Thứ Ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024

TPHCM chính thức có tên đường Lê Văn Duyệt

TPHCM chính thức có tên đường Lê Văn Duyệt.

(Thanhuytphcm.vn) - Trong ba ngày 16, 17 và 18/9 (nhằm 29/7, mùng 1 và 2/8 Âm lịch), Ban Quản lý Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt tổ chức Lễ giỗ lần thứ 188 của Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt.

Tại lễ cúng Tiên thường vào sáng 16/9, các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TPHCM Phạm Đức Hải; cùng lãnh đạo một số quận huyện, sở ngành TP và lãnh đạo quận Bình Thạnh đã đến dự.

Nghi thức cúng tế tại Lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt. Nghi thức cúng tế tại Lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt.

Tả quân Lê Văn Duyệt (1763 hoặc 1764 - 1832) là bậc đại khai quốc công thần triều Nguyễn với nhiều chiến thắng quân sự với những dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp đưa tên tuổi Lê Văn Duyệt trở thành “đức Tả quân” trong lòng người dân Nam bộ là những cải cách khai mở, phát triển kinh tế chăm lo đời sống người dân và quyết liệt bài trừ tham nhũng. Qua hai lần làm Tổng trấn Gia Định (các giai đoạn 1812 - 1816 và 1820 - 1832), Lê Văn Duyệt đã an định và phát triển vùng đất phương Nam trù phú làm nền tảng cho Nam bộ hôm nay.

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Lễ giỗ Đức Tả quân được tổ chức trọng thể hàng năm tại Lăng Lê Văn Duyệt (còn được quen gọi là Lăng Ông Bà Chiểu, được xây dựng từ năm 1841, được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia 1988) thu hút hàng chục nghìn khách thập phương đến viếng, chiêm bái. Việc tổ chức lễ giỗ cũng nhằm tưởng nhớ các vị tiền nhân, anh hùng liệt sĩ, nhân dân đã có công mở mang bờ cõi, xây dựng, gìn giữ đất nước. Qua đó giáo dục cho các thế hệ mai sau biết hướng về cội nguồn dân tộc, có tình yêu quê hương Tổ quốc một cách thiết thực và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Lãnh đạo TPHCM dự Lễ giỗ lần thứ 188 của Tả quân Lê Văn Duyệt. (Ảnh: Quốc Thanh) Lãnh đạo TPHCM dự Lễ giỗ lần thứ 188 của Tả quân Lê Văn Duyệt. (Ảnh: Quốc Thanh)

Năm nay, Di tích đã được UBND TPHCM tổ chức phục dựng cổng và tôn tạo hàng rào, tạo cho di tích một cảnh quan bên ngoài càng khang trang hơn. Đặc biệt, một niềm vui lớn nữa là đoạn đường có Lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt – đoạn đường Đinh Tiên Hoàng từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu – được chính thức đổi thành đường Lê Văn Duyệt.

Lãnh đạo TPHCM dâng hương lên Đức Tả quân Lê Văn Duyệt. (Ảnh: Quốc Thanh) Lãnh đạo TPHCM dâng hương lên Đức Tả quân Lê Văn Duyệt. (Ảnh: Quốc Thanh)
Nghi thức nhận lộc may mắn từ Lễ giỗ. (Ảnh: Quốc Thanh) Nghi thức nhận lộc may mắn từ Lễ giỗ. (Ảnh: Quốc Thanh)
Lễ cúng diễn ra trang trọng với đầy đủ các nghi thức truyền thống. (Ảnh: Quốc Thanh) Lễ cúng diễn ra trang trọng với đầy đủ các nghi thức truyền thống. (Ảnh: Quốc Thanh)

Trong 3 ngày diễn ra Lễ giỗ, quan khách đến viếng lăng còn có thể xem các vở hát bội đặc sắc do Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM biểu diễn là: Lê công kỳ án (về giai đoạn Tả quân Lê Văn Duyệt gắn bó với thành Gia Định với cương vị Tổng trấn), Ngũ sắc châu và San hậu (3 hồi).

Đình Lý


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo