Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu trưng bày các hiện vật, tài liệu, hình ảnh về Chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968. (Thanhuytphcm.vn) - Sáng 13/9, đoàn đại biểu Khối thi đua 15 UBND TPHCM gồm: Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Tổ chức Thành ủy, Văn phòng Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Nội chính Thành ủy, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TPHCM do đồng chí Lê Hồng Sơn, Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM làm trưởng đoàn, đã đến viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã hy sinh tại Khu di tích Láng Le - Bàu Cò và Khu truyền thống Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh.
Tham gia cùng đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê; Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TPHCM Trần Xuân Điền...
Trong không khí trang nghiêm, các đại biểu đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các Mẹ Việt Nam anh hùng, anh linh các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, chiến sĩ, những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.
Đoàn đại biểu thành kính dâng vòng hoa tươi thắm, những nén hương thơm tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí, những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đồng chí Lê Hồng Sơn cùng các đại biểu dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Láng Le – Bàu Cò Sau đó, các thành viên trong đoàn đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã đã hy sinh trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, tại Khu truyền thống cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Sau khi dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, các đại biểu đã tham quan Khu truyền thống cách mạng Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968. Tại đây, các thành viên trong đoàn đã nghe thuyết minh về thắng lợi, ý nghĩa to lớn của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; tham quan nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật, tài liệu, hình ảnh về Chiến dịch Xuân Mậu Thân.
Quang cảnh lễ dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích Láng Le – Bàu Cò Khu truyền thống cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh là nơi ghi khắc, trân trọng những giá trị lịch sử, giá trị những chiến công, những cống hiến hy sinh lớn lao của những anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp độc lập và thống nhất Tổ quốc. Sự kiện Mậu Thân 1968, làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, đánh bại ý chí xâm lược, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Paris và sau đó rút quân về nước. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là biểu tượng sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" là biểu hiện cho sự độc lập, sáng tạo, tài trí mưu lược của Đảng trong nghệ thuật chỉ đạo, lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Các đại biểu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích Láng Le – Bàu Cò Thắng lợi của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã để lại cho dân tộc ta những bài học vô giá. Những bài học đó in đậm trong lịch sử như những dấu son chói lọi về một thời kỳ oanh liệt của dân tộc ta, của Đảng ta, nhân dân ta và quân đội ta trong sự nghiệp đấu tranh vì một nền độc lập, hòa bình, dân chủ và thống nhất Tổ quốc.
Khu truyền thống cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh là một công trình có quy mô hơn 12 ha, mang ý nghĩa lịch sử nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về thắng lợi, ý nghĩa to lớn của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Khu truyền thống cách mạng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh
Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại khu trưng bày các hiện vật, tài liệu, hình ảnh về Chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968. Láng Le – Bàu Cò nổi tiếng khắp miền Đông Nam bộ với thắng lợi bảo vệ căn cứ kháng chiến và lực lượng vũ trang Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Năm 1966, thắng lợi ở Láng Le – Bàu Cò gây tiếng vang khắp chiến trường miền Đông Nam bộ. Làm bàn đạp tiến công của lực lượng cách mạng phía Tây Nam TP, nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Khu di tích Láng Le – Bàu Cò, tại ấp 1 xã Tân Nhựt, được UBND TPHCM công nhận là di tích lịch sử cấp TP từ năm 2003.