Chủ Nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024

Giới thiệu Huyện Bình Chánh

Tên cấp ủy: Huyện ủy Bình Chánh

Địa chỉ: 79 đường Tân Túc, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh

Điện thoại:

Bí thư: Trần Văn Nam

Phó Bí thư Thường trực: Phạm Văn Luỹ

Phó Bí thư, Chủ tịch: Võ Đức Thanh

Chánh VP Huyện ủy: Trương Ngọc Thanh Nhân


Bình Chánh là huyện ngoại thành Thành Phố Hồ Chí Minh, Bắc giáp huyện Hốc Môn, Nam giáp huyện Cần Giuộc, Bến Lức (Long An), Đông giáp huyện Nhà Bè và Quận 7, Quận 8, Quận Bình Tân, Tây giáp huyện Đức Hòa (Long An). Bình Chánh là cửa ngõ phía Nam để đi vào thành phố Hồ Chí Minh, với hệ thống đường thủy, bộ thuận lợi, đường thủy có sông Chợ Đệm, sông Cần Giuộc, đường bộ có tỉnh lộ 10, quốc lộ 1A, Liên tỉnh lộ 50, đại lộ Nguyễn Văn Linh.

Dưới thời nhà Nguyễn, Bình Chánh thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Sau khi Pháp xâm lược và cai trị, đã thay đổi cách thức cai trị và phân ranh hành chánh, theo đó thì Bình Chánh lại thuộc quận Trung Quận (về phía chính quyền cách mạng thì gọi là huyện Trung Huyện) tỉnh Chợ Lớn. Đến năm 1957 huyện Bình Chánh được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Trung Huyện; và đến năm 1960 do yêu cầu của cuộc kháng chiến, Bình Chánh lại tách ra Nam, Bắc Bình Chánh; Nam gọi là Bình chánh- Nhà Bè, Bắc nhập với Tân Bình gọi là Bình Tân. Đến năm 1972, tên gọi huyện Bình Chánh được phục hồi trên cơ sở hợp nhất Nam, Bắc Bình Chánh. Đến tháng 12 năm 2003, do sự tăng dân số cơ học và để tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, Huyện Bình Chánh tách ra thành lập thêm Quận Bình Tân. Hiện nay, Huyện Bình Chánh có 16 xã-thị trấn, với diện tích là 25.268,56 ha, và dân số là 238.829 người.

Cùng với quá trình hình thành và phát triển của Huyện, nhân dân Bình Chánh với truyền thống yêu nước, chống áp bức bất công, ngay từ những ngày đầu khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, nhân dân Bình Chánh đã đứng lên đấu tranh chống lại, dưới ngọn cờ nghĩa khí của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác.

Đến khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (03/02/1930), tại Bình Chánh có các ông: Hồ Văn Long, Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Trân…là những người đầu tiên giác ngộ cách mạng, đồng thời là cánh chim đầu đàn dẫn dắt nhân dân Bình Chánh làm cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Bình Chánh đã hăng hái tham gia việc đấu tranh chống lại sự áp bức bất công, chống lại sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, như tham gia phong trào chống sưu cao thuế nặng (1930 -1931 ), tham gia vào cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940 )…

Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, nhân dân Bình Chánh đã cùng nhân dân cả nước hồ hởi đón chào sự độc lập của nước nhà, nhưng thực dân Pháp lại quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa, nhân dân Bình Chánh lại hăng hái đứng lên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp; dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên mãnh đất Bình Chánh anh hùng đã có những trận đánh oanh liệt, gây cho địch nhiều thiệt lại rất to lớn, nặng nề và góp phần làm cho tinh thần binh lính địch hoang mang, dao động. Bình Chánh nổi tiếng với địa danh căn cứ Vườn Thơm-BàVụ, trở thành nơi đứng chân các lực lượng vũ trang và cán bộ lãnh đạo cao cấp của ta. Từ "Vành đai đỏ” này, quân dân ta đã xiết chặt vòng vây tấn công vào trung tâm đầu não của địch tại Sài Gòn. Đặc biệt trong trận chống càn tại Láng Le-Bàu Cò ngày 15/04/1948, quân dân Bình Chánh đã tạo nên một chiến công hiển hách, chiến công này được ghi vào Lịch sử vũ trang của quân đội nhân dân Việt Nam.

Những chiến công hiển hách ấy luôn được kế thừa và phát huy trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Bình Chánh trở thành căn cứ, là chỗ dựa của các lực lượng cách mạng đứng chân tại đây, đồng thời cũng xuất phát từ đây, lực lượng cách mạng đã tổ chức nhiều trận đánh thọc sâu vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, điển hình như cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968, đặt biệt là đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 04 năm 1975, thắng lợi này đã giải phóng hoàn toàn đất nước và giành lại độc lập cho dân tộc.

Với những đóng góp và chiến công vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Huyện Bình Chánh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Huyện Anh Hùng.


Thông báo