Thứ Sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Báo cáo tình hình và nhiệm vụ của Đảng bộ Quận 8 tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ V

Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ IV được tiến hành trước Đại hội Đảng bộ Thành phố và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nên nhiều vấn đề cần được bổ sung trong quá trình tổ chức thực hiện. Mặt khác, do Nghị quyết Đại hội toàn quốc chậm cụ thể hoá, những khả năng thuận lợi mở ra không như dự kiến và cá khó khăn diễn ra không lường trước được, nên trong từng thời gian Quận phải điều chỉnh lại từng bước đi, mục tiêu, biện pháp cho phù hợp. từ sau Đại hội Đảng bộ lần thứ IV đến nay, các khó khăn ngày càng bộc lộ rõ ra và chúng ta ngày càng hiểu hơn tình hình của Quận, đồng thời có cách nhìn, đánh giá sát đúng và mới hơn.

Với tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân, với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta nghiêm túc đánh giá thực trạng tình hình như sau:

A. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận lần thứ IV :

I. Thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế :

1. Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ IV xác định : Tập trung sức đẩy mạnh sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp với khẩu hiệu ỎTất cả cho sản xuất, tất cả để chiến thắngÕ. Thực hiện mục tiêu đó hơn 2 năm qua chúng ta đã tập trung đầu tư chỉ đạo trên lĩnh vực sản xuất và đã đạt được những kết quả nhất định.

- Công nghiệp quốc doanh đã vươn lên khá hơn, từng bước khắc phục tình trạng tiêu cực, lỗ lã trước đây. Xí nghiệp thực phẩm giữ vững và có bước phát triển. Xí nghiệp cơ khí có cố gắng chuyển hướng sang sửa chữa phương tiên vận tải thuỷ. Xưởng Dược sản xuất được một số mặt hàng mới mang lại hiệu quả do nghiên cứu và ứng dụng thành công khoa học kỹ thuật. Xí nghiệp gạch và một số xí nghiệp khác cũng được củng cố sắp xếp lại một bước. Tài sản cố định một số xí nghiệp được tăng cường và từng bước có đổi mới trang thiết bị máy móc. Tích luỹ cho ngân sách mỗi năm một tăng. Thu nhập công nhân ở một số đơn vị làm ăn có hiệu quả nâng dần lên. Chúng ta đã vay gần 1 triệu đô la và hàng trăm triệu tiền đồng Việt Nam, có tính toán khả năng trả nợ, để đầu tư phát triển công nghiệp mới, trong đó có xưởng chế biến đông lạnh xuất khẩu và từ khi đưa xưởng này vào hoạt động đã làm tăng tiềm lực quốc doanh lên rất cao, từng bước hình thành công nghiệp mũi nhọn nông – hải – súc sản xuất khẩu.

Chúng ta cũng đã huy động được vốn, tay nghề, kỹ thuật tư nhân mở ra được 9 xí nghiệp hợp doanh và 44 xí nghiệp đời sống, giải quyết trên 1.000 lao động có việc làm, tích luỹ được một phần cho ngân sách, nhiều xí nghiệp đời sống đã giải quyết tăng thêm được một phần thu nhập cho cán bộ công nhân viên khu vực hành chánh sự nghiệp.

Nếu tính cả phần Quốc doanh, Hợp doanh và đời sống thì giá trị tổng sản lượng so chỉ tiêu Đại hội tăng hơn gấp đôi, tốc độ phát triển bình quân mỗi năm là 15,8%, tỷ trọng chiếm 32,3% giá trị tổng sản lượng toàn ngành.

Những chuyễn biến tích cực trên là do chúng ta tập trung tháo gỡ cho khu vực quốc doanh. Trước hết về cơ chế, Quận  đã vận dụng hiện các quyết định của Trung ương, Thành phố mạnh dạn phân cấp và giao quyền chủ động cho cơ sở, kể cả giao quyền cho giám đốc chủ động về tổ chức và cán bộ, có thể nói về mặt cơ chế để cho đơn vị chủ động được sản xuất kinh doanh thì chúng ta đã mở ra tất cả, vấn còn lại là đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của cơ sở để làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thực tế ở Xí nghiệp Thực phẩm đã chứng minh làm ăn có hiệu quả là do xí nghiệp năng động đổi mới : đã xử lý tốt các vấn đề sản xuất – kinh doanh gắn với thị trường, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, hạch toán giá thành, áp dụng chính sách đòn bẩy, tiền lương v.v...

Song song đó tiến hành khảo sát đánh giá lại năng lực, hiệu quả sản xuất ở các xí nghiệp quốc doanh, điều tra 118 và có chỉ đạo củng cố sau đó. Đã đầu tư thêm về mặt tiền vốn, tăng cường thêm tài sản cố định, cơ sở vật chất, nhiều xí nghiệp nghiên cứu và ứng dụng có kết quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nâng được chất lượng sản phẩm, sản xuất thêm mặt hàng mới, giúp xí nghiệp cạnh tranh trên thị trường như xí nghiệp Thực phẩm, xí nghiệp Cơ khí, xưởng Dược, xí nghiệp hợp doanh điện cơ Bình Đông. Về cán bộ, đã điều chỉnh thay đổi bố trí lại cán bộ ở xí nghiệp Thuốc lá, xí nghiệp Lâm sản, xí nghiệp Gạch, đặc biệt đã rút giám đốc xí nghiệp Thực phẩm tăng cường cho Công ty cung ứng xuất khẩu để phụ trách mảng sản xuất của xuất khẩu và việc điều động bố trí đó có làm chuyển biến được tình hình một số nơi, các xí nghiệp có cán bộ rút đi giữ vững và phát triển được.

Khu vực xí nghiệp hợp doanh và đời sống cũng được kiểm tra chấn chỉnh lại một bước.

Tuy nhiên, các xí nghiệp quốc doanh có vẻ ổn định nhưng không vững chắc, vươn lên chưa mạnh mẽ và đồng đều, một số xí nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ như xí nghiệp Thuốc lá, xí nghiệp Lâm sản..., có đơn vị nếu hoạch toán đầy đủ khấu hao tài sản cố định thì còn nhiều vần đề xem xét về mặt hiệu quả. Chất lượng sản phẩm cũng còn nhiều mặt hạn chế. Cơ chế Quận mở ra nhưng có xí nghiệp không chuyển kịp yêu cầu đổi mới, thiếu năng động, nhưng cũng có xí nghiệp bung ra vi phạm nguyên tắc, ở đây có nguyên nhân do nhận thức, do trình độ năng lực của cán bộ, do đó quá trình đổi mới đòi hỏi về nhiều mặt đối với cán bộ, trong đó có mặt đòi hỏi về kiến thức năng lực quản lý điều hành sản xuất, tinh thần trách nhiệm của cán bộ.

Đối với xí nghiệp hợp doanh và đời sống, chúng ta vẫn còn lúng túng trong việc vận dụng thực hiện chính sách hợp tác tư nhân để phát triển hình thức này, nhiều xí nghiệp hợp doanh hiện nay hoạt động chưa đúng tính chất, Quận có cố gắng tập trung đầu tư ở xí nghiệp Điện cơ Bình Đông nhưng hiệu quả thu về cho Nhà nước không cao. Còn các xí nghiệp đời sống thì phần lớn kém hiệu quả, mang tính chất thương nghiệp nhiều hơn sản xuất, có nơi tiêu cực nghiêm trọng, tình hình này có nguyên nhân do lơi lỏng quản lý, cán bộ được bố trí thiếu kinh nghiệm quản lý và tổ chức sản xuất, thực lực tài chính chúng ta yếu nên nhiều nơi dựa vào tư nhân, giao khoán cho tư nhân.

Đối với khu vực sản xuất tập thể vừa qua có chú ý chất lượng nên có kiểm tra củng cố sắp xếp lại, đã giải thể một số cơ sở không đúng tinh chất. Về sản xuất cá thể, từ khi có Quyết định 34 của Uỷ ban nhân dân Thành phố, Quận có tập trung chỉ đạo và mở được 496 cơ sở, giải quyết được 1.161 lao động. Riêng xí nghiệp tư nhân giữa năm 1988 cũng được tập trung chỉ đạo thoe tinh thần Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, đã thành lập được 2 xí nghiệp tư nhân và đang thông qua một số phương án để thành lập tiếp một số xí nghiệp tư nhân khác.

Nhìn chung khu vực sản xuất tập thể, cá thể, tư nhân có giữ vững và có bước phát triển trong điều kiện có nhiều khó khăn, giá trị tổng sản lượng toàn ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, so chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội IV tăng 10%, tốc độ phát triển hàng năm là 13,4%, nhiều cơ sở đã sản xuất được một số mặt hàng mới và đạt chất lượng cao, từng bước đã hình thành được một số ngành thế mạnh của Quận : cơ kim khí, cơ khí sửa chữa, công nghiệp chế biến thực phẩm và đã xuất hiện một số mô hình tốt trong sản xuất. Sở dĩ đạt được như vậy là do một mặt Quận thực hiện một số chủ trương biện pháp hỗ trợ cho khu vực này như : chỉ đạo giải quyết mặt bằng cho sản xuất, miễn giảm thuế một số mặt hàng, giải quyết vấn đề điện, điều hòa vốn trong nội bộ ngành... Mặt khác, do các cơ sở đã có chủ động sáng tạo giải quyết các khó khăn và chính đây là yếu tố quyết định. Thực tế ở hợp tác xã cơ khí Quyết  Tiến phường 2 đã khẳng định điều đó, ở đây đã giải quyết tốt vấn đề sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, huy động các nguồn vốn, đào tạo công nhân lành nghề, thực hiện chính sách đối với người lao động...

Tuy nhiên, khu vực này chưa được tập trung chỉ đạo đúng mức, chúng ta có nêu trong nghị quyết nhưng thiếu cụ thể hóa để thực hiện, sự phát triển vẫn còn mang nhiều yếu tố tự phát, phân tán nhất là việc phát triển xí nghiệp tư nhân không có chương trình kế hoạch để tập trung chỉ đạo, việc phát triển kinh tế gia đình chưa có ý đồ rõ, các ngành có thế mạnh chưa làm rõ được. Các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất trong từng thời gian có chỉ đạo giải quyết cụ thể nhưng nhìn chung kết quả còn hạn chế, việc huy động máy móc, vốn qua con đường kiều hối chưa có kết quả. Lực lượng chính trị có chỉ đạo xây dựng nhưng phát triển còn quá ít về số lượng và yếu về chất lượng.

2/ Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp :

Tình hình sản xuất nông nghiệp có đạt được một số mặt tiến bộ, phong trào hợp tác hóa được giữ vững do có tập trung chỉ đạo củng cố, các hợp tác xã Quyết Thắng, Chiến Thắng, Phú Định, Phú Sơn có một bước phát triển, một số cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp và đời sống khu vực nông thôn được xây dựng, thu nhập của nông dân ở những hợp tác xã làm ăn có hiệu quả  từng bước có nâng lên. Các đơn vị Quốc doanh trong khối nông nghiệp củng có những chuyển biến tích cực, Nông trường Duyên Hải làm ăn có hiệu quả, Thanh niên xung phong, Xí nghiệp chăn nuôi chế biến thức ăn gia súc được củng cố và có hướng đi lên, chấm dứt được tình trạng lỗ lã trước đây.

Tỷ trọng chăn nuôi đã tăng lên so với trồng trọt, con cá được khẳng định và phát huy, con tôm bước đầu nuôi thí điểm có kết quả, đồng thời đang xác định một số con nuôi có giá trị khác để có chỉ đạo chuyển hướng. Chúng ta đã vận dụng thực hiện nghị quyết của Trung ương và thành phố về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp bằng việc động viên tư nhân bỏ vốn vào hợp tác với các đơn vị quốc doanh, tập thể, cho tư nhân thuê đất để khai thác bước đầu có đạt được một số kết quả. Đã đưa được diện tích lúa hai vụ tăng lên và năng suất cũng tăng lên nhờ áp dụng giống lúa mới và phục vụ tốt vật tư kỹ thuật cho sản xuất. Có cố gắng giữ diện tích cói nhưng không gò ép nông dân trồng trồng cói, tuy diện tích cói có giảm nhưng năng lực sản xuất chiếu cói khu vực phường 6, phường 7 và một số nơi không giảm vì không phụ thuộc nhiều vào diện tích cói của Quận 8. Do có liên quan đến 6.000 lao động của các phường công giáo nên Quận đã chú ý thực hiện một số biện pháp để giữ được sản xuất ở đây như thực hiện chính sách trợ giá, có lúc mua sản phẩm trả 80% tiền mặt do hàng đối lưu về chậm... Ngoài ra, chúng ta đã trồng được 600 ha rừng đước ở Duyên Hải, 30 ha tràm bông vàng và bạch đàn ở Xuân Lộc để từng bước hình thành cơ cấu Nông – Lâm – Ngư.

Tuy nhiên, khu vực nông nghiệp còn nhiều khó khăn, nhiều hợp tác xã làm ăn chưa hiệu quả, mô hình hợp tác xã Phú Lợi chưa khôi phục được và cũng chưa xây dựng được mô hình Nông – Công – Thương – Tín hoặc kinh doanh tổng hợp có kết quả. Trong nông dân có biến động ruộng đất. Quá trình vươn lên của Xí nghiệp chăn nuôi chế biến thức ăn gia súc, Liên đội thanh niên xung phong, Nông trường Duyên Hải cũng còn nhiều khó khăn. Chỉ tiêu cây cói, con heo không hoàn thành. Việc xây dựng bộ mặt nông thôn mới theo hướng đô thị hóa rất nhiều vấn đề đặt ra chưa có điều kiện giải quyết.

3/ Giao thông vận tải :

Ngành giao thông vận tải có cố gắng phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách, tổ chức sắp xếp quản lý lại lực lượng vận tải thủy bộ, duy tu bảo dưỡng cầu đường, đã nâng cấp được giai đoạn đường bên hông Chợ Xóm Củi, xây mới cầu Phát triển, tích cực tranh thủ vốn của trên để nâng cấp trục đường chính của Quận và nhờ thực hiện hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm nên nhiều đường hẻm trong những khu xóm lao động được đổ đất, tráng xi măng. Bước dần có chú ý khai thác thế mạnh về đầu mối giao thông nên đã xây dựng bên lên hàng Phường 1, khai thác bến lên hàng phường 8, sẵn có và một số bến lên hàng khác.

Tuy nhiên, mặt kinh doanh của giao thông vận tải còn hạn chế, chưa khai thác có hiệu quả thế mạnh vị trí giao thông thủy và ngành nghề truyền thống sửa chữa đóng mới tàu ghe. Việc xây dựng bến lên hàng phường 1 chưa hoàn thành vì thiếu vốn nhưng lại chưa lôi kéo các nơi khác cùng đầu tư. Nhìn tổng thể hệ thống đường giao thông của Quận chúng ta thấy rõ sự trở ngại rất lớn cho việc phát triển kinh tế nhất là tuyến giao thông qua khu vực Phường 14, 15, 16 gặp trở ngại một số cây cầu 1, 2, 3 và cầu Nhà Thương ở đây thì mặt bằng cho sản xuất còn rất lớn không phát huy được, cả tuyến giao thông qua cầu Chà Và cũng thường xuyên bị tắc nghẽn trong những giờ cao điểm, trong khi đó tuyến đường từ Mũi Tàu Phú Lâm vào đường An Dương Vương lại vắng vẻ chưa được chú ý. Vừa qua việc tính toán cải tạo lại hệ thống giao thông đó còn suy nghĩ theo kiểu bao cấp nên không giải quyết được.

4/ Xây dựng :

Ngành xây dựng có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện một khối lượng lớn công trình trong điều kiện có nhiều khó khăn về vốn, tiền mặt, giá cả, vật tư xây dựng tăng cao. Nổi bật là tập trung xây dựng trường học để giải tỏa ca 3, kế đến là một số cơ sở vật chất khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đời sống như nhà ở, phòng khám đa khoa, xưởng đông lạnh, xưởng may, mặt tiền chợ Xóm Củi... tranh thủ vốn thành phố giải quyết công trình cấp nước cho nhân dân khu vực Phạm Thế Hiển.

Mặc dù có tập trung bằng nguồn vốn ngân sách của Quận, bằng vốn tranh thủ Thành phố cấp và vốn huy động trong nhân dân xây dựng được một số công trình cơ bản, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều công trình xây dựng còn dở dang chất lượng, chất lượng kém, có một vài công trình ngay sau khi xây dựng đã trở nên lạc hậu, không có giá trị lâu dài, lãng phí mặt bằng. Việc chuyển mạnh sang kinh doanh của ngành xây dựng còn khó khăn, nhất là kinh doanh về nhà ở. Bên cạnh một số công trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, vẫn còn một vài công trình do sai lầm trong duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật nên đầu tư không mang lại hiệu quả. Một trong những tiềm năng kinh tế của Quận là kho bãi (có điều là trên lãnh thổ nhưng hiện nay nhiều ngành. nhiều cấp quản lý để lãng phí) nhiều năm nay chưa được khai thác để bổ sung vào cơ cấu kinh tế.

5/ Hoạt động Thương nghiệp - Dịch vụ - Ăn uống :

Thương nghiệp có cố gắng từng bước đổi mới kinh doanh, nhất là khi có Quyết định 80 của Hội đồng Bộ Trưởng. Các công ty, cửa hàng đã chủ động xoay sở giải quyết khó khăn về vốn, tiền mặt như vay nóng từ nhiều nguồn, vay chuyển khoản của cơ sở sản xuất và trả bằng tiền mặt. Thực hiện phương thức bán hàng ký gởi. Tổ chức thu mua các nguồn hàng trôi nổi. Liên kết liên doanh để tạo quỹ hàng hóa. Đã góp phần nhất định trong phục vụ đời sống nhân dân. Có tiến bộ trong việc gắn với sản xuất, phục vụ sản xuất. Trật tự mua bán ở các chợ được sắp xếp một bước. Hệ thống hợp tác xã tiêu thụ phường được chỉ đạo củng cố thường xuyên. Có tăng cường kiểm tra các công ty, cửa hàng hợp tác kinh doanh, tăng cường quản lý thị trường, kiểm tra đăng ký kinh doanh đã có tác dụng nhất định trong giữ gìn trật tự kinh doanh.

Họat động dịch vụ, ăn uống có đóng góp một phần nhất định vào việc phục vụ đời sống nhân dân.

Doanh số toàn ngành tăng bình quân hàng năm 25%, khối lượng một số mặt hàng thiết yếu tăng 30%, tích lũy cho ngân sách chiếm 20%. Có sắm  sửa thêm phương tiện kinh doanh, cải tạo nâng cấp mở rộng mạng lưới cửa hàng, đang tập trung xây dựng khu vực thương nghiệp trung tâm ở cầu Chà Và.

Tuy nhiên, toàn ngành thương nghiệp cũng chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ sản xuất, đời sống và lập lại trật tự trong kinh doanh. Chưa quán triệt quan điểm mới về thị trường, về cạnh tranh lành mạnh, còn coi thị trường Ỏtự doÕ đối lập với thị trường Xã hội Chủ nghĩa cần được cải tạo thu hẹp lại cùng với sự độc quyền kinh doanh một số mặt hàng của công ty chuyên doanh Thành phố không hợp lý trong việc đổi mới hoạt động thương nghiệp hiện nay. Hiệu quả kinh doanh ở một số đơn vị thấp, tích lũy ngân sách ít, tác động sản xuất còn hạn chế, bộ mặt thương nghiệp đổi mới chưa rõ nét, hoạt động hợp tác xã tiêu thụ phường nhìn chung yếu, liên kết kinh tế các nơi vừa qua chủ yếu là mua bán, việc hợp tác sản xuất chưa mang lại hiệu quả. Hai ngành Dịch vụ, Ăn uống hoạt động kém hiệu quả và để xảy ra tiêu cực nghiêm trọng.

Chất lượng hợp tác liên doanh và các tổ ngành hàng còn nhiều vấn đề phải giải quyết về mặt quản lý về phân phối, chúng ta để thất thu thuế, cán bộ nhân viên đưa vào đây không phát huy được tác dụng quản lý, kiểm tra. Vấn đề đặt ra nếu tư nhân làm tốt hơn thì cứ để họ kinh doanh, chúng ta điều tiết thu nhập bằng chính sách thuế.

6/ Hoạt động xuất nhập khẩu :

Hai năm qua hoạt động xuất khẩu đã phát triển mạnh, từng bước chuyển hướng vào đầu tư phát triển sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu, đã đưa vào hoạt động có hiệu quả Xưởng chế biến đông lạnh xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu so năm 1986 tăng 2,5 lần, đóng góp cho ngân sách 1/3. Đặc biệt thông qua hoạt động xuất nhập khẩu đã tạo ra được năng lực sản xuất công nghiệp mới, giá trị tài sản cố định bao gồm thiết bị công nghiệp hiện đại, nhà xưởng trên 1 triệu Đôla và giải quyết được hàng trăm lao động tham gia làm hàng xuất khẩu.

Song tác động của xuất khẩu đối với sản xuất, nhất là đầu tư cho các ngành thế mạnh trong cơ cấu các ngành kinh tế nói chung còn yếu, việc hợp tác đầu tư cho một số đơn vị trong quận (xí nghiệp Rạch Lào, điện cô Bình Đông) còn nhiều khó khăn và chưa có hiệu quả, liên kết liên doanh để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến đông lạnh tuy có mở rộng nhưng diện còn hẹp và chưa ổn định, việc tiếp cận thị trường quốc tế chưa có điều kiện thực hiện nên làm hạn chế khả năng định hình sản xuất – kinh doanh, huy động kiều hối chưa tận dụng hết thời cơ và khả năng.

7/ Hoạt động các ngành kinh tế tổng hợp :

Các ngành kinh tế tổng hợp hoạt động có tốt hơn, có hướng vào mục tiêu chung để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, vai trò tham mưu tác chiến có hiệu quả nhất định chúng ta không phủ nhận những cố gắng đóng góp vào những kết quả chung của Quận. Nhưng do các ngành này có vị trí quan trọng, nhất là góp phần đổi mới cơ chế nên chúng ta kiểm điểm sâu những gì chưa làm được vừa qua.

- Phòng Kế hoạch – Thống kê với cách thức hoạt động vừa như qua nếu không nói chủ yếu là đầu năm chuẩn bị và giao kế hoạch, cuối năm xét hoàn thành kế hoạch thì chưa thực hiện được sự năng động của mình trong quá trình giúp ủy ban điều hành thực hiện kế hoạch. ở đây, có mặt ủy ban chưa tạo điều kiện đầy đủ cho kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và sử dụng đúng chức năng của kế hoạch, mặt khác kế hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu. Chúng ta đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch từ cơ sở, nhưng trên thực tế làm còn mang tính hình thức, chính vì vậy mà không ít đơn vị phản ánh việc giao kế hoạch còn áp đặt, trên dội xuống...

Về thông tin kinh tế cũng chưa đảm bảo xuyên suốt, thiếu nhạy bén, không kịp thời và chưa phản ánh đúng thực chất của tình hình, do đó đã làm ảnh hưởng đến các quyết định của Quận ủy, ủy ban.

- Các ngành Tài chánh, Thuế, Ngân hàng, Giá, Trọng tài kinh tế trong tình hình có nhiều khó khăn đã cố gắng thực hiện các quyết định của Quận ủy, ủy ban. Tuy cơ chế từng ngành còn những bất hợp lý, song trong phạm vi được phép vận dụng các ngành đã tỏ ra thiếu năng động. Tài chính quản lý ngân sách còn nặng hành chính bao cấp, thu chi đơn thuần, thiếu chủ động đề xuất nên sử dụng vốn liếng, tài sản như thế nào cho có kết quả. Đã có chủ trương và nhiều lần đốc thúc nhưng việc phân cấp nguồn thu cho phường, giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sản xuất – kinh doanh, cách tính để giao chỉ tiêu nộp ngân sách, quy định về bảo tồn vốn... thực hiện quá chậm. Ngân hàng trước tình hình khó khăn về vốn, tiền mặt lại bị cơ chế ngành trói buộc đáng lý ra phải có sự năng động, nhạy bén tìm cách tháo gỡ để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh phát triển, ngược lại tỏ thái độ cửa quyền, thậm chí đã có tiêu cực xảy ra đã làm mất dần đi tác dụng và uy tín của ngân hàng. Gần đây, sau khi thay đổi Ban Giám đốc, tình hình bước đầu có những dấu hiệu chuyển biến tốt hơn. Thuế, dư luận chung phản ứng chính sách thuế còn cản trở sản xuất phát triển, một mặt có do những bất hợp lý trong chính sách thuế hiện nay, nhưng mặt khác phòng thuế chủ động đề xuất vận động trong phạm vi cho phép để hỗ trợ sản xuất phát triển còn hạn chế, thậm chí Thường trực Quận ủy, Thường trực ủy ban chỉ cụ thể cho ngành thuế khu vực nào, đơn vị nào miễn giảm thuế hoặc tăng thu thuế. Cách duyệt hợp đồng kinh tế, duyệt giá cũng cần được cải tiến và đổi mới.

Phân tích sâu những khuyết điểm trong thực hiện các nhiệm cải tạo và phát triển kinh tế, chúng ta thấy những nguyên nhân sâu xa sau đây :

Về cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư :

Chúng ta đã chủ quan, nóng vội khi muốn cùng một lúc phát triển tất cả các ngành trong cơ cấu kinh tế, mà không tính toán đầy đủ các điều kiện, khả năng. Chưa xác định vị trí ưu tiên nên trong chỉ đạo bố trí cơ cấu đầu tư thường tập trung những vấn đề cụ thể, trước mắt, thiếu đầu tư cho hướng phát triển lâu dài nhằm thực hiện ba chương trình kinh tế. Việc tính toán bước đi, xác định khâu then chốt trong từhg lĩnh vực, từng ngành chưa rõ. Chưa coi trọng việc giải quyết cấu trúc hạ tầng, nhất là về hệ thống giao thông để tác động mạnh cho việc phát triển các ngành trong cơ cấu kinh tế. Do có sai lầm trong duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật nên đầu tư rất tốn kém cho hồ bơi Hòa Bình nhưng không mang lại hiệu quả, bến lên hàng Phường 1 xây dựng chưa xong; một số ngành có thế mạnh trong kinh doanh như giao thông vận tải, ăn uống, dịch vụ, xây dựng phát huy chưa tốt.Việc đầu tư các huyện bạn chưa có hiệu quả. Đầu năm 1988 ngoài phần vốn vay là chủ yếu, ta đã quyết định dành 60 – 70% ngân sách cho sản xuất kinh doanh nhưng chỉ thực hiện khoảng 20% do nhu cầu đời sống và giá cả xây dựng các công trình tăng lên đột biến. Hết quý I/88 chúng ta đã phát hiện nhưng đã lỡ. Mãi đến Hội nghị Ban Chấp hành tháng 5/88 mới thống nhất xác định những đơn vị làm ăn có hiệu quả để ưu tiên đầu tư bề rộng lẫn bề sâu.

Quan điểm chỉ đạo của Quận là buộc phải có sự tác dộng giữa các ngành trong cơ cấu kinh tế, nhưng do ý thức các ngành chưa chuyển mạnh nên sự tác động này chưa tốt. Quận không gò ép, mệnh lệnh khi để các ngành tự quan hệ các nơi nhằm tháo gỡ khó khăn, nhưng việc làm đó dẫn đến tình trạng phân tán trong nội bộ các ngành và không thúc đẩy được sự phát triển theo cơ cấu kinh tế đã xác định.

Mặt khác, chúng ta chưa nhanh chóng giải quyết những đơn vị làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả để có hướng khai thác sử dụng tốt hơn. Có những đơn vị tuy quy mô nhỏ trước mắt kết quả chưa cao nhưng về lâu dài sẽ phát huy cũng thiếu chú ý.

- Về cơ chế :

Hai năm qua, chúng ta đã tiến hành thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý, mở rộng quyền chủ động của cơ sở theo tinh thần Nghị quyết 306 của Bộ Chính trị, Quyết định 62 của ủy ban nhân dân Thành phố... và các Nghị quyết của hội nghị Trung ương 2, 3, 4, Quận đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho cơ sở, điều hành giải quyết vấn đề điện, vật tư, tiền mặt, mặt bằng, giao quyền chủ động cho giám đốc đi đôi với đòi hỏi phải làm cho sản xuất phát triển, đời sống công nhân được nâng lên, tăng tích lũy cho ngân sách, nhưng sự chuyển biến, đổi mới còn khó khăn và chậm chạp. Trước hết về phía cơ sở thiếu sự năng động sáng tạo, một mặt do năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ còn yếu lên lúng túng trong việc thực hiện cơ chế quản lý mới, mặt khác, có tình trạng không muốn đổi mới hoặc lợi dụng đối mới, lợi dụng quyền chủ động của cơ sở để làm sai nguyên tắc, vi phạm pháp luật. Về phía các ngành kinh tế tổng hợp và các ngành có chức năng quản lý hành chánh kinh tế có hướng vào mục tiêu chung để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh có đạt một số kết quả, nhưng nhìn chung trong hoạt động chưa phân định rõ chức năng quản lý hành chánh kinh tế và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh nên có hiện tượng vừa can thiệp quá sâu vào sản xuất kinh doanh lại vừa xem nhẹ vấn đề kiểm tra để phát huy mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc, phát huy chính sách đòn bẩy kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý. Nhiều chỉ đạo của Quận ủy, ủy ban các ngành thường triển khai thực hiện chậm và để lỡ mất nhiều thời cơ. Tóm lại, việc chỉ đạo điều hành trên lĩnh vực kinh tế mang tính tổng hợp nhưng sự phối hợp giữa các ngành, các cấp nhiều lúc không đồng bộ.

- Về phát huy động lực khoa học kỹ thuật :

Quận có sự đổi mới trong sử dụng chất xám. Các ngành, các đơn vị, nhất là các xí nghiệp huy động chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật nhiều hơn. Quận ủy, ủy ban cũng mời chuyên gia làm cố vấn trong lĩnh vực kinh tế, đó là nét mới trong công tác lãnh đạo. Ta bắt đầu thấy và đã làm để giải quyết vấn đề kinh tế – xã hội bằng trí tuệ, bằng khoa học, chứ không chỉ bằng nhiệt tình và lòng mong muốn chủ quan. Việc chỉ đạo có đi vào chiều sâu, mang tính cụ thể, phù hợp với quy luật. Một số đề tài khoa học kỹ thuật nghiên cứu, ứng dụng có kết quả như công trình nghiên cứu men Bro-mé-line để thủy phân gan bò tươi làm thuốc bổ của Xưởng Dược đã đưa vào sản xuất làm lợi cho Nhà nước hàng chục triệu đồng. Chất lượng của một số mặt hàng do tác động của khoa học kỹ thuật được nâng cao, bước đầu có khả năng cạnh tranh thị trường như quạt Bình Đông, xích Phi Mã, bia Hòa Bình, sửa chữa máy phát điện của hợp tác xã điện Quyết Tiến...

Tuy nhiên hoạt động của Tổ Khoa học kỹ thuật còn những mặt hạn chế, khả năng định hướng hoạt động khoa học kỹ thuật còn nhiều mặt yếu, phần lớn do cơ sở chủ động. Các đề tài chưa tập trung đẩy mạnh cho ngành mũi nhọn của Quận đi lên, chưa chú ý đến các đề tài cải tiến công tác quản lý, cải tiến thông tin...

- Về liên kết hợp tác kinh tế, huy động vốn trong dân, thu hút vốn các nơi, vốn bên ngoài :

Có cố gắng mở rộng liên kết nhiều nơi nhưng còn tự phát, thiếu chiều sâu, thiếu lựa chọn để cùng khai thác, bổ sung thế mạnh cho nhau. Hợp tác liên kết liên doanh trên địa bàn chưa tốt, thiếu cởi mở nên chưa thu hút vốn các nơi. Nửa năm 1988 mới tập trung thu hút vốn bằng hợp tác xã tín dụng, bằng huy động kiều hối, bằng chuẩn bị các phương án để thu hút vốn đầu tư bên ngoài nhưng còn chậm, kết quả còn hạn chế. Đầu năm nay chúng ta mới thành lập một bộ phận chuyên trách vấn đề hợp tác kiên kết kinh tế, tiếp xúc Việt kiều và tiếp nhận vốn đầu tư để giúp Quận ủy và ủy ban chỉ đạo vấn đề này.

- Về sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế :

Chúng ta nói nhiều trên Nghị quyết của Đảng, nhưng trong thực tế lại thiếu những phương án, kế hoạch, biện pháp cụ thể để thực hiện. Có thể nói rằng, cả về mặt lãnh đạo, chúng ta chưa có ý thức mạnh mẽ và thiếu trình độ khả năng, kinh nghiệm để thực hiện vấn đề này. Điều đáng nói là Quận chưa có những chính sách cụ thể có sức hấp dẫn nhằm thu hút khai thác các thành phần kinh tế. Cách làm của chúng ta còn chắp vá, lẻ mẻ thiếu căn cơ. Giữa năm 1988, chúng ta có chuyển và đang tập trung chỉ đạo giải quyết vấn đề căn cơ hơn như quy hoạch mặt bằng sản xuất công nghiệp để kêu gọi các nơi đến đầu tư.

II. Thực hiện nhiệm vụ văn hóa - xã hội :

Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển, xuất hiện một số điển hình dạy tốt và học tốt, có giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp thành phố và toàn quốc. Trước yêu cầu bức xúc về học hành của các cháu, chúng ta đã cố gắng tối đa để tập trung xây dựng trường học giải tỏa ca ba trong một tình hình hết sức khó khăn về ngân sách. Nếu tính từ năm 86 – 88 đã xây dựng được 110 phòng (87 – 88 là 74 phòng) với tổng kinh phí 312 triệu, trong đó vốn ngân sách 268 triệu, vốn huy động trong dân 20 triệu và vốn công ty xây dựng 23 triệu. Đã giải tỏa được 148 lớp ca ba, hiện còn lại 24 lớp và Quận đang tập trung xây dựng hoàn thành trường Phan Đăng Lưu và sửa chữa trường Cây Sung để sang niên học 88 – 89 sẽ giải tỏa cơ bản. Công tác giáo dục ở Nhà trẻ, Mẫu giáo có quan tâm, đang tập trung thực hiện chương trình chống suy dinh dưỡng bước đầu mang lại một số kết quả. Đời sống giáo viên có quan tâm chăm lo, tuy còn khó khăn nhưng đa số các thầy giáo đã khắc phục và vì lòng yêu nghề nên đã làm tròn trách nhiệm trên bục giảng.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều cố gắng, tình hình dịch bệnh có giảm và ngăn chặn kịp thời, hạ thấp được tỷ lệ tử vong, mạng lưới y tế từ Quận đến cơ sở được sắp xếp, củng cố lại, có chú ý cấp cơ sở, để có khả năng điều trị các bệnh thông thường, việc chăm sóc, bảo vệ bà mẹ trẻ em, vận động sinh để có kế hoạch được chú trọng.

Thể dục thể thao trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất có duy trì được một số phong trào rèn luyện trong thanh niên, nhất là học sinh, phát triển được câu lạc bộ dưỡng sinh, một số bộ môn dự thi cấp thành phố và hội khỏe Phù Đổng đạt thành tích cao.

Hoạt động văn hóa thông tin, Đài truyền thanh, Tờ tin có cố gắng tuyên truyền cổ động, triển lãm phục vụ các đợt sinh hoạt chính trị trong nhân dân và kỷ niệm các sự kiện trọng đại của đất nước. Đời sống văn hóa được tổ chức tốt ở nhiều cơ sở, đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Phong trào đền ơn đáp nghĩa và thực hiện chính sách hậu phương quân đội được dấy lên đều khắp và ngày càng phát triển cả bề rộng và đi vào chiều sâu. Nhiều cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sản xuất và nhân dân ý thức được phong trào này thông qua việc hưởng ứng các đợt vận động quyên góp, nhận đỡ đầu những gia đình chính sách gặp khó khăn, những thương binh nặng, đóng góp vào quỹ bảo trợ chính sách, xây dựng nhà tình nghĩa... Việc làm đó đã nói lên tình nghĩa thủy chung, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, vốn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân địa phương.

Bên cạnh đó, thường xuyên phát động và tổng kết phong trào Ỏngười công dân kiểu mẫu và gia đình cách mạng gương mẫuÕ để xây dựng, động viên lực lượng này nêu gương trong việc xây dựng gia đình và con người văn hóa mới. Đã thành lập được Ban đại diện  hưu trí và câu lạc bộ hưu trí để nắm tâm tư, nguyện vọng, đời sống, để phổ biến tình hình thời sự, nhiệm vụ công tác của Quận, đồng thời động viên lực lượng này tham gia đóng góp vào công việc chung của Quận, nhất là tham gia công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Mặc dù ngân sách hềt sức khó khăn, có lúc phải vay nợ để ăn nhưng các đối tượng gia đình chính sách, thương binh, cán bộ về hưu và một số đối tượng, khu vực khó khăn khác Quận đã cố gắng chăm lo đời sống và không chỉ tập trung giải quyết trong dịp lễ, tết mà có tính chất thường xuyên ổn định hơn nên đã góp một phần giải quyết khó khăn. Phong trào chăm lo đời sống trên địa bàn dân cư đã góp phần tích cực giải quyết nhiều khó khăn cụ thể trong cuộc sống của nhân dân. Gần 100 gia đình cán bộ công nhân viên được cấp nhà ở, hơn 100 căn nhà mới xây dựng bán cho dân, và đã giải quyết về mặt thủ tục và hướng dẫn cho nhân dân sửa chữa, xây dựng mới trên 1000 căn nhà. Trong 2 năm 87 – 88, chúng ta đã giải quyết được 10.102 lao động có việc làm so chỉ tiêu đại hội đạt 50,5%, gần 1000 lao động được đào tạo tại Trung tâm dạy nghề.

Vừa qua, trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, Quận ủy đã tập trung xây dựng chương trình công tác xã  hội nhằm tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản và nhiều vấn đề phức tạp nổi lên trong từng thời gian như giáo dục trẻ em chưa ngoan và ngăn chặn từ xa trẻ em phạm pháp. Quản lý giáo dục tại chỗ thanh niên chậm tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, giải quyết lao động, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe ban đầu có đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên trên lĩnh vực này cũng còn nhiều mặt tồn tại : Chất lượng giáo dục sa sút nhiều mặt đáng quan tâm là sự sa sút về đạo đức của học sinh, nhiều học sinh khá giỏi của Quận chỉ bằng học sinh trung bình của Quận khác, tỉ lệ lên lớp hàng năm của một số trường đạt cao nhưng khi thi chuyển cấp lại rớt nhiều dù đã được thành phố cho điểm chuẩn thấp so với các nơi. Tình trạng mù chữ và tái mù chữ vẫn còn, ngay cả trong thanh niên. Nhà trẻ, Mẫu giáo còn thiếu niên có hạn chế việc thu nhận các cháu trong khi đó chưa phát triển được Mẫu giáo Dân lập, Nhà trẻ Dân lập, nhóm giữ trẻ gia đình. Mặt khác, ta chưa có chính sách ưu đãi để phát huy chất xám trong đội ngũ giáo viên giỏi, chính sách học bổng cho học sinh giỏi và thường để mai một đi. Đầu năm nay, Quận đã có một số chính sách qui định tạm thời để khuyến khích học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi. Ta  chưa lường hết được khó khăn nên đề ra mục tiêu giải tỏa ca ba không thực hiện được trọn vẹn. Chỉ tiêu nhận các cháu vào nhà trẻ, mẫu giáo không tăng bao nhiêu, chất lượng nuôi dạy còn nhiều vấn đề.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở chưa đi vào chiều sâu, tệ mê tín dị đoan, sử dụng các loại văn hóa phẩm xấu còn khá phổ biến, công tác giáo dục truyền thống chưa được quan tâm, Quận có Nhà truyền thống nhưng rất ít người đến tham quan, tìm hiểu. Hoạt động văn hóa một số đơn vị còn chạy theo kinh doanh đơn thuần, xem nhẹ công tác giáo dục và hướng dẫn thị hiếu lành mạnh, trong khi đó các hoạt động văn hóa văn nghệ mang tính cách mạng còn những mặt hạn chế và văn hóa thông tin có tiêu cực trong ngành.

Điều kiện sinh hoạt của nhân dân còn nhiều thiếu thốn, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, còn nhiều khu ẩm thấp, lầy lội rất mất vệ sinh nhất là vào các ngày trước lên và mùa mưa, nề nếp tổng vệ sinh hàng tuần không duy trì tốt, mạng lưới y tế cơ sở chưa đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao. Việc đảm bảo điều kiện lao động của công nhân và công tác bảo hộ lao động chưa được chú ý đúng mức.

Phong trào rèn luyện thân thể, nhất là trong thanh thiếu niên chưa tăng, số lượng người tham gia còn hạn chế, chưa xây dựng được một số môn chủ lực của Quận, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, cán bộ chuyên trách cũng thiếu.

Tuy Quận có quan tâm, nhưng đời sống diện chính sách còn nhiều khó khăn, việc giải quyết bằng phát triển sản xuất còn khó. Nhà ở còn hàng ngàn căn lụp xụp, hư hỏng, rách nát sâu trong các ngõ hẻm và trên kênh rạch cần được cải thiện.

Việc giải quyết lao động tuy có cố gắng nhưng kết quả đạt còn thấp, việc phối hợp giải quyết lao động giữa các cấp các ngành, các đơn vị chưa chặt chẽ và đồng bộ.

Nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp chưa có điều kiện phát triển sản xuất, đời sống cán bộ công nhân viên còn khó khăn và việc điều tiết thu nhập giữa các khu vực còn khó khăn.

III. Nhiệm vụ an ninh - quốc phòng :

Tình hình an ninh chính trí nhìn chung được giữ vững, đã từng bước chuyển hóa và thu hẹp dần cơ sở xã hội mà kẻ địch có thể lợi dụng chống phá. Các nhen nhóm phản động của địch đã kịp thời phát hiện và bị ngăn chặn.

Tình hình trật tự xã hội có chuyển biến nhất định, nhất là ở khu vực trọng điểm. Qua thực hiện chiến dịch lập lại trật tự trên lĩnh vực kinh tế – xã hội có mang lại một số kết quả, có tạo được một số phong trào quần chúng gìn giữ an ninh trật tự. Việc thực hiện Nghị quyết của Quận ủy về tăng cường giáo dục, cải tạo tại chỗ các đối tượng hình sự nhẹ và công tác giáo dục trẻ em chưa ngoan, bước đầu đạt được một số kết quả.

Quận ủy đã tăng cường lãnh đạo đối với ngàng công an, có Nghị quyết hàng năm về công tác an ninh. Lực lượng công an đã có một bước nâng lên về chất lượng qua các đợt vận động.

Trong công tác quân sự địa phương, lực lượng vũ trang đã kết hợp chặt chẽ với lực lượng công an và phong trào quần chúng góp một phần đáng kể trong việc gìn giữ an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội. Quận ủy đã có Nghị quyết về xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trên địa bàn và Nghị quyết về nhiệm vụ công tác quân sự địa phương trong những năm 1989 – 1990 đồng thời ra được kế hoạch thực hiện Chỉ thị 30 của Ban Bí thư Trung ương về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách hậu phương quân đội, từ đó đã từng bước làm chuyển biến trong các ngành, các cấp và trong nhân dân ý thức về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân, bảo đảm thi hành đúng Luật nghĩa vụ quân sự và chăm lo tốt công tác hậu phương quân đội. Đi dối với giáo dục quốc phòng toàn dân, việc chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, quân dân dự bị, tổ chức diễn tập để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu cũng được tập trung chỉ đạo và đảm bảo được yêu cầu.

Các ngành trong khối nội chính hoạt động có chất lượng hơn, phối hợp chặt chẽ hơn, khắc phục được những mặt yếu kém trước đây. Ban Thanh tra họat động khá, Tòa án, Tư pháp, Viện Kiểm sát có vươn lên đáp ứng được yêu cầu, đã phát hiện giúp lãnh đạo uốn nắn những lệch lạc trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế có hiệu quả, góp phần tích cực vào liệc phòng chống vi phạm pháp luật, tiêu cực nội bộ.

Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu tố có tiến bộ. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, quản lý bằng pháp luật có chuyển biến nhất định.

Tuy an ninh chính trị được giữ vững nhưng cũng còn nhiều vấn đề. Tình hình trật tự an toàn xã hội chưa có chuyển biến căn bản. Các vụ phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội xảy ra liên tục, có thời điểm phát triển đến mức nghiêm trọng, người dân không yên tâm trong cuộc sống. Trước hoạt động phá hoại về chính trị, kinh tế, văn hóa... của địch, của bọn xấu, đối phó của ta còn nhiều yếu kém, do nắm tình hình không chắc; chưa đánh trúng bọn đầu sỏ, lực lượng công an bỏ trống nhiều địa bàn, một số công an đường phố ngán ngại đụng chạm đối tượng. Việc thực hiện còn nhiều yếu kém, do nắm tình hình không chắc; chưa đánh trúng bọn đầu sỏ, lực lượng công an bỏ trống nhiều địa bàn, một số công an đường phố ngán ngại đụng chạm đối tượng. Việc thực hiện kế hoạch lập lại trật tự kinh tế – xã hội từng lúc có buông lơi. Công tác giáo dục, cải tạo tại chỗ nặng biện pháp hành chánh, kết quả hạn chế. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa có chiều sâu. Lực lượng công an về mặt nghiệp vụ, ý chí tiến công cách mạng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức tác phong công tác có nhiều vấn đề phải xây dựng.

Việc giáo dục quốc phòng toàn dân, giáo dục Luật nghĩa vụ quân sự trong thanh niên chưa quan tâm thường xuyên. Một bộ phận thanh niên chưa thật tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình còn nhiều biểu hiện tiêu cực. Năm 1987 không hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân. Năm 1988 vượt chỉ tiêu nhưng không gọn, chất lượng không cao. Công tác xây dựng lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, quân dự bị chất lượng một số mặt còn hạn chế.

Việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật còn những biểu hiện lỏng lẻo, tùy tiện. Nhiều quyết định của chính quyền không được cấp dưới và nhân dân chấp hành nghiêm túc. Nhiều bản án có hiệu lực không được thi hành. Giải quyết khiếu tố khiếu nại nhiều vụ tồn đọng, kéo dài. Tiếp dân một số nơi chưa tốt.

Những thiếu sót tồn tại trên lĩnh vực xã hội có nguyên nhân sau :

- Có tư tưởng vịn vào tình hình kinh tế – xã hội, đời sống khó khăn nên thiếu suy nghĩ có chiều sâu tìm biện pháp tích cực để giải quyết những vấn đề nổi cộm trong đời sống văn hóa xã hội. Thực tế tình hình kinh tế, đời sống có ảnh hưởng đến văn hóa xã hội, thường nghèo nàn đi đôi với lạc hậu, nhưng văn hóa có vai trò độc lập tương đối và có tác động ngược lại. Tình hình trật tự và tệ nạn nổi lên không chỉ do kinh tế và đời sống mà còn do biện pháp quản lý của ta chưa đủ liều lượng. Ta nghèo nhưng không lạc hậu, phong trào dạy tốt và học tốt của Quận đã có những giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp Thành phố và toàn quốc, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đang tham gia công tác ở các nơi và trên địa bàn Quận 8. Ta có những giá trị truyền thống cách mạng rất đáng tự hào, những giá trị đạo đức, những nét văn hóa đẹp trong mối quan hệ đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, gắn bó nhau qua các thời kỳ. Trước một số biểu hiện tha hóa trong một số vụ án hình sự dư luận xã hội đã lên án mạnh mẽ. Đó là những nhân tố khẳng định chúng ta có khả năng đưa văn hóa – xã hội phát triển lên một bước mới trong thời gian tới.

- Quán triệt chính sách xã hội là chính sách đối với con người, trong đó việc giáo dục con người, giáo dục thanh thiếu niên làm nhiệm vụ vừa cấp bách vừa cơ bản nhưng ta chưa quan tâm đúng mức trong chỉ đạo trong đầu tư cho chiến lược con người. Một thực trạng bức xúc đang đặt ra là kiến thức văn hóa và đạo đức của học sinh sa sút nghiêm trọng và nếu cứ để tình hình tiến triển như vậy thì nhân dân Quận 8 sẽ bị thiệt thòi. Vấn đề đặt ra trong nhiệm kỳ tới là bằng mọi cách phải nâng cao chất lượng giáo dục, có sự đầu tư đúng mức cho lĩnh vực này.

- Chúng ta còn nôn nóng, chủ quan không tính đến điều kiện, khả năng và không lường hết khó khăn trong giải quyết các vấn đề xã hội. Chung quanh giải quyết các nhu cầu bức xúc của nhân dân như : cầu đường, điện nước, nhà ở, trường học... chưa thoát ra khỏi tư tưởng bao cấp. Ta đã thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm một số công trình, đã có kết quả, nhưng chưa cao, chưa nhiều.

IV. Phong trào quần chúng và hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể :

ủy ban Mặt trận Tổ quốc có thể hiện được vai trò, chức năng trong hoạt động của mình, nhất là phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động tham gia xây dựng chính quyền, dân chủ hóa trong bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, huy động các giới, các tầng lớp tham gia thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương.

Đối với chính sách giai cấp, chính sách dân tộc luôn coi trọng tín ngưỡng, phong tục tập quán của từng dân tộc. Đồng thời giúp đỡ họ nâng cao trình độ nhận thức, sức sống văn hóa, khắc phục dần những phong tục tập quán không phù hợp, từ đó đã góp phần tích cực vào việc củng cố khối đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Khởi động được lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng động viên được những mặt tiến bộ, tích cực của các giới quần chúng ra sức khắc phục khó khăn, cùng chung sức xây dựng Quận.

Trong những năm qua giai cấp, các tầng lớp quần chúng đã có những chuyển biến tích cực. Giới trí thức có phấn khởi trước các chủ trương Ỏmở cửaÕ, Ỏđổi mớiÕ của Đảng, mong muốn được cống hiến nhiều cho xã hội. Giới công thương có an tâm phấn khởi qua một số chủ trương khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, họ đang trông chờ hướng dẫn cụ thể của Nhà nước để bung ra sản xuất. Số đông các giáo phẩm, tu sĩ các tôn giáo có tiến bộ trong việc thực hiện các quy định về sinh hoạt của tôn giáo. Đông đảo bà con công giáo có xu hướng ngày càng gắn bó với chế độ mới, tham gia tốt lao động sản xuất và các mặt công tác xã hội ở địa phương. Đối với bà con theo đạo Phật, các hoạt động mê tín dị đoan, các tập tục lỗi thời trong các ngày Tết, rằm lớn được giảm dần ở một số chùa. Bà con người Hoa ngày càng hòa nhập vào cuộc sống ở địa bàn dân cư, sinh hoạt phát biểu có cởi mở hơn về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của họ, góp phần đáng kể trong phát triển các ngành nghề sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở địa phương. Đối với người Chăm theo đạo Hồi, chính quyền có quan tâm chăm sóc về mặt tinh thần và vật chất, tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất, xóa dần mặc cảm, cuộc sống khép kín của họ với bà con người Kinh. Những người có liên quan đến chế độ cũ được trở về sum họp gia đình, cũng được chính quyền tạo điều kiện giúp đỡ ổn định cuộc sống, tham gia lao động sản xuất như mọi công dân khác, nhìn chung họ có yên tâm.

Tuy nhiên, thời gian qua do nhận thức, do mặt này mặt khác nên nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương có những thiếu sót nhất định trong thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc... nên có ảnh hưởng đến xây dựng khối đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Hoạt động của ủy ban Mặt trận Tổ quốc cũng còn những mặt hạn chế trong việc tập hợp, đi sâu nắm tâm tư, nguyện vọng để khai thác mọi thành phần, mọi giai cấp, tôn giáo, dân tộc đóng góp vào sự nghiệp chung của quận, nhất là tập hợp giới công kỹ nghệ gia, huy động các thành phần kinh tế, vốn Việt kiều để phát triển sản xuất. Tác động của Mặt trận vào việc thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và trong giải pháp chống tiêu cực còn nhiều thiếu sót, còn nặng phần động viên nhân dân thi hành nghĩa vụ, nhẹ phần đề xuất những vấn đề có liên quan đến chính sách đối với các thành phần trong xã hội.

Phong trào công nhân viên chức và những người lao động thuộc các thành phần kinh tế đã khắc phục những khó khăn, tích cực thi đua lao động cần cù và sáng tạo, góp phần đáng kể vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội. Nhìn chung công nhân viên chức và người lao động có thái độ chính trị đúng đắn, tin tưởng vào sự lãnh đạo và ủng hộ các quan điểm đổi mới của Đảng. Thông qua các hoạt động của tổ chức Công đoàn như : mở hội nghị công nhân viên chức, hội nghị dân chủ xã viên, tham gia xây dựng và bàn biện pháp thực hiện kế hoạch Nhà nước, ký kết hợp đồng trách nhiệm tập thể, từng bước tạo điều kiện cho đội ngũ công nhân viên chức và người lao động tham gia quản lý sản xuất kinh doanh. Các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa trong sản xuất kinh doanh, cải tiến công tác lề lối làm việc đã làm lợi cho Nhà nước hàng trăm triệu đồng và đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thông qua tổ chức Công đoàn hàng nghìn lượt công nhân viên chức được đi tham quan du lịch, nghỉ dưỡng sức, bồi dưỡng tại chỗ... Hội lao động hợp tác đã có những đóng góp trong công tác cải tạo ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải, từng bước xây dựng và củng cố quan hệ làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, vai trò của Liên đoàn Lao động tham gia tác động vào việc quản lý sản xuất – kinh doanh một số nơi còn hạn chế, một bộ phận công nhân viên chức và lao động chưa nhận thức đúng đắn về 3 lợi ích, giác ngộ giai cấp chưa sâu sắc, ý thức làm chủ tập thể, ý thức tự học, tự rèn luyện chưa cao... Hoạt động công đoàn từ quận đến cơ sở tuy có chuyển biến vươn lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hội lao động hợp tác tuy đã có cố gắng nhưng nhiều nơi còn mang tính hình thức.

Hội nông dân có góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế ở các tập đoàn, hợp tác xã. Hội đã chủ động tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất, ăn chia phân phối, đấu tranh thực hiện công khai dân chủ trong các tập đoàn, hợp tác xã. Nông dân đã làm tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuy trong nông dân có biến động ruộng đất, một số hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả, có tiêu cực làm cho nông dân có băn khoăn, suy nghĩ, nhưng Đảng đã kịp thời đến với họ để giải thích, động viên, sửa đổi những chủ trương không phù hợp nên ổn định được tình hình, phong trào hợp tác hóa giữ được, phần lớm nông dân ở lại hợp tác xã, tập đoàn.

Tuy nhiên, mặt tồn tại của Hội là công tác giáo dục chủ trương của Đảng nhất là gần đây có nghị quyết 10 chưa làm thông suốt trong nông dân, vận động nông dân phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và mở rộng kinh tế gia đình để tăng thu nhập, nâng cao đời sống chưa làm tốt, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở nông thôn chưa làm được bao nhiêu, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân nói chung còn rất thấp.

Phong trào thanh niên bước đầu có chú ý đến hiệu quả, đến lợi ích chính đáng và nhu cầu xã hội đa dạng thanh niên. Các công trình thanh niên như giảm phí lưu thông, cải tiến kỹ thuật ở khu vực sản xuất kinh doanh, công trình giáo dục cảm hóa số thanh niên chậm tiến, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia chiến dịch lập lại trật tự kinh tế – xã hội đã mang lại những kết quả thiết thực. Bước đầu Đoàn có tập trung giải quyết những yêu cầu bức thiết của thanh niên như: việc làm, học tập, sinh hoạt văn hóa. Đa dạng hóa các loại hình tập hợp thanh niên để qua đó giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, hướng thanh niên vào nếp sống lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội công ích. Đoàn đã kết nạp trên một ngàn thanh niên ưu tú vào đội ngũ của mình, và đã giới thiệu cho Đảng hàng trăm đoàn viên ưu tú.

Bên cạnh những kết quả trên, phong trào còn những mặt hạn chế : một bộ phận thanh niên chưa được Đoàn tận tình dìu dắt. Một mặt do thanh niên không thiết tha với Đoàn, còn bàng quan, thiếu trách nhiệm trước tình hình kinh tế – xã hội của đất nước. Mặt khác, nội dung, hình thức hoạt động của Đoàn chưa có sức thu hút thanh niên, tổ chức Đoàn nhiều nơi yếu, các nhu cầu chính đáng của thanh niên như : được có việc làm, được học tập, giải trí... chưa được quan tâm giải quyết thỏa đáng.

Phong trào phụ nữ đã góp phần thực hiện có kết quả trên nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội. Phương thức hoạt động của Hội từng bước có đổi mới, đi vào chiều sâu, chú ý đến nhu cầu bức thiết về đời sống của chị em như giải quyết việc làm, học nghề, phát triển kinh tế gia đình. Nhiều chị em tham gia đại lý gạo, đại lý hợp tác xã tiêu thụ để chăm lo đời sống nhân dân. Các phong trào xây dựng người phụ nữ mới, phong trào tự rèn luyện trong cán bộ nữ, phong trào nâng cao trách nhiệm làm mẹ, giáo dục chuyển hóa chị em chậm tiến... đã có tác động tích cực, Hội đã xây dựng được những mô hình khu phố điểm hoạt động có kết quả.

Song, việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhìn chung còn chậm, còn nhiều mặt lúng túng, nên chưa thể thu hút rộng rãi phụ nữ tham gia vào phong trào của Hội. Việc chăm lo đời sống, bênh vực quyền lợi thiết thân của phụ nữ và trẻ em cũng còn nhiều mặt hạn chế.

Phong trào bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là đối với trẻ em sơ sinh, các cháu thiếu nhi nghèo thất học, số trẻ em chưa ngoan được các chấp, các ngành, các đoàn thể thường xuyên quan tâm. Các phong trào và việc làm thiết thực như : thực hiện chương trình PAM, chương trình chống suy dinh dưỡng, chương trình tiêm chủng mở rộng, phong trào nhận đỡ đầu nhà trẻ, mẫu giáo, đẩy mạnh hoạt động 2 công trình tiếng kẻng, tụ điểm và thực hiện đúng quy ước. vận động quần chúng đóng góp cùng với Nhà nước mang lại nhiều kết quả tốt. ủy ban Thiếu niên nhi đồng đã chủ động phối hợp các ngành liên quan thường xuyên kiễm tra việc nuôi dạy các cháu ở nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông, lớp đêm, qua đó giúp các ngành chức năng uốn nắn những thiếu sót để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Cùng với phụ nữ giáo dục, chuyển hóa có kết quả nhiều cha mẹ thường xuyên đánh đập, sỉ nhục con cái.

Tuy nhiên, việc bảo vệ chăm sóc trẻ em còn nhiều tồn tại, thiếu sót như : còn nhiều cháu bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ cháu đến nhà trẻ, mẫu giáo thấp, còn nhiều cháu bỏ học, tình trạng trẻ em hư hỏng, phạm pháp tăng lên trong nhà trường và ngoài xã hội đáng quan tâm, việc kết hợp 3 môi trường giáo dục chưa tốt, việc vi phạm nhân cách các em còn một số trường hợp.

V. Kiện toàn và nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước :

Bộ máy chính quyền từ quận đến cơ sở đã qua nhiều lần củng cố như: đợt bầu cử Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, phân chia lại địa giới phường, thực hiện việc kiện toàn sắp xếp lại các phòng ban theo mô hình tổ chức mới đã có bước trưởng thành trong việc quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội, chăm lo đời sống quần chúng.

Hoạt động Hội đồng nhân dân Quận và Phường đã có những mặt tiến bộ trong việc tiếp xúc, phản ánh nguyện vọng của cử tri.

Quá trình kiện toàn, nâng cao hiệu lực bộ máy Nhà nước, Quận ủy đã thực hiện trách nhiệm của mình như : đã giới thiệu thông qua Mật trận những cán bộ Đảng có phẩm chất, năng lực để dân lựa chọn bầu ra Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, trong từng thời gian có điều cán bộ các ngành khác tăng cường cho chính quyền, giúp ủy ban nhân dân và các phòng ban chức năng xây dựng quy chế làm việc và quy trình điều hành hoạt động của các ngành trên lĩnh vực kinh tế và việc điều hành bước đầu có kết quả.

Trong các kỳ họp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đều có vạch ra các mặt công tác lớn, trọng tâm, chủ yếu để ủy ban và các ngành hướng vào đó mà giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội. Đối với những vấn đề khó, bức bách, Quận ủy cùng tham gia với chính quyền thực hiện và cùng chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, Đảng cũng tăng cường kiểm tra chính quyền trong thực hiện các nghị quyết của Đảng, để kịp thời chỉ đạo uốn nắn.

Mối quan hệ giữa chính quyền với ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có gắn chặt và phối hợp thực hiện có kết quả trên nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, hiệu lực quản lý, điều hành tổ chức thực hiện của bộ máy chính quyền còn nhiều mặt yếu kém. Chưa phát huy tốt vai trò các phòng ban chức năng, chưa đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân, có khuynh hướng dựa vào các hội đồng, ban chỉ đạo, dựa vào khối, do dự trong nhiều quyết định nên giải quyết những khó khăn, kiến nghị của cơ sở, của quần chúng chậm. Điều hành của Thường trực ủy ban thiếu tập trung các vấn đề trọng tâm then chốt, bị chi phối nhiều thời gian cho các vấn đề kém quan trọng, bỏ mất nhiều thời cơ, chậm cụ thể hóa nhiều nghị quyết của Đảng, quy chế làm việc chưa được thể hiện tốt, kỷ cương pháp luật một số nơi buông lỏng. Việc phân công phân cấp thực hiện chưa triệt để nhằm phát huy đúng mức tiềm năng của cơ sở. Mặt khác, bộ máy chính quyền các phường hiện nay còn yếu, chưa được kiện toàn củng cố đồng bộ nhất là các ngành chuyên môn nên chưa đủ sức tiếp nhận phân cấp.

Hội đồng nhân dân Quận và Phường nói chung hoạt động vẫn còn nặng hình thức, chưa phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

VI. Xây dựng Đảng :

1. Về công tác :

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ IV đến nay, công tác tư tưởng được tăng cường và tiến hành liên tục theo hướng đổi mới tư duy phong cách và nâng cao phẩm chất cho cán bộ Đảng viên, khắc phục khuyết điểm xem nhẹ công tác tư tưởng mà trước đây Đại hội có phê chuẩn.

Đảng bộ có nhiều đợt học tập nghiên cứu các nghị quyết của Trung ương và Thành ủy, quán triệt kịp thời các chủ trương, chỉ đạo của trên trong từng thời gian. Quận ủy  đã sớm xây dựng và triển khai cho các chi bộ, Đảng bộ kế hoạch chuyên đề về công tác tư tưởng. Ngoài việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tập thể trong các tổ chức Đảng, đã mở nhiều cuộc hội thảo, mạn đàm, thảo luận công khai dân chủ, đưa ra tranh luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau hoặc trái nhau, khơi động được không khí cởi mở, tích cực suy nghĩ tìm tòi cái mới trong cán bộ công nhân viên và quần chúng. Nhiều cuộc tiếp xúc với các giới quần chúng được thường xuyên tổ chức, các ý kiến đóng góp hiến kế có chọn lọc đã được  bổ sung và làm phong phú thêm các Nghị quyết của Đảng và kế hoạch của chính quyền. Cũng từ những ý kiến gợi ý, đóng góp đúng đắn, Quận ủy đã thành lập những bộ phận khảo sát nghiên cứu theo từng đề tài để có những kết luận có căn cứ khoa học nhằm đi đến những quyết định tổ chức thực hiện. Từng cơ sở, ban ngành đã quan tâm coi trọng sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên viên kinh tế, Quận ủy cũng nắm và chỉ đạo công tác khoa học kỹ thuật, đồng thời hợp đồng với các chuyên viên của Thành phố làm tham mưu trên lĩnh vực lãnh đạo kinh tế. Đội ngũ cán bộ hưu trong Quận ngày càng đông, nhiều đồng chí có kiến thức và kinh nghiệm về nhiều mặt cũng đã đóng góp tích cực vào công việc chung của Quận bằng các hình thức khác nhau.

Nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ , đã đầu tư khá lớn kinh phí và thời gian, tạo điều kiện cho cán bộ học tập lý luận chính trị, lý luận quản lý, văn hóa và nghiệp vụ tại Quận, đã có 322 đồng chí được học tập và đã đưa đi 81 đồng chí đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở các Trường của Thành phố và Trung ương. Nhiệm kỳ qua trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ có được nâng lên rõ rệt, trong đó có nhiều đòng chí trong Ban Chấp hành. Song song với giáo dục lý tưởng, phẩm chất, Đảng bộ cũng đã tiến hành cuộc đấu tranh nhằm khắc phục và đẩy lùi những tiêu cực trong nội bộ và ngoài xã hội, có công khai hóa một bước và được quần chúng đồng tình ủng hộ.

Nét sinh động trong công tác tư tưởng của nhiệm kỳ này là đã tổ chức tranh luận công khai nhiều vấn đề gay gắt trên lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội xoay quanh phương hướng phát triển, con đường phát triển của Quận, hình thức và bước đi, cơ cấu đầu tư, cơ chế quản lý thoáng hay không thoáng... đấu tranh chống tập trung quan liêu bao cấp, bảo thủ trì trệ và đòi hỏi tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Quá trình đấu tranh chống tiêu cực cũng là quá trình giáo dục, giải quyết một số vấn đề về nhận thức tư tưởng như giữa đổi mới và lợi dụng đổi mới để hành động sai trái, đấu tranh để nhận thức thống nhất các nghị quyết về công tác xây dựng Đảng.

Có thể đánh giá rằng, trên lĩnh vực tư tưởng chúng ta đã khơi dậy được tính năng động của cán bộ đảng viên và giữ vững lòng tin đối với đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Đội ngũ Đảng viên có trưởng thành lên một bước, giữ vững và nâng cao được phẩm chất.

Nhưng nhìn chung hiệu quả công tác tư tưởng chưa cao; sự chuyển biến đổi mới một mặt chưa mạnh và chưa đều, mặt khác có biểu hiện nôn nón chủ quan, đơn giản. Trình độ năng lực về nhiều mặt của đội ngũ cán bộ còn thấp so với yêu cầu, sự giác ngộ lý tưởng và phẩm chất của một bộ phận đảng viên sa sút. Chúng ta lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng cũng như lãnh đạo phong trào công khai hóa, dân chủ hóa còn ít kinh nghiệm, chưa chú ý đề phòng và giải quyết những biểu hiện lệch lạc đã xuất hiện trong một số cán bộ, đảng viên và quần chúng.

Bên cạnh tuyệt đại bộ phận đảng viên có nhiệt tình và phẩm chất, có ý thức và năng lực thật sự đổi mới đã tạo ra các nhân tố, các điển hình, mô hình làm làm ăn mới góp phần làm chuyển biến tình hình chung vẫn còn một bộ phận làm việc cầm chừng, kêu ca nhiều trước khó khăn. Sự thật là nhiều vấn đề của Nghị quyết VI chậm được cụ thể hóa và có cái đã cụ thể hóa nhưng chưa thích hợp, nhất là một số chính sách và cơ chế bất hợp lý đang ràng buộc... đả ảnh hưởng đến lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhưng một số đồng chí chưa nhìn nhận vấn đề với thái độ trách nhiệm đầy đủ để vừa chủ động tháo gỡ trong phạm vi cho phép, vừa suy nghĩ kiến nghị một cách có căn cứ lý luận và thực tiễn để góp phần với trên trong việc chuẩn bị các chính sách và cơ chế. Đó là chưa nói một số chính sách và cơ chế đã mở, việc nắm bắt và vận dụng của một số nơi còn quá chậm chạp. Cũng cần lưu ý, tuy không nhiều nhưng có một số người lợi dụng và xuyên tạc các khái niệm đổi mới, công khai dân chủ, nói thẳng nói thật để hành động sai trái và nói không đúng sự thật nhằm những mục đích khác nhau và với những động cơ khác nhau. DO trình độ nhận thức lý luận, trình độ được đào tạo và kiến thức khác nhau nên việc tiếp nhận và nhận thức thông tin trong nước và thế giới khác nhau, thiếu hướng dẫn lãnh đạo dẫn đến có người phủ nhận sạch trơn những thành tựu lý luận và thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa đã đạt được. Đúng như nhận định của Bộ Chính trị ỎSự đổi mới ở nước ta, công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đang đặt ra nhiều vấn đề mới tác động đến nhận thức tư tưởng và tâm trạng chính trị xã hội khá phức tạp, kẻ thù và những phần tử xấu đang xuyên tạc tình hình, phá hoại lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, các cấp ủy Đảng, các ngành, các đoàn thể, luôn luôn tỉnh táo, hết sức coi trọng công tác tư tưởng làm cho trong Đảng và trong xã hội có sự đoàn kết nhất trí về tư tưởng và hành động, bảo đảm thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng.

2/ Về công tác tổ chức cán bộ :

a/ Về công tác tổ chức : Quận ủy đã kiện toàn các Ban xây dựng Đảng, nhất là Ban Tuyên Huấn, nhìn chung các Ban đảm bảo được giúp Quận ủy chỉ đạo công tác xây dựng Đảng. Các đoàn thể quần chúng, khối Dân vận và tổ chức Mặt trận được thường xuyên chỉ đạo củng cố kiện toàn tổ chức và hoạt động; từng tổ chức, từng thời gian có những khó khăn khác nhau nhưng nhìn chung ổn định và phát huy được. Quận ủy đã giành khá nhiều thời gian xây dựng và chỉ đạo hoạt động của uỷ ban nhân dân, cải cách một bước về tổ chức bộ máy các Phòng ban xung quanh ủy ban và bố trí lại bộ máy lãnh đạo ở các cơ quan ban ngành và đơn vị kinh tế đảm bảo được việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Hệ thống tổ chức phường qua điều chỉnh lại có xáo trộn lúc đầu nhưng sau đó đi vào ổn định, qua điều chỉnh ranh giới và từng bước củng cố đến nay cho thấy có khả năng phân cấp mạnh hơn cho một số phường về kế hoạch và ngân sách.

Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể vẫn chưa được cải cách căn bản. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ và lề lối làm việc giữa các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế và các đoàn thể còn phải tiếp tục làm rõ. Các ngành kinh tế tổng hợp và các phòng chức năng giúp ủy ban quản lý hành chánh Nhà nước về kinh tế với các đơn vị kinh tế cơ sở trong cơ chế mới tuy từng bước có đặt ra giải quyết các mối quan hệ nhưng không toàn diện và còn nhiều vướng mắc. Bộ máy và biên chế nói chung còn cồng kềnh, kém hiệu lực. Các cơ quan tham mưu cả Đảng và chính quyền còn thiếu cán bộ giỏi và chuyên sâu.

b/ Về công tác cán bộ :

Như trên đã báo cáo, nhiệm kỳ qua chúng ta đã tập trung nâng cao trình độ, phẩm chất và năng lực cán bộ hiện có lên cho kịp với yêu cầu và đã đạt được một số kết quả. Mạnh dạn đề bạt nhiều cán bộ trẻ, có đồng chí được đề bạt nhanh và vượt cấp theo quy luật phát triển không đều trong quá trình trưởng thành của mỗi cán bộ. Thực hiện luân chuyển cán bộ, điều động số bí thư phường có năng lực lãnh đạo khá bố trí vào ngành mũi nhọn của Quận hoặc đi củng cố phường yếu, số bí thư phường năng lực hạn chế thì điều về các đơn vị có quy mô nhỏ ít phức tạp hơn, điều động một số đồng chí từ Quận xuống phường, từ đơn vị sản xuất sang kinh doanh... Tất cả những việc điều động này nằm trong kế hoạch chung theo yêu cầu nhiệm vụ, có tính toán cân nhắc nhằm phát huy, đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ, không gây xáo động lớn và đa số thực sự phát huy tác dụng. Quận ủy cũng mạnh dạn thay đổi những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, mạnh dạn sử dụng cán bộ ngoài Đảng có năng lực và phẩm chất. Đến nay có thể đánh giá rằng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ dự trữ và nguồn cán bộ trong tương lai của Quận có khả năng phong phú từ các cơ sở.

Tuy nhiên nhiệm kỳ 2 năm rưỡi chưa đủ để tạo ra một đội ngũ cán bộ trẻ thật vững vàng và cũng phải thừa nhận trong số các đồng chí trẻ có một số bộc lộ những mặt yếu, cá biệt có hư hỏng... Điều đó đòi hỏi Đảng bộ phải tập trung sức gia công xây dựng.

Về công tác quản lý cán bộ, Quận ủy bắt đầu từ việc xây dựng quy trình nhận xét đánh giá cán bộ từ dưới lên. Ngoài việc tự phê bình và phê bình hàng năm còn dùng nhiều hình thức khác như phát phiếu thăm dò, phiếu tự nhận xét, trực tiếp kiểm tra công tác của cá nhân cán bộ để đánh giá... Tập thể Ban Thường vụ Quận ủy từng thời gian nghe Ban Tổ chức Quận ủy báo cáo đánh giá nhận xét cán bộ và có ý kiến. Việc bố trí cán bộ thường cân nhắc nhiều phương án để chọn phương án tối ưu. Sau bố trí có theo dõi giúp đỡ, nhất là đối số đồng chí mới, trẻ, từng bước có nắm tình hình về các mặt của cán bộ để thực hiện chính sách, tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ, Thường trực Quận ủy không khoán thẳng cho Ban Tổ chức trong công tác này mà thường xuyên chỉ đạo và trực tiếp chuẩn bị đối với những đơn vị và tổ chức quan trọng, trọng điểm những trường hợp có nhiều khó khăn... để giúp cho tập thể Ban Thường vụ quyết định được chính xác. Trong điều kiện khó khăn chung, Quận ủy có cố gắng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ có nhiều công lao đã hưu trí và cán bộ hưu nói chung; bồi dưỡng những vấn đề về thời sự, chánh sách và trực tiếp truyền đạt các nghị quyết quan trọng của Đảng, nhiều đồng chí đã có những đóng góp đáng kể vào công việc của Quận và nhất là đã góp phần giáo dục giúp đỡ đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ ở 16 Phường.

Tuy nhiên, một số biện pháp trong công tác cán bộ chưa đổi mới nhiều và chưa đi vào nề nếp thường xuyên. Tình hình về mọi mặt của cán bộ nói chung nắm chưa chắc để đánh giá và bố trí. Việc bố trí còn nhiều bị động và trong một số trường hợp chưa chuẩn bị kỹ, chưa theo dõi giúp đỡ và kiểm tra công tác của cán bộ liên tục nên có đồng chí không đứng vững nổi ở vị trí được giao, trong nhiệm kỳ có 62 đồng chí sai phạm bị kỷ luật với những hình thức khác nnhau, trong đó có cả uỷ viên Ban Chấp hành. Thực hiện chính sách cán bộ còn nhiều thiếu sót. Một khuyết điểm nổi bật là cho đến nay chưa làm được quy hoạch cán bộ toàn Quận dù đã có xác định được phương hướng. Chúng ta có chuẩn bị kế hoạch chuyên đề về công tác cán bộ và đã từng bước thực hiện theo kế hoạch đó nhưng gặp nhiều khó khăn, chưa triển khai được toàn diện.

3/ Về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng đội ngũ Đảng viên :

Trong công tác xây dựng Đảng, Quận ủy vừa thực hiện các chủ trương kế hoạch và nghị quyết của trên, vừa vận dụng cụ thể hoá vào thực tế địa phương, chủ động xây dựng và triển khai một số chuyên đề như : Chỉ đạo các Chi bộ, Đảng bộ, xây dựng một số chuyên đề làm việc, xác định nhiệm vụ chính trị của cơ sở Đảng ở phường và ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, phương pháp và nội dung xây dựng nghị quyềt chi bộ năm 1988. Qua kiểm điểm phê bình một năm thực hiện nghị quyết VI, đã chỉ đạo đưa công tác tự phê bình và phê bình vào nề nếp sinh hoạt. Qua kiểm tra phân tích chất lượng đảng viên, Đảng bộ có 42,56% đảng viên đạt mức phấn đấu tốt, 52,3% khá, nhưng chất lượng không đồng đều và một số mặt còn yếu, có 4,78% đảng viên thật sự yếu kém. Qua đó, đã chỉ đạo phương hướng nâng cao chất lượng đảng viên gắn với nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chỉ đạo xây dựng lực lượng chính trị và phát triển Đảng tập trung ở một số lĩnh vực khó và có yêu cầu. Triển khai chuyên đề Đảng lãnh đạo công tác quần chúng ở đơn vị sản xuất – kinh doanh. Quận có hình thành các Ban chỉ đạo để giúp Ban Thường vụ và Thường trực Quận ủy chỉ đạo sâu các chuyên đề này và tổ chức giao ban theo từng loại hình chi bộ để chỉ đạo công tác xây dựng Đảng.

Những việc làm trên có tác dụng tăng cường được sự lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực, nhất là ở các phường và các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chất lượng lãnh đạo của chi bộ phường có được nâng lên, các đơn vị sản xuất kinh doanh coi trọng hơn công tác xây dựng Đãng, chất lượng sinh hoạt, lề lối làm việc một số nơi có được cải tiến. Qua đại hội các chi bộ phường lần này, phần lớn cán bộ chủ chốt được bố trí mạnh hơn so trước, có điều kiện đưa chi bộ phường lên khá mạnh. Đồng thời kết quả Đại hội ở phường vừa qua cho thấy có triển vọng tạo ra một sự chuyển biến về đổi mới cách nghĩ và cách làm trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội ở phường.

Về xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh 2 năm 1985 – 86 đã xét công nhận 11 cơ sở vững mạnh. Năm 87 – 88 chưa xét nhưng khả năng số chi bộ vững mạnh tăng lên từ 15 – 18 cơ sở.

Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn một số cán bộ yếu kém trong một số đơn vị sản xuất kinh doanh, chi bộ ban ngành chưa được tập trung chú ý đúng mức, một số nơi nặng về công tác chuyên môn, coi nhẹ công tác Đảng, chế độ sinh hoạt Đảng không đảm bảo, nề nếp tự phê bình – phê bình không thường xuyên, có nơi yếu kém kéo dài như chi bộ Phòng Văn hoá thông tin, Phòng Giáo dục. Công tác quản lý phân công và kiểm tra công tác của Đảng viên chưa chặt chẽ. Công tác phát triển Đảng chưa được chỉ đạo có chiều sâu, một mặt bỏ sót nhiều những nhân tố tích cực, những đối tượng chín muồi, một mặt có phần đơn giản trong việc đánh giá trình độ giác ngộ của một số đối tượng dẫn đến một số đảng viên mới kết nạp chất lượng kém, không phát huy được vai trò tiên phong gương mẫu, trong số 13 đồng chí bị xóa tên có 9 đảng viên dự bị.

Kết quả công tác xây dựng Đảng 2 năm qua có tác dụng quyết định đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị. Do đó, cần phải nghiêm túc tìm ra nguyên nhân ưu khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng như sau :

- Quận ủy có coi trọng lãnh đạo chỉ đạo cân đối giữa hai nhiệm vụ kinh tế – xã hội và xây dựng Đảng, gắn công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ kinh tế xã hội nhuần nhuyễn, đó là nguyên nhân tạo ra sự chuyến biến đồng bộ. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng những khó khăn trên lĩnh vực kinh tế xã hội trì kéo, thời gian đầu tư cho công tác xây dựng Đảng chưa phải đã tập trung cao. Nội dung và phương thức công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức cán bộ, tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên chưa giải quyết có chiều sâu đáp ứng đòi hỏi của tình hình có nhiều đổi mới trên lĩnh vực kinh tế xã hội. Mặt khác cũng cần phê phán một số biểu hiện tư tưởng cho rằng trước hết phải lo thực hiện tháo gỡ khó khăn trong kinh tế đã, vì kinh tế còn khó khăn, khó làm công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác tư tưởng nói riêng, đây là một quan niệm sai lầm.

- Các Ban xây dựng Đảng được kiện toàn, củng cố, nhất là Ban Tuyên huấn. Hoạt động các Ban có nhiều cố gắng làm chuyển biến trên một số mặt chủ yếu đã nêu. Nhưng nhìn chung các Ban chưa phát huy đầy đủ vai trò chủ động, tính sáng tạo trong việc làm tham mưu cho Thường vụ và Ban Chấp hành trong công tác xây dựng Đảng. Công tác học tập, đào tạo, huấn luyện có tập trung nhưng chất lượng hiệu quả còn nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải cải tiến chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp theo hướng gắn lý luận với thực tiễn đang đổi mới, gắn với yêu cầu rèn luyện và nâng cao phẩm chất cán bộ Đảng viên. Công tác tổ chức chưa đi sâu giải quyết vấn đề bộ máy và cán bộ theo yêu cầu đổi mới cơ chế nhưng hiệu quả chưa thấy rõ. Chưa có tầm nhìn chiến lược về công tác cán bộ, quy hoạch và kế hoạch công tác cán bộ không được tiến hành với quy hoạch và kế hoạch kinh tế xã hội. Công tác kiểm tra của Đảng chưa đề xuất được biện pháp toàn diện để giữ gìn và nâng cao phẩm chất cán bộ đảng viên.

- Công tác xây dựng Đảng là công tác của toàn Đảng bộ. Nhiệm kỳ qua Ban Thường vụ có tập trung và do đó từ phía lãnh đạo, các đồng chí ủy viên Thường vụ công tác ở chính quyền có quan tâm chỉ đạo các đơn vị trong khối. Nhưng ý thức này chưa được quán triệt đối với tất cả các cán bộ Đảng viên. Do tập trung chỉ đạo chi bộ phường và chi bộ đơn vị kinh tế nên chưa có chỉ đạo đúng mức công tác Đảng ở các cơ quan chuyên môn, ban ngành của chính quyền nên một số nơi còn lúng túng về nội dung phương thức và một số mặt có bị buông lơi.

VII. Nhận xét tổng quát - nguyên nhân ưu khuyết điểm và những bài học kinh nghiệm :

 Hơn hai năm qua, chúng ta đã tạo nên sự chuyển biến đáng kể trên lĩnh vực kinh tế – xã hội và xây dựng Đảng. Chúng ta phải đánh giá đúng điều đó để thấy hướng đi lên và phải trân trọng những kết quả đã làm được vì đây là công sức của Đảng bộ và nhân dân. Không khí đổi mới trên các lĩnh vực và nhất là cơ sở được khơi dậy. Đội ngũ cán bộ, đảng viên có trưởng thành lên rõ rệt, các cơ sở Đảng được tập trung xây dựng, các tổ chức chính quyền, đoàn thể và các đơn vị sản xuất – kinh doanh có một bước kiện toàn củng cố. Nhờ đó đã động viên được các tiềm năng về mọi mặt trong nhân dân để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế – xã hội. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch chỉ tiêu, điều đáng mừng là khu vực quốc doanh, hợp doanh tăng lên khá cả về năng lực sản xuất và giá trị tổng sản lượng, tỷ trọng tích lũy cho ngân sách từ sản xuất tăng dần. Nông nghiệp có những chuyển biến tiến bộ, bắt đầu phát huy một số thế mạnh. Xuất khẩu có phát huy được vai trò mũi nhọn, các ngành, các đơn vị kinh tế khác đều có bước phát triển. Nhiều khả năng mới mở ra cho việc phát triển kinh tế của Quận đang được tập trung nghiên cứu. Các ngành văn hóa – xã hội và các ngành nội chính đã có rất nhiều cố gắng giải quyết có kết quả trên nhiều mặt ở lĩnh vực này. Việc chăm lo đời sống và xây dựng các công trình phúc lợi cho nhân dân được tập trung giải quyết, nhất là các công trình trường học và y tế... trong tình hình ngân sách thường xuyên căng thẳng. Đối chiếu với các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ chủ yếu do Đại hội Đảng bộ lần thứ IV của Quận đề ra, căn bản đạt được và có một số chỉ tiêu vượt khá xa, một số lĩnh vực phát triển mới. Các nhân tố mới, điển hình, mô hình mới với nhiều cấp độ khác nhau ở lĩnh vực nào cũng có.

Tuy nhiên tình hình kinh tế – xã hội còn quá khó khăn. Do trình độ lực lượng sản xuất của Quận ở điểm xuất phát thấp, cấu trúc hạ tầng xấu đã ảnh hưởng toàn diện đến việc phát huy các thế mạnh trong sự phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân mà bản thân Quận không thể tự khắc phục. Về chủ quan, sự chuyển biến đổi mới của chúng ta chưa đều và chưa mạnh. Chúng ta có động viên, nhưng chưa động viên được cao nhất tiềm lực xã hội trong nhân dân để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế – xã hội. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển còn hạn chế. Mũi nhọn xuất khẩu có phát huy nhưng chưa có tác động mạnh. Có nhiều ngành, nhiều đơn vị có khả năng và điều kiện phát triển nhưng không phát triển được. Trong tổ chức thực hiện đã bỏ qua hoặc không khai thác sâu các khả năng mới mở ra, chưa tập trung những khâu then chốt để thúc đẩy sự phát triển toàn bộ. Có biểu hiện chủ quan nôn nóng, không dự kiến hết khó khăn và không tính toán kỹ bước đi, áp đặt một số chỉ tiêu phát triển không đủ căn cứ khoa học và do đó đã không thực hiện được. Tình hình sản xuất nói chung phát triển chưa ổn định, phân phối lưu thông có nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết. ở lĩnh vực văn hóa – xã hội tuy có tập trung làm chuyển biến một số mặt nhưng chưa có sự chuyển biến căn bản, có một số phát triển xấu đáng lo ngại. Tình hình kinh tế – xã hội khó khăn đã tác động nhiều mặt đến đời sống quần chúng, cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần văn hóa, tâm trạng xã hội diễn biến phức tạp, người dân không yên tâm và lòng tin giảm sút.

Từ thực trạng tình hình trên, chúng ta nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm đầy đủ, tìm ra nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

1) Chúng ta chưa nhận thức được tính phức tạp, khó khăn và có thời gian của công cuộc đổi mới, có phần nào giản đơn. Thực tiễn cho thấy việc quán triệt những quan điểm đổi mới của Nghị quyết VI ở tất cả các cấp từ Trung ương đến cơ sở là cả một quá trình đấu tranh và phải trải qua thực tiễn. Chính vì vậy mà khi thấy việc cụ thể hóa nghị quyết chậm, một số quy định mới về cơ chế chính sách lại tiếp tục bất hợp lý thì một số đồng chí thiếu lòng tin và lúng túng. Về phía lãnh đạo của Quận ủy thì những thuận lợi  được mở ra không như dự kiến, mà khó khăn phức tạp thì là lại không dự kiến hết, phạm vào khuyết điểm nôn nóng chủ quan. Bài học kinh nghiệm của chúng ta là : phải tích cực suy nghĩ để tự tháo gỡ, đồng thời phải tích cực kiến nghị cấp trên.

Nhưng mọi sự tháo gỡ và kiến ngị trong quá trình đổi mới đều phải có căn cứ lý luận và thực tiễn, phải xuất phát từ yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống, phải đảm bảo có sự lãnh đạo của Đảng và tuân thủ pháp luật. Điều đó đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên phải nâng cao trình độ về nhiều mặt và phải bám sát thực tiễn cơ sở, trong phong trào quần chúng. Đã có biết bao kế hoạch, phương án dùng rất nhiều từ Ỏđổi mớiÕ nhưng nội dung không chứa đựng, không thể hiện nổi cách nghĩ và cách làm mới, đó là chưa nói những tư tưởng cực đoan vô tổ chức vô kỷ luật, lợi dụng đổi mới để làm sai trái.

Trong tình hình hiện nay, các ngành của Quận phải tích cực đeo bám các ngành thành phố, Trung ương. Quận ủy, ủy ban đã tranh thủ làm cho cấp trên hiểu ngày càng đầy đủ hơn đặc điểm khó khăn của Quận, tranh thủ sự hỗ trợ và hướng dẫn trong từng vấn đề cụ thể của các đồng chí lãnh đạo chứ không thể tùy tiện. Các ngành và các phường cũng phải làm như vậy, nếu không sẽ khó tháo gỡ và dễ đi chệch hướng gây thêm rối ren.

Đổi mới để thoát ra khỏi khăn và tiến lên cũng đòi hỏi nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao đối với Đảng và đối với nhân dân. Công tác xây dựng Đảng không những chưa làm tốt việc nâng cao trình độ lý luận, năng lực hoạt động thực tiễn, kiến thức về nhiều mặt cho cán bộ đảng viên mà cũng chưa làm tốt việc nâng cao phẩm chất.

2) Chúng ta chưa quán triệt sâu sắc và nhuần chuyễn quan điểm Ỏlấy dân làm gốcÕ trong cách nghĩ và cách làm trên mọi lĩnh vực. Mọi ưu khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ, thành công thất bại trong mọi công tác đều có nguyên nhân quán triệt tốt hay không tốt quan điểm này. Nội dung quan điểm Ỏlấy dân làm gốcÕ rất phong phú. Toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm phục vụ nhân dân, nhưng sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của toàn dân. Quận ủy lãnh đạo xây dựng tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan dân cử., Mặt trận, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội... chưa làm các tổ chức này phát hauy đầy đủ tính chủ động, năng động sáng tạo để động viên cao nhất tiềm lực trí tuệ, tiềm lực tinh thần và vật chất trong các tầng lớp nhân dân vào giải quyết các nhiệm vụ kinh tê - xã hội đặt ra.

Trong điều kiện hiện nay, giữa tập trung và phân cấp, chúng ta phải xây dựng cơ sở mạnh phân cấp và giao quyền chủ động nhiều hơn cho cơ sở để cơ sở gắn với dân, huy động các tiềm năng trong dân mà thực hiện. Từ thực tiễn đó, chúng ta mới có cơ sở và điều kiện đấu tranh chống quan liêu bao cấp và bảo thủ trì trệ từ cấp trên cơ sở. Đó cũng là cụ thể hóa quan điểm lấy dân làm gốc trong lúc này.

Trong công tác cán bộ, kinh nghiệm nhiều năm trước và cả trong nhiệm kỳ này, ở những chi bộ trong sạch vững mạnh thì nguồn cán bộ không bao giờ cạn. Phương hướng khơi nguồn, tạo nguồn và đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp phải bắt đầu từ cơ sở. Công tác xây dựng Đảng cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội phải dựa trên cơ sở thực tiễn mà vận dụng nghị quyết, mà thực tiễn thì chỉ có ở cơ sở và trong phong trào quần chúng.

Bài học lấy dân làm gốc thật là sâu sắc và phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của chúng ta.

3/ Năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện ngị quyết vẫn là khâu yếu. Tinh thần trách nhiệm, ý chí tiến công và năng lực phẩm chất của một bộ phận cán bộ đảng viên còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ. Sự chuyển biến đổi mới chưa đều và chưa mạnh. Tư duy kinh tế còn hạn hẹp, chưa nhạy bén thiếu tầm nhìn chiến lược, chưa thoát ra khỏi tư tưởng bao cấp, sản xuất nhỏ. Quá thận trọng, thiếu cởi mở cho nên chưa quy tụ các nơi về quận và bỏ lỡ nhiều cơ hội làm ăn tốt. Chưa thật sự lắng ghe ý kiến của cơ sở, kể cả những ý kiến trái với ý lãnh đạo dù là thiểu số nhưng là của những người am hiểu vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn dẫn đến lập lại sai lầm cũ trong đầu tư. Một mặt chúng ta quá sa đà vào các công tác cụ thể, chi tiết mà buông lơi các nhiệm vụ trọng tâm cơ bản và những khâu then chốt; mặt khác cũng rơi vào tình trạng chung chung không chú ý giải quyết và quyết định những vấn đề cụ thể nhưng rất cơ bản, rất trọng tâm và then chốt. Sự thật là chúng ta biết phân biệt những vấn đề đó nhưng trong phong cách làm việc nổi cộm lên là cách làm việc. Cách làm việc vừa qua có thay đổi và đã đạt một số kết quả. Nhưng nhiều vấn đề trì trệ trong tổ chức thực hiện có biểu hiện chủ quan nôn nóng trong giải quyết công việc, liều lượng công việc có lúc quá căng thẳng. Trong nhiều trường hợp bị choán ngộp trước công việc, làm không kịp suy nghĩ nhiều vấn đề thảo luận trùng lấp, nhiều công việc chuẩn bị không đúng quy trình đã ngốn biết bao công sức và thời gian mà không mang lại hiệu quả, có thể gọi chung là không biết cách làm việc. Mặt khác, chúng ta không biết huấn luyện cho bộ máy biết cách làm việc. Tình hình đó dẫn đến sự dựa dẫm, bảo trợ, bao cấp quá đáng dồng thời can thiệp sâu làm mất tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức và cán bộ. Cách làm việc tưởng như là vấn đề nhỏ nhưng nó đã làm đảo lộn biết bao công việc, ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian đầu tư suy nghĩ giải quyết những vấn đề chiến lược, trọng tâm, then chốt, ảnh hưởng đến chất lượng các quyết định, cản trở tư duy của chúng ta.

Trên đây là ba nguyên nhân và bài học chung nhất. Từ đó chúng ta có thể phân tích tổng quát những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực kinh tế – xã hội như sau : 

a/ Trên lĩnh vực kinh tế : Chúng ta đã xác định cơ cấu các ngành, xác định tiềm năng, thế mạnh và bằng các biện pháp chính sách về điều chỉnh cơ cấu đầu tư, giải quyết vấn để cơ chế, phát huy động lực khoa học kỹ thuật, liên kết hợp tác và huy động vốn, cải tạo và sử dụng các thành phần kinh tế... Nhưng như trên đã nói, nhận thức là một quá trình và phải trải qua thực tiễn.

Thực hiện chỉ ra cơ chế kinh tế mà chúng ta đã xác định phải sắp xếp lại trật tự các ngành và thứ tự ưu tiên sẽ trình bày trong phương hướng. Chúng ta đã sai lầm khi nôn nóng muốn triển khai đồng loạt  tất cả các ngành trong cơ cấu mà không tính toán kỹ điều kiện, khả năng. Cũng do không giải quyết sớm và điều chỉnh kịp thời mà hoạt động của các ngành kinh tế tổng hợp, kế hoạch, tài chính, ngân hàng, xây dựng... không tập trung cao vào hướng chính và đã có tình hình phân tán, manh mún. Về cơ cấu các thành phần kinh tế cũng phải xác định tỷ lệ từng thành phần và có sự sắp xếp lại lực lượng căn cứ vào trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất trong quận. Tất cả những điều đó có liên quan đến việc tính toán bước đi, cách đi của Quận. Trong cơ cấu đó còn quán triệt nhận thức thị trường quyết định sản xuất thì không có thể không đẩy mạnh khả năng thông qua hoạt động của xuất khẩu, thương nghiệp, dịch vụ để trực tiếp hình thành các xí nghiệp sản xuất trong tình hình hiện nay, đó là chưa nói phải tạo vốn cho sản xuất từ hoạt động nội ngoại thương.

Chúng ta còn phải tiếp tục làm rõ thêm nữa các ngành then chốt mà không tập trung giải quyết nó thì chúng ta có cố gắng hết sức cũng không ra khỏi khó khăn (ví dụ các ngành giao thông vận tải, cấu trúc hạ tầng). Trong các ngành đó cũng phải xem chỗ nào là then chốt. Trong hệ thống các biện pháp cũng phải làm rõ các biện pháp then chốt (như chiến lược tạo vốn, vấn đề khoa học kỹ thuật). Về cơ chế quản lý cũnh phải hiểu rõ đặc điểm các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh của Quận có những nét riêng...

Tóm lại là phải cụ thể hóa hơn nữa. Và tất cả những việc trên chúng ta phải xác định không chỉ suốt kỳ kế hoạch mà từng thời gian, để điều chỉnh khi điều kiện và khả năng thay đổi trên cơ sở tăng cường nắm thông tin, coi thông tin là vấn đề sống còn của quản lý. Phải dự kiến thường xuyên những thuận lợi khó khăn, những tình huống để có giải pháp đúng.

Vấn đề biến thế yếu thành thế mạnh và con đường ngắn nhất để đưa quận đi lên là vấn đề phải tập trung suy nghĩ trong Đại hội này.

Tất cả những sự việc trên đây không chỉ đòi hỏi nhiệt tình mà còn đòi hỏi cao ở trí tuệ và liên quan đội ngũ cán bộ. Do đó kế hoạch công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ không thể không song song với kế hoạch kinh tế.

b/ Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, chúng ta đã coi trọng tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp nổi cộm song song với giải quyết những vấn đề cơ bản. Có ưu điểm và có kinh ngiệm tốt trong giải quyết  một số vấn đề. Nhưng văn hóa – xã hội vốn là lĩnh vực phức tạp, việc đầu tư nghiên cứu chỉ đạo lĩnh vực này còn đòi hỏi phải có những khảo sát, những đề tài khoa học như trong lĩnh vực kinh tế. Truyền thống văn hóa – xã hội và những giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân Quận 8 có những nét phong phú riêng, chúng ta cần nghiên cứu khoa học, tổng kết và giáo dục nâng cao truyền thống. Chúng ta nói nhiều về chiến lược con người nhưng chưa có một kế hoạch giải quyết nhiệm vụ cơ bản nhất, mà trung tâm đổi mới đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Hoàn toàn có cơ sở để khẳng định con em của Quận 8 phải học tốt và có đạo đức tốt để khắc phục cái nghèo của Quận trước mắt và trong tương lai; và với truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa và đạo đức của nhân dân địa phương, chúng ta có khả năng đưa văn hóa – xã hội lên một bước mới.

c/ Chúng ta phải dám nhìn thẳng vào sự thật là với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và nhân danh độc quyền quản lý hiện nay đã phát sinh ra một lực lượng kinh tế ngầm mà chúng ta kiểm soát và ngăn chặn không nổi bởi vì chúng ta đã làm sai quy luật trong thời kỳ quá độ và không thấu suốt quan điểm lấy dân làm gốc. Hãy trả về cho cơ sở và nhân dân những gì Nhà nước độc quyền mà lo không tốt, phân cấp cho cơ sở những gì mà cấp trên làm không có hiệu quả bằng. Chúng ta cũng phải thừa nhận một sự thật là không ai sống nổi bằng đồng lương của Nhà nước nhưng người ta phải sống, chính vì vậy mà phát sinh nguồn thu nhập khác ngoài lương. Nguồn thu nhập này có chính đáng và có không chính đáng nhưng là nguồn thu nhập chính để sống. Tình hình phân phối bất công giữa các khu vực Nhà nước và giữa các tầng lớp nhân dân, giá trị lao động không được đánh giá đúng bằng vật chất, kéo theo sự đánh giá không đúng về mặt tinh thần, tạo ra một tâm lý xã hội rất không lành mạnh và đã triệt tiêu động lực cách mạng trong một bộ phận công nhân viên và quần chúng. Chúng ta không thể tránh né vấn đề này mà phải đặt ra để giải quyết cũng những vấn đề bức xúc khác trên lĩnh vực kinh tế – văn hóa - xã hội và xây dựng Đảng. Nếu không Đại hội lần này sẽ không đáp ứng được lòng mong đợi của nhân dân. Chúng ta không có ảo tưởng giải quyết triệt để mọi vấn đề trong thời gian trướcc mắt và không thể bản thân Quận có thể tự giải quyết, nhưng bằng hết khả năng mình chúng ta phải giải quyết và kiến nghị góp phần cùng với trên giải quyết.

Trên đây là những nét nổi bật và khái quát nhất rút ra từ thực tiễn hoạt động của chúng ta hơn hai năm qua. Trên cơ sở đánh giá phân tích tình hình từng lĩnh vực và những nhận định tổng quát nêu trên, vận dụng những quan điểm đổi mới của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, các nghị quyết tiếp theo của Trung ương và Thành ủy, chúng ta xây dựng phương hướng mục tiêu, những nhiệm vụ chủ yếu và các biện pháp chính cho nhiệm kỳ hai năm tới đây.

B. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và những biện pháp chính trong 2 năm 1989 - 1990 :

I. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chung :

 1/ Làm đủ ăn với mức phấn đấu đảm bảo mỗi cán bộ công nhân viên khu vực hành chánh sự nghiệp thu nhập tương đương 80 kg/tháng trở lên, đối tượng chính sách 80 – 100 kg, giáo viên 100 kg và nâng được đời sống nhân dân lao động nói chung tê cơ sở phát triển các thành phần kinh tế để giải quyết lao động bảo đảm  người lao động có thu nhập. Dành khoảng 20% ngân sách để tiếp nhận vốn đầu tư và vốn vay, 10% ngân sách để chi cho các nhu cầu thiết yếu. Muốn vậy, phải giải phóng năng lực sản xuất và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Trên cơ sở những tiền đề vật chất đã tạo ra, trình độ và tình chất của lực lượng sản xuất ở địa phương bố trí lực lượng sản xuất theo hai hướng như sau : thứ nhất tiếp tục mở mạnh sản xuất khu vực quốc doanh, hợp doanh (kể cả xí nghiệp 54), xí nghiệp tư nhân, nhằm tạo ra một lực lượng sản xuất mạnh tác động đến các lực lượng sản xuất nhỏ. Hướng thứ hai, song song đó phát triển khu vực kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế gia đình vừa mang tính chất thủ công vừa tranh thủ đổi mới trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến để tạo điều kiện thúc đẩy các lực lượng sản xuất nhỏ, tích tụ và tập trung mở rộng qui mô lớn hơn. Tốc độ phát triển sản xuất  năm 1989 tăng 25 – 30% và dự kiến tỷ trọng giá trị tổng sản lượng các thành phần kinh tế như sau : quốc doanh, hợp doanh chiếm 32%, tư nhân 30%, tập thể 20%, cá thể 18%, tích luỹ từ khu vực sản xuất chiếm 2/3 tổng nguồn thu ngân sách ( kể cả thuế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở khu vực tập thể, cá thể, tư nhân ). Trong khi mở mạnh các thành phần kinh tế khác phải tập trung cao vào việc giải quyết cơ chế cho khu vực quốc doanh, tập thể, và tăng cường tiềm lực quốc doanh đủ mạnh trở thành những xí nghiệp đầu đàn. Quá trình đó, sắp xếp xây dựng cơ cấu các ngành kinh tế : công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xuất khẩu – thương nghiệp – dịch vụ ( bao gồm dịch vụ vui chơI giải trí ) – kho, bến, bãi. Nông – Lâm – Ngư là ngành hỗ trợ quan trọng, giao thông vận tải và xây dựng là những ngành có vị trí, có thế mạnh trong khai thác kinh doanh gắn liền với cơ cấu trên và toàn bộ phục vụ cho 3 chương trình kinh tế. Về bước đi, năm 1989 thu hẹp xây dựng các công trình văn xã đễ tích luỹ vốn đầu tư sản xuất  và tư năm 1990 trở đi mới xây dựng các công trình văn xã. Về cách đi có 3 hướng như sau : hướng thứ nhất thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, liên kết hợp tác kinh tế và hoạt động thượng nghiệp dịch vụ phát triển mạnh một số ngành và một số cơ sở công nghiệp chế biến, gia công; hướng thứ hai vừa xây dựng và phát triển các ngành truyền thống vừa phát triển một số ngành mới phù hợp với cơ cấu ngành đã được xác định, chọn lựa một số ngành riêng có của Quận để phát triển mạnh trên cơ sở tranh thủ kỹ thuật tiên tiến nhất và nắm bắt nhu cầu thị trường; hướng thứ ba có kế hoạch khắc phục các khó khăn và tạo điều kiện khai thác những thế mạnh về mặt bằng, kho bãI, đầu mối giao thông của Quận, tranh thủ tối đa vốn đầu tư bên ngoàI, vốn liên kết hợp tác, vốn vay, vốn tư nhân bỏ ra để kinh doanh sản xuất  trong Quận.

2/ Trên cơ sở đó, phấn đấu mỗi năm giải quyết khoảng 7000 – 8000 lao động có việc làm và thực hiện tốt kế hoạch hóa dân số. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá nhằm vào nội dung khơI dậy giữ gìn và phát huy những truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá, đạo đức của nhân dân địa phương, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, đặc biệt là của các nước xã hội chủ nghĩa. Đổi mới đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và chiến lược đào tạo con ngườiẶ Từng bước giải quyết những nhu cầu bức bách của nhân dân, nhất là cấu trúc hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống. Thực hiện dân chủ hoá, công khai hoá từng từng bước. Giáo dục nghĩa vụ và quyền lợi, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật, đấu tranh thực hiện công bằng xã hội.

Giữ vững an ninh chính trị, tạo được sự chuyển biến đáng kể tình hình trật tự an toàn xã hội, làm chuyển hoá rõ rệt những địa bàn, những tự điểm, những phường trọng điểm phức tạp hiện nay. Xây dựng giáo dục quốc phòng toàn dân, từng bước luyện tập phương án phòng thủ để hình thành thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng 2 lực lượng chiến lược là dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên, làm tốt chính sách hậu phương quân đội, đảm bảo chỉ tiêu tuyển quân hằng năm.

Tiếp tục đổi mới và tăng cường xây dựng Đảng, tập trung hướng mạnh vào việc đổi mới cách nghĩ cách làm trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực kinh tế và xã hội; hướng vào năng lực lãnh đạo, năng lực cụ thể hoá và do đó phải  nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ đảng viên. Tăng cường công tác tư tưởng của Đảng nhằm giải quyết những nhận thức lệch lạc trong quá trình đổi mới và thực hiện chính sách mở cửa. Coi trọng bồi dưỡng phẩm chất, giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, tính tập trung và vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên. Đặc biệt coi trọng quy hoạch và có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ dự bị và nguồn cán bộ dự trữ. Xây dựng một Đảng bộ năng động và sáng tạo, vững vàng về chính trị.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới cơ chế quản lý và các mối quan hệ trong hệ thống tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng nhằm tạo ra sức mạnh mới, động viên cao nhất các tiềm lực xã hội, sức sáng tạo của nhân dân vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.Tăng cường quản lý hành chánh Nhà nước. Xây dựng cơ sở mạnh và phân cấp mạnh cho cơ sở, giao quyền tự chủ, nâng cao tính chủ động của cơ sở để khơI dậy tiểm năng của cơ sở và quần chúng.

Phải coi nội dung lấy dân làm gốc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của chúng ta.

II. Những nhiệm vụ công tác chủ yếu và những biện pháp chính :

1. Sản xuất công nghiệp – tiều thủ công nghiệp :

Hai năm tới phải làm rõ được các ngành thế mạnh mũi nhọn của Quận, khắc phục tình trạng phát triển sản xuất một cách tự phát manh mún, do đó phải có chuyên đề, các chương trình, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo phát triển nhằm phục vụ cho 3 chương trình kinh tế, tác động đến việc hình thành cơ cấu kinh tế của Quận.

Về cơ cấu ngành, tập trung phát triển các ngành như sau : công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp phục vụ xuất khẩu và ngành truyền thống, công nghiệp sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ, công nghiệp chế tạo phụ tùng thay thế chi tiết máy móc, công nghiệp kho bãi.

Về nhóm mặt hàng chủ lực tập trung : khí cụ điện (qụat bàn, bàn ủi điện, bếp điện, cầu dao, phích cắm điện, công tắc), cô kim khí (xích các loại, ống khoá, ốc vít, đinhẶ), nhôm gia dụng, may mặc, giấy, bao bì xuất khẩu, sơ chế, chế biến các loại nông sản, thuỷ hảI sản, sửa chữa động cơ điện,sửa chữa tàu ghe gỗ và sắtẶ

Giữa các khu vực, các thành phần kinh tế trong quá trình phát triển phải có sự liên kết hỗ trợ, tác động nhau cùng phát triển, trong đó vai trò của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa phải củng cố được vị trí của mình trong điều kiện phát triển mạnh các thành phần kinh tế khác.

Đối với các xí nghiệp quốc doanh hiện có, phải vươn lên mạnh mẽ để tạo ra một bước phát triển mới về năng lực sản xuất để có thể tác động được khu vực sản xuất nhỏ phát triển. Phải làm ăn có hiệu quả, bảo tồn được vốn, vừa góp phần tích luỹ cho ngân sách, vừa tích luỹ cho đơn vị để tái sản xuất mở rộng và trên cơ sở tăng năng suất lao, tăng hiệu quả kinh tế mà cải thiện và nâng dân đời sống công nhân trong mối quan hệ hoài hoà giữa ba lợi ích. Tinh thần chung là xí nghiệp phải vay vốn phát triển sản xuất, chấm dứt tình trạng xí nghiệp làm ăn lỗ lã, ngân sách phải bao cấp bù lỗ. Về quan điểm, vẫn tập trung đầu tư vốn những nơi sản xuất có hiệu quả. Những nơi sản xuất không có hiệu quả phải phân tích nguyên nhân cụ thể do quản lý, do mặt hàng sản xuất hay do thiết bị máy mócẶ để tiến hành củng cố. Sau củng cố mà vẫn không có chuyển biến vươn lên thì tuyên bố phá sản để tổ chức mới, cho huy động cổ phần, đấu thầu, ai có phương án tốt thì giao. Để tăng nguồn thu cho ngân sách, Quận không gò bó mặt hàng sản xuất, chỉ giao một chỉ tiêu nộp lợi nhuận, xí nghiệp xét thấy mặt hàng nào có hiệu quả, có nhu cầu thị trường, có vị trị thế mạnh của địa phương thì tập trung đẩy mạnh sản xuất. Như ở xí nghiệp thực phẩm tiếp tục phát triển mặt hàng đang sản xuất đồng thời nghiên cứu những mặt hàng chế biến thực phẩm có chất lượng và phù hợp nhu cầu. Xí nghiệp cơ khí  phát huy năng lực sẵn có khai thác thế mạnh của Quận về sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ. Xưởng dược tập trung nghiên cứu sản xuất các mặt hàng dược phẩm có giá trị xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao dịch với các tỉnh để trao đổi và tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu phát triển cơ sở chế biến dược liệu xuất khẩu. Hiện nay, Quận vẫn còn một số xí nghiệp sản xuất những mặt hàng có khả năng tích luỹ cao cho ngân sách nhưng lại làm ăn kém hiệu quả, có những khó khăn cần nhanh chóng củng cố như xí nghiệp Thốc lá, xí nghiệp Lâm sản.

Tóm lại, đối với các xí nghiệp quốc doanh phải tự cân đối, tự phát triển hiện đại hoá, tự thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách, tự lo đời sống cán bộ công nhân viên.

Song song với củng cố tiềm lực sản xuất các xí nghiệp quốc doanh hiện có, nửa đầu năm 89 dự kiến đưa vào hoạt động xưởng chế biến đông lạnh xuất khẩu với năng lực sản xuất lên gấp đôi và phát triển sang xí nghiệp mới : xí nghiệp lông vũ và xí nghiệp may (vốn đầu tư ước khoảng 1 – 1,5 triệu đô la) sẽ tạo ra một năng lực sản xuất  mới trong khu vực quốc doanh.

Kiến nghị Thành phố giao cho Quận một số xí nghiệp qui mô vừa và nhỏ để tạo nguồn thu cho Quận và bổ sung tiềm lực sản xuất kinh doanh.

Đối với khu vực hợp doanh : đánh giá lại hiệu quả các xí nghiệp hiện có, chọn lại một số cơ sở làm ăn có hiệu quả, có qui mô lớn, sản xuất mặt hàng có giá trị cao, có thị trường ổn định phục vụ cho ba chương trình kinh tế để tiếp tục hợp doanh, số còn lại nghiên cứu cho ra tư nhân. Việc chuyển hình thức sở hữu phải được xem xét giải quyết thận trọng từng trường hợp cụ thể. Xem xét lại phương án sản xuất của xí nghiệp cơ điện lạnh Bình Đông để có hướng đầu tư, giúp xí nghiệp tranh thủ vốn kỹ thuật của công ty xuất khẩu Generalimex, của công ty Việt kều, Việt kiều để nâng chất lượng quạt bàn Bidofan, phấn đấu đạt tiêu chuẩn để được cấp dấu chất lượng cấp Nhà nước và xuất khẩu tại chỗ thay thế hàng nhập. Tích cực tác động để nhanh chóng mở thêm một số xí nghiệp hợp doanh mới đang được chuẩn bị các điều kiện, trong đó có xí nghiệp hợp doanh cao su, là mặt hàng mới có khả năng phát triển mạnh cần được giúp đỡ về mặt bằng, điện, nước, vốn để sớm đi vào sản xuất.

Khu vực xí nghiệp tư nhân : tiếp tục rà soát khả năng phát triển các xí nghiệp tư nhân để có chương trình kế hoạch cụ thể tập trung chỉ đạo mở mạnh. Nhữnng xí nghiệp tư nhân đã có quyết định thành lập tiếp tục giải quyết thêm, giải quyết các khó khăn phát sinh, kể cả xem xét miễn thuế, nhất là những mặt hàng mới như con trăn, giấy nhám. Những xí nghiệp đã làm xong thủ tục đang chờ quyết định thì Phòng công nghiệp tranh thủ tác động thêm thành phố để sớm ra quyết định. Song song đó tổ chức thông qua các phương án, giải quyết thủ tục cấp đất để cho ra đời một số xí nghiệp tư nhân như : xí nghiệp chăn nuôI bò sữa, xí nghiệp khai thác chế biến nuôI trồng thuỷ sảnẶ

Đối với xí nghiệp 54 : củng cố lại các xí nghiệp hiện có và tiếp tục mở mạnh để góp phần tạo ra sản phẩm cho xã hội,  nâng tổng giá trị sản lượng ngành,, phục vụ cho ba chương trình kinh tế, tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên khu vực hành chánh sự nghiệp. Nhất là đối với khu vực phường, cố gắng tổ chức nhiều xí nghiệp đời sống. Quận nghiên cứu cấp vốn ban đầu cho Phường.

Đối với kinh tế tập thể : giữ mức độ hiện nay và tập trung nâng cao chất lượng. Phải tiến hành ra soát, củng cố lại các tổ hợp, hợp tác xã cho đúng tính chất thành phần. Tiếp tục nghiên cứu mở cơ chế.

Khu vực kinh tế cá thể, gia đình : tiếp tục mở mạnh, chú ý hướng vào các mặt hàng phục vụ cho cơ cấu ngành và xuất khẩu. Động viên các hộ sản xuất thông qua con đường thân nhân ở nước ngoàI gởi máy móc thiết bị về để tứng bước hiện đại hoá và nâng dần quy mô sản xuất. Cần xác định kinh tế gia đình là kinh tế hộ là bộ phận của kinh tế nhiều thành phần, có mối liên hệ tác động với kinh tế quốc doanh, tư nhân, cá thể. Trong hai năm tới chúng ta thực hiện ý định tăng tiềm lực quốc doanh sẽ tác động đến khu vực này, việc phát triển kinh tế gia đình nên đặt trong mối quan hệ đó như làm vệ tinh gia công cho xí nghiệp quốc doanh. Mặt khác, kinh tế gia đình có khả năng đổi mới trang thiết bị, có khả năng tích tụ và tập trung vượt ra khỏi phạm vi của nó và mở rộng quy mô, chúng ta hết sức khuyến khích.

Để thực hiện được các ý đồ phát triển trên,  công tác tiến hành các biện pháp sau :

- Tiến hành quy hoạch mặt bằng sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp song song với giải quyết đồng bộ vấn đề cấu trúc hạ tầng :  cầu đường, điện nướcẶ Cụ thể quy hoạch các khu vực sau :

+ Khu vực sản xuất công nghiệp An Dương Vương (Phường 16), khoảng 20 ha, ở đây có thể bố trí các ngành gây ô nhiễm/

+ Khu sản xuất công nghiệp Chánh Hưng (phường 4, phường 5) : bố trí các ngành công nghiệp sạch sẽ như may, chế biến lương thực thực phẩm.

+ Khu công nghiệp Ký Thủ Ôn (phường 6).

+ Khu công nghiệp (phụ) ở khu vực đường Bông Sao và khu phố 4 Phường 1.

ủy ban phải điều hành giải quyết mặt bằng cho sản xuất và coi đây là nguồn vốn quan trọng nằm trong chiến lược tạo vốn, do đó khi giải quyết  phải hết sức chặt chẽ. Để giúp Quận và uỷ ban trong giải quyết vấn đề mặt bằng, nghiên cứu thành lập bộ phận tư vấn, có vạch rõ quy chế , chính sách rõ ràng để thu hút các nơi về Quận 8.

- Về điện : cùng với ngành điện quy hoạch lại mạng lưới điện, tính toán cụ thể  từng khu vực như câu bao nhiêu biến thế, đồng hộ điện 3 pha. Việc giải quyết vấn đề này theo quan điểm kinh doanh, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, rút kinh nghiệm việc giải quyết điện ở khu phố 4 phường 1. Giao cho Phòng công nghiệp nghiên cứu thành lập một bộ phận dịch vụ kinh doanh về điện cho sản xuất.

- Về thuế : giảm mạnh thuế khu vực sản xuất trong phạm vụ có thể vận dụng miễn giảm được, nhất là đối với những cơ sở mới hình thành, những mặt hàng mới, có thế mạnh, có giá trị xuất khẩu hoặc ngành gia công giải quyết được nhiều lao động. Đối với khu vực Phường 14, 15, 16 để thu hút mạnh các nhá sản xuất vào đây sẽ áp dụng miễn giảm thuế trong một thời gian dàI hơn.

- Về giải quyết vốn : các cơ sở sản xuất tự huy động vốn và chủ động sử dụng các nguốn vốn. Quận tập trung đầu tư vốn vào những nơi sản xuất có hiệu quả nhất. Ngân hàng tính toán định mức vốn cao hơn cho khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Củng cố hợp tác xã tín dụng Phường. Xây dựng được hợp tác xã tín dụng trung tâm để có tác dụng hỗ trợ vốn cho sản xuất, nhất là khu vực tập thể, cá thể gia đình. Phòng công nghiệp và công ty dịch vụ sản xuất tiểu thu công nghiệp tiếp tục thực hiện việc huy động điều hoà vốn trong nội bộ ngành như vừa qua đã làm. Thu hút vốn thông qua hợp tác liên kết các đơn vị Trung ương, Thành phố trên địa bàn và các địa phương bạn.

- Vận động thân nhân ở nước ngoàI gởi máy móc thiết bị sản xuất về hay vận động các công ty việc kiều, Việt kiều trợ giúp hoặc thông qua xuất nhập khẩu nhập về theo yêu cầu của cơ sở sản xuất để từng bước đổi mới các thiết bị, nhất  là tăng cường máy móc với thiết bị tiên tiến sản xuất các mặt hàng chủ lực của Quận. Sẽ áp dụng chính sách miễn giảm thuế mạnh ở những cơ sở đổi mới trang thiết bị.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là những mặt hàng chủ lực của Quận để tạo ra những sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường như quạt, bàn ủi, xích xe đạp, ống khoá, rượu nhẹ.

- Tiếp tục tháo gỡ cơ chế cho quốc doanh trên các lĩnh vực : tự chủ về tài chánh, thị trường tự chủ vể tổ chức và lao động.

Tiến hành tổng kết một số kinh nghiệm đổi mới cơ chế quản lý ở xí nghiệp thực phẩm, xí nghiệp cơ khí và hợp tác xã cơ khí Quyết Tiến Phường 2 để tham khảo.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế công nghiệp. Các Giám đốc xí nghiệp phải được học tập các lớp chuyên đề về quản lý kinh tế, quản lý xí nghiệp, công ngiệp (bằng nhiều hình thức : học tại chức, mở lớp học tại Quận, mời thầy về dạy).

- Thường trực uỷ ban tiếp tục điều hành 5 vấn đề đã được xác định ở Hội nghị Ban Chấp hành tháng 5 – 88. Bằng những quy chế, quy định cụ thể cần phân biệt rõ chức năng quản lý hành chánh kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh để vừa đảm bảo không can thiệp quá sâu vào sản xuất kinh doanh của cơ sở nhưng đồng thời thực hiện được sự quản lý kiểm tra kiểm soát. Quận và Phường nên có chế độ giao ban với cơ sở sản xuất để tìm hiểu tình hình sản xuất, kịp thời giải quyết khó khăn cho cơ sở sản xuất. Tổ chức thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, sinh hoạt Câu lạc bộ Giám đốc để trao đổi kinh nghiệm quản lý sản xuất.

- Đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng chính trị, phát triển Đảng trong khu vực tiểu thủ công nghiệp và các xí nghiệp quốc doanh.

2/ Nông – Lâm – Ngư nghiệp :

Là ngành bổ trợ quan trọng cho cơ cấu kinh tế của Quận, do đó phải đảm bảo người nông dân làm đủ ăn, tạo ra được khối lượng sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến của Quận, tích lũy được một phần từ nội bộ sản xuất nông nghiệp để đầu tư lại cho bản thân khu vực nông nghiệp.

Về cây trồng, duy trì ba cây chính : lúa, cói, rau. Lúa nâng cao diện tích trồng hai vụ, thâm canh tăng vụ để có sản lượng cao. Cói duy trì diện tích hiện có đầu tư để có năng suất cao, làm được ba vụ. Phải cho nông dân chủ động thấy cây nào có hiệu quả thì trồng. Rau diện tích nào năng suất hiệu quả thì duy trì, không thì chuyển sang cây trồng khác, năm 89 nghiên cứu chuyển qua kinh tế gia đình. Đồng thời phát động nhân dân trồng cây rừng (bạch đàn, tràm bông, vàngẶ) trên những khu đất trống ở các hợp tác xã, phường nông nghiệp hoặc xen kẽ trong đất thổ cư. Về con nuôi, tập trung phát triển hai con chính : con cá và con tôm, duy trì và khôi phục con heo, nghiên cứu phát triển thêm một số ocn có giá trị như con bò, con trăn, con gàẶ đưa ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp. Khai thác triệt để nghề nuôi cá giống, vận dụng các hình thức tư nhân đầu tư khai thác. Xây dựng trại nuôi cá giống ở phường 16 tiến tới cho cá để được. Con tôm phát triển mạnh trong và ngoài Quận, nhưng chủ yếu tập trung đầu tư ở nông trường Duyên Hải. Nghiên cứu phương án sử dụng vỉa nước ngầm để nuôi tôm công nghiệp.

Đối với các đơn vị quốc doanh trong khối nông nghiệp phải vươn lên làm ăn có hiệu quả, có tích luỹ cho ngân sách, nếu không cũng đủ mạnh dạng để chuyển hình thức sở hữu, cho tư nhân thuê hoặc đấu thầu. Xí nghiệp chăn nuôi chế biến thức ăn gia súc nên chuyển hướng, một mặt giữ đàn heo giống, giữ có mức độ heo thịt, một mặt phát triển con cá giống, nuôi thí điểm trăn, bò sữa và một số con khác có giá trị xuất khẩu. Gắn chế biến thức ăn gia súc cho heo và một phần chế biến thức ăn cho các nuôi khác như : bò, tôm, trănẶ Trên cơ sở qui hoạch lại mặt bằng, khai thác có hiệu quả mặt bằng xí nghiệp, xây dựng thành mô hình vừa có kinh tế, vừa gắn vui chơi giải trí. Nông trường Duyên Hải tập trung nuôI tôm và trồng, tỉa, 597 ha rừng đước theo chu kỳ. Thanh niên xung phong củng cố vững chắc Nông trường số 8 ở Đắc Nông đang trồng 15 ha cà phê và 160 ha sả. Phấn đấu vươn lên tự cân đối trang trảI, tích luỹ một phần để mở rộng địa bàn khai thác và sản xuất, ngân sách Quận không bao cấp. Xí nghiệp khai thác chế biến Lâm sản mở rộng hình thức liên kết với EASUP, tập trung khai thác chế biến gỗ tại Lâm trường theo hợp đồng 10.000 m3 / năm. ở địa bàn Quận chỉ nên tổ chức các phân xưởng chế biến đồ mộc gia dụng theo hướng sản xuất hàng hoá và tiến tới làm các mặt hàng gỗ xuất khẩu.

Lên quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để bố trí cụm dân cư, cụm sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gắn với cải tạo xây dựng cấu trúc hạ tầng theo hướng Thành phố chủ trương dời các xí nghiệp ra ngoại thành. Tiếp tục đầu tư xây dựng một số cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng, chủ yếu phục vụ cho sản xuất - đời sống như hoàn thành xây dựng 3 đường dây điện ở hợp tác xã Quyết Thắng, Chiến Thắng, Phú Sơn và tăng 75 kwA cho hợp tác xã Phú Định và Phú Lợi. Trang thiết bị bình biến thế chủ lượng điện tiêu dùng cho sinh hoạt và sản xuất bố trí Phường 15, 16 mỗi phường một biến thế 50 kwA, hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi nội đồng kết hợp với giao thông nội bộ. Đề nghị Thành phố giải quyết nước cho Phường 16. Xây dựng mỗi hợp tác xã có 1 Nhà trẻ, 1 trường Mẫu giáo, 1 hệ thống truyền thanh, 1 địa điểm sinh hoạt văn hoá, đối với hợp tác xã vùng xa như Phú Sơn, Phú Định xây dựng mạng lưới y tế dân lập và mạng lưới thương nghiệp trực tiếp phục vụ. Xây dựng đươc một số mô hình hợp tác xã làm ăn giỏi để thuyết phục nông dân.

Những biện pháp thực hiện :

- Vận dụng thực hiện Nghị quyết 10 Bộ Chính trị và Nghị quyết 07 Thành ủy về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, cụ thể là việc điều chỉnh lại ruộng đất và giao khoán 15 năm. Nếu thực hiện theo tinh thần đó thì phải tiến hành giảm mạnh biên chế gián tiếp của bộ máy Ban quản lý tập đoàn, hợp tác xã chỉ cần một vàI người và chủ yếu thực hiện các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Đối với tư liệu sản xuất (trừ đất đai) nếu giao lại cho xã viên quản  lý có hiệu quả hơn thì giao. CảI tiến việc cung cấp vật tư nông nghiệp bằng hình thức bán hẳn hoặc sử dụng hình thức dịch vụ ngay trong hợp tác xã, tập đoàn. Về giá cả ngay sau khi làm xong nghĩa vụ Nhà nước, nông dân được quyền chọn thị trường nào tiêu thụ có lợi ích.

- Về thuế nông nghiệp : ngoàI phần nghĩa vụ đối với Trung ương, Thành phố phần còn lại để lại toàn bộ cho Phường; về thuế công thương nghiệp, sẽ xét miễn giảm cho hợp tác xã, tập đoàn mở ra cơ sở sản xuất  tiểu thủ công nghiệp. Tiền lao động xã hội chủ nghĩa cũng để lại cho Phường, đồng thời cho phép Phường huy động một số ngày công để kiến thiết đồng ruộng.

- Cho phép xí nghiệp Rạch Lào gắn sản xuất với kinh doanh tổng hợp thông qua chế biến, lấy kinh doanh hỗ trợ cho sản xuất phát triển. Nông trường Duyên HảI chỉ trích nộp 50% lợi nhuận vào ngân sách, số vốn còn lại đưa vào mở rộng sản xuất.

- Không giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các tập đoàn, hợp tác xã. Giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất cây trồng, con nuôI có gí lợi nhất phù hợp với đất đai, mặt nước, ao hồ không gò ép. Đồng thời bảo hộ quyền thu nhập chính đáng của người lao động, khuyến khích, hướng dẫn kinh tế ngoàI quốc doanh phát triển, không định kiến hẹp hòi.

- Sử dụng tốt đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có, sắp xếp lại cho phù hợp. Tăng cường thêm cán bộ kỹ thuật nông nghiệp cho các phường nông nghiệp.

3/ Giao thông vận tải :

Theo hướng mở mạnh sản xuất 2 năm tới, Quận sẽ quy hoạch một số mặt bằng sản xuất  công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, ngành giao thông vận tải phải hướng vào việc phục vụ  cho việc phát triển đó bằng cách xem xét lại toàn bộ hệ thống giao thông dẫn tới các khu sản xuất được quy hoạch để có phương án và kế hoạch cụ thể giải quyết.

Nếu chúng ta xác định tuyến giao thông từ cầu Chà Và và đi qua cầu Số 1, 2 đến cầu Số 3 là then chốt để làm sống dậy mặt bằng ở khu vực Phường 14, 15 thì điểm nút phải giải quyết là cây cầu Số 2, bởi vì nếu giải quyết được cầu số 2 sẽ khai thác được gần 100.000 m2 mặt bằng, trong đó có khoảng 18.000 m2  có nhà xưởng trị giá hàng tỷ đồng. Giao cho Phòng giao thông vận tải cùng với kế hoạch, xây dựng, công nghiệp khảo sát lập luận chứng và xúc tiến các điều kiện, nếu chín mùi thì tiến hành giải quyết kể cả xem lại kế hoạch của Thành phố đã ghi vào sửa chữa nâng cấp cầu đường Quận 8 (cầu Hiệp Ân, cầu Bà TàngẶ) nếu đã xác định tuyến then chốt thì cũng tranh thu Thành phố nghiên cứu, chuyển hướng tập trung giải quyết cầu số 2.

Trong năm 1989, phải định hướng hoạt động bến lên hàng Phường 1 thông qua hợp tác liên kết các nơi để kéo vốn cùng Quận đầu tư với phương châm lấy ngắn nuôI dàI (giao cho Nông trường Duyên HảI chuẩn bị phương án) xây dựng bến lên hàng Phường 8 hoàn chỉnh hệ thống tường rào, nạo vét lòng sông, xây dựng một kho trung chuyển có khả năng ký gởi, làm kho hàng hoá và mở thêm các dịch vụ kho bãI tại bến (tuỳ theo khả năng có thể phân công về cho Phường xây dựng và khai thác). Về cảng Bình Đông, Phòng giao thông vận tải có phương án liên kết để phát triển kinh doanh toàn diện. ở các cảng, bến xe, tổ chức các đội bốc xếp do giao thông vận tải tổ chức quản lý thống nhất giá cả . Phát triển một số cơ sở mới như lập trạm cung ứng cát, hợp doanh với tư nhâ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, phụ tùng cơ khí, lập trạm sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ bộ, lập đội xe hợp doanh vận tải và chở khách, đội xe luẶ

Trong năm 1989 ngành giao thông vận tải cố gắng tự lấy thu bù chi, ngân sách Quận không trợ cấp, thu lệ phí bến bãI, cầu đường phải bảo đảm đủ sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của ngành, làm tiền đề cho bước phát triển những năm sau.

Về biện pháp thực hiện :

- Giải quyết nguồn vốn theo 3 hướng : vốn các công ty Việt kiều, Việt kiều; vốn qua liên kết với đơn vị bạn; vốn trong dân. Kể cả tính toán vốn vay để mở mạnh kinh doanh. Tranh thủ tối đa Thành phố để ghi vào kế hoạch cân đối của Thành phố giải quyết cầu đường Quận 8.

- Về giải quyết cầu Sồ 2 nghiên cứu cho tư nhân, cả Việt kiều đấu thầu xây dựng sau đó thu tiền xe người đi qua đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi.

- Phát triển mạnh các hình thức tư nhân qua đó ta thu thuế : như mời tư nhân đầu tư xe đò, tàu đò, thành lập xí nghiệp tư nhân đóng mới sửa chữa tàu ghe, giúp cơ sở Phước Sanh thành lập xí nghiệp tư nhân.

- Đối với khu công nghiệp quy hoạch ở Phường 16 (dọc đường An Dương Vương), lôI kéo các đơn vị Trung ương, Thành phố vào đây sản xuất, cùng với việc xem lại Bến Phú Định hoặc hợp tác (hiện Công ty kinh doanh lương thực Thành phố đang khai thác) sẽ biến vùng này thành khu Công nghiệp – Dịch vụ tương lai.

4/ Xây dựng :

Nhiệm vụ của ngành xây dựng tập trung vào 3 hướng như sau :

- Xây dựng các công trình phúc lợi công cộng : chủ yếu tập trung xây dựng mới 20 phòng học tại trường Minh Thành (cũ) và 10 phòng tại trường Âu Dương Lân, 10 phòng tại trường Xóm Củi bằng nguồn vốn Thành phố cấp. Hoàn thành đợt 4 gồm 56 giường lưu ở Phòng khám đa khoa trung tâm bằng nguồn vốn huy động. Việc xây dựng bệnh viện, Nhà hát sau năm 1990 sẽ tính và lúc đó ta có điều kiện xa hơn nhưng nếu Thành phố hỗ trợ, có thời cơ như vận động được Việt kiều yêu nước cho hoặc tranh thủ được quốc tế thì sẽ làm nhanh hơn. NgoàI ra các công trình đã xây dựng do điều kiện này khác không phát huy tốt tác dụng phải được xem xét lại và có kế hoạch cải tạo, sửa chữa nâng cấp để đưa vào khai thác có hiệu quả như : sân bóng ở Phường 5, bãI chiếu bóng Phường 4Ặ

- Các công trình phục vụ sản xuất – kinh doanh tiếp tục nâng cấp xây dựng hoàn chỉnh khu thương nghiệp cầu Chà Và, cải tạo mở rộng cửa hàng bách hoá tổng hợp số 2, xây dựng lại chợ Xóm Củi sau khi phân cấp cho Phường 11, xây dựng khu thương xá Nhị Thiên Đường, mở rộng xưởng đông lạnh xuất khẩu. Đối với những công trình này, chủ yếu do các đơn vị chủ quản tổ chức thi công, nhưng ngành xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu chung. Đồng thời Phòng xây dựng gắn với bộ phận quy hoạch mặt bằng sản xuất công nghiệp – tiều thủ công nghiệp và các ngành liên quan các vấn đề thủ tục cấp đất xây dựng cơ bản, giám sát việc thi công đúng theo quy hoạch của các đơn vị và cá nhân.

- Về công trình nhà ở : để phục vụ cho cán bộ công nhân viên, đối tượng chính sách và nhân dân khó khăn về nhà ở, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ hóa giá nhà để phát triển ở bán trả góp cho các đối tượng theo tinh thần quyết định 140 của uỷ ban nhân dân Thành phố. Mua lại nhà cấp 3, 4 của tư nhân cải tạo, xây dựng lại để bán giá kinh doanh cho các đối tượng có yêu cầu. Về kinh doanh nhà ở 2 năm 89 – 90 sẽ xây dựng 200 căn nhà tập trung ở các cụm được quy hoạch làm nhà ở. NgoàI ra, từng đơn vị, công ty, xí nghiệp Quận có kế hoạch xây nhà cho cán bộ công nhân viên. Cùng hợp tác với các đơn vị Trung ương, Thành phố xây dựng theo quy hoạch chung. Đồng thời khuyến khích giúp đỡ về mặt thủ tục cấp đất cho nhân dân tự xây cất theo quy hoạch.

- Đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng đáp ứng được phần lớn yêu cầu xây dựng của ngành và trong nhân dân.

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên :

- Vận dụng Quyết định 80 của Hội đồng Bộ Trưởng cho phép các công trình xây dựng trong Quận đều cho đấu thầu công khai, quy chế đấu thầu từng công trình do chủ đầu tư quy định. Huy động năng lực xây dựng tư nhân, sử dụng cán bộ trong quần chúng.,

- Nguồn vốn xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi công cộng tập trung cho Ban quản lý công trình và chỉ mở rộng một tài khoản tài Ngân hàng Quận 8 (không chuyển lên Ngân hàng đầu tư xây dựng).

- Nguồn vốn của quỹ nhà ở bao gồm nhà hoá giá, cho thuê nhà, chỉ dành cho duy tu sửa chữa chống xuống cấp nhà và phát triển nhà ở, không sử dụng vào việc khác.

- Tiền lương của công nhân kỹ thuật không lệ thuộc vào thang bậc mà do Giám đốc quyết định theo đề nghị của chỉ huy công trường để đảm bảo đời sống công nhân có tay nghề cao và đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng công trình.

- Giao cho xí nghiệp 2 chỉ tiêu chính là : công trình hoặc hạng mục công trình thời gian hoàn thành bàn giao sử dụng và chỉ tiêu nộp ngân sách.

- Giao cho Phòng Xây dựng bàn phương án kinh doanh kho bãi.

- Chuẩn bị các điều kiện triển khai nhanh hoạt động của Công ty xây dựng và dịch vụ nhà đất khi có quyết định thành lập.

5. Xuất nhập khẩu :

Nhiệm vụ chủ yếu của xuất nhập khẩu như sau :

- Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển một số cơ sở công nghiệp chế biến, gia công. Ngoài công ty cung ứng xuất khẩu giữ vị trí chủ lực, cho phép các công ty nội thương liên doanh phát triển kinh doanh tổng hợp kể cả làm các mặt hàng nông – hải – súc sản xuất khẩu. Từng bước nắm để quy hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng làm có kế hoạch, có chọn lựa mặt hàng và Công ty cung ứng xuất khẩu vươn lên làm vai trò đầu mối để có cơ sở tập trung tạo mối quan hệ với bên ngoài và để làm được điều đó Công ty cung ứng xuất khẩu phải củng cố được vị trí của mình bằng cách nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất của xưởng chế biến đông lạnh xuất khẩu từng bước vươn lên giữ vị trí đầu đàn, qui tụ các cơ sở sản xuất chế biến Nông – Thủy – Hải sản làm vệ sinh cho mình. Trong năm 89 sẽ thành lập và đưa vào hoạt động 2 xí nghiệp mới là xí nghiệp may và xí nghiệp Lông Vũ với vốn đầu tư ước khoảng 1 triệu đô la. Đó cũng nhằm tạo ra lực lượng sản xuất mạnh để tác động thúc đẩy các lực lượng sản xuất nhỏ.

- Tác động có chọn lọc vào một số ngành kinh tế chủ yếu của Quận. Xuất khẩu phải chủ động đầu tư có trọng điểm, có chọn lọc một số đơn vị trong và ngoài quốc doanh của Quận để đổi mới kỹ thuật trang thiết bị, sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao, có khả năng xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường như xích xe đạp, quạt, gỗ chế biến, cơ kim khí, thực phẩm chế biến... ở khu vực nông nghiệp, tiếp tục hỗ trợ cho cây cói khi cơ chế được tháo gỡ, có kế hoạch đầu tư thay đổi giống cói nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm cói. Con heo và con vịt cũng thực hiện tương tự. Tổ chức thử khu nuôi tôm theo kỹ thuật mới ở nông trường Duyên Hải.

- Làm dịch vụ Kiều hối và dịch vụ đầu tư bên ngoài mở rộng quan hệ để tăng cường khả năng huy động kiều hối mỗi năm hơn 1 triệu đô la bằng cả hai hình thức : tiền và nguyên liệu, thiết bị máy móc. Mở rộng và nâng dần tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa khác trên cơ sở thăm dò, chuẩn bị các khả năng và kiến nghị giải quyết vấn đề cơ chế. Duy trì và mở rộng mối quan hệ với các công ty Việt kiều, thăm dò khả năng đầu tư của các nước công nghiệp mới ở Châu á mà thành phố vừa mở rộng quan hệ như : Đài Loan, Thái Lan, Nam Triều Tiên, PhiLípPin, Inđônêsia, Singapore... Kiến nghị Thành phố cho phép mở rộng tiếp nhận thị trường nước ngoài trong khuôn khổ các qui định chung, tiến tới đề nghị thành phố cho quan hệ trực tiếp với các địa phương, đơn vị nước ngoài.

- Bằng những hoạt động trên, Công ty cung ứng xuất khẩu góp phần tích luỹ 1/3 cho ngân sách Quận.

Để thực hiện nhiệm vụ trên :

- Về giải quyết vốn để xây dựng 2 xí nghiệp mới. May mặc và Lông Vũ có khả năng tranh thủ được nguồn vốn đầu tư khoảng 1 triệu Đô la của công ty bên ngoàI thông qua liên doanh với Quận do đó tiếỬ tục tích cực tranh thủ tác động có kết quả. NgoàI ra, công ty cũng cần tranh thủ quỹ hàng hoá ứng trước của Imexco khoảng 1 triệu Đô la/ năm để đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh bình thường.

- Để tạo nguồn nguyên liệu lâu dài cho Xưởng đông lạnh, ngoàI kiến nghị thành phố tháo gỡ cơ chế, xuất khẩu phải mở rộng liên kết liên doanh từng bước thực hiện tốt việc nuôI đánh bắt tôm và tạo nguồn thu mua ổn định.

- Phối hợp  với các công ty thương nghiệp mở rộng và tăng cường khả năng thu mua huy động hàng xuất khẩu, hình thành mối quan hệ giữa nội ngoại thương để tác động nhau cùng phát triển.

- Giao thông Phòng Công nghiệp, Công ty dịch vụ xuất khẩu tiểu thủ công nghiệp, Công ty cung ứng xuất khẩu, Phòng Kế hoạch – Thống kê phối hợp điều tra quy hoạch lại ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làm hàng xuất khẩu. Phối hợp với Phòng Thuế vận dụng trong chính sách cho phép miễn giảm thuế những cơ sở làm hàng xuất khẩu, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đồng thời, giải quyết các yêu cầu khác như mặt bằng, điện cho sản xuấtẶ

- Nâng cao giá trị chế biến hàng xuất khẩu tập trung ở nhóm thuỷ sản như mặt hàng cá Fitlet đông lạnh, tôm, mực, khôẶ cả nghiên cứu về bao bì đóng gói thẩm mỹ phù hợp thị hiếu tiêu dùng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoàI nước.

- Đào tạo một đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương giỏi, biết ngoại ngữ và đặc biệt chú ý đến công tác thông tin kinh tế trên lĩnh vực xuất nhập khẩu.

6/ Thương nghiệp và thị trường :

Phải tạo ra ở Quận 8 một thị trường bán buôn và bán lẻ nông sản súc sản, lương thực thực phẩmẶ Phải quán triệt quan điểm thị trường là điểm xuất phát đồng thời  là điểm cuối cùng và thông qua đó giải quyết vấn đề sản xuất. Từ đó, nhiệm vụ của 2 công ty Thương nghiệp tổng hợp và Thương nghiệp hợp tác xã là : thông qua hoạt động của mình xây dựng cơ sở vật chất cho bản thân công ty; tác động phát triển một số cơ sở sản xuất chế biến gia công tại Quận, làm theo hướng xuất khẩu, thông qua hoạt động thương nghiệp, dịch vụ xây lên một số xí nghiệp để góp phần phát triển lực lượng sản xuất trong Quận; góp phần xây dựng quỹ nhà ở và các công trình phúc lợi khác như nhà trẻ, mẫu giáoẶ Để thực hiện ba hướng như vậy, phải mở cơ chế và giao quyền chủ động cho hai công ty, kể cả chủ động về tài chính, cụ thể cho bán buôn, làm tổng hợp các mặt hàng nếu thấy có hiệu quả và song song cho huy động hàng xuất khẩu. Các công ty có sự liên kết, đan kết với hệ thống phân phối lẻ của trung thương, tiểu thương có đăng ký để phục vụ nhu cầu xã hội, được phép bán với số lượng hợp lý các mặt hàng tiêu dùng thông thường cho các hộ tư nhân bán lẻ. Phát triển mạnh mua bán, kích thích thêm mãI lực, muốn vậy phải mở buôn bán ở các chợ để kéo mối về đây, kể cả tính toán mở chợ Xóm Củi qua Phường 10, nâng cấp trung tâm thương nghiệp và có phương án hoạt động theo hướng trở thành nơi bán buôn. Cho một số cửa hàng có quyền kinh doanh như một hộ mua bán độc lập, có quyền từ chối không nhận những mặt hàng của kế hoạch công ty rót xuống, có quyền liên hệ với các cơ sở sản xuất để mua và tổ chức bán. Củng cố lại hoạt động hợp tác xã tiêu thụ phường theo hướng : huy động mạnh vốn trong dân tiến tới hợp tác xã tiêu thụ phường hỗ trợ vốn cho hợp tác xã Quận, được phép trực tiếp quan hệ mua bán trao đổi, hợp tác liên kết kinh tế các đơn vị trong và ngoàI quận và lập trạm thu mua các mặt hàng nông sản thực phẩm, phế liệu trôI nổi, nhận bán sản phẩm ký gởi của các cơ sở sản xuất, tổ chức cửa hàng phục vụ một số mặt hàng cho diện chính sách, tiến hành làm thí điểm việc vận động cổ đông mới và tổ chức hoạt động theo phương thức mới.

Cùng với 2 công ty Thương nghiệp tổng hợp và Thương nghiệp hợp tác xã, Công ty cung ứng vật tư tiếp tục quan hệ giao dịch hợp tác với các đơn vị xuất nhập khẩu để khơI nguồn hàng, mặt khác công ty trực tiếp làm hàng xuất khẩu để đối lưu vật tư về phục vụ kinh doanh. Tổ chức liên kết kinh tế với các đơn vị trong và ngoàI quận, thành phố để trao đổi, đối lưu, ký gởi hàng hoá, tìm nguồn hàng và tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong Quận. Mở rộng các điểm bán lẻ, sử dụng đại lý bán lẻ cho công ty để tiêu thụ hàng hoá của công ty và hàng hoá của các đơn vị sản xuất. Mở thêm cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Tổ chức hợp tác sử dụng vốn và tay nghề của tư nhân để kinh doanh khai thác các loại vật tư phế liệu cho ngành dịch vụ, giao thông vận tảiẶ

Thương nghiệp phải nắm được hàng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại địa phương và bán được hàng để quay tiền mặt về cho cơ sở sản xuất, hỗ trợ về vật tư nguyên liệu, về giá cả thu mua hợp lý, chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường để đặt hàng cho cơ sở sản xuất, có phương án cụ thể để nắm được những mặt hàng chủ lực địa phương để có sản phẩm thếmạnh trong giao dịch. Để làm được việc này, Thương nghiệp phải thành lập một bộ phận nghiên cứu thị trường, nhu cầu, thị hiếu và giá cả.

Đẩy mạnh liên kết liên doanh với các đơn vị bạn có nguồn hàng, thế mạnh để bổ sung cho nhau, xoá bỏ ranh giới hành chính, thúc đẩy hàng hoá lưu thông góp phần ổn định thị trường, mở cửa hàng giao dịch và bán sản phẩm của Quận 8 ở địa phương bạn và ngược lại.

Toàn bộ các phương thức mở ra đó nhằm vào mục đích cuối cùng của hoạt động Thương nghiệp là phục vụ có hiệu quả cho sản xuất  và đời sống, thoát ra khỏi khó khăn lúng túng hiện nay.

7/ Dịch vụ :

Phương thức hoạt động của dịch vụ sắp tới phải đáp ứng nhu cầu dịch vụ phong phú đa dạng trong sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Tổ chức được các cơ sở sản xuất, cơ sở sửa chữa của dịch vụ, chú ý tổ chức các dịch vụ tại những khu vực bến cảng, kho bãI như : sửa chữa các phương tiện giao thông, giao nhận, vận chuyển hàng hoá, cho thuê kho. Cho Phường tổ chức dịch vụ cầm đồ nếu có phương án bảo đảm. Đầu tư xây dựng khu Phường 4 và hồ bơI Hoà Bình thành mô hình kinh tế – văn hoá - dịch vụ – giải trí của Quận mang những đặc điểm riêng có với phương châm lấy ngắn nuôI dàI, tạo sức hấp dẫn kéo các nơi về đầu tư. Dự kiến Quận và Phường chủ động làm từng bước theo luận chứng trong thời gian 5 năm nhưng nếu có thời cơ tranh thủ được đầu tư các nơi và bên ngoàI thì thời gian xét duyệt sẽ rút ngắn hơn.

8/ Ăn uống :

Về phần kinh doanh, nghiên cứu tổ chức các cửa hàng ăn uống mang tính chất đồng quê với các món ăn đặc sản, tay nghề cao. Về phần phục vụ, tổ chức các buổi ăn trưa cho các cơ quan xí nghiệp không có điều kiện tổ chức, phát triển các món cơm bình dân để phục vụ nhân dân lao độn, nhất là tập trung ở bến xe, bến cảng, xí nghiệp lớn và các khu xóm lao động. Tổ chức chế biến một số mặt hàng thực phẩm để phục vụ bữa ăn hàng ngày cho nhân dân. Nghiên cứu giao một số cửa hàng ăn uống cho Phường quản lý kinh doanh tạo nguồn thu cho ngân sách Phường và phục vụ nhu cầu ăn uống bình thường của nhân dân.

9/ Các ngành kinh tế tổng hợp : 

- TàI chính phải tham mưu cho uỷ ban để làm chủ các nguồn vốn, bao gồm cả vốn cố định, vốn lưu động, cơ sở vật chất, mặt bằngẶ tiến hành kiểm kê đánh giá lại toàn bộ cơ sở vật chất nhà xưởng, vốn liếng, mặt bằng xem coi việc sử dụng lãng phí như thế nào để có kế hoạch đưa vào sản xuất – kinh doanh. Trong thực hiện nhiệm vụ thu chi phải phân rõ trách nhiệm và quyền hạn giữa : Tài chánh là cơ quan tham mưu và uỷ ban quyết định. Tài chánh phải thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất kế hoạch khâu kế toán tài chánh, hạch toán và phân phối lợi nhuận giữa các đơn vị. Làm kế hoạch giao quyền chủ động tài chánh cho các đơn vị sản xuất  kinh doanh với tinh thần đơn vị có thể đơn vị có thể tích luỹ tự phát triển được về phân cấp nguồn thu cho Phường giải quyết trên hai quan điểm : đối với Phường nghèo như Phường 1, 8, 10, 14, các ngành của Quận có chính sách hỗ trợ đặc biệt. Đối với những Phường có điều kiện tiến lên nhận phân cấp thì tỷ lệ các nguồn thu để lại một mức độ để làm vốn ban đầu cho Phường vươn lên. Giao trách nhiệm cho Tài chánh, Kế hoạch giúp đỡ Phường về cán bộ, nghiệp vụ để tiếp nhận phân cấp. Tinh thần chung phải phân cấp cho Phường phải đi đôi với nghĩa vụ, lợi ích, quyền hạn và tạo điều kiện cho Phường thực hiện sự phân công đó. Phân cấp ít nhất có 1/3 Phường nhận phân cấp và những Phường còn lại cân đối được 58% ngân sách trở lên. Thực hiện khoán quỹ lương cho Phường.

- Ngân hàng chuyển sang kinh doanh từng bước, tiếp tục thực hiện việc hợp đồng dịch vụ thu chi tiền mặt với các đơn vị sản xuất – kinh doanh. Định hướng đầu tư và ưu tiên theo chỉ đạo của uỷ ban nhân dân trong điều hành thống nhất thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội của Quận. Theo dõi giúp đỡ các hợp tác xã tín dụng Phường và hợp tác xã tín dụng Quận.

Mối quan hệ giữa tiền – hàng – vàng – ngoại tệ, uỷ ban nhân dân phải điều hành hoạt động của ngân hàng. Cửa hàng kinh doanh vàng, các công ty nội ngoại thương giải quyết có hiệu quả để dành thế chủ động về thị trường và giá cả, hạn chế những biến động của tình hình và tác động tích cực vào việc phát triền sản xuất kinh doanh.

- Thuế phải thực hiện được nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất  phát triền, điều tiết thu nhập giữa các khu vực và tích luỹ cho ngân sách, tiếp tục giảm thuế đối với khu vực sản xuất; miễn giảm theo thứ tự ưu tiên, có tập trung những mặt hàng mới, chủ lực của Quận. Những cơ sở sản xuất phát triển mới trong khu vực Phường 15, 16 sẽ có chính sách miễn giảm thuế thời gian đầu để thu hút các nhà sản xuất  vào đây.

Đối với những nguồn hàng các nơi vào quận 8, có vận dụng chính sách miễn giảm thuế để tạo ra một thị trường buôn bán phát triển, hàng hoá vào Quận ngày càng nhiều.

Nhưng đồng thời tận thu thuế nhưng nơi thất thu, nhất là những hộ thương nghiệp, dịch vụ, ăn uống lớn.

- Kế hoạch – thống kê thực hiện chức năng tham mưu giúp uỷ ban chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch chứ trong chỉ làm nhiệm vụ xây dựng và duyệt kế hoạch. Việc xây dựng kế hoạch phải từ cơ sở, phải tôn trọng quyền chủ động của cơ sở, lắng nghe ý kiến cơ sở, tính toán thật kỹ khả năng thực hiện của cơ sở, không được áp đặt; uỷ nhiệm cho phòng Kế hoạch – Thống kê giúp uỷ ban nắm các nguồn vật tư, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, vốn tài chánh, tín dụng và tiền mặt của ngân hàng đề xuất với uỷ ban điều hành kế hoạch. Các công ty, xí nghiệp, các ngành nói trên có trách nhiệm báo cáo đầy đủ cho Phòng Kế hoạch – Thống kê.

uỷ ban nhân dân phải nắm chặt các cơ quan trên cùng với một số ngành tổng hợp kế hoạch khác như Giá, Trọng tài kinh tế, Quản lý thị trườngẶ Để điều hành chỉ đạo, có chế độ làm việc định kỳ, giao ban hàng tháng giữa các khối kinh tế, có sự tham dự của Thường trực Quận uỷ để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho cơ sở.

10/ Liên kết hợp tác kinh tế : 

     Nhu cầu liên kết liên doanh để bổ sung thế mạnh cho nhau là điều tất yếu phải thực hiện trong điều kiện của một quận nghèo, các đơn vị kinh tế của quận chỉ ở quy mô vừa và nhỏ tự bản thân không thể cân đối được các nguồn nguyên liệu, hàng hoá, vốn liếng để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Về phương thức liên kết, chúng ta sẽ tiến hành bằng nhiều cách, hình thức và phải trên cơ sở hiệu quả kinh tế – xã hội : liên kết với các đơn vị Trung ương, Thành phố để tòm hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, nguyên liệu, nhận gia công, tiêu thụ sản phẩmẶ Các đơn vị chủ động tự tìm hiểu, tự quan hệ để gắn với nhau. Trước mắt chọn lựa những đơn vị nhiệt tình giúp quận và có nhiều khả năng để hợp tác liên kết. Liên kết với các công ty nước ngoàI, công ty Việt kiều, Việt kiều để thu hút vốn, đầu tư, kỹ thuật tiên tiến nhằm phát triển sản xuất, nâng chất lượng sản phẩm, giải quyết được lao động. Đối với các mối quan hệ tiếp xúc vừa qua tiếp tục tranh thủ để có kết quả. Liên kết với các địa phương bạn cũng phải có lựa chọn và việc gắn với nhau do tất yếu kinh tế chứ không phải mang yếu tố tình cảm, tự phát như vừa qua. Liên kết hợp tác ngay trong nội bộ các ngành kinh tế của quận và trong các thành phần kinh tế. Cụ thể phải có những quy chế gắn với các công ty nội thương với xuất khẩu, các công ty với xí nghiệp, các đơn vị quốc doanh với các đơn vị ngoàI quốc doanh, và việc liên kết hợp tác phải trên cơ sở bình đẳng.

Để giúp Quận uỷ, uỷ ban trong các hoạt động hợp tác liên kết kinh tế, tiếp xúc Việt kiều, tiếp nhận vốn đầu tư, Quận đã có thành lập một bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Bộ phận này tiến hành lập ngay một kế hoạch hoạt động trong cả năm 1989 và tính toán cả năm 1990 để có sự chủ động chuẩn bị sẵn một số phương án nghiên cứu vạch ra một số biện pháp ưu đãI của Quận về kinh tế có sức hấp dẫn để thu hút đầu tư các nơi.

11/ Hoạt động khoa học kỹ thuật :

Nhiệm vụ khoa học kỹ thuật hướng vào nghiên cứu các đề tài : nâng cao trình độ về kỹ thuật và công nghệ sinh học để tăng cường sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm, phát triển nuôI trồng thuỷ sản, phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại, phát triển dịch vụ du lịch, tăng cường nghiên cứu một số đề tài khoa học xã hội, khoa học quản lýẶ Cụ thể năm 89 tập trung nghiên cứu các đề tài do cơ sở đăng ký như sau :

+ NuôI thử nghiệm tôm càng xanh xuất kế hoạchẩu ở Phường 7.

+ Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôI trăn P. MOLURUS sinh sản.

+ Nghiên cứu chế tạo tấm cách điện Ebonit.

+ Nghiên cứu chế tạo máy đúc nhôm thuỷ lực.

+ CảI tiến thiết bị đường chân không.

+ Nghiên cứu hướng mới cho rượu nhẹ có gaz.

+ Triển khai sản xuất Glycerin.

+  Thử nghiệm lâm sàng, tiền lâm sàng viên bao Chophytin trên chức năng gan.

Thành lập trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật của Quận để khai thác những dịch vụ khoa học kỹ thuật, thực hiện đơn đặt hàng của các đơn vị. Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong sáng tạo chất xám. Từng bước chuyển từ việc chỉ định người để giao đề tài nghiên cứu và Nhà nước cấp kinh phí sang chế độ đấu thầu nghiên cứu đề tài để tuyển chọn chủ nhiệm đề tài.

Củng cố lại bộ phận quản lý sáng kiến, sáng chế ở cơ sở, thường xuyên tạo mối liên kết với cơ sở, tăng cường phối hợp với Đoàn Thanh niên và Liên đoàn Lao động. Phải theo dõi và đề xuất được chính sách hợp lý để khuyến khích khen thưởng cho những cá nhân và đơn có sáng kiến sáng chế.

Chú ý đến công tác quản lý chất lượng để làm tốt vấn đề này vì vừa qua chưa được quan tâm.

Duy trì chế độ thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý để phục vụ lao động. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cư trú và làm việc trên địa bàn. Thường trực Quận uỷ, Thường trực uỷ ban tăng cường sử dụng có hiệu quả hơn các cán bộ chuyên gia cố vấn trên các lĩnh vực, nhất là lịnh vực kinh tế – xã hội.

12/ Nhiệm vụ văn hoá - xã hội :

- Lĩnh vực giáo dục cần nhanh chóng khắc phục tình trạng chất lượng còn ở mức độ thấp kém như hiện nay. Vấn đề cơ bản là có sự tập trung đầu tư đúng mức như : về mặt tổ chức và quản lý ở Phòng giáo dục, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đầu tư kinh phí để tiếp tục xây dựng, sửa chữa trường lớp giải toả ca ba, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Có chính sách để đào tạo ra những nhân tài, phát huy giữ gìn được chất xám trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nâng được trình độ học sinh ở Quận 8 ngang bằng với các quận nội thành, có nhiều học sinh giỏi cấp Thành phố và có học sinh giỏi toàn quốc, xoá căn bản tình trạnh mù chữ và tái mù chữ trong thanh thiếu niên và từng bước phổ cập cấp I. Đến năm 1990, tất cả cán bộ chủ chốt học hết cấp III, cán bộ công nhân viên toàn quận được phổ cập cấp II, thu nhận đại bộ phận các cháu 5 tuổi vào mẫu giáo đễ chuẩn bị cho các em vào lớp 1, đảm bảo việc nuôI dạy các cháu ở các nhà trẻ, mẫu giáo bán trú được tốt hơn, giảm được tỷ lệ suy dinh dưỡng.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên phải triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp như : ngân sách dành một tỷ lệ thích đáng đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, tranh thủ tối đa thành phố ghi vào kế hoạch xây dựng trường học cho Quận 8, đa dạng hoá công tác đào tạo các loại hình trường lớp. Phân cấp trường cấp I về cho Phường theo quy định số 305 của Bộ Giáo dục. Giao cho Phòng Giáo dục xây dựng đề án thành lập một trường chuyên và mỗi trường có một lớp chuyên. Có chính sách học bổng đối với các em học sinh giỏi và xuất sắc. Lập quỹ học bổng bằng cách vận động công ty, xí nghiệp trích phần quỹ phúc lợi đóng góp, vận động nhân dân, Việt kiều  đóng góp, có một bộ phận quản lý, có hội đồng xét duyệt, kể cả nắm lại các em học sinh Quận 8 đang học ở các trường Đại học để giúp đỡ. Củng cố và nâg chất lượng hoạt động Đoàn, Đội trong nhà trường. Thành lập trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp để trang bị các kiến thức và kỹ năng lao động cho học sinh. Thành lập trung tâm bổ túc văn hoá Quận để làm nhiệm vụ dạy bổ túc văn hoá cho cán bộ và nhân dân, hỗ trợ cho Phòng Giáo dục trong công tác phổ cập cấp I ở các trường. Cùng với việc tổ chức mở rộng nhà trẻ, mẫu giáo của Nhà nước, phát triển mạnh mẫu giáo dân lập, nhà trẻ dân lập, nhóm giữ trẻ gia đình theo dự thảo quy chế uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành. Thành lập trường phổ thông trung học hệ B hoặc trường cấp II, cấp III hệ B, quan tâm toàn diện đến hai trường phổ thông trung học của Quận. Tiếp tục thực hiện chuyên đề chống suy dinh dưỡng và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện. Quan tâm đến đời sống giáo viên, chăm lo công tác phát triển Đảng, Đoàn trong giáo viên, giáo dục truyền thống đạo đức trong học sinh.

- Từng bước xây dựng con người mới, lối sống mới có lý tưởng và lòng yêu nước, có niềm tin vào chế độ mới, có lối sống văn minh, biết trân trọng giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống cách mạng, truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân vùng ven.   

Muốn vậy, phải làm tốt công tác giáo dục truyền thống như giữ gìn chăm sóc các bia truyền thống, đài tưởng niệm, các di tích cách mạng ở Đình Bình Đông, Hố Bần. Tổ chức lại hoạt động ở Nhà truyền thống để thu hút các Đoàn thể, nhân dân đến tham quan. Đưa công tác giáo dục truyền thống vào các trường bằng nhiều hình thức phong phú thích hợp. Kết hợp với sự giúp đỡ của uỷ ban Khoa học xã hội thành phố tiến hành soạn thảo ỎĐịa phương chí Quận 8Õ, xây dựng bộ phim video về truyền thống Quận 8. Sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất đã có như Nhà văn hoá, câu lạc bộ, thư viện, Phòng đọc sách, rạp hát, ĐàI truyền thanh, Tờ tinẶ để tuyên truyền giáo dục, phục vụ các yêu cầu hưởng thụ văn hoá cho nhân dân, góp phần tích cực loại bỏ dần những mặt tiêu cực, lạc hậu của nền văn hoá cũ, văn hoá phản động đồi truỵ. Xây dựng quy ước tiêu chuẩn về con người mới, gia đình văn hoá mới để phát động sâu rộng trong toàn thể cán bộ công nhân viên và nhân dân tham gia thực hiện, trong từng thời gian có tổng kết bình bầu, phân loại và phát huy những nhân tố mới.

Hai năm tới ngành y tế tập trung thực hiện 10 nội dung của chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Để đảsm bảo thực hiện được tốt các nội dung này, y tế phải chủ động phối hợp với các ngành, các đoàn thể để tuyên truyền giải thích, hướng dẫn trong nhân dân, nhất là phát huy sử dụng mạng lưới hội viên chữ thập đỏ. Đồng thời phải kiện toàn mạng lưới y tế từ Quận đến cơ sở để đủ sức phục vụ nhân dân như đầu tư thêm trang thiết bị, y tế cho cơ sở, tăng cường y bác sĩ xuống y tế Phường. Phấn đấu cuối năm 1989, 2/3 Phường có bác sĩ. Xây dựng trung tâm sức khoẻ Quận tại Phòng khám đa khoa đến năm 1990 có 56 giường lưu. Thành lập trung tâm răng – hàm – mặt trong năm 1989, quản lý trực tiếp nha học đường. Tìm địa điểm khác để lập Phòng Khám lao của Quận. Đẩy mạnh sản xuất  Dược, mở thêm mạng lưới hiệu thuốc ở Phường 7 và Phường 16. Bằng hoạt động của Xưởng Dược, hiệu thuốc quốc doanh và các đại lý thuốc Tây để trang trảI hoạt động của ngành y tế, tiến tới chủ động chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên của ngành. xoá bao cấp ngân sách trong công tác y tế.

Cùng với y tế, các hoạt động thể dục thể thao phải góp phần tích cực khôI phục và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, tạo được rộng khắp phong trào rèn luyện thân thể trong thanh niên học sinh. Có chính sách để chăm sóc gìn giữ lực lượng năng khiếu, những vận động viên có thành tích cao. Phát triển Câu lạc bộ dưỡng sinh để chăm sóc sức khoẻ người già.

Về đời sống xoá bao cấp và giảm bất công trong việc giải quyết theo phương hướng tạo điều kiện để người lao động có việc làm và tự tìm việc làm. Trong khu vực kinh tế quốc doanh không hạn chế thu nhập của người lao động trên hiệu quả thực làm ra. Ngành Tài chánh phải kiểm soát cho được hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh tế. Thực hiện việc điều tiết hợp lý nhất là đối với các ngành có thu nhập cao để phân phối lại khu vực hành chánh sự nghiệp. CảI tiến dần điều kiện để chăm sóc tốt hơn diện chính sách, bà con lao động nghèo. Tiếp tục đỡ đầu phong trào thương bệnh binh, gia đình chính sách, phong trào căn nhà tình nghĩaẶ Thực hiện tốt việc trích nộp 10% tổng quỹ lương cho bảo hiểm xã hội để chăm lo diện chính sách. Phấn đấu từng bước nâng dần mức sống các gia đình liệt sĩ, thương binh nặng đảm bảo các yêu cầu như sau : về ăn từ 80 – 100 kg gạo/tháng; về ở không để tình trạng không có nhà ở, từng bước phấn đấu giải quyết nhà lụp xụp và đảm bảo con cáI được học hành.

Giải quyết cho nhân dân Phường 10 nhà vệ sinh, cống thoát nước, nâng cấp đường Ba Đình (kể cả nghiên cứu phương án mở đường Hưng Phú kéo dàI đến cầu Phát triển và mở rộng chợ Xóm Củi qua Phường), khu Xóm Ruộng Phường 12, nước điện ở Phướnf 1, Phường 16, cống thoát nước phường 14Ặ Hằng năm Quận, Phường có kế hoạch chống dột cho dân.

Phấn đấu đến mức cao nhất để mỗi năm giải quyết khoảng 7000 – 8000 lao động có việc làm, trong đó ưu tiên bộ đội phục viên, xuất ngũ, thanh niên xung phong bằng các hướng phát triển mạnh sản xuất ở các thành phần kinh tế, gắn với trung tâm dạy nghề của Quận để đào tạo tay nghề theo yêu cầu sản xuất  kinh doanh trong và ngoàI quận, hợp đồng với các đơn vị kinh tế trong Quận và các xí nghiệp Trung ương, thành phố đóng trên địa bàn ưu tiên giải quyết lao động tại chỗ, đưa đi lao động hợp tác nước ngoàI và đặc biệt là chủ động giải quyết lao động ở từng phường.

13/ Nhiệm vụ an ninh quốc phòng :

Nhiệm vụ của công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội phải thực hiện có kết quả các yêu cầu sau đây :

- Giữ vững an ninh chính trị, chủ động phòng ngừa phát hiện và ngăn chặn kịp thời các âm mưu hoạt động phá hoại kinh tế, phá hoại văn hoá tư tưởng, và bọn chính trị phản động. Chủ động phòng chống và đập tan luận điệu chiến tranh tâm lý của địch.

- Bảo vệ an toàn các cơ quan và cán bộ lãnh đạo nhất là các cơ quan đầu não của Quận như Quận uỷ, uỷ ban, công an, quận đội, chống địch lấy cấp bí mật quốc gia và lũng đạn nội bộ, ám hại cán bộ, bảo vệ an toàn các đoàn khách quốc tế tới địa phương, số Việt kiều có quan hệ kinh tế với Quận.

- Tạo sự chuyển biến quan trọng về trật tự an toàn xã hội. Trấn áp làm giảm rõ rệt hoạt động của bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn đầu cơ buôn lậu. Trước hết bảo vệ tính mạng, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản riêng của công dân. làm giảm hẳn trọng án, nhất là án giết người cướp của, hiếp dâm, thù tức giết người và tệ đệ tử. Địa bàn và Phường trọng điểm cần tập trung : tuyến đường sông Kênh ĐôI đến rạch Ông Lớn, các bến cảng Phường 1, Phường 8, chợ Xóm Củi, cầu Chà Và, cầu Nhị Thiên Đường, khu vực đường Chánh Hưng, hồ bơI Hoà Bình, Phường 1, 4, 6, 11, khi xảy ra các vụ việc thì lực lượng công an, lực lượng bảo vệ phải nhanh chóng có mặt. Đảm bảo an toàn trật tự giao thông và trật tự công cộng. Cùng với Đội Quy tắc giải quyết tệ lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè.

- Xây dựng công an từ Quận đến Phường đạt một bước trong sạch vững mạnh, nhất là công an đường phố và lực lượng trinh sát, đảm bảo được chuyên sâu biết kết hợp biện pháp công tác quần chúng với biện pháp nghiệp vụ chuyên môn. Phấn đấu 30% công an Phường đạt Quyết thắng, 50% công an Phường đạt tiên tiến, không có yếu kém, hạn chế mức thấp nhất chiến sĩ công an vi phạm kỷ luật.

Biện pháp thực hiện:

- Thường xuyên giáo dục trong nội bộ và nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng, tiếp tục thực hiện có kết quả Thông tri 35 của Thành uỷ về lập lại trật tự kinh tế – xã hội, liên tục phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc với nội dung thiết thực gắn với chăm lo đời sống của nhân dân trên địa bàn, dùng quần chúng giáo dục cải tạo tại chỗ các đối tượng vi phạm. Củng cố các Ban bảo vệ khu phố, tổ dân phố, lực lượng an ninh cơ sở vững chắc, hoạt động có hiệu quả. Mặt trận và các Đoàn thể cùng cơ quan chức năng giải quyết các tệ nạn xã hội, tệ tự tử, giáo dục trẻ em chưa ngoan, sơ kết lại việc liên tịch giữa công an với mặt trận, các đoàn thể bổ sung chỉ đạo tiếp.

- Nghiên cứu bố trí công an đường phố ở những địa bàn trọng điểm phức tạp cho tương xứng và thường xuyên có mặt ở địa bàn phụ trách. Nắm chắc nhân hộ khẩu làm cơ sở để nắm tình hình có chiều sâu, quản lý được đối tượng duy biến động để có chủ động đấu tranh phòng ngừa.

- Thường xuyên giáo dục nâng cao lập trường quan điểm, tinh thần trách nhiệm ý chí tiến công và phong cách làm việc, chuyên môn nghiệp vụ, niềm tự hào của người chiến sĩ công an gắn bó với quần chúng, dựa vào quần chúng tốt để tiến hành công tác, khôI phục phong trào công an giúp dân.

- Các cấp uỷ Phường định kỳ làm việc với Ban Chỉ huy công an Phường, tăng cường lãnh đạo, kiểm tra lực lượng công an, chỉ đạo phối hợp công an, Phường đội giải quyết vấn đề trật tự xã hội, Ban Thường vụ và Thường trực Quận uỷ định kỳ làm việc với Ban Chỉ huy Công an Quận. Quan tâm đời sống lực lượng công an.

Nhiệm vụ của công tác quân sự địa phương : tổ chức giáo dục, vận động toàn dân, đặc biệt trong thanh niên, ý thức bảo vệ tổ quốc và thực hiện nghiêm Luật Nghĩa vụ Quân sự, đảm bảo cho thanh niên được gọi nhập ngũ hàng năm đủ số lượng, có chất lượng. Khi thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự  trở về địa phương phải tổ chức đăng ký, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho anh em, trên cơ sở đó tổ chức biên chế và các đơn vị dự bị động viên theo Chỉ lệnh 07 của Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố đảm bảo đúng và gần đúng chuyên nghiệp quân sự và hằng năm tổ chức diễn tập động viên. Song song đó, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ rộng khắp, có chất lượng, hằng năm có củng cố bổ sung và được thường xuyên huấn luyện các điều hiện sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu như các hoạt động : Phòng cháy chữa cháy, cứu thương, vận tảiẶ Đến năm 1990 đạt 2% trên dân số. Từng bước bố trí cụm dân cư, các cơ sở kinh tế theo yêu cầu gắn quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Ban Chỉ huy quân sự Quận với kế hoạch, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựngẶ để cụ thể hoá khi tiến hành quy hoạch tổng thể của Quận. Xây dựng đội ngũ cán bộ Phường đội đủ 05 người, đến năm 1990, có 100% Phường đội Trưởng được cấu tạo vào cấp uỷ, phấn đấu mỗi năm có thêm từ 1 – 2 Phường đạt Quyết thắng và 2 - 3 Phường đạt tiên tiến, không có Phường yếu kém. Phòng Lao động Thương binh Xã hội, Ban Chỉ huy quân sự kết hợp chặt chẽ với các Cấp uỷ giải quyết chu đáo những vấn đề chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội và quan tâm chăm lo đời sống cho lực lượng vũ trang địa phương.

Về công tác pháp chế : các cơ quan pháp luật kết hợp với Mặt trậ, các Đoàn thể đẩy mạnh việc tuyên truyền các bộ Luật được Quốc hội thông qua trong cán bộ công nhân viên và nhân dân. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống đạo đức, nếp sống văn hoá phải đi đôi với giáo dục Pháp luật. Phải bồi dưỡng cho cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt về vấn đề pháp luật. Tổ chức tại Quận 1 lớp tại chức pháp lý. Đưa việc học pháp luật bằng nhiều hình thức vào các trường hợp. Xây dựng tính tự giác của mỗi người về ý thức sống và làm việc theo pháp luật kết hợp với các biện pháp giáo dục hành chánh của các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước. Đồng thời làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, trọng tài kinh tế, tư pháp để củng cố trật tự và giữ nghiêm pháp luật, phục vụ kịp thời cho việc đổi mới cơ chế quản lý. Việc đấu tranh gìn giữ kỷ cương trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước không tách rời việc gìn giữ và tăng cường kỷ cương ngoài xã hội. Mặt khác, phải cương quyết trừng trị bằng pháp luật đối với các tội phạm, nhất là bọn đầu sỏ chủ mưu, các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát... Đưa ra xét xử kịp thời đảm bảo phục vụ các nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ từng thời gian, các ngành liên quan phải đẩy nhanh tốc độ và chất lượng làm án, xét xử, thi hành đảm bảo đúng quy trình, độ chính xác cao, hạn chế mức thấp nhất án tồn đọng. Các vụ án tranh chấp dân sự cố gắng hoà giải thành và làm theo trình tự từ cơ sở lên. Chú ý án hôn nhân gia đình. Muốn vậy, phải củng cố hệ thống thanh tra nhân dân, các tổ hoà giải, nghiên cứu giải quyết chế độ chính sách cho định biên thanh tra cơ sở.

14/ Công tác quần chúng và hoạt động của các đoàn thể, Mặt trận : 

Trong điều kiện kinh tế xã hội còn đang gặp nhiều khó khăn, lòng tin của quần chúng đối với Đảng có giảm sút. Trong khi đó hoạt động của các Đoàn thể, Mặt trận cũng có những mặt hạn chế nhất định, từng lúc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhất là trong tình hình đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI, trong thực hiện quan điểm lấy dân làm gốc. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động các đoàn thể, Mặt trận là đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nhằm khơI dậy truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, huy động sức sáng tạo của quần chúng ra sức khắc phục khóc khăn hướng vào thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện các Nghị quyết của Đảng nhằm triệt để xoá bỏ tập trung quản liêu bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ quan liêu hành chánh cửa quyền, tích cực tham gia xây dựng và tổ chức các nhiệm vụ kinh tế – xã hội – an ninh quốc phòng, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Qua đó tích cực củng cố và phát triển các đoàn thể quần chúng làm chỗ dựa đáng tin cậy cho Đảng bộ và chính quyền. Cụ thể nội dung hoạt động của từng đoàn thể, Mặt trận như sau:

a. Công Đoàn :

Phải tăng cường và đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ công nhân viên chức và lao động nhằm giáo dục cho giai cấp công nhân nâng cao trình độ chính trị, giác ngộ về giai cấp. Xây dựng tháI độ về lao động đúng, ý thức về nghĩa vụ và quyền lợi, về 3 lợi ích đi đôi với việc từng bước nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay nghề để sản xuất ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng tốt, giá thành hợp lý. Thường xuyên phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất gắn với việc tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế – xã hội.

Trước yêu cầu đổi mới, đòi hỏi tổ chức công đoàn phải vươn lên khẳng định vị trí của mình, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động cho phú hợp với tình hình hiện nay. Tích cực tham gia cải tiến cơ chế quản lý, cải tiến sản xuất, cải tiến công tác tổ chức và cán bộ. Trên cơ sở nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc tạo ra không khí công khai hoá, dân chủ hoá trong nội bộ công nhân viên chức và lao động. Tăng cường xây dựng các công đoàn cơ sở vững mạnh trong các xí nghiệp quốc doanh, hợp doanh. Thành lập tổ chức công đoàn tại các đơn vị hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị để tham gia tốt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch. Nâng cao vai trò của hội lao động hợp tác để tham gia đấu tranh chống kiểu làm ăn gian dối, quan hệ chủ thợ, chấp hành đúng chế độ chính sách đối với người lao động ở khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Công đoàn cơ sở phải nắm vững thực trạng đời sống công nhân viên chức và người lao động trong việc : ăn, ở, đi lại, điều kiện làm việc, hoàn cảnh gia đình, bệnh tật, tâm tư tình cảm, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn để có biện pháp cùng với chính quyền giải quyết. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất tinh thần, những quyền lợi về chính trị, đối với công nhân viên chức và người lao động; tích cực đào tạo bồi dưỡng để học trở thành những cán bộ tốt; giới thiệu những công nhân ưu tú cho Đảng bồi dưỡng kết nạp Đảng.

b. Hội  Nông dân Việt Nam :

Tuyên truyền giáo dục trong nông dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và của Nhà nước, đặc biệt là những Chỉ thị, Nghị quyết về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp và vấn đề giải quyết ruộng đất để làm cho nông dân được thông suốt. trên cơ sở điều chỉnh lại ruộng đất và ổn định mức khoán 15 năm vận động nông dân thực hiện tốt chủ trương chung với tinh thần nhường cơm xẻ áo.

Vận động nông dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giải quyết các vấn đề về năng suất, giống, cây, con, đồng thời phải hết sức chú trọng xây dựng nếp sống mới, con người mới ở nông thôn, xoá dần mê tín dị đoan, thực hiện sinh để có kế hoạchẶ Vận dụng phương châm ỎNhà nước và nhân dân cùng làmÕ để xây dựng thêm trường lớp, sửa sang đường xá, cầu cống, nhà văn hoá, câu lạc bộẶ

c. Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh :

Giáo dục lý tưởng Cộng sản truyền thống cách mạng cho thanh niên, nâng cao nhận thức trách nhiệm về tính xung kích của đoàn viên thanh niên để tự nguyện đi vào đột phá những vấn đề bức xúc nhất đang đặt ra như : ở khu vực sản xuất – kinh doanh Đoàn phải tích cực tham gia cả tiến cơ chế quản lý nhằm nâng cao năng suất – chất lượng – hiệu quả. Khu vực trường học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân tài, xây dựng Đoàn, Đội mạnh để giúp đỡ nhau học tập, bảo vệ, đoàn kết, thương yêu nhau. ỡ lĩnh vực xã hội tham gia việc giáo dục chuyển hoá thanh niên chậm tiến, trẻ em chưa ngoan, chuyển hoá các địa bàn phức tạp thành khu vực an toàn văn hoá mới, quan tâm chăm lo các nhu cầu thiết thân của thanh niên, trước hết là việc làm, học tập, sinh hoạt văn hoáẶ và được đối xử công bằng.

Tiếp tục củng cố tổ chức D(oàn các cấp, nâng cao chất lượng đoàn viên, mở rộng Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Chú ý công tác vận động thanh niên tôn giáo, dân tộc, mở rộng quan hệ tiếp xúc với thanh niên Việt kiều về nước. Đa dạng hoá các loại hình tập hợp thanh niên, chú ý đến hiệu quả phong trào, đến lợi ích chính đáng và nhu cầu đa dạng củ thanh niên. Quan tâm chăm sóc thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội, thực hiện tinh thần ỎToàn Đoàn chăm sóc giáo dục thiếu nhiÕ. Đoàn Thanh niên có trách nhiệm giới thiệu cho Đảng những đoàn viên ưu tú để phát triển và đào tạo một đội ngũ kế thừa cho Đảng.

d. Hội liên hiệp Phụ nữ :

Giáo dục và nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào về giới, ý thức phấn đấu thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ để chị em ra sức phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống của Hội, đẩy mạnh phong trào ỎNgười Phụ nữ mớiÕ tích cực tham gia thực hiện các nghiệp vụ kinh tế – xã hội của địa phương. Động viên chị em thamg gia các khâu trong quản lý Nhà nước, phân phối lưu thông, công tác xã hội, tích cực tham gia và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ.

Vận động phong trào xây dựng Ỏgia đình văn hoá mớiÕ hướng dẫn chị em phát huy trách nhiệm người mẹ, người vợ, người nữ thanh niên mới. Hướng dẫn tổ chức cuộc sống gia đình theo nếp sống mới, xây dựng tính đoàn kết trong ckhu phố, tổ dân phố. Chống mê tín dị đoan, thực hiện tốt sinh để có kế hoạch. Cùng với chính quyền và các đoàn thể khác chăm sóc thiếu niên nhi đồng, chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, đỡ đầu con liệt sĩẶ

Đoàn kết tập hợp hầu hết chị em phụ nữ vào tổ chức, nâng cao chất lượng hội viên, chất lượng tiểu tổ, xây dựng và phát huy các khu phố điểm, tích cực bồi dưỡng đào tạo cán bộ hội.

e. Uỷ ban thiếu niên nhi đồng :

Đẩy mạnh việc thực hiện tốt pháp lệnh bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tiếp tục thực hiện chuyên đề chống suy dinh dưỡng, vận động các cơ quan, đơn vị đõ đầu các cháu bằng nhiều hình thức và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo việc nuôI dưỡng các cháu ở nhà trẻ, mẫu giáo bán trú. Phối hợp với y tế có kế hoạch quản lý sức khoẻ trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi, tổ chức tiêm ngừa phòng xoá bệnh cho hầu hết trẻ em. Phối hợp với giáo dục triển khai nhóm giữ trẻ gia đình và mẫu giáo dân lập, xây dựng một vàI trường mẫu, vận động các gia đình cho trẻ em đúng tuổi vào lớp Một đều được đi học; hạn chế tối đa học sinh lớp Một phải bỏ học giữa  chừng. Cấp học bổng cho các em nghèo học giỏi, hiếu học, chăm sóc giáo dục số trẻ em chưa ngoan, trẻ em theo học lớp đêm. Vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng, sửa chữa các trường lớp, chăm lo cho các em trong dịp lễ Trung thu, TếtẶ thường xuyên vận động các bậc ông bà, cha mẹ thực hiện tốt quy ước giáo dục con em trong gia đình, củng cố lại các tụ điểm sinh hoạt để thu hút các em và qua sinh hoạt để giáo dục các em.

Bố trí cán bộ chuyên trách đủ tiêu chuẩn, củng cố lại hoạt động của các ban chăm sóc, các tổ chăm sóc trẻ em ở khu phố, tổ dân phố, thường xuyên mở lờp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho những cán bộ làm công tác thiếu niên nhi đồng để thực hiện được các nhiệm vụ trên.

f. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc :

Vận độn, đoàn kết, tập hợp rộng rãI các giai cấp, các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào hành động cách mạng thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực xoá bỏ triệt để cơ chế quan liêu bao cấp, thút đẩy sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Là sợi dây nối liền các tầng lớp xã hội rộng rãI với Đảng, là chỗ dực vững chắc của chính quyền, do đó các cuộc sinh hoạt của Mặt trận phải đảm bảo dân chủ để các giới quần chúng được phát biểu ý kiến của mình, qua đó phản ánh kịp thời với Đảng và các cơ quan dân cử về các tâm tư nguyện vọng của quần chúng, tham gia cùng chính quyền giải quyết đến nơi đến chốn các khiếu nại tố giác của công dân. uỷ ban Mặt trận phải thực sự đi vào đời sống của dân ở từng khu dân cư, quan tâm phối hợp giải quyết những xung đột trong gia đình, hoà giải trong nội bộ nhân dân làm cho từng địa bàn dân cư được ổn định, đoàn kết tương trợ, tạo không khí chan hoà trong các mối quan hệ xã hội. Những nơi có đông quần chúng, tôn giáo, dân tộc phải tăng cường giáo dục để nâng cao hiểu biết mới và quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.

Uỷ ban Mặt trận Quận, Phường cần góp sức vào việc xây dựng và thực hiện các chương trình kinh tế – xã hội ở địa phương, tham gia vận động phát triển sản xuất, kêu gọi các công thương gia phát huy mọi khả năng tay nghề, tiền vốn để phát triển sản xuất theo Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, vận động các gia đình có thân nhân ở nước ngoàI và Việt kiều về nước góp phần xây dựng nền kinh tế địa phương. Thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, xây dựng quỹ bảo thọ phụ lão, làm tốt công tác hậu phương quân đội.

Chuẩn bị nội dung và nhân sự để tổ chức Đại hội Mặt trận Quận và Phường sau Đại hội Đảng, sơ kết bổ sung quy chế làm việc uỷ ban Mặt trận và quy chế làm việc giữa uỷ ban Mặt trận với Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân và các tổ chức.

15/ Tăng cường hiệu lực quản lý của chính quyền :

Trước hết, củng cố chất lượng công tác chỉ đạo điều hành của uỷ ban nhân dân và các phòng ban cấp Quận và phường, tích cực sắp xếp lại bộ máy chính quyền, giảm bớt đầu mối, khâu trung gian, tinh gọn biên chế ở một số đơn vị qua nghiên cứu thể hiện rõ biên chế đông nhưng hiệu quả thấp. Nghiên cứu sắp xếp lại một số công ty, xí nghiệp theo yêu cầu và bước phát triển mới của tình hình. Phát huy được chức năng tham mưu của các Phòng ban trong việc giúp uỷ ban điều hành, quản lý về mặt nhà nước đảm bảo được hiệu lực.

Đặc biệt coi trọng củng cố kiện toàn chính quyền ở Phường vững mạnh. Thực hiện phân cấp quản lý cho Phường nhất là các cơ sở kinh tế, văn hoá phù hợp với khả năng quản lý và tạo điều kiện cho Phường thực hiện sự phân cấp đó, song song với bố trí một đội ngũ cán bộ Phường vững mạnh. Trong khi chờ đến bầu cử Hội đồng nhân dân cuối năm 1989, trước mắt ra soát lại đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, nếu yếu thì đưa đi học hoặc trên tăng cường cán bộ xuống để Phường đủ sức vươn lên tiếp nhận sự phân cấp nhất là các Phường điểm. Tiếp tục củng cố nâng chất lượng hoạt đông của khu phố, tổ dân phố.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tư pháp để giải quyết kịp thời những việc mà quần chúng kiến nghị. Duy trì có nề nếp chế độ hàng tháng Chủ tịch Quận giao ban với Chủ tịch Phường. Hàng tuần, Chủ tịch, các Phó Chỉ tịch, Trưởng Phó các ngành có mối quan hệ rộng rãI với nhân dân có quy định ngày giờ tiếp dân. CảI tiến chế độ tiếp dân. CảI tiến chế độ thông tin báo cáo, thực hiện tốt quy trình ra quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Nâng cao năng lực cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng, khắc phục có kết quả tình trạng trì trệ, yếu kém trong khâu tổ chức thực hiện của bộ máy chính quyền.

Nêu cao vị trí và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân thực sự là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương, khắc phục dần tính hình thức của cơ quan dân cử từ Quận đến Phường. Thực hiện tốt quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân. Kỳ họp là một trong những hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân vì thế phải không ngửng nâng cao chất lượng kỳ họp đảm bảo thực hiện được 2 chức năng là quyết định và giám sát. Muốn làm tốt việc này các ban chuyên trách phải hoạt động một cách tích cực, cụ thể hơn. Từng Ban xây dựng chương trình làm việc, tham gia cùng uỷ ban nhân dân chuẩn bị chu đáo các kỳ họp. Nâng cao vai trò giám sát, thẩm tra, chất vấn các đề án, các việc làm của uỷ ban nhân dân và các cơ quan nhà nước khác, có truy cứu trách nhiệm những mặt chưa làm được, nguyên nhân để Hội đồng nhân dân trả lời trước cử tri.

Lãnh đạo tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân Quận, Phường khoá VI, qua đó tiếp tục kiện toàn củng cố bộ máy uỷ ban nhân dân đủ mạnh.

16/ Công tác xây dựng Đảng :

a. Đổi mới công tác tư tưởng :

Về nội dung giáo dục:

- Giáo dục cho cán bộ Đảng viên được sự nhất trí và thực hiện sáng tạo sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trên các lĩnh vực, trước hết là lĩnh vực kinh tế: khai thác triệt để tiềm năng và lực lượng sản xuất trong nhân dân, trong các thành phần kinh tế, khai thác mọi tiềm năng khoa học kỹ thuật, có chính sách sử dụng đúng mức chất xám, khai thác khả năng liên doanh liên kết, vấn đề đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới về kinh tế đối ngoại. Giáo dục những nhận thức mới, những quan điểm mới trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, báo chí. Tiếp tục quán triệt sâu rộng 2 Nghị quyết về an ninh và quốc phòng của Quận uỷ đã triển khai.

Giáo dục quan điểm lấy dân làm gốc và thực hiện chính sách xã hội trong điều kiện của Quận. Tiếp tục thực hiện dân chủ hoá, công khai hoá để tạo ra bầu không khí dân chủ thực sự nhằm tập trung mọi trí tuệ, công sức của Đảng bộ, của nhân dân vào công cuộc đổi mới và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ đảng viên không những chỉ phê phán mà còn tích cực đóng góp ý kiến, kinh nghiệm vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội và cuộc sống đang đặt ra của Đảng bộ. Trong quá trình đổi mới có thể có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhưng phải cùng nhau nghiên cứu, phát huy tính tự do dân chủ trong thảo luận để tìm ra kết luận, khi đã có kết luận của tập thể thành Nghị quyết thì ai cũng phải tuân theo Nghị quyết.

- Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức văn hoá, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ mọI mặt cho cán bộ. Cán bộ đảng viên phải ra sức học tập và nghiên cứu thực tiễn, sát cơ sở, sát phong trào, thông qua hoạt động thực tiễn để rèn luyện nâng cao năng lực phẩm chất. Giáo dục bồi dưỡng ý tưởng, truyền thống cách mạng đi đôi với giáo dục về pháp luật, học tập phong cách của Hồ Chủ tịch để nâng cao nhiệt tình cách mạng, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, nhận thức đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng, giữa đổi mới và bảo thủ, giữa tích cực và tiêu cực. Kiên quyết phê phán vá khắc phục tư tưởng bảo thủ không muốn đổi mới, đồng thời khắc phục tư tưởng nóng vội thoát ly thực tế. Khắc phục tháI độ bi quan giao động, làm việc cầm chừng. Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc, thiếu trung thực, lợi dụng đổi mới để luồng lách, hành động sai trái hồng thoả mãn những tham vọng cá nhân, chống quan liêu bảo thủ đồng thời với chống tự do vô tổ chức.

Mọi cán bộ đảng viên phải chăm lo lợi ích của Đảng và của nhân dân trong điều kiện mở rộng 5 thành phần kinh tế, mở rộng quan hệ với nước ngoàI cần nêu cao ý thức bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng, có kỷ luật trong phát ngôn, trong chấp hành Nghị quyết của Đảng. Không tuyên truyền những quan điểm cá nhân trái với chủ trương của Đảng, ảnh hưởng đến sự nhất trí về chính trị, tư tưởng và hành động trong Đảng, trong nhân dân.

- Cần khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn. Cải tổ Cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa ccũng như đổi mới ở nước ta không phải là thay đổi các mục tiêu đó. Trong thông tin về các nước tư bản, cần giới thiệu những kinh nghiệm quản lý năng động, có hiệu quả, mặt khác phải vạch rõ những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, phê phán tư tưởng sùng bái nó, phản kích những luận điệu thù địch hồng hạ quy tính của chủ nghĩa xã hội, phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin. Phải tổ chức quán triệt kết luận của Bộ Chính trị về một số vấn đề trước mắt trong công tác tư tưởng và những vấn đề cơ bản của Nghị quyết Trương ương 5.

Những hình thức và biện pháp chính:

- Tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức Đảng coi đó là điều kiện đầu tiên để triển khai có hiệu quả công tác tư tưởng. Cán bộ lãnh đạo và các cấp uỷ Đảng phải đích thân chỉ đạo công tác tư tưởng không vịn vào tình hình kinh tế và đời sống khó khăn mà buông lơI công tác tư tưởng. Thường xuyên tiến hành tự phê bình và phê bình trong Đảng, trong cơ quan nhà nước và đoàn thể quần chúng, làm tốt công tác giáo dục cá biệt, công tác tư tưởng đối với từng người, xem đó là một trong những biện pháp quan trọng để giáo dục tư tưởng.

- Coi trọng công tác cải tiến  chế độ thông tin, khai thác chức năng của Ban Tuyên huấn, nhóm cố vấn kinh tế, khoa học kỹ thuật và các ngành thông tin phục vụ lãnh đạo, thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về lý luận và những quan điểm đổi mới về khoa học quản lý, về thời sự trong và ngoàI nướcẶ kịp thời phát hành các tài liệu nghiên cứu cần thiết để giúp cho cán bộ chủ chốt các đơn vị nghiên cứu nắm bắt các quan điểm chính sách mới nhằm nâng cao kiến thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động văn hoá, văn nghệ, tờ tin, đài truyền thanh của Quận.

- Tổng kết, giới thiệu và phát huy kịp thời các mô hình điển hình của tập thể và cá nhân có cách nghĩ và cách làm theo hướng đổi mới mang lại hiệu quả thiết thực, giao cho Ban Tuyên huấn theo dõi chỉ đạo thông qua chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ. Các lĩnh vực khác thì các đồng chí lãnh đạo và cấp uỷ viên trực tiếp chỉ đạo trong ngành mình. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống tiêu cực.

- Từ nay đến giữa năm 1989 tổ chức cho cán bộ Đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý bao gồm Bí thư, Trưởng và phó các đơn vị cấp Quận, Bí thư và Chủ tịch Phường, cán bộ và các ngành kinh tế tổng hợp nghiên cứu để quán triệt các quan điểm chính sách về kinh tế – xã hội, về xây dựng Đảng được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương, của Thành uỷ và các văn bản pháp quy của Nhà nước. uỷ ban cần mở một lớp tại chức để bồi dưỡng những kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, kiến thức pháp lý có kế hoạch chuyên đề đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ làm kinh tế đối ngoại và có kế hoạch thu hút đội ngũ cán bộ này từ nơi khác vế Quận.

Tất cả cán bộ, đảng viên trừ số thuộc diện Quận quy hoạch đào tạo tại các trường Trung ương và thành phố, số còn lại nếu chưa học các chương trình lý luận Mác – Lênin từ sơ cấp trở lên thì từ nay đến năm 1990 phải tham gia học tập các chương trình này theo nội dung đổi mới. Quận sẽ mở một lớp Trung cấp tại chức và 02 lớp sơ cấp tập trung ngắn hạn cho cán bộ đảng viên. Sau Đại hội Đảng, Quận tổ chức bồi dưỡng về biện pháp nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế xã hội và công tác xây dựng Đảng cho tất cả các cấp uỷ viên cơ sở mới được bầu.

- Từ nay đến năm 1990 tất cả cán bộ chủ chốt của Quận, Phường và cán bộ dự bị các chức danh chủ chốt, trừ số đồng chí lớn tuổi không có điều kiện để học, số còn lại nếu chưa học hết cấp III phải tham gia học bằng cách hình thức, số đã học xong cấp III cần phấn đấu học Đại học. Quận tiếp tục mở các lớp văn hoá tại chức và nghiên cứu mở 01 lớp Đại học tại chức cho cán bộ đảng viên đã tốt nghiệp cấp III. Tổ chức một số lớp, một số hình thức học theo chuyên đề, chú ý tính thực hành, cần gì học nấy, không học chung chạy theo số lượng.

- Có kế hoạch nâng cao chất lượng tổ chức giảng dạy của Quận. Thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với cán bộ chuyên trách giảng dạy lý luận chính trị của Quận như đối với giáo viên ngành giáo dục.

- Ban Tuyên huấn Quận uỷ cần tiến hành tổng kết công tác giáo dục chính trị tư tưởng để có kế hoạch đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, giáo dục bồi dưỡng cho cán bộ đảng viên theo quan điểm đổi mới hiện nay của Đảng, trước mắt có kế hoạch cụ thể phối hợp với các Ban Đảng và các ngành hữu quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên.

b. Tăng cường công tác tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới :

Về công tác tổ chức :

Sau Đại hội Đảng bộ Quận, sơ kết quy chế làm việc của Ban Chấp hành khoá IV, xây dựng quy chế làm việc của Ban Chấp hành khoá V theo hướng làm rõ hơn giữa chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ làm việc giữa Quận uỷ, uỷ ban nhân dân, các tổ chức kinh tế và các đoàn thể quần chúng. Cụ thể hoá lãnh đạo của Đảng theo yêu cầu Nghị quyết 5 và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, theo hướng Đảng không làm thay cơ quan Nhà nước trong việc quản lý điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, nhằm phát huy vai trò của các cơ quan dân cử. Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với Hội đồng nhân dân thông qua Đảng Đoàn trong Hội đồng nhân dân kiện toàn Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân thông qua cuộc bầu cửa vào cuối năm 1989. Các tổ chức cơ sở Đảng cũng phải tiến hành sơ kết quy chế làm việc của cấp uỷ cơ sở theo tinh thần trên.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ :

Nâng cao trình độ phẩm chất và năng lực cán bộ cho phù hợp với yêu cầu đổi mới. Phải sử dụng thật tốt số cán bộ hiện có trên cơ sở nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức. Ban Tổ chức tham mưu cho Thường vụ Quận uỷ phân loại cán bộ qua đợt kiểm tra phân tích chất lượng vừa qua và đánh gía định kỳ thường xuyên sau này để có kế hoạch bồi dưỡng khắc phục những mặt yếu đối với từng loại cán bộ. Cần thực hiện luân chuyển cán bộ theo kế hoạch theo yêu cầu để rèn luyện và nâng cao. Quan tâm và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ để có đủ năng lực, phẩm chất, phát huy khả năng và trí tuệ góp phần vào sự lãnh đạo của Đảng và công việc quản lý của Nhà nước. Chú ý tạo điều kiện giúp cán bộ nữ hoàn thành nhiệm vụ.

Trong việc trẻ hoá cán bộ để đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa nên chú ý kết hợp giữa cán bộ trẻ và cán bộ lớn tuổi, tránh lối đổi mới và trẻ hoá hình thức, đồng thời khắc phục tư tưởng đẳng cấp, tôn ty, phong kiến, cục bộ địa phương. Mạnh dạn đề bạt vượt cấp những cán bộ cấp dưới thực sự có năng lực và phẩm chất, kiên quyết thay đổi những cán bộ không đảm bảo chuẩn chất, năng lực. Cán bộ giữ nhiệm vụ Bí thư các cấp uỷ không quá 10 năm. Xúc tiến xây dựng quy hoạch cán bộ. Sau Đại hội, phải làm ngay việc lựa chọn cán bộ dự bị, dự trữ đưa vào kế hoạch quy hoạch và đào tạo và việc này do Bí thư, Thủ trưởng cùng tập thể có thẩm quyền làm không khoán trắng cho ngành Tổ chức.

- Có kế hoạch nắm, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những nhân tố mới trong đội ngũ cán bộ.

- Thực hiện đúng chế độ chính sách đối với cán bộ hưu trí, sử dụng hợp lý những đồng chí tuy lớn tuổi nhưng còn sức khoẻ và có yêu cầu. Cải tiến một số chính sách đối với cán bộ theo hướng phân phối theo lao động và sử dụng tài năng. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ cách mạng lão thành, cán bộ có nhiều công lao đã hưu trí.

- Trong đổi mới công tác bố trí cán bộ, yêu cầu mỗi cán bộ lãnh đạo phải có trách nhiệm quản lý cán bộ trong ngành, đơn vị mình gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, không khoán trắng cho cơ quan tổ chức. Thực hiện tập thể dân chủ và trách nhiệm Thủ trưởng trong công tác quản lý cán bộ.

- Phương hướng chung của nhiệm kỳ Ban Chấp hành khoá V là phải tập trung sức tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ mạnh cho Quận, có khả năng thực hiện sự chuyển tiếp vào nhiệm kỳ VI.

c. Nâng cao chất lượng đảng viên và sức chiến đấu của cơ sở Đảng :

Nâng cao chất lượng đảng viên :

Cần quán triệt những yêu cầu mới về phẩm chất đảng viên nêu ra trong Nghị quyết V là : đảng viên trước hết có giác ngộ lý tưởng, thể hiện rõ vai trò tiền phong gương mẫu, có tinh thần hy sinh quên mình. Vấn đề đặt ra hằng ngày cho mỗi đảng viên phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân, cống hiến hết mình cho sự nghiệp. Đảng viên phải có thái độ tích cực đối với công cuộc đổi mới và có kiến thức, năng lực đổi mới. Vấn đề có tính nguyên tắc của đảng viên là phải lao động không bóc lột. Đảng đòi hỏi mỗi đảng viên phải làm hết sức mình để góp phần xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu, làm giảm cho đất nước, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân và bản thân có thêm thu nhập. Đảng viên được làm kinh tế gia đình theo chính sách quy định để khắc phục một phần khó khăn, để góp vốn vào các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể.

Qua kiểm trta phân tích chất lượng đảng viên, mỗi cấp uỷ gắn với việc tiếp tục triển khai thực hiện phương hướng nâng cao chất lượng đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng theo chỉ đạo của Quận uỷ vừa qua, cần có kế hoạch, biện pháp cụ thể để củng cố nâng cao chất lượng đảng viên, tạo điều kiện để đảng viên phấn đấu phát huy, giúp đỡ đảng viên phấn đấu khá vươn lên và quan tâm giáo dục giúp đỡ những đảng viên yếu khắc phục khuyết điểm, nâng cao ý chí chiến đấu, tinh thần trách nhiệm để vươn lên, nếu sau một thời gian vẫn không chuyển biến, vai trò tiền phong gương mẫu không còn thì đề nghị đưa ra khỏi Đảng.

Làm tốt công tác giáo dục phân công kiểm tra và quản lý đảng viên, cấp uỷ cơ sở phải nắm cụ thể chính sách phẩm chất và tình hình công tác, các hoạt động của từng đảng viên thuộc trách nhiệm và phạm vi mình quản lý cả nơi cư trú. Đưa vào nề nếp công tác quản lý đảng viên và việc bổ sung lý lịch hằng năm đối với đảng viên.

Làm tốt công tác phát triển Đảng, từng bước trẻ hoá đội ngũ đảng viên. Trong điều kiện còn nhiều thành phần kinh tế, phải chú ý những người lao động ưu tú trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Phải chặt chẽ về nguyên tắc, thủ tục kết nạp Đảng đồng thời xoá bỏ việc làm máy móc trong xét duyệt. Kiểm tra nghiêm chặt chẽ động cơ vào Đảng, chống khuynh hướng chạy theo số lượng, ngăn ngừa những phần tử xấu chui vào Đảng. Quan tâm lãnh đạo Đoàn Thanh niên và tạo nguồn phát triển lực lượng này.

Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sơ Đảng:

Trong tình hình giao quyền chủ động cho cơ sở thì vai trò các tổ chức đảng có ý nghĩa quan trọng. Vừa qua, Quận đã có chỉ đạo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh và Phường, sẽ có sơ kết bổ sung thêm làm sao cho tổ chức Đảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo và là người kiểm tra hoạt động của Thủ trưởng. Chú ý chỉ đạo xây dựng các tổ chức đảng ở cơ quan ban ngành, trong lực lượng vũ trang, công an. Nội dung và phương thức công tác Đảng theo yêu cầu mới hiện nay đòi hỏi các tổ chức Đảng thể hiện sự lãnh đạo toàn diện, có trọng tâm, biết dồn sức cho những vấn đề mấu chốt và cấp bách, phải đảm bảo chế độ sinh hoạt Đảng, dân chủ tập thể và có phân công cá nhân phụ trách rõ ràng, coi trọng công tác kiểm tra, coi trọng kiện toàn các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, sâu sát lắng nghe ý kiến quần chúng, coi trọng sơ tổng kết kinh nghiệmẶ Tổ chức Đảng ở Phường phải đặt trọng tâm lãnh đạo vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội, chăm lo củng cố tổ chức, xây dựng và quản lý tốt đội ngũ cán bộ, bảo đảm quyền làm chủ tập thể của quần chúng. Tổ chức Đảng trong các đơn vị kinh tế phải thực sự làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, công tác xây dựng Đảng, công tác quần chúng, kiểm tra cơ quan quản lý và Giám đốc, bảo đảm phát huy vai trò làm chủ của quần chúng và chế độ thủ trưởng trong công tác quản lý, lãnh đạo quần chúng xây dựng và thực hiện kế hoạch, lãnh đạo phong trào thi đua thực hiện kế hoạch Nhà nước trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể và người lao động.

Tập trung củng cố đội ngũ cốt cán ở cơ sở sau Đại hội. Sau đó tiếp tục xây dựng và kiện toàn cấp uỷ, các ngành cấp Quận cần phải quan tâm ra sức củng cố các mặt hoạt động của cơ sở, tạo điều kiện để cơ sở vươn lên theo hướng xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh.

- Xây dựng về mặt tổ chức cho một số Phường tiến lên có Đảng uỷ. Sự lớn lên về mặt tổ chức đó phải song song với nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, phát triển mạnh hơn các phong trào.

- Tiếp tục kiểm tra thực hiện việc cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng và sẽ có sơ kết chỉ đạo bổ sung. Đồng thời tiếp tục thực hiện các chuyên đề công tác Đảng đã triển khai vừa qua.

Quận uỷ phải đầu tư thích đáng phần lớn thời gian cho công tác xây dựng Đảng gắn nhuần nhuyễn trong chỉ đạo lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội cả trên lĩnh vực tư tưởng, tổ chức và đặc biệt là cán bộ. Phải nâng cao tình độ các Ban xây dựng Đảng, bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho cán bộ các Ban Đảng. Phải nâng cao tính Đảng cho đảng viên ở các lĩnh vực để xây dựng ý thức toàn Đảng làm công tác xây dựng Đảng.

4. Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng với nâng cao hiệu lực công tác thanh tra Nhà nước vào việc giám sát của quần chúng.

Công tác kiểm tra của các cấp uỷ Đảng phải đảm bảo 02 nội dung chủ yếu là kiểm tra việc thực hiện đường lối chính sách và các Nghị quyết của Đảng cấp trên và của tổ chức Đảng ở cơ sở, đi đôi với kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất cách mạng vào hoạt động của các cán bộ đảng viên, kiểm tra phải có trọng tâm, có yêu cầu nội dung và danh mục kiểm tra, kết hợp tốt công tác kiểm tra của cấp uỷ với các ban ngành, đoàn thể và với công tác thanh tra Nhà nước nhằm tạo thành một lực lượng kiểm tra tổng hợp giúp cho các cơ quan lãnh đạo đánh giá đúng ưu, khuyết điểm của từng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, và của cán bộ đảng viên, kịp thời phổ biến phát huy mặt tích cực, nhưng đồng thời có tác dụng ngăn ngừa, khắc phục mặt tiêu cực, đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động ở từng đơn vị và đảm bảo cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra trong 2 năm tới.

III. Một số vấn đề về tổ chức chỉ đạo thực hiện :

Trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ các nôI dung trên đây cần lưu ý quán triệt những quan điểm, những phương hướng biện pháp cơ bản sau :

1. Chúng ta thực hiện các nhiệm vụ trong tình hình diễn ra cuộc đấu tranh giữa đổi mới và bảo thủ mà trung tâm là vấn đề cơ chế quản lý. Phải tạo ra sự chuyển biến đổi mới đồng bộ và mạnh mẽ trên các lĩnh vực. Nhưng để có cơ sở đổi mới đúng đắn phải giải quyết 3 vấn đề : - Nâng cao trình độ lý luận, trình độ quản lý, kiến thức về nhiều mặt – Phải bám sát thực tiễn ở cơ sở và phong trào quần chúng – Nâng cao tính đòi hỏi về tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và lòng tin. Nếu không giải quyết 3 vấn đề đó thì sẽ dẫn đến bảo thủ hoặc cực đoan, nối suông mà không làm được gì cả. Đó là 3 vấn đề mà công tác xây dựng Đảng phải giải quyết. Vì vậy phải coi công tác xây dựng Đảng là trọng tâm hàng đầu trong toàn bộ hoạt động của các cấp uỷ. Không nên hiểu chính trị, tư tưởng, tổ chức một cách trù tượng chung chung mà tất cả những vấn đề đó ở trong thực tiễn cuộc sống, trong kinh tế – xã hội.

2. Quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, trước hết Đảng không được bao biện làm thay công việc của các tổ chức khác mà phải tạo ra môI trường để cho các tổ chức phát huy cao nhất tính năng động sáng tạo. Thực hiện một bước về cải cách hệ thống chính trị trong việc làm rõ hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, lề lối làm việc giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể theo nội dung lãnh đạo của Đảng mà Nghị quyết Trung ương 5 đã nêu. Từng bước khắc phục những mặt yếu trong công tác xây dựng Đảng và để nâng cao hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng ngang tầm với nhiệm vụ chính. Đảng chỉ giữ vai trò là hạt nhân chính trị, là nhân tố khơI dậy đúng hướng các tiềm lực xã hội trong nhân dân, thúc đẩy quá trình tổ chức thực hiện thông qua vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ đảng viên. Phải xây dựng cơ sở để cơ sở động viên nhân dân thực hiện. Chúng tác phải lựa chọn cán bộ từ thực tiễn sinh động ở cơ sở, trong phong trào quần chúng. Không làm như vậy chúng ta vẫn bế tắc về công tác cán bộ, mà suy coh cùng cán bộ là quyết định tất cả. Thực hiện có nề nếp chế độ đi cơ sở và tiếp dân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, thủ trưởng các ngành có nhiều mối quan hệ trực tiếp quyền lời kinh tế – chính trị – văn hoá - xã hội của công dân. Phải xem đây là một khâu không thể thiếu của quá trình hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

3. Là người vạch ra đường lối, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối công tác cán bộ phải được xem trọng vì tính chất quyết định của nó, phải được đầu tư đúng mức và phải đổi mới theo kịp yêu cầu hiện nay. Phải kiện toàn đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực, phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ chính trị đã được xác định đúng. Xem đây là một trong những khâu của quá trình tổ chức thực hiện.

4. Trong toàn bộ nội dung phương hướng nhiệm vụ, chúng ta xác định công tác xây dựng Đảng với nội dung yêu cầu đổi mới như trên là công tác trọng tâm, những vấn đề then chốt mà tập trung sức giải quyết đến nơi đến chốn, có phân công trách nhiệm rõ ràng, phải xây dựng và thực hiện đúng quy chế làm việc. Mạnh dạng đình hoãn hoặc huỷ bỏ những cuộc họp vô bổ do không được chuẩn bị kỹ hoặc mang nặng tính hình thức phô trương mà không có một tác dụng nào ngoàI việc làm tổn hại đến công sức và thời gian của chúng ta. Kiểm tra là một chức năng của công tác lãnh đạo, là một bộ phận của công tác xây dựng Đảng. Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không có lãnh đạo. Vì thế phải coi trọng và đưa vào quy chế về nề nếp công tác kiểm tra thực hiện các quyết định. Bảo đảm tất cả mọi quyết  định đều phải được kiểm tra, phân cấp trách nhiệm kiểm tra. Đối với công việc thường xuyên, trọng điểm phải lập chương trình, danh mục kiểm tra thường xuyên và định kỳ, kiểm tra đột xuất những công việc mới phát sinh. Yêu cầu của công tác kiểm tra để uốn nắn những sai lệch, giúp cơ sở tháo gỡ những khó khăn, tìm ra phương hướng biện pháp khắc phục để vươn lên. Mặt khác phát hiện những nhân tố mới để kịp thời nhân rộng ra. Qua đó giúp lãnh đạo kiểm nghiệm sức sống thực tiễn của quyết định để có bổ sung, điều chỉnh các quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Có chính sách khen thưởng, kỷ luật công minh, thoả đáng và kị thời về mặt tinh thần, vật chất đối với những hiệu quả đã làm ra cũng như những hậu quả gây tác hại để có tác dụng tốt trong việc động viên được phong trào thi đua lao động xã hội chủ nghĩa của công nhân viên chức.

5. Trên lĩnh vực kinh tế, cần phải thấy rằng những mục tiêu cụ thể đặt ra trong tình hình chưa ổn định, phải luôn luôn xem xét lại. Một mặt phải quyết định điều chỉnh kịp thời khi khả năng và điều kiện thay đổi, một mặt phải đón lấy thời cơ để phát triển mạnh. Do đó, vấn đề sức sống còn của quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế, là thông tin, phải tổ chức thật tốt công tác thông tin và đổi mới nội dung thông tin. Trong chỉ đạo kinh tế, chúng ta phải có rất nhiều phương án tối ưu và có phương án dự phòng, phương án phát triển khi khó khăn hoặc thuận lợi.

6. Trên lĩnh vực xã hội, phải quán triệt chính sách xã hội là chính sách đối với con người. Yếu tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển xã hội. Phải chỉ đạo rất tập trung vào việc chăm lo sự nghiệp giáo dục và các chính sách đối với người lao động để khôI phục và tạo ra các động lực cách mạng mới. Chúng ta phải thường xuyên coi mục tiêu đời sống là mục tiêu hàng đầu để tập trung giải quyết ổn định và nâng cao với quan điểm phải làm cho mọi người cảm nhận chủ nghĩa xã hội trong đời sống hằng ngày (cả đời sống vật chất, đời tinh thần văn hóa) chứ không phải chỉ nói về cuộc sống tương lai. Từng bước thực hiện công bằng xã hội. Trước mắt có chính sách đối với người lao động, giải quyết dần những bất công trong việc phân phối thu nhập giữa các khu vực. Bằng sự giáo dục của các tổ chức đoàn thể về ý thức nghĩa vụ và quyền lợi, về 3 lợi ích trong công nhân viên chức khu vực sản xuất  kinh doanh để tự nguyện tự giác điều tiết thu nhập bẳng kế hoạch điều tiết hợp lý của Quận để phân phối lại cho khu vực hành chính sự nghiệp.

IV. Kiến nghị với Thành phố và Trung ương :

Bằng sự phấn đấu của bản thân mình, chúng ta đã cố gắng phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân trong điều kiện một quận nghèo do quá khứ để lại. Quận đã nâng dần tích luỹ bằng sản xuất  kinh doanh quốc doanh từ chỗ không đáng kể lên đến hơn một nửa trong toàn bộ ngân sách. Quận đã tập trung xây dựng trường học và các công trình phúc lợi cho nhân dân, giải quyết khó khăn về đời sống bằng toàn bộ ngân sách có được. Chúng ta cũng đã vay hàng triệu ngoại tệ và hàng trăm triệu tiền Việt nam để tăng thêm tiềm lực quốc doanh, tạo các itền đề vật chất – kỹ thuật cho các bước phát triển tiếp theo. Chúng ta đã lựa chọn bước đi và bố trí kế hoạch kinh tế – xã hội như phần trên đã báo cáo, cố gắng suy nghĩ chọn con đường ngắn nhất để rút ngắn khoảng cách đối với một số Quận mạnh. Để hỗ trợ tích cực cho Quận thực hiện phương hướng đó và thể hiện quan điểm của Thành uỷ đối với nhân dân vùng ven, vùng căn cứ cách mạng suốt các thời kỳ nhưng chịu nhiều thiếu thốn và thiệt thòi, chúng ta xin kiến nghị :

1/ Về ngân sách :

- Thành phố cân đốo phần chăm lo đời sống cho đội ngũ giáo viên. Ưu tiên phân phối quỹ phát triển văn hoá - xã hội và viện trợ quốc tế cho Quận, đặc biệt cho thiếu nhi. Ghi vào kế hoạch xây dựng cho Quận 40 lớp học để căn bản giải toả ca ba vào năm 1989.

- Xây dựng cho Quận 1 bệnh viện. Hỗ trợ giải quyết vấn đề môI sinh ở một số khu vực đặc biệt khó khăn của Quận.

- Cho Quận vay gối đầu ngân sách hàng tháng ít nhất bằng 1 tháng của nhu cầu chi lương, và các khoản trợ cấp khác của cán bộ công nhân viên chức.

- Ngân hàng công thương tăng mức tiền cho vay để phát triển sản xuất  kinh doanh tương đương với c hỉ tiêu các đơn vị cần phải nộp ngân sách cho quận cả năm.

2. Xác định mức độ đô thị hoá trong hai năm 1989 – 1990 và 1990 – 1995, Quận đã tiến hành quy hoạch các khu dân cư, khu sản xuất  công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (cho bản thân Quận và Thành phố), khu kinh tế – văn hoá. Đề nghị Thành phố tạo điều kiện dễ dàng và hỗ trợ cho Quận triển khai quy hoạch đó.

3. Về kết cấu hạ tầng :

Trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng các thành phần kinh tế để giải phóng năng lực sản xuất, khơI dậy các tiềm lực kinh tế – xã hội trong nước và thu hút bên ngoàI, phát triển dịch vụ du lịchẶ thì một trong những vấn đề then chốt phải giải quyết là cấu trúc hạ tầng bao gồm những vấn đề như giao thông vận tải, kho tàng, bến bãiẶ Toàn bộ cấu trúc hạ tầng của Quận kém và xuống cấp nghiêm trọng theo phân cấp thuộc Thành phố quản lý. Quận đề nghị :

- Giao thông vận tải là một điều kiện tất yếu và phải đi trước một bước để phát triển nên kinh tế quốc dân, cho nên thành phố cần đầu tư nâng cấp một số cầu đường do Thành phố quản lý. Cùng với Quận, Phường giải quyết cầu số 2 để khai thác được gần 100.000 m2 mặt bằng trong đó có 18.000 m2 có sẵn nhà xưởng đang để lãng phí. Đồng thời Thành phố cần nghiên cứu nâng cấp mở rộng cầu Chà Và và nâng cấp cầu chữ Y.

- Mặt bằng, nhà cửa, kho bãI của Trung ương, Thành phố quản lý đóng trên địa bàn Quận 8 hầu hết bỏ không sử dụng hoặc sử dụng lãng phí. Đề nghị giao về cho Quận sử dụng, trước mắt là 5 kho của Thành phố quản lý xem đây là một nguồn vốn riêng có về mặt bằng của Quận để đầu tư phát triển sản xuất. Đã kiến nghị nhiều lần, đã làm việc với các ngành chức năng Thành phố nhưng uỷ ban nhân dân Thành phố vẫn chưa giải quyết. Đề nghị lần này, uỷ ban nhân dân Thành phố giải quyết và nói rõ thời gian giải quyết.

4. Về phân cấp :

Với quan điểm lấy dân làm gốc, đã thực hiện xây dựng cơ sở mạnh và phân cấp mạnh cho cơ sở để huy động mọi tiềm năng vật chất, trí tuệ trong nhân dân. Để giúp cho việc thực hiện đạt kết quả, trước mắt xin đề nghị :

- Thành phố nên dứt khoát tư tưởng về vấn đề độc quyền kinh doanh, mạnh dạn giao bớt các quyền hành chánh của Sở Thương nghiệp cho uỷ ban nhân dân Quận, Huyện.

- Giao lại chợ cá bán buôn Xóm Củi cho Quận.

- Quận 8 là đầu mối giao lưu hàng hoá các mặt hàng nông, hảI, súc sản. Đây là một ngành thế mạnh đang phát triển, quận có các xí nghiệp chế biến quốc doanh. Đề nghị Thành phố cho Quận được mua tất cả các mặt hàng đi qua Quận không loại trừ loại nào với giá cả hướng dẫn.

- Phân cấp một số cầu đường loại vừa cùng với kinh phí : nguồn thu để quận chủ động kịp thời sửa chữa và xây dựng mới có hiệu quả hơn.

- Giao cho Quận một số xí nghiệp loại vừa và nhỏ nằm trên địa bàn Quận (khoảng 4 xí nghiệp) phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh và cơ cấu các ngành kinh tế mà Quận xác định đồng thời để tạo thêm nguồn thu cân đối ngân sách.

- Xin bến cảng Phú Định Phường 16 do công ty Lương thực Thành phố xây dựng nhiều năm chưa xong.

5. Về cơ chế chính sách :

- Do cơ chế quan liêu bao cấp, độc quyền mà không lo nổi đã phát sinh một cơ chế và lực lượng kinh tế ngầm mà ta không thể ngăn chặn và kiểm soát nổi. Cần phải đưa nó ra công khai cho nó hoạt động và có cách quản lý thích hợp (tất nhiên là phải loại trừ bọn đầu cơ phá rối thị trường, bọn làm hàng gian hàng giảẶ). Mối quan hệ tác động qua lại giữa tiền – hàng – vàng -đô la thực tiễn vẫn vận động theo quy luật của nó, không nên kien6g kỵ khi nói đến vàng và đô la mà phải có cách nắm và có cơ chế quản lý thích hợp. Trước hết cho tư nhân mua bán, gia công chế biến vàng bạc và có cơ chế thích hợp nắm đô la trôI nổi.

- Cần làm rõ hơn việc tính đúng tính đủ trong hạch toán. Trong tình hình giá cả còn biến động theo chiều hướng tăng lên, cần có một quy chế tính cụ thể sát hợp để bảo toàn vốn như thế nào cho có hiệu quả thực sự. Đề nghị có sự bình đẳng giữa các công ty cấp I, II, III, giữa công ty cung ứng hàng xuất khẩu và Imexco theo quan điểm độc lập kinh doanh, quan hệ bình đẳng cùng có lợi.

- Trong khi chờ đợi chủ trương của Trung ương, đề nghị Thành phố cho làm thử đa dạng hoá hệ giáo dục phổ thông để toàn dân cùng lo nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, đánh giá đúng giá trị lao động của thầy cô giáo. Cho cơ sở đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy trên cơ sở đảm bảo mục đích cuối cùng là kiến thức văn hoá và đạo đức theo yêu cầu mỗi lớp, mỗi cấp học.

- Trung ương và Thành phố có chính sách bảo hộ hàng nội địa để thúc đẩy sản xuất  trong nước phát triển.

- Cần có chính sách đối với người lao động để từng bước thực hiện công bằng xã hội. Đã đến lúc cần phải cải cách chế độ tiền lương chứ không phải chờ ổn định giá cả và tiền tệ mới làm. Trong khi chờ đợi Trung ương, Thành phố nên có hướng dẫn mức giải quyết như đối với giáo viên vừa qua, quy định tạm thời mức thu nhập có thể sống được cho các đối tượng để quận theo hướng đó mà giải quyết.

6. Về công tác tổ chức cán bộ và xây dựng Đảng :

- Thực hiện phân cấp cán bộ theo dự thảo của Ban Tổ chức Thành uỷ.

- Đề nghị làm rõ trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích giữa các ngành Thành phố và Quận, nhất là các ngành cầu, đường, điện, nước. Không nên tồn tại tình hình có nhiều ngành quyền hạn lớn, lợi ích nhiều mà không có trách nhiệm rõ ràng với nhân dân. Đã giao cho Quận là cấp kế hoạch, ngân sách, giao cho Quận trách nhiệm nặng nề đối với nhân dân địa phương thì phải bảo đảm cho Quận các điều kiện để thực hiện trách nhiệm đó.

- Với lòng tin tưởng mạnh mẽ vào đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, sự lãnh đạo năng động và nhạy bén đối với thực tiễn tình hình của Thành uỷ, với tinh thần mới của Đại hội lần này, những nội dung nhiệm vụ nêu ra sẽ được thực hiện có kết quả, làm chuyển biến được tình hình địa phương trong hai năm 1989 – 1990.

Thông báo