Thứ Sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Công bố bộ sách “Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn – Gia Định đồng hành cùng dân tộc giai đoạn 1930 – 1954”

Các đại biểu xem bộ sách “Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn – Gia Định đồng hành cùng dân tộc giai đoạn 1930 – 1954”

(Thanhuytphcm.vn) – Sáng 25/1, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức lễ công bố bộ sách “Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn – Gia Định đồng hành cùng dân tộc giai đoạn 1930 – 1954”.

Bộ sách gồm 3 phần chính: thời kỳ trước khi có Đảng; thời kỳ 1930-1945; thời kỳ 1945-1954.

Theo đó, ở thời kỳ trước khi có Đảng, những sĩ phu của Nam Kỳ nói chung, Sài Gòn – Gia Định nói riêng, tuy được đào tạo theo đạo lý trung hiếu của tư tưởng Khổng Mạnh, nhưng kế thừa tính cách của con người Việt Nam có nguồn gốc từ văn minh “sông Hồng” và truyền thống vùng đất Nam bộ đã ứng xử rất bản lĩnh trước họa xâm lược. Đầu thế kỷ XX, một bộ phận quan trọng trong họ đã tiếp thu những tư tưởng mới, qua ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, trào lưu canh tân của Trung Quốc… với các phong trào Đông Kinh Nghĩa phục, Đông Du, Duy Tân…

Thời kỳ 1930-1945, với cao trào đấu tranh dân chủ, với phong trào Đông Dương đại hội (1936)…

Thời kỳ 1945-1954, là phong trào đấu tranh của nhân dân đô thị, đặc biệt là nhân sĩ, trí thức trong vùng bị địch tạm chiếm, trong đó nét nổi bật là cuộc kháng chiến Nam bộ; phong trào báo chí thống nhất năm 1946; phong trào học sinh, sinh viên đấu tranh chống “giải pháp Bảo Đại” năm 1950 với cuộc biểu tình ngày 9/1/1950 ngay trước Dinh phủ hiến Nam phần.

Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn – Gia Định đồng hành cùng dân tộc chính là thể hiện sức mạnh chính trị của liên minh đó trên địa bàn trọng điểm của Nam bộ. Lịch sử của quá trình liên minh cũng là lịch sử trong quá trình dấn thân, vượt muôn vàn gian khổ, kể cả hy sinh của nhiều thế hệ công nông trí tiếp nối nhau qua các phong trào yêu nước chống xâm lược, cả ở nông thôn giải phóng và ở đô thị địch tạm chiếm.

Bộ sách “Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn – Gia Định đồng hành cùng dân tộc giai đoạn 1930 – 1954” đã cố gắng thể hiện phần nào nét đẹp của văn hoá Việt Nam, góp phần vào quá trình giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Minh Khuê

 Từ khóa
Công bố sách

Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo