triệu mét/năm.

Xí nghiệp hợp doanh Dệt đã có, cũng phải phấn đấu đạt 1987: 1 triệu mét, 1988: 2 triệu mét vải. Hai xí nghiệp trên tổ chức, chọn lựa sử dụng hết năng lực dệt của tư nhân, tập thể, phục vụ cho nền kinh tế của Huyện.

- Giao Phòng Nông nghiệp: Xây dựng xí nghiệp gạch, sản xuất 4 triệu viên/năm.

- Giao Phòng Nông nghiệp: Xây dựng xí nghiệp thuốc lá bằng cách chuyển cơ sở sản xuất thuốc lá “Khởi Nghĩa” để đầu tư khép kín từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến nông sản.

Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải chủ động về kế hoạch, chuyển hướng gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, nâng một số HTX đủ điều kiện lên bậc cao. Thống nhất quản lý chặt chẽ giữa lãnh đạo lãnh thổ và quản lý chuyên ngành ở những xã có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

Để tạo nguồn nguyên liệu, vật tư ổn định sản xuất, các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phải chủ động liên kết kinh tế trao đổi hàng hóa, Huyện cũng phải tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nguyên liệu để các cơ sở hoạt động tốt. Bên cạnh cũng cần phải huy động mọi khả năng trong nhân dân để tập trung nguyên liệu cho sản xuất nhất là thông qua huy động kiều hối.

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ GIÁ CẢ, XÁC LẬP LẠI TRẬT TỰ TRONG PHÂN PHỐI LƯU THÔNG

Các ngành Kế hoạch, Tài chính, Ngân hàng, Thống kê, Quản lý thị trường v.v… phải làm tốt vai trò tham mưu để Ủy ban Huyện chỉ đạo các hoạt động thương nghiệp thực hiện tốt vai trò chuyên chính vô sản trong lĩnh vực này.

Toàn ngành thương nghiệp XHCN phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo thị trường, lấy phục vụ là mục tiêu và kinh doanh là phương tiện để hoạt động đúng chức năng. Để nắm được nguồn hàng, thương nghiệp XHCN phải đầu tư cho sản xuất, mặt khác phải mở rộng liên doanh liên kết với các đơn vị bạn và phải có chính sách thu mua hợp lý. Thương nghiệp quốc doanh và HTX phải hoạt động đúng hướng, không nặng kinh doanh đơn thuần, lơi chức năng phục vụ, phải đảm bảo phục vụ hàng hóa cho cán bộ, công nhân viên, hộ dân theo định lượng và tham gia thị trường góp phần kềm giữ giá. Các công ty ngành hàng phải kinh doanh đúng chức năng, chấp hành đúng chế độ giá cả, hạch toán quản lý. Các cửa hàng hợp tác kinh doanh, đại lý bán lẻ và các tổ hợp, nhất thiết phải hoạt động đúng quỹ đạo. Thương nghiệp quốc doanh và HTX giữa các ngành nội thương và ngoại thương phải có sự phối hợp chặt, hỗ trợ qua lại để cùng làm tốt chức năng kinh doanh, độc quyền kinh doanh các mặt hàng Nhà nước thống nhất quản lý, thu mua hàng nông sản địa phương, chấm dứt ngay tình trạng một số đơn vị kinh doanh không đúng chức năng, làm cho hàng hóa không tập trung một đầu mối, giá cả không ổn định. Để phục vụ tốt tiêu dùng, phải mở rộng mạng lưới bán lẻ đến tận xóm ấp, kiên quyết cải tạo tư thương, phấn đấu đến năm 1988 đạt tổng mức luân chuyển tăng 20% so với năm 1986, đảm bảo đạt 75% bán lẻ thị trường.

NGÀNH DỊCH VỤ cần chú trọng mở rộng mạng lưới đầu tư một số cơ sở kinh doanh ở thị trấn, Hội chợ Quang Trung và khu vực cầu Bông để khơi tăng doanh số. Nghiêm cấm tư nhân và cả quốc doanh, tập thể phát triển các quán nhậu, cửa hàng ăn uống, sang trọng không phù hợp với mức sống của nhân dân.

Hoạt động ngoại thương cần tập trung đầu tư cho sản xuất, chăm lo đầu vào để quản chặt đầu ra, tạo chân dung xuất khẩu tại chỗ, nhất là cây đậu phộng và một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông, thủy sản xuất khẩu (bắp cải, thuốc lá, gừng…). Cần tổ chức liên doanh với xí nghiệp dầu thực vật (Bộ Công nghiệp nhẹ) trồng 1 triệu cây dừa theo phương thức vừa tập trung, vừa phân tán trong nhân dân. Đẩy mạnh sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu thông qua các cơ sở công nghiệp. Chú trọng đầu tư nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất để thu hồi sản phẩm, phát động phong trào mọi nhà, mọi người tham gia làm hàng xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 1987, kim ngạch xuất khẩu đạt 3 triệu USD/R, năm 1988 đạt 4,5 triệu USD/R, đảm bảo 70% hàng nhập phục vụ cho sản xuất.

NGÂN HÀNG: Phải tập trung tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ bản và chăm lo đời sống nhân dân, đồng thời phải làm tốt chức năng quản lý và điều tiết tiền mặt theo các yêu cầu trọng tâm, phát huy tốt hiệu quả đồng vốn. Cần mở rộng hình thức chuyển khoản, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, chấm dứt tình trạng sử dụng vượt định mức tồn quỹ và tọa chi quá lớn. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX Tín dụng, huy động thêm vốn cổ phần phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh tế gia đình, chú ý phát động mạnh mẽ phong trào gởi tiền tiết kiệm trong nhân dân.

TÀI CHÁNH: Ngân sách Huyện năm 1988 phấn đấu thu để chi 70%, đảm bảo các yêu cầu chỉ thường xuyên cho Huyện, riêng các công trình xây dựng cơ bản lớn sẽ xin Thành phố chi viện. Về phân cấp ngân sách cho cơ sở, phấn đấu năm 1988 với tất cả xã, thị trấn xã để đảm bảo tự cân đối thu chi ngân sách trên cơ sở phát triển sản xuất và phân cấp nguồn thu. Các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thu chi cân đối, chống tư tưởng trông chờ ỷ lại cấp trên, thuế nông nghiệp phải được thực hiện nghiêm chỉnh, kiên quyết thu hết nợ tồn đọng và hợp đồng hai chiều, có biện pháp xử lý thích đáng những trường hợp cố tình vi phạm pháp lệnh thuế nông nghiệp. Riêng vấn đề thu mua lương thực thừa của nông dân đòi hỏi phải có chính sách giá cả hợp lý hoặc trực tiếp trao đổi hàng công nghệ phẩm với nông dân. Để quản lý thu mua được lương thực, cần cải tạo, quản lý triệt để các cơ sở xay xát, đồng thời nghiêm cấm tư thương mua bán lương thực.

Huyện ta là nông nghiệp, nhưng sản xuất lương thực không đủ nuôi nhân khẩu nông nghiệp. Yêu cầu cơ bản là phải đảm bảo phân phối lương thực cho khu vực công nhân viên Nhà nước, cấp bán đủ cho các tập đoàn, HTX rau chuyên canh, các HTX tiểu thủ công nghiệp và đáp ứng yêu cầu kinh doanh, bán đủ cho lực lượng phi nông nghiệp.

Tăng cường giữ nghiêm kỷ luật giá, thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm giá làm hỗn loạn thị trường. Hoạt động của các ngành sản xuất, kinh doanh phải loại bỏ chi phí bất hợp lý ra khỏi giá thành, đề xuất giải quyết những trường hợp giá bất hợp lý như thu mua lương thực, giá gia công trong tiểu thủ công nghiệp v.v…

CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ BẢN

Phải được tính toán chặt chẽ và khoa học, xác định những công trình trọng điểm cần tập trung. Ngoài sự giúp đỡ của Thành phố, Huyện phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đẩy mạnh phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng các công trình phúc lợi như nhà trẻ, trạm xá, trường học, bãi hát… góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn. Phấn đấu thi công công trình nhà hát Huyện để hoàn thành cơ bản bước 1 vào 30/4/1987 đưa vào phục vụ, xúc tiến xây dựng công trình mở rộng bệnh viện, trạm xá các xã còn lại, 46 phòng học, xem đây là công trình trọng điểm. Kiến nghị Thành phố xây dựng mới một số công trình như: Điện trung thế ở các xã còn lại (phần hạ thế Huyện và xã cùng làm), công viên Thiếu nhi, sân vận động tổng hợp, Bưu điện Huyện, xí nghiệp sành sứ, Nhà truyền thống Huyện. Trao đổi Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố đầu tư xây dựng bia lưu niệm đ/c Nguyễn Thị Minh Khai và Huyện xây dựng bia căm thù cầu Xáng. Riêng các công trình xây dựng nhà kho, sân phơi của các HTX nông nghiệp, trên tinh thần nỗ lực của HTX tự xây dựng bằng vốn tích lũy hoặc vay Ngân hàng.

NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI: Đảm bảo đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trong kế hoạch và các yêu cầu đột xuất khác. Tiến hành xây dựng, sửa chữa một số cầu đã xuống cấp để phục vụ đi lại của nhân dân, nâng cấp hệ thống cầu đường, theo các trục lộ chính, mở rộng đường nông thôn và xây dựng hệ thống giao thông nội đồng gắn với yêu cầu thủy lợi hóa đồng ruộng. Tiếp tục kết hợp ngành Công an thực hiện tốt Quyết định 213 về giữ gìn trật tự lòng lề đường và đảm bảo an toàn giao thông.

NGÀNH BƯU ĐIỆN: Tập trung khắc phục khó khăn về trang thiết bị, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng thông tin liên lạc, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác lãnh chỉ đạo của Huyện và giao lưu tình cảm trong nhân dân. Phấn đấu đến năm 1988, hệ thống điện thoại phải đều khắp đến tận cửa hàng, trạm, trại, hạn chế thấp nhất tình trạng hư hỏng mất liên lạc trong nội Huyện và trung kế về Thành phố. Đảm bảo công tác phát hành báo chí, thư tín và bưu phẩm kịp thời, tránh gây phiền hà nhân dân.

ĐI ĐÔI PHÁT TRIỂN KINH TẾ, ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT LẪN TINH THẦN PHẢI ĐƯỢC CHÚ TRỌNG CHĂM LO THƯỜNG XUYÊN, ĐÚNG MỨC

* Về chăm lo đời sống:

Giải quyết công ăn việc làm cho 10.000 lao động (ưu tiên cho bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự), đồng thời lấy lực lượng Thanh niên Xung phong làm nòng cốt để thu hút số thanh niên đời sống chưa ổn định, giải quyết tình trạng “đất ít người đông” bằng biện pháp xin Thành phố cho Huyện nông trường Nhị Xuân, số đất đai ở các khu vực quân sự (trong đó có khu “Phụng Hoàng” xã Thạnh Lộc), mở thêm các xí nghiệp trên địa bàn Huyện, vận động những người có sức khỏe đi khai hoang phục hóa các vùng đất mới ở các tỉnh.

Đảm bảo giải quyết kịp thời tiền lương và phụ cấp cho cán bộ nhân viên, chú ý điều chỉnh những trường hợp lương còn bất hợp lý, trợ cấp kịp thời cho diện chính sách. Đảm bảo bù chênh lệch các mặt hàng thiết yếu theo quy định.

Mỗi đơn vị thương nghiệp phải dành 10% lượng hàng hóa bán phục vụ cho cán bộ công nhân viên (kể cả cán bộ hưu trí) theo giá không lấy lãi. Tỷ lệ hàng bán lẻ cho nhân dân phải đạt 75%.

Có kế hoạch cụ thể điều tiết thường xuyên từ 25 đến 30% quỹ tiền thưởng ở các ngành sản xuất – kinh doanh cho khu vục hành chính sự nghiệp, cán bộ hưu trí. Đồng thời để ổn định lâu dài và căn cơ: Huyện chủ trương chăm lo đời sống thông qua đẩy mạnh sản xuất, hỗ trợ cho ngành giáo dục xây dựng cơ sở sản xuất có điều kiện chăm lo tốt lực lượng giáo viên, hỗ trợ Công an – Huyện Đội đẩy mạnh sản xuất gạch, chăn nuôi, trồng trọt để chăm lo lực lượng vũ trang, chỉ đạo mở rộng sản xuất kinh tế phụ và kinh tế gia đình theo Quyết định 34/UBND-TP phát triển thêm các xí nghiệp đời sống ở những ngành – những nơi có điều kiện, trong đó sẽ xây dựng 1 xí nghiệp đời sống cấp Huyện để lo chung về đời sống cho cán bộ nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp.

Cùng với chăm lo đời sống vật chất, phải chú trọng song đôi chăm lo đời sống tinh thần, giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội, xây dựng các công trình văn hóa – thể dục thể thao, sửa chữa cầu đường, nhà ở, tăng cường trị - chữa – phòng bệnh, phục vụ tốt hơn nhu cầu giải trí – nhất là ở các vùng xa trung tâm Huyện.

VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA XÃ HỘI: Là một bộ phận trong 3 cuộc cách mạng, phải tiến hành đồng thời nhằm xây dựng quan điểm tư tưởng mới phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế, cũng nhằm đảm bảo đời sống tinh thần ngày càng phong phú.

- Các hoạt động văn hóa tư tưởng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của Huyện. Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục, cổ động các phong trào hoạt động cách mạng, tính tự giác của quần chúng. Tiếp tục cải tạo, truy quét các loại văn hóa phẩm phản động đồi trụy, mở rộng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, phấn đấu đến cuối năm 1987 giữa năm 1988 mỗi xã – thị trấn đều có khu văn hóa để phục vụ vui chơi, giải trí cho nhân dân. Đi đôi, tập trung xây dựng hoàn chỉnh cơ sở Nhà Văn hóa Huyện, Nhà Thiếu nhi Huyện, đưa Nhà hát đi vào phục vụ, phát triển Thư viện, chú ý phát huy phong trào văn nghệ quần chúng trong công nhân viên chức, các HTX nông nghiệp và khu tiểu thủ công nghiệp. Nâng cao chất lượng thông tin, truyền thanh và Bản tin Huyện; Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, mở trại sáng tác, thường xuyên tổ chức hội diễn, hội thi, đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng nếp sống mới tiết kiệm phục vụ sản xuất, xóa bỏ tệ cờ bạc, nhậu nhẹt say sưa, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.

- Giáo dục: Đẩy mạnh thi đua hai tốt trong toàn ngành. 2 trường cấp III kết hợp chặt Phòng Giáo dục nâng chất giảng dạy và giải quyết hết số học sinh thi rớt lớp 10 được tiếp tục học theo các lớp do Huyện tổ chức; Tập trung đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, mở rộng Trung tâm Dạy nghề Huyện và phân hiệu ở các xã. Đến năm 1988, tất cả xã đều phải có Nhà trẻ và một trường Mẫu giáo bán trú, bằng moị biện pháp đến năm 1988 phấn đấu không còn các lớp học ca ba.

Động lực thúc đẩy nông thôn phát triển là văn hóa: Huyện sẽ chú trọng chọn ưu tiên diện thanh thiếu niên tốt thuộc hộ gia đình chính sách cơ bản… cho đi đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ Đại học hoặc trên Đại học. Từng bước chuyển hóa cán bộ, duy trì và phát triển tốt các lớp Bổ túc văn hóa phổ cập cấp III cho cán bộ chủ chốt Huyện và xã, thật sự quan tâm vận động trẻ em nghèo thất bỏ học đến lớp đêm ít nhất đạt 80%.

- Y tế - Thể dục thể thao: Làm tốt chức năng chăm lo sức khỏe nhân dân. Đến năm 1988 phấn đấu 15/15 xã – thị trấn đều có Trạm xá, 12/15 đơn vị đạt dứt điểm và hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số 1,6%. Phát triển tốt tổ chức Hội Chữ thập Đỏ và mở rộng mạng lưới y tế cộng đồng đều khắp, kết hợp Đông Tây y: bảo đảm yêu cầu chính trị và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, điều trị tốt các bệnh xã hội. Hoạt động thể dục thể thao chú trọng đến rèn luyện thân thể trong nhân dận nhất là thanh niên học sinh.

Để hướng cho thanh niên sinh hoạt vui chơi lành mạnh, sẽ tổ chức hệ thống Câu lạc bộ thể dục thể thao từ Huyện đến các xã và tiến hành xây dựng hoàn chỉnh sân bóng đá trung tâm của Huyện. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng năng khiếu thuộc các bộ môn để bổ sung lực lượng cho các đội thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn… Ngành phải thường xuyên tổ chức tranh giải để động viên củng cố và thúc đẩy khí thế phong trào thể dục thể thao cơ sở phát triển lành mạnh đúng hướng.

- Thương binh xã hội giải quyết đầy đủ các chế độ, chính sách cho các đối tượng được hưởng chính sách, thực hiện tốt yêu cầu đền ơn đáp nghĩa. Các cơ quan ban ngành, đoàn thể của Huyện phải có trách nhiệm cùng với địa phương giải quyết cụ thể từng trường hợp khó khăn của các hộ chính sách. Tiếp tục thực hiện chủtrương xây dựng nhà tình nghĩa, tổ chức kết nghĩa giúp đỡ các hộ chính sách. Việc giải quyết công ăn việc làm phải ưu tiên cho con em liệt sĩ và các đối tượng hưởng chính sách ở khu vực nông thôn, Cấp ủy, Ủy ban các xã chỉ đạo các tập đoàn, HTX ưu tiên cấp đất, giúp phương tiện để các đồng chí thương binh, hưu trí có điều kiện sản xuất cải thiện đời sống. Kiên quyết không để người nào không có nhà ở hoặc nhà quá rách rưới, trên cơ sở đó, phát động mạnh mẽ phong trào xây dựng “gia đình cách mạng gương mẫu”“người công dân kiểu mẫu”. Trong thời gian tới, Ngành Thương binh – Xã hội đảm bảo quản lý, cải tạo tốt các đối tượng tệ nạn xã hội, nhất là số ăn xin, trẻ em bụi đời, gái mãi dâm.

AN NINH QUỐC PHÒNG

Trước hết phải làm tốt công tác bảo vệ nội bộ, chống nội gián, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và phá án nhanh nhất. Kiên quyết chuyển hóa các địa bàn trọng điểm, hoàn chỉnh yêu cầu nắm hộ, nắm người, quản lý chặt các loại đối tượng cùng với việc tổ chức cải tạo tập trung, kiên quyết dùng biện pháp cải tạo trấn áp tại chỗ các đối tượng hình sự. Quyết tâm làm giảm đến mức thấp nhất tội phạm hình sự, nhất là trọng án.

Đối với nội bộ Ngành, phải làm cho cán bộ chiến sĩ thật sự thắm nhuần 6 lời dạy của Hồ Chủ Tịch, việc sai phạm kỷ luật không quá 0,5%. Cùng với giáo dục chính trị tư tưởng phải giải quyết tốt đời sống cán bộ, chiến sĩ (cả việc ăn, ở và điều kiện đi lại làm việc) có như thế mới chống tiêu cực trong Ngành và lực lượng Công an mới trong sạch, vững mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ là một công cụ chuyên chính vô sản.

Về quốc phòng: Cần đẩy mạnh việc xây dựng Huyện thành pháo đài có lực lượng quốc phòng toàn dân và thể hiện trận chiến tranh nhân dân, sẵn sàng chiến đấu tốt trong mọi tình huống. Thường xuyên huấn luyện quân sự phổ cập cho các đối tượng nhất là thanh niên và học sinh. Quản lý chặt số thanh niên trong độ tuổi, đảm bảo tốt chỉ tiêu tuyển quân, tuyển thanh niên xây dựng kinh tế quốc phòng và thanh niên xung phong hàng năm. Đảm bảo việc quản lý, huấn luyện và thường xuyên tổ chức diễn tập quân dự bị, áp dụng triệt để Luật nghĩa vụ quân sự đối với quân nhân đào bỏ ngũ, số thanh niên ba chống.

Cùng với giáo dục chính trị và tăng cường biện pháp tổ chức thực hiện tốt các chế độ chính sách và tập trung chỉ đạo sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống hàng ngày cho anh em, nhất là số tự vệ và Công an cơ sở.

Giữa Công an và Quận Đội phải đảm bảo phối hợp chặt, đồng bộ trong việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG

Tiếp tục chú trọng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cân đối 3 mặt chính trị - tư tưởng và tổ chức và hoạt động theo quy chế làm việc Ban Chấp hành Huyện ủy.

* Về chính trị tư tưởng:

Giáo dục đúng mức quan điểm, lập trường giai cấp công nhân cho toàn thể Đảng viên trong Đảng bộ. Thường xuyên tự phê bình – phê bình trên cơ sở quán triệt di chúc Hồ Chủ Tịch và cương lĩnh Điều lệ Đảng. Chống mọi biểu hiện của tư tưởng nông dân, tư tưởng tiểu tư sản và các loại tư tưởng phi vô sản khác, đặc biệt: chống tư tưởng cơ hội, bè phái, cục bộ bản vị, để xây dựng đội ngũ Đảng viên của Đảng có phẩm chất trong sạch – có sức chiến đấu cao. Thực hiện tốt phương châm “Cấp trên làm gương cho cấp dưới – Đảng viên phải gương mẫu trước quần chúng”“Lãnh đạo phát triển kinh tế phải đi đôi công tác xây dựng Đảng”.

Chú trọng bồi dưỡng về chính trị, văn hóa, trình độ quản lý kinh tế cho cán bộ Đảng. Tổ chức tại Huyện mỗi năm 1 lớp Chính trị sơ cấp và tổ chức 1 lớp Trung cấp Chính trị tại chức thí điểm tại Huyện. Tiếp tục lựa chọn đưa cán bộ Đảng viên dự học các lớp chính trị hoàn chỉnh Đại học, Trung cao, Quản lý kinh tế do Trung ương, Thành phố chiêu sinh. Kinh phí Huyện phải chi thỏa đáng cho yêu cầu đào tạo này.

VỀ TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ

Quyết tâm xây dựng, giữ vững Đảng bộ Huyện Hóc Môn là Đảng bộ vững mạnh, trong đó tăng cường chất lượng sinh hoạt Đảng ở các cơ sở Đảng vững mạnh tận Chi bộ nhỏ. Đến năm 1988, có ¾ Đảng viên loại A và ¾ Đảng cơ sở vững mạnh. Phấn đấu trong cả nhiệm kỳ phát triển 800 Đảng viên mới, chú ý các nơi xung yếu và đông quần chúng như giáo dục, trực tiếp sản xuất nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, các hệ thống công ty, cửa hàng thương nghiệp, dịch vụ, thuế v.v…

TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ

Nhanh chóng xây dựng bộ máy theo yêu cầu đổi mới cơ chế, một mặt kiên quyết điều chuyển những cán bộ năng lực kém so yêu cầu nhiệm vụ, mặt khác chú trọng khâu đào tạo quy hoạch đội ngũ kế thừa, trong đó mạnh dạn đề bạt cán bộ nữ, trẻ, bố trí đúng người, đúng việc, từng bước chức danh hóa và tiêu chuẩn hóa cán bộ, để sức chiến đấu toàn Đảng bộ thực sự đổi mới, nâng lên ngang tầm nhiệm vụ chính trị. Để đạt yêu cầu này, ngay sau Đại hội Đảng Huyện lần IV, Huyện tiến hành rà soát, đánh giá toàn bộ năng lực của đội ngũ chủ chốt Huyện, xã để có kế hoạch củng cố kiện toàn những nơi cần thiết.

Phát huy đội ngũ khoa học kỹ thuật để sử dụng tốt chất xám ở moị địa bàn, chú trọng bố trí sắp xếp lại những cán bộ nhân viên còn trái ngành nghề để tăng lực hoạt động.

VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA

Tiếp tục đưa công tác kiểm tra thực hiện Điều lệ và kiểm tra thực hiện Nghị quyết có chương trình kế hoạch vào chiều sâu. Cần tiếp tục quán triệt quan điểm “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”. Phải tận dụng linh hoiạt các hình thức kiểm tra định kỳ thường xuyên là tác phong hoạt động hàng ngày của Đảng bộ. Huyện ủy và các Cấp ủy cơ sở dựa vào yêu cầu này mà thực hiện việc tự phê bình – phê bình trong sinh hoạt Đảng và kiểm tra lý tưởng cộng sản của từng Đảng viên.

Đi đôi với công tác kiểm tra, phải giải quyết tốt mọi khiếu nại, khiếu tố của Đảng viên và quần chúng, kiên quyết xử lý những cán bộ Đảng viên vi phạm kỷ luật, thoái hóa, biến chất để làm trong sạch đội ngũ Đảng và nâng lên lòng tin quần chúng nhân dân với Đảng.

Đoàn Thanh niên cần chú trọng công tác tổ chức, khôi phục Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam để đưa hết thanh niên vào tổ chức quản lý giáo dục, tạo nguồn phát triển Đoàn. Phải tập trung củng cố không để cơ sở Đoàn nào yếu kém, ít nhất có ¾ Đoàn cơ sở vững mạnh. Đẩy mạnh phát triển 4.000 Đoàn viên mới và giới thiệu 1.200 Đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp. Trên cơ sở khắc phục những yếu kém, thiếu sót đã qua, Đoàn cần đầu tư xây dựng nhiều mô hình tiêu biểu đặc nét của thanh niên Hóc Môn (như mô hình cánh đồng mẫu thanh niên những năm 1980 – 1983).

TRONG XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

Truớc hết phải đảm bảo mọi hoạt động của Hội đồng Nhân dân đi vào nề nếp, với chức năng nhiệm vụ của cơ quan quyền lực cao nhất về mặt Nhà nước ở các cấp; Tích cực chuẩn bị và tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ V.

Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện. Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân Huyện, xã phải được thường xuyên củng cố, trong đó các ban chuyên môn Hội đồng Nhân dân Huyện phải được sắp xếp nhân sự hợp lý và thật sự hoạt động, kiên quyết cắt giảm biên chế hành chính và lực lượng gián tiếp trong các công ty, xí nghiệp và khối xã đảm bảo yêu cầu tinh gọn ngay trong năm 1986 phải giảm biên chế hành chính 30%. Tính toán sát nhập một số phòng ban, không để cơ quan nào là đơn vị trung gian. Thực hiện khoán quỹ lương để tăng năng suất và hiệu quả hoạt động.

Trên cơ sở bộ máy tổ chức tinh gọn hợp lý, cần tăng cường hiệu quả hoạt động các ngành thuộc lãnh vực nội chính như: Tòa án, Thanh tra, Viện Kiểm sát, Tư pháp, Trọng tài Kinh tế, đồng thời chú trọng tuyên truyền rộng rãi pháp luật, pháp chế XHCN sâu rộng tận tổ nhân dân – tổ dân phố và trong lãnh vực trường học. Các đoàn thể Mặt trận Tổ quốc cần tăng cường vận động quần chúng nhân dân sống và làm theo pháp luật, trong đó cán bộ - Đảng viên phải nghiêm túc gương mẫu thực hiện pháp luật pháp chế XHCN.

Trong chỉ đạo thực hiện phải có trọng tâm xuyên suốt và đồng bộ. Lề lối làm việc phải khoa học, phân công giao việc rõ ràng và cụ thể, Ủy ban Nhân dân Huyện kịp thời khen thưởng những đơn vị và cá nhân làm tốt, đồng thời phải nghiêm khắc phê phán những đơn vị và cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, trì trệ hoặc làm sai trái chủ trương. Đẩy mạnh công tác chống tiêu cực và nhân điển hình tiên tiến.

Nhằm làm tốt chức năng quản lý về mặt Nhà nước, các ban ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố phải được củng cố và kiện toàn theo Quyết định 26 Thành ủy.

Với quan điểm lấy dân làm gốc, tập trung tạo điều kiện cho các đoàn thể - Mặt trận đẩy mạnh công tác vận động và phát huy quyền làm chủ của quần chúng.

- Nhiệm vụ chính trị của Huyện chỉ có thể thực hiện hoàn toàn thắng lợi khi toàn Đảng bộ xác định mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân. Vận động quần chúng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động là hai mặt của một vấn đề, vận động giáo dục quần chúng giác ngộ và tự giác hành động, tức là để làm chủ tập thể và đó là thuộc trách nhiệm của toàn Đảng bộ.

- Gắn theo yêu cầu này, toàn Đảng bộ phải tập trung làm tốt công tác vận động quần chúng và tạo moị điều kiện tốt cho đoàn thể hoạt động. Các Cấp ủy Đảng phải chăm lo đào tạo, bố trí cán bộ có năng lực làm công tác đoàn thể, phân công Cấp ủy viên và Đảng viên có phẩm chất, năng lực phụ trách khối Dân vận. Định kỳ hàng quý: Thường trực Huyện ủy làm việc cụ thể từng đoàn thể, mặt trận, các Cấp ủy cơ sở, nhất là khối xã cần thực hiện như cấp Huyện để sự lãnh đạo của Đảng với đoàn thể ngày càng chặt chẽ. Chính quyền các cấp phải chú trọng kiện toàn thường xuyên mối quan hệ bộ tứ cơ quan, thường xuyên kiểm tra sơ tổng kết Nghị quyết của Thành ủy – Huyện ủy về công tác vận động quần chúng. Toàn Đảng bộ phải chăm lo cho quần chúng cân đối giữa nghĩa vụ và quyền lợi, không hô hào chung chung và nặng nề đóng góp. Ban Tiếp dân Huyện ủy, Ban Thư ký Hội đồng Nhân dân Huyện phải tăng cường hoạt động, tiếp xúc và giải quyết nhanh những yêu cầu của quần chúng, các đoàn thể mặt trận phải đổi mới phương thức hoạt động, sâu sát cơ sở, thường xuyên củng cố kiện toàn tổ Hội, Chi đoàn nhỏ, kết hợp chặt giữa sinh hoạt đoàn thể và tổ nhân dân để nắm vững tâm tư, tình cảm nguyện vọng của quần chúng kịp thời. Nói chung, phải bằng mọi biện pháp để công tác vận động quần chúng trong thời gian tới đạt yêu cầu, cần làm cho quần chúng ngày càng giác ngộ, tự giác cao trong suy nghĩ và hành động, gắn chặt giữa nghĩa vụ và quyền lợi, nâng cao lòng tin với Đảng.

Với ý thức đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên, Đoàn viên và thanh niên phải luôn tự giác đi đầu trong lao động sản xuất, công tác, học tập và chiến đấu, sẵn sàng hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động, chống rượu chè bê tha, xây dựng nếp sống văn hóa mới, con người mới. Đoàn cần quan tâm lãnh đạo, phát triển tổ chức Đội và đẩy mạnh phong trào Đội, trong đó đặc biệt chú ý chăm sóc phong trào “Cháu ngoan Bác Hồ”, học sinh giỏi, kiện toàn nhanh hệ thống Câu lạc bộ thiếu nhi từ Huyện đến xã và tập trung góp phần cho Huyện sớm hình thành công viên Thiếu nhi Huyện. Đến năm 1988, tất cả xã – thị trấn đều phải có một Câu lạc bộ Thiếu nhi hoặc tụ điểm sinh hoạt dành cho thanh thiếu niên.

Hoạt động Công đoàn cần tập trung giáo dục công nhân viên chức và lao động hợp tác, quan điểm liên minh công nông, tinh thần tự lực, tự cường, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, lao động có kỷ luật và năng suất cao làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, góp phần nhanh chóng ổn định trật tự kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân. Phát động mỗi công nhân viên chức và lao động tự giác góp phần xây dựng và hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh ở mỗi đơn vị, xí nghiệp.

Hội Liên hiệp Nông dân tập thể có vị trí chính trị quan trọng trong quá trình cải tạo, xây dựng nông thôn mới. Hội cần tích cực đổi mới phương thức hoạt động trong điều kiện Huyện đã hoàn thành cơ bản hợp tác hóa nông nghiệp và củng cố phát triển tổ chức, phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất của nông dân 18 Thôn Vườn Trầu trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường “ai thắng ai”. Động viên nông dân hăng hái tự giác góp phần củng cố và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN trong nông nghiệp từng bước góp phần ổn định đời sống nông dân.

Hội Phụ nữ cần phát huy hoạt động, vận động chị em nữ thể hiện tốt chức năng trung hậu, đảm đang, tích cực góp phần giành thắng lợi trong sự nghiệp cải tạo XHCN và xây dựng CNXH trên địa bàn Huyện. Cần tập trung phát động mạnh mẽ phong trào xây dựng người phụ nữ mới, kế hoạch hóa gia đình, hậu phương quân đội, nuôi con khỏe, dạy con ngoan và thực hiện tốt yêu cầu bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Đồng thời, tích cực góp phần ổn định trật tự, phân phối lưu thông và chăm lo đời sống nhân dân. Cần kết hợp Đoàn thanh niên đẩy mạnh giáo dục nữ thanh niên.

Mặt trận Tổ quốc là trung tâm đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, cần tập trung tổ chức phối hợp hành động nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, thực hiện thắng lợi các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong thời gian tới, Ủy ban Mặt trận cần củng cố tổ chức, đẩy mạnh hoạt động phụ lão, công tác bảo thọ ở các xã, thị trấn đưa hoạt động của Ban Mặt trận ấp, khu phố đi vào nề nếp. Phát huy vai trò của mặt trận trong việc chuẩn bị nhân sự và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp và trong địa bàn xung yếu tôn giáo.

Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng cần nghiên cứu hoạt động, đừng để trở thành đơn vị trung gian, đẩy mạnh hơn nữa phong trào toàn Đảng, toàn dân chăm sóc, bảo vệ thiếu niên nhi đồng. Điều đặc biệt là phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các cháu, đảm bảo điều kiện vui chơi, học hành, phối hợp các ngành liên quan huy động ít nhất 80% các cháu thất học, bỏ học đến các lớp học tình thương. Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối vối thiếu niên nhi đồng nhất là đối với các cháu bị suy dinh dưỡng và bảo đảm chế độ đối với các cháu ở nhà trẻ.

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết nhiệm kỳ IV, cần phấn đấu nâng cao năng lực chỉ đạo tổ chức thực hiện biến Nghị quyết lần này thành quyết tâm và hành động chung của toàn Đảng bộ.

1. Trên cơ sở quán triệt và phổ biến sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần IV, kết hợp vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần 6, Nghị uyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần IV, tiếp tục đẩy mạnh sửa chữa những khuyết - nhược điểm sau tự phê – phê bình, trong đó chú trọng chuyển hướng mạnh về tư duy kinh tế, sửa đổi phong cách lề lối làm việc, xây dựng quan điểm quần chúng lấy dân làm gốc, sâu sát cơ sở, giữ nghiêm kỷ cương của Đảng, pháp luật Nhà nước, nắm vững chuyên chính vô sản trên mọi địa bàn nhất là trong lĩnh vực lưu thông phân phối, an ninh quốc phòng.

2. Tập trung đầu tư để phát triển kinh tế, bám sát các chỉ tiêu nông nghiệp để chỉ đạo quy chỉ tiêu đầu tư thỏa đáng cho từng vùng, từng yêu cầu cần thiết. Khai thác mọi nguồn tiềm năng của Huyện, thông qua đề án chuyên đề, từng bước bổ sung quy hoạch tổng thể Huyện, tiến tới quy hoạch từng đơn vị xã. Đẩy mạnh ngành mũi nhọn xuất khẩu, huy động tốt các nguồn thu, tạo thế cân đối dần về kinh tế, đời sống đẩy mạnh liên kết kinh tế, tranh thủ chi viện thiết thực của Thành phố.

3. Làm tốt công tác cán bộ. Chú trọng kiện toàn tăng cường cho những đơn vị còn yếu đi đôi với sử dụng tốt nguồn cán bộ tại chỗ theo quy hoạch đội ngũ kế thừa. Tiếp tục phát huy năng lực hoạt động lực lượng cán bộ trẻ kết hợp hài hòa với kinh nghiệm chiến đấu của đội ngũ cán bộ hưu (nơi nào cần thì thành lập Ban Cố vấn) để hoạt động vừa chắc tay, vừa có năng lực trẻ dồi dào. Hết sức coi trọng kiện toàn các cơ quan tham mưu ba ban Đảng, Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng Ủy ban, các phòng ban trợ lý của Ủy ban Huyện. Không để tình trạng các đơn vị bố trí quyền Trưởng kéo dài, bổ sung kịp thời những nơi nào còn khuyết trong Ban lãnh đạo. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, văn hóa, chính trị, từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ.

4. Tiếp tục thực hiện quy chế Ban Chấp hành Huyện ủy, Thường vụ Huyện ủy – Thường trực Ủy ban từng cấp, từng ngành nghiêm chỉnh thực hiện chế độ và nghiên cứu hiệu quả đi cơ sở, coi đây là trách nhiệm quan trọng, trong đó từng Ủy viên Ban Chấp hành Huyện ủy phải được phân công trực tiếp thường xuyên hoặc gián tiếp không thường xuyên phụ trách theo dõi, các đơn vị kinh tế tập thể - nhất là theo dõi chỉ đạo các HTX nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện Nghị quyết và nâng chất thông tin báo cáo. Phân công rõ ranh giới giữa lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Kiên quyết giảm hội họp, hành chính sự vụ, chống bảo thủ cục bộ, trì trệ, làm việc vô trách nhiệm, tốt không biểu dương, buông trôi không làm, không kiểm định. Thường xuyên chống tiêu cực và nhân điển hình tiên tiến, tăng cường hoạt động thi đua khen thưởng, sơ tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để thúc đẩy phong trào không ngừng tiến lên.

5. Trên cơ sở lấy dân làm gốc, các Cấp ủy chú trọng phát huy mạnh vai trò các đoàn thể Mặt trận Tổ quốc đảm bảo theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ. Tổ chức thường xuyên cho quần chúng tham gia đóng góp phê bình xây dựng Đảng ít nhất mỗi năm 2 lần. Chú trọng tạo điều kiện và kiện toàn bộ máy phương tiện làm việc cho đoàn thể hoạt động có hiệu quả.

6. Tiếp tục tiến hành phân cấp quản lý cho cơ sở - nhất là khối xã để từng địa phương cân đối được 4 nguồn khả năng. Đặc biệt sẽ xem trọng công tác kế hoạch – xem đây là cương lĩnh thứ hai của Đảng - Ủy ban Nhân dân Huyện phải xây dựng kế hoạch kinh tế xã hội từng năm sát tình hình thực tiễn và đúng chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng Huyện lần IV. Chú trọng rà soát quy hoạch tổng thể để bổ sung quy hoạch mới phù hợp chủ trương chung, tạo thế đi lên vững chắc, đúng hướng.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản có tính chất quan điểm và phương pháp tư tưởng chung. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện, cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm biến Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần IV thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới phát triển ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH.

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN HÓC MÔN NHIỆM KỲ III

Thông báo