Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quần 5 lần thứ III

A.TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẬN 5 :

Từ khi có nghị quyết 6 của Ban chấp hành Trung ương và nghị quyết 36 của Bộ chính trị, tình hình chính trị, kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội của quận có những bước chuyển biến mới khá sâu sắc, từ một quận buôn bán, ăn uống, dịch vụ lớn, chính trị xã hội phức tạp, đang chuyển thành một quận lao động sản xuất, tiến bộ về nhiều mặt, 3 năm liền hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước. Đội ngũ cán bộ có bước trưởng thành, đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong quá trình cải tạo, xây dựng và quản lý kinh tế, xã hội.

Từ nay đến 1985, quận 5 có những đặc điểm chủ yếu sau đây :

- Là một quận có tiềm năng kinh tế lớn của Thành phố, năng lực sản xuất công nghiệp – TTCN còn dồi dào, mặt hàng đa dạng, phong phú, lao động có kỹ thuật, có tay nghề còn nhiều, nhưng chưa khai thác sử dụng hết; là một thị trường mang tính chất khu vực, đầu mối giao lưu hàng hoá trong nước rất thuận lợi, nhưng chưa phát huy đúng mức.

- Có nhiều cơ sở vật chất phục vụ đời sống văn hoá và xã hội mang tính chất khu vực như : nhiều bệnh viện, trường đại học và cao đẳng, mọi hệ thống trường phổ thông và chuyên nghiệp, nhiều rạp hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ đang được sử dụng và phục vụ ngày càng tốt.

- Quận 5 vốn là một địa bàn trọng điểm về chính trị và kinh tế, với 37.000 hộ 200.000 nhân khẩu, trong đó khoảng 52% là người Việt gốc Hoa; khách vãng lai mỗi ngày có đến hàng vạn người, mọi hoạt động trong xã hội khá tấp nập và phức tạp. Kẻ thù trong và ngoài nước đang lợi dụng những sơ hở để phá hoại, ngăn trở sự nghiệp xây dựng XHCN của chúng ta.

Nhìn chung 3 năm qua có sự biến đổi về nhiều mặt, với xu thế phát triển thuận lợi cho cải tạo và xây dựng XHCN trong thời gian tới.

Tuy nhiên, quận 5 còn nhiều tồn tại cần được khắc phục :

- Một số cán bộ đảng viên còn mơ hồ về quan điểm đấu tranh giai cấp để giải quyết vấn đề “ai thắng ai”giữa 2 con đường : XHCN và tư bản chủ nghĩa, chủ yếu là đấu tranhđưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn tự phát tự bán. Do chưa nắm vững chuyên chính vô sản, buông lơi cải tạo các thành phần kinh tế tư nhân, việc tổ chức lại sản xuất… sắp xếp lại thị trường làm còn chậm, nhiều lúc buông lơi quản lý sản xuất, quản lý thị trường cộng với sự non nớt trong tổ chức kinh doanh của cán bộ, là những sơ hở để cho một số đối tượng làm ăn bất chính có cơ hội phục hồi tư bản và kẻ địch lợi dụng phá hoại làm cho tình hình kinh tế – xã hội từng lúc căng thẳng gây thêm khó khăn cho chúng ta.

- Lực lượng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa tuy có phát triển về doanh số, nhưng nhiệm vụ trọng tâm của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa là phục vụ sản xuất và đời sống trong cán bộ công nhân viên ngành thương nghiệp còn mơ hồ, khuynh hướng chạy theo mua qua bán lại để đạt chỉ tiêu doanh số và thu lợi nhuận còn khá nặng.

- Đời sống cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng võ trang, người lao động nghèo còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến sản xuất và công tác. Tình trạng tiêu cực trong nội bộ và ngoài xã hội còn nặng nề, tệ tham ô móc ngoặc, ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa chưa giảm nghiêm trọng hơn có một số thoái hóa biến chất. Việc xây dựng bồi dưỡng đảng viên, cán bộ trẻ kế thừa còn chậm, lực lượng Đảng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nơi chưa có là những khó khăn trở ngại cho cải tạo và xây dựng sắp tới.

II. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CHỦ YẾU 3 NĂM 1983 – 1985 VÀ CHỈ TIÊU CỤ THỂ NĂM 1983 :

Nhiệm vụ chủ yếu của Quận 5 trong ba năm tới là: “ Tập trung sức hoàn thành về cơ bản cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư nhân, củng cố và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa trong sản xuất, lưu thông, cung ứng xuất khẩu. Tổ chức lại sản xuất và thiết lập trật tự xã hội chủ nghĩa trên mặt trận phân phối lưu thông quản lý chặt chẽ thị trường. Bảo đảm an ninh chính trị, an ninh kinh tế, trật tự xã hội. Tăng cường hệ thống chuyên chính vô sản từ quận đế phường, nâng cao sứcchiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, hiệu lực quản lý chính quyền phát động phong trào hành động cách mạng của quần chúng thường xuyên, liên tục về lao động sản xuất, về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, về chống tiêu cực bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa”.

Để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu trên, cần nắm vững công tác hàng đầu là cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệptư nhân, gắn liền với việc quy hoạch tổ chức lại sản xuất công nghiệp TTCN phục vụ nông nghiệp và cung ứng xuất khẩu. Phát triển nhanh lực lượng sản xuất quốc doanh và tập thể, phấn đấu đưa tỷ trọng khu vực xã hội chủ nghĩa lớn hơn khu vực tư nhân.

Về phân phối lưu thông, trước mắt thiết lập trật tự xã hội chủ nghĩa đối với thị trường có tổ chức, phát triển nhanh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, quản lý thị trường giá cả, xây dựng tinh thần đoàn kết hợp tác, thống nhất ý chí, hành động của các lực lượng kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhất là 3 ngành sản xuất, lưu thông và cung ứng xuất khẩu tạo thành sức mạnh đấu tranh cải tạo và quản lý thị trường. Ngành thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phấn đấu đến 1985 chi phối được những mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân.

Mở rộng quan hệ liên doanh hợp tác kinh rế với các tỉnh, huyện để vừa khai thác tiềm năng tác mạnh của quận, vừa góp phần phát triển nông nghiệp nhất là mở rộng quan hệ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các huyện ngoại thành.

Trên cơ sở thực hiện tất cả các nhiệm vụ chủ yếu trên cố gắng ổn định đời sống cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động, tập trung giải quyết nhu cầu về ăn, mặc, thuốc chữa bệnh, học hành, đi lại và nhà ở.

Sau đây là nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong thời gian tới :

I. ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP – TTCN VÀ NÔNG NGHIỆP :

1) Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp :

Về giá trị tổng sản lượng, năm 1983 đạt chỉ tiêu thành phố giao là 360 triệu đồng và phấn đấu nâng lên từ 380 đến 400 triệu đồng, so với năm 1982 tăng gần 10%. Các năm tiếp theo tốc độ tăng bình quân từ 15 – 20%.

Giá trị tổng sản lượng khu vực quốc doanh, công tư hợp doanh chiếm tỷ trọng từ 5 đến 8% năm 1983, đến năm 1985 chiếm từ 15 đến 20%.

- Khu vực hợp tác xã và tổ sản xuất tập thể chiếm tỷ trọng từ 45 đến 50% năm 1983, đến năm 1985 chiếm 60%. Như vậy đến năm 1985, kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm tỷ trọng lớn 70% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp – TTCN.

- Nhà nước nắm hàng từ 75% trở lên năm 1983, các năm sau nắm từ 85% trở lên.

- Giá trị xuất khẩu, trong năm 1983 do có sự thay đổi về tổ chức và hoạt động xuất nhập khẩu, nên giá trị hàng TTCN xuất khẩu năm 1983 giữ mức hằng năm 1982 là 22 triệu đồng Việt Nam. Từ năm 1984 trở đi tăng bình quân 40% trở lên.

Phần công ty cung ứng hàng xuất khẩu của quận, phấn đấu giá trị cung ứng ch o tổng công ty xuất nhập khẩu thành phố khoảng 3 triệu rúp và 8 triệu USD trong năm 1983 các năm tiếp theo tốc độ tăng bình quân 80% trở lên, trong đó đồng rúp đạt 50%.

Để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu trên cần phải :

Có biện pháp cụ thể khắc phục khó khăn về năng lượng, vật tư nguyên liệu. Ngoài ra còn phải :

Có kế hoạch tổ chức lại sản xuất, phát triển ngành nghề làm những mặt hàng có nguyên liệu trong nước như công cụ cải tiến, chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến dược liệu, thủ công mỹ nghệ, sơn mài, may mặc xuất khẩu, bao bì xuất khẩu. Cần đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trước mắt cần tập trung đầu tư vào các xí nghiệp quốc doanh, công tư họp doanh với những ngành làm hàng xuất khẩu. Cần động viên khuyến khích các cơ sở sản xuất tập thể và tư nhân đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thực hiện việc liên kết kinh tế với các xí nghiệp trung ương, thành phố và các tỉnh bạn để khai thác tiềm năng của đất nước, vì có những sản phẩm riêng một địa phương, một xí nghiệp khó có thể sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cần ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sâu sản xuất nhằm phát triển sản xuất tăng năng suất lao động, làm ra nhiều hàng hoá có chất lượng tốt.

Kế hoạch hóa kết hợp quan hệ thị trường, nhưng phải lấy kế hoạch hóa làm trung tâm, từng bước cải tạo thị trường, không được chạy theo cơ chế thị trường. Xuất nhập khẩu phải đảm bảo yếu cầu cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển sản xuất. Trên cơ sở đó phấn đấu cung ứng được nhiều hàng xuất khẩu để nhập thêm vật tư nguyên liệu cho sản xuất, có thêm máy móc, thiết bị phụ tùng đồng thời phải tận dụng phế liệu, phế phẩm để sản xuất ra hàng hóa có giá trị tiêu dùng.

2) Sản xuất nông nghiệp :

- Nông trường kinh tế mới An Hạ : hướng chính năm 1983 là củng cố hoàn thiện dần đơn vị sản xuất kết hợp đời sống nhân dân ra lập nghiệp, vừa đưa sản xuất của nông trường có hiệu quảkinh tế hơn. Mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 1985 : về sản xuất nông nghiệp, cấy trồng chủ yếu là cây mía, cây điều. Diện tích trồng mía khoảng 400 ha. Số đất còn lại phát triển trồng cây điều, cây bạch đàn chanh, cây lấy gỗ củi, phấn đấu đưa mức từ 20 tấn mía cây/ha năm 1983 tăng lên 25 tấn/ha vào mùa thu hoạch năm 1984. Về sản xuất tiểu công nghiệp của nông trường, năm 1983 củng cố các cơ sở hiện có là chính, chỉ tập trung làm xong xí nghiệp gạch ngói. Phần chế biến đường, cần cải tiến máy móc nâng cao tỷ lệ thu được đường và bảo đảm vệ sinh công nghiệp; về giấy cần ổn định mặt hàng và quy trình công nghệ. Từ nay đến năm 1985 phải đưa hoạt động của khu tiểu công nghiệp sản xuất được liên tục, có chất lượng, có hiệu quả kinh tế. Về dân cư, năm 1983 chỉ nâng mức từ 403 hộ 2.185 nhân khẩu hiện có lên 500 hộ 3.600 nhân khẩu. Về các phúc lợi xã hội cần tập trung làm xong hội trường kết hợp nhà hát câu lạc bộ; trường học, nhà trẻ, trạm xã. 10 km đường trục chạy suốt nông trường, các bể chứa nước mưa cho hộ dân, cửa hàng thương nghiệp, các cửa hàng dịch vụ hớt, uống tóc, may đo.

Giải quyết nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất bằng 3 cách sử dụng tối đa nước trời mưa, xử lý nước phèn thành nước ngọt, khoan giếng hoặc dẫn nước ngọt về nông trường, về quản lý dân cư, cần xây dựng bộ máy chính quyền (xã hoặc thị trấn), làm chức năng quản lý Nhà Nước về chính trị, kinh tế, xã hội.

- Nông trường Duyên Hải : chuyển thành xí nghiệp nuôi trồng thủy điện hải sản, nuôi tôm cá tạo ra sản phẩm xuất khẩu; trồng cấy đước, dừa nước, 10 Ha lúa. Chỉ tiêu nuôi tôm cá sẽ nghiên cứu và xác định sau.

- Hợp tác xã nuôi gà Vĩnh An : chuyển thành xí nghiệp hợp doanh chăn nuôi gà. Hướng dẫn sản xuất tạo ra sản phẩm xuất khẩu; cung cấp gà giống cho cán bộ công nhân viên và nhân dân chăn nuôi gia đình. Chỉ tiêu sản xuất trứng gà 3 triệu quả năm 1983 đến năm 1985 trên 4 triệu quả; gà thịt 60 tấn năm 1983 đến năm 1985 khoản 100 tấn; gà giống 500.000 con năm 1983 đến năm 1985 trên 1 triệu tấn; heo thịt 10 tấn năm 1983 đến năm 1985 trên 20 tấn. Giá trị tổng sản phẩm năm 1983 là 13 triệu, năm 1985 là 20 triệu.

- Trại giáo dục lao động Tiền Giang : ngoài công tác giáo dục lao động của trại, nhiệm vụ sản xuất chủ yếu là đan thảm hàng xuất khẩu và tiếp tục phát triển trồng cây điều. Chỉ tiêu năm 1983 thảm hàng xuất khẩu 50.000 m2, diện tích trồng điều từ 40 ha, nâng lên 60 ha.

II. CẢI TIẾN PHÂN PHỐI LƯU THÔNG VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN :

1) Về phân phối lưu thông :

Phân phối lưu thông là một công tác lớn, khó khăn và nóng bỏng. Với giá trị là một trung tâm của thành phố. Là một thị trường mang tính chất khu vực; quán triệt nghị quyết 01 của Bộ chính trị, nghị quyết 17 của Thành ủy, công tác phân phối lưu thông năm 1983 đến 1985 cần tập trung vào các mục tiêu sau đây:

- Thiết lập trật tự xã hội chủ nghĩa trên mặt phân phối lưu thông trước tiên là trong khu vực quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, khẩn trương củng cố và mở rộng lực lượng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, nhằm bán buôn chi phối bán lẻ những mặt hàng thiết yếu. Cải tiến phương thức kinh doanh phấn đấu đến năm 1985 tỷ trọng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa chiếm từ 45 đến 50% trên thị trường và từ 60 đến 70% đối với các mặt hàng thiết yếu đến đời sống nhân dân.

- Đảm bảo bán đủ định lượng 9 mặt hàng cung cấp cho cán bộ, công nhân, viên chức và người ăn theo, bán đủ 12 mặt hàng thiết yếu cho hộ dân và bán thêm cho cán bộ, công nhân, viên chức và hộ dân những mặt hàng cần thiết khác theo giá lẻ Nhà nước.

- Qua cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp tư nhân và quản lý chặt chẽ thị trường giá cả, trừng trị đích đáng bọn gian thương, đầu cơ, buôn lậu, đưa mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào trật tự xã hội chủ nghĩa, cố gắng cùng với Thành phố từng bước kéo giá xuống nhất là các mặt hàng thiết yếu cho đời sống.

Sau đây là chỉ tiêu cụ thể và biện pháp lớn :

Về thương nghiệp xã hội chủ nghĩa thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã phấn đấu năm 1983 đến 1985 đạt các chỉ tiêu sau đây :

a) Năm 1983 chỉ tiêu doanh số mua vào từ 1.000 triệu đến 1.200 triệu đồng, trong đó khu vực hợp tác xã chiếm 40%, quận tự khai thác 70%, mua từ sản xuất 50%. Doanh số bán ra từ 1.100 triệu đến 1.300 triệu đồng, trong đó khu vực hợp tác xã chiếm 40%. Không hạn chế bán buôn dưới hình thức liên kết hợp tác kinh tế với các tỉnh , huyện, thương nghiệp quốc doanh bán lẻ 70% thương nghiệp hợp tác xã 90%.

Phấn đấu nâng tốc độ phát triển năm 1984 tăng so với 1983 từ 50 đến 70% năm 1985 so với 1984 tăng từ 70% đến 80%.

b) Về chỉ tiêu hiện vật trong năm 1983 thương nghiệp quốc doanh bảo đảm bán đủ định lượng 9 mặt hàng cung cấp cho cán bộ, công nhân, viên chức lực lượng võ trang; thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã bảo đảm bán cho mỗi hộ dân nghèo 12 mặt hàng theo giá lẻ Nhà nước vói số lượng mỗi tháng là : cá các loại 2 ký, khô các loại 1 ký, rau các loại 5 ký, nước chấm 2 lít, bột ngọt 50 gam; trứng 5 quả, đường 1 ký, muối 1 ký, củi 30 ký, bột giặt 1 ký, thịt heo 1 ký. Riêng về gạo từ 9 ký đến 13 ký 1 đầu người lao động.

Để đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu trên cần phải :

- Biện pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh cải tạo xã hộ chủ nghĩa đối với công thương nghiệp, ăn uống dịch vụ tư nhân, gắn liền với phát triển, củng cố và mở rộng lực lượng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa về nắm hàng, mở rộng mạng lưới bán lẻ tận hộ dân, căn- tin cơ quan, xí nghiệp. Mở một đợt sinh hoạt chính trị trong ngành thương nghiệp nhằm quán triệt sâu sắc tinh thần và nội dung nghị quyết 17 của Thành ủy; cán bộ, nhân viên thương nghiệp thông suốt nhiệm vụ trọng tâm của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa là phục vụ sản xuất và đời sống, cán bộ nhân viên thương nghiệp phải có phẩm chất đạo đức cách mạng và trình độ nghiệp vụ.

- Thực hiện thống nhất tổ chức ngành thương nghiệp cấp 3, cần chuyển Công ty Công nghệ phẩm tổng hợp thành Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Bán lẻ, kinh doanh các ngành hàng công nghệ phẩm, thực phẩm, vật liệu xây dựng, chất đốt. Qui mô kinh doanh dịch vụ đi vào hoạt động vừa mở rộng kinh doanh vừa quản lý và cải tạo dịch vụ tư nhân trên địa bàn quận.

- Phải tổ chức thu mua nắm hàng trước hết là hàng TTCN trong quận, tạo quỹ hàng hóa dồi dào để liên doanh hợp tác với các tỉnh, huyện nông thôn. Về bán ra phải có một hệ thống cửa hàng bán lẻ bảo đảm trước hết là bán đủ 9 mặt hàng cung cấp cho cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng võ trang bán đủ 12 mặt hàng chủ yếu cho hộ dân trong từng phường; ngoài ra trong mỗi tháng còn phải bán thêm nhiều lần cho cán bộ công nhân viên và hộ dân dành một quỹ hàng hóa nhất định để liên doanh hoặc trao đổi với tỉnh, mua về hải sản, thực phẩm, phế liệu phế thải phục vụ sản xuất và đời sống; bán lẻ tại các chợ để tham gia thị trường, quản lý giá cả. Cải tiến phương thức kinh doanh, tăng cường bán ngoài giờ, phát triển những quầy hàng bán lưu động, tổ chức phân phối thật tốt.

- Cải tiến công tác kế hoạch hóa từ khâu xây dựng kế hoạch đến kế hạch toán kinh tế và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Mỗi công ty phải tự đào tạo và chỉ đạo thêm cán bộ, nhân viên có năng lực, có kiến thức kinh doanh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu trên.

2) Về tài chính và ngân hàng :

a)Về tài chính :

Ngành tài chính thông qua chức năng và phương tiện hoạt động của ngành, tích cực tham gia công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa các thành phần kinh tế tư nhân, góp phần tổ chức lại sản xuất, thiết lập trật tự xã hội chủ nghĩa trong phân phối lưu thông, quản lý chặt chẽ thị trường giá cả… cùng với các ngành có liên quan, đầu tư vốn vào các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, nông trường các công ty kinh doanh và quản lý giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Thực hành tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu dùng mọi người phải có nghĩa vụ thực hiện, cơ quan và cán bộ Nhà nước phải gương mẫu thực hiện.

Chỉ tiêu thu ngân sách năm 1983 như sau :

Tổng thu : 576.908.000 đồng bằng 192% so với năm 1982.

Trong các nguồn thu, thuế công thương ngiệp là nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất trong ngân sách, ước thu 490 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 65% trong ngân sách, vì vậy cần thu đủ, thu đúng chính sách, đúng đối tượng. Năm 1983 dự thu từ khu vực kinh tế quốc dân là 57 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25% trong ngân sách.

Tổng chi : 129 triệu đồng bằng 110% so với năm 1983.

Năm 1983 chi ngân sách tập trung cho đầu tư kiến thiết kinh tế khoảng 62 triệu đồng, tỷ lệ 47% so ngân sách kế đó chi cho phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục khoảng 34 triệu đồng, tỷ lệ chi ngân sách là 26%.

Chi ngân sách bảo đảm chi phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội và tiết kiệm ngân sách.

b)Về ngân hàng :

Ngoài việc thực hiện chức năng của ngành, ngân hàng phải cùng với các ngành chức năng góp phần cải tạo tổ chức lại sản xuất và lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa trong phân phối lưu thông. Qua tín dụng, thanh toán về tiền tệ, ngân hàng kiểm soát, giảm đối chặt chẽ sự hoạt động của các ngành kinh tế xã hội chủ nghĩa; và kiểm soát giám đốc sự hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư nhân buộc họ mở tài khoản ngân hàng và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng về mặt kinh doanh và tiền tệ.

Ngoài ra, ngân hàng cùng với tài chính và các ngành có liên quan đầu tư phát triển sản xuất phát triển thương nghiệp xã hội chủ nghĩa để đủ sức thực hiện nhiệm vụ, vừa phục vụ, vừa cải tạo thị trường, tổ chức lại tiểu thương v.v… Ngân hàng cùng với các phường phát huy thành tích phong trào gởi tiền tiết kiệm giữ vững lá cờ đầu của Thành Phố.

3) Công tác xây dựng cơ bản và sửa chữa ba năm 1983-1985 :

Trong 3 năm tới nhiệm vụ sửa chữa là chính, tập trung cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, cơ quan Nhà nước đoàn thể, công trình phúc lợi công cộng, nhà ở của cán bộ công nhân viên.

Đối với nhà dân vận động nhân dân tự sửa chữa là chính Nhà nước bán một phần vật liệu xây dựng, trước tiên lo cho đồng bào nghèo. Nhà của cơ quan đơn vị và của nhân dân đều phải được bảo trì : xịt mối, quét vôi.

Về xây dựng cơ bản chỉ thực hiện một số công trình quan trọng như :

- Tiếp tục hoàn thành xây dựng cơ bản nông trường kinh tế mới An Hạ.

- Hoàn thành hội trường Quận 5 (từ 1.000 – 1.200 chỗ ngồi).

- Nhà văn hóa Quận 5 (khu vực Đại Thế Giới cũ).

- Trạm vệ sinh phòng dịch (tiếp nhận viện trợ Liên Hiệp Quốc).

- Xây dựng nhà vệ sinh công cộng.

Trong 3 năm, dự chi vốn sửa chữa là 100 triệu đồng, riêng năm 1983 là 40 triệu đồng vốn xây dựng cơ bản là 40 triệu đồng, riêng năm 1983 là 24 triệu đồng.

Để thực hiện tốt, về tổ chức phải chuyển đội công trình sửa chữa nhà đất quận 5 thành xí nghiệp sửa chữa và xây dựng với tính chất kinh doanh. Cần tổ chức lại đơn vị sửa chữa xây dựng hiện có thành hợp tác xã xây dựng hoặc các tổ xây dựng dưới sự quản lý của Ban quản lý nhà đất và công trình công cộng quận.

Thành lập một Ban kiến thiết quản lý việc thực hiện các công trình, giám sát chất lượng. Nghiệm thu và thanh toán với Nhà nước. Đối với các công trình phúc lợi công cộng thực hiện phương thức “ Nhà nước với nhân dân cùng làm” Giáo dục vận động nhân dân có nghĩa vụ đóng góp xây dựng và bảo vệ công trình.

4. Bố trí lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân :

Việc bố trí lao động trong thời gian tới phải kết hợp với yêu cầu cải tạo xã hội chủ nghĩa, trật tự an ninh ở địa phương. Tiến hành điều tra cơ bản, nắm chắc số lao động chưa có việc làm, chia theo từng loại để có kế hoạch giải quyết theo hướng phát triển sản xuất công nghiệp- TTCN, dịch vụ xuất khẩu, kinh tế mới An Hạ, tuyển dụng vào các công nông lâm trường của Nhà nước, tuyển sinh, đào tạo v.v …

Việc bố trí lao động, sắp xếp việc làm phải được chính quyền và các đoàn thể chăm lo cùng tổ chức thực hiện, đặc biệt là phường có trách nhiệm rất quan trọng trong giải quyết lao động tại địa phương mình. phấn đấu đến năm 1985 cơ bản giải quyết xong số lao động chưa có tay nghề, ngành nghề truyền thống tại chỗ để tổ chức sản xuất.

5. Về đời sống nhân dân :

Cần ra sức chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động nghèo. Thực hiện việc điều tiết thu nhập và phúc lợi để không bị chênh lệch quá đáng giữa các khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chánh sự nghiệp. Ngoài ra, cố gắng bán thêm một số mặt hàng tiêu dùng theo giá lẻ Nhà nước nhằm đóng góp phần khắc phục phần nào khó khăn cho cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động chủ yếu là giải quyết cho mọi người có công ăn việc làm và vận động tiết kiệm trong tiêu dùng.

Dưới đây là các chỉ tiêu về đời sống của cán bộ, công nhân viên và nhân dân lao động :

- Về ăn : Bảo đảm cung cấp đủ, kịp thời và có chất lượng 9 mặt hàng định lượng của Nhà nước cho cán bộ, công nhân, viên chức. Phải đảm bảo cung cấp bằng hiện vật, nếu thiếu phải được thay thế bằng sản phẩm có chất lượng tương đương. Ngoài ra, qua hợp tác kinh tế với các đơn vị bạn, hoặc qua chế biến thực phẩm cung ứng xuất khẩu (tận dụng phụ phẩm) bán thêm cho cán bộ, công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang một số thực phẩm, phụ thêm cho 2 bữa ăn hàng ngày. Đối với hộ dân hàng tháng bán đủ 12 mặt hàng thiết yếu. Hợp tác xã các phường cần tổ chức chế biến thực phẩm như làm dưa, muối cà, làm chao, tương, đậu phụ v.v… để phục vụ bữa ăn cho hộ dân trong phường. Ngoài ra hàng tháng còn bán thêm hàng phục vụ 2 bữa ăn cho cán bộ công nhân viên chức và hộ nghèo. Hợp tác xã tiêu thụ phải được củng cố về quan điểm phục vụ quần chúng và phương thức phân phối hàng hóa đến tận hộ dân.

- Về mặc : Thực hiện bán đủ vải theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định. Quận có cố gắng cung ứng nhiều hàng xuất khẩu để mua về nguyên liệu dệt vải bán thêm vải cho cán bộ, công nhân viên và người lao động nghèo : mỗi năm cán bộ, công nhân viên và mỗi hộ dân (hộ nghèo) được mua thêm 1 quần hoặc áo và 1 bộ quần trẻ em theo giá lẻ Nhà nước. Công ty dịch vụ của quận cùng với các phường tổ chức lại hệ thống may đo và quản lý giá may chặt chẽ.

- Về nhà ở : cần quy hoạch lại một mức về nhà ở cho hợp lý gắn chặt với quy hoạch dân cư. Điều tra nắm chắc hiện trạng về nhà ở để có kế hoạch bố trí, sử dụng nhà cho hợp lý và tiết kiệm.

Nghiên cứu và tiến hành lại một số khu vực dọc bến Hàm Tử (thuộc phường 14) một số khu ổ chuột ở phường 12 khu tạm cư phường 8 v.v… giải tỏa đến đâu là bố trí nơi ở tương đối khá cho đồng bào.

Yêu cầu về chữa bệnh học tập đã trình bày ở phần sự nghiệp y tế và giáo dục.

III. VỀ CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TƯ DOANH VÀ CÁ THỂ :

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm mỗi ngành mỗi cấp đều phải làm, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ỦY đến năm 1985 phải hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư doanh và cá thể.

1)Đối với công nghiệp – TTCN :

Phải củng cố thật tốt xí nghiệp quốc doanh, hợp doanh hiện có để thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hướng củng cố là tăng cường cán bộ quản lý xí nghiệp, vốn đầu tư, sử dụng hết công suất thiết bị xác định rõ mặt hàng và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển sản xuất khu vực quốc doanh. Năm 1983 đi đôi với công tác cải tạo, có kế hoạch xây dựng thêm một số xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh mới nhằm ngành cơ khí hóa nhựa bao bì xuất khẩu.

- Đối với khu vực hợp tác xã sản xuất TTCN, tiếp tục củng cố 12 hợp tác xã hiện có, năm 1983 phấn đấu đưa từ 2 đến 3 hợp tác xã. Ngoài ra, một số ngành sản xuất quan trọng, ngành có mặt hàng xuất khẩu, ngành có giá trị sản lượng lớn phải xây dựng hợp tác xã cấp cao. Đến cuối 1983 xây dựng thêm từ 4 đến 5 hợp tác xã và các năm tiếp theo mỗi năm tăng thêm từ 5 đến 6 hợp tác xã. Cuối 1985 số hợp tác xã cấp cao chiếm khoảng 1/3 trong tổng số hợp tác xã trong quận.

- Đối với tổ hợp tác sản xuất, củng cố về mặt sở hữu, quản lý và phân phối. Với những tổ hợp có đủ điều kiện phát triển lên hợp tác xã thì vận động tổ chức hợp tác xã. Với những tổ hợp làm ăn gian dối “ tư sản trá hình “ tùy mức độ hoặc giải thể, hoặc củng cố lại, xóa bỏ mối quan hệ chủ thợ trong các tổ hợp tác sản xuất. Đồng thời với việc nâng tổ hợp tác sản xuất lên hợp tác xã, củng cố tổ hợp đã có, cần phát triển thêm tổ hợp tác sản xuất mới ở những nơi có đủ điều kiện phát triển.

- Các xí nghiệp tư doanh có qui mô về thiết bị và thuê mướn từ 10 công nhân trở lên, nhất thiết phải được cải tạo tổ chức lại theo hình thức xí nghiệp công tư hợp doanh, hoặc các hình thức tổ chức thích hợp khác. Đến năm 1985 thành phần kinh tế này còn giá trị không đáng kể trong nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở quận 5.

- Đối với hơn 2000 cơ sở cá thể, quận kết hợp với phường tiến hành quy hoạch sắp xếp lại dưới các hình thức : nơi có điều kiện thì thành lập tổ hợp tác sản xuất, hoặc tổ chức hợp tác xã, nơi không có điều kiện thì thành lập các sản phẩm để quản lý và hướng thợ thủ công đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Với những hộ sản xuấtcá thể, hoặc thủ công gia đình, ngành nghề truyền thống cần được khuyến khích nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, có hàng hóa cho nhu cầu của nhân dân, nhưng nhất thiết phải quy hoạch lại để ngành nào, thu hẹp nghề nào và những cơ sở thuộc loại này phần lớn sản phẩm làm ra phải bán cho thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã, hoặc làm vệ tinh cho xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã.

2)Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư doanh, tổ chức sắp xếp lại thị trường :

Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thương nghiệp phải gắn liền với việc phát triển thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, tổ chức sắp xếp lại thị trường và quản lý chặt chẽ thị trường. Kiên quyết xóa bỏ tư sản thương nghiệp. Đối với tiểu thương, tổ chức lại theo ngành hàng, đảm bảo trật tự , vệ sinh, niêm yết giá và bán đúng theo giá niêm yết làm đại lý bán lẻ cho thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã từng bước chuyển họ sang sản xuất và các hoạt động dịch vụ.

Trong lĩnh vực ăn uống, xóa bỏ tư sản kinh doanh ăn uống, đối với tiệm ăn uống lớn và vừa của tư nhân phải cải tạo dưới hình thức hợp doanh với Nhà nước; những hộ kinh doanh ăn uống nhỏ cần sắp xếp lại và quản lý chặt chẽ trật tự, vệ sinh, giá cả, thuế. Chấm dứt, kinh doanh ăn chơi phung phí. Không cho phép tư nhân mở thêm, cửa hàng ăn uống.

Về hoạt động dịch vụ, cần tập trung tổ chức tốt các yêu vầu về may mặc, hớt, uốn tóc, sửa chữa phương tiện đi lại, sửa chữa đồ dùng về văn hóa (radio, tivi) v.v…Phải đẩy mạnh hoạt động của công ty dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của người lao động, đồng thời quản lý chặt chẽ giá cả, và dùng biện pháp thuế để điều tiết thu nhập của họ.

Về quản lý thị trường, không để chủ vựa lớn, đầu nậu, tư thương bán buôn những mặt hàng do Nhà nước thống nhất quản lý như gạo, thịt, chất đốt, đường, cá, nước chấm v.v… thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phát triển được tới đâu thì thu hẹp diện kinh doanh của tư thương tới đó. Lực lượng quản lý thị trường và cảnh sát kinh tế tích cực truy quét bọn gian thương, đầu cơ, buôn lậu, bọn làm và bọn tiêu thụ hàng gian, hàng giả. Cấm hẳn thương nghjiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã tuôn hàng ra tư thương với danh nghĩa là “sử dụng tư thương”, không sử dụng tư thương mua hàng cho quốc doanh và hợp tác xã. Ngoài ra, muốn quản lý được tốt thị trường thì phải quản lý chặt chẽ các chự, đặc biệt là chợ đầu mối bán buôn lớn như chợ gạo Trần Chánh Chiếu, chợ vải Xóm Vôi, bến Cảng 2, chợ An Đông.

IV. CÔNG TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC, Y TẾ, XÃ HỘI :

1) Về văn hóa :

Mục tiêu chính từ nay đến năm 1985 là xây dựng văn hóa mới. Con người mới xã hội chủ nghĩa, phổ cập văn hóa cách mạng trong nhân dân lao động, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao dân mức hưởng thụ văn hóa xã hội chủ nghĩa cho nhân dân. Luôn cảnh giác đối với âm mưu thủ đoạn phá hoại về văn hóa, tư tưởng của địch và liên tục đấu tranh khi trừ văn hóa văn nghệ đồi trụy, phản động, ngoại lại. Tích cực cải tạo những tàn dư văn hóa cũ còn lại trong các tầng lớp nhân dân, kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục ma chay, cưới hỏi.

Quy hoạch lại toàn bộ khu vực nhà văn hóa Quận, đã làm tốt hơn vai trò trung tâm văn hóa của địa phương với các loại hình ngày càng phong phú. Đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, đưa văn hóa văn nghệ đến tận xí nghiệp, các khu lao động v.v…

Mở rộng mạng lưới câu lạc bộ, phòng đọc sách, tủ sách đến tận phường, xí nghiệp. Củng cố nhà truyền thống, các rạp chiếu bóng, phát hành sách và các hoạt động tuyên truyền cổ động.

Củng cố kiện toàn Ban văn hóa thông tin Quận, bồi dưỡng đào tạo lực lượng văn hóa, xây dựng nồng cốt cho phong trào ở cơ sơ.

2) Về giáo dục :

Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, nhất là chất lượng chính trị, tư tưởng, đạo đức, đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động mới xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, đặc biệt chú trọng giáo dục hướng nghiệp. Phát triển thêm nhà trẻ, mẫu giáo ở các phường có nhiều người lao động, nâng cao hơn nữa chất lượng nuôi dạy. Thu hút hết các cháu nghèo thất học vào các trường 26/3 các lớp học đêm. Xây dựng thêm trường phổ thông cấp I ở những khu vực còn thiếu trường. Tiếp tục đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa đến cuối năm 1985 phổ cập cấp I cho toàn dân và phổ cập cấp II trong cán bộ, công nhân viên, chú trọng cán bộ chủ chốt ở cơ sở và thanh niên.

Bồi dưỡng đội ngũ thầy cô giáo về mặt chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ. Nâng tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi tăng lên hàng năm, chăm lo giải quyết khó khăn về đời sống của giáo viên.

Xây dựng và sửa chữa trường sở, bảo đảm phương tiện học cụ cho thầy cô giáo và học sinh. Xây dựng và trang bị một trung tâm hướng nghiệp cho Quận.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể ở các trường, phấn đấu đến năm 1985 trường nào cũng có chi bộ hoặc đảng viên. Đoàn thanh niên cộng sản phải tập trung chăm lo củng cố Đoàn, Đội ở các trường.

3)Về y tế :

Công tác y tế trong thời gian tới là tăng cường công tác vận động vệ sinh phòng bệnh; nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh; đẩy mạnh phong trào 5 dứt điểm ở phường (chú ý dứt điểm 2); làm tốt cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, hạ tỷ lệ phát triển dân số xuống dưới 1,5% vào năm 1985. Kết hợp tốt tây, đông y và y học dân tộc, khai thác và sử dụng nguồn dược liệu trong nước bào chế thuốc đông – nam dược vừa dùng trong nước và xuất khẩu.

Củng cố mạng lưới y tế ở phường phục vụ thuận tiện cho dân, có sổ theo dõi sức khỏe cho toàn dân. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý thức phục vụ người bệnh cho cán bộ y tế, chăm lo đời sống của y, bác sĩ và nhân viên y tế, xóa bỏ những biểu hiện tiêu cực trong khám chữa bệnh ngoài giờ. Quản lý và cải tạo các cơ sở y dược tư nhân chặt chẽ với các bệnh viện trên địa bàn Quận để đẩy mạnh mọi hoạt động y tế.

Phát triển và đẩy mạnh hoạt động của Hội chữ thập đỏ đều khắp ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học và tận tổ dân phố ở phường.

4)Về thể dục thể thao :

Tiếp tục phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao ở các cơ sở góp phần tăng cường sức khỏe nhân dân, nhất là trong công nhân, học sinh, thanh niên, lực lượng vũ trang. Xây dựng phong trào thể dục thể thao rộng rãi trong đông đảo quần chúng, đồng thời xây dựng lực lượng nồng cốt cho các các bộ môn, nâng cao chất lượng thi đấu, đào tạo. Bồi dưỡng hướng dẫn viên mở rộng cáclớp năng khiếu, xây dựng các môn thể thao truyền thống của quận, kết hợp hoạt động thể dục thể thao với công tác quốc phòng sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc như tập luyện các môn thể thao bơi lội, chạy vũ trang, võ dân tộc…

Duy trì bảo dưỡng xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho thể dục thể thao theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng phong cách mới xã hội chủ nghĩa cho vận động viên xây dựng quan niệm đúng đắn về thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa cho quần chúng.

5)Về thương binh xã hội :

Hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của thương binh gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Cán bộ về hưu, thực hiện đầy đủ các chính sách hậu phương quân đội, bộ đội và thanh niên xung phong xuất ngũ. Phát huy truyền thống cách mạng của gia đình chính sách, năm 1983 phấn đấu xây dựng đạt 70% gia đình cách mạng gương mẫu và người công dân kiểu mẫu, đến năm 1985 đạt từ 90 đến 95%.

Cùng với thành phố có biên pháp giải quyết tốt các tệ nạn xã hội. Sử dụng hợp lý quỹ bảo trợ xã hội, kết hợp với đóng góp tương trợ của nhân dân, trợ cấp một phần đời sống cho các gia đình nghèo, neo đơn.

Phát động phong trào toàn dân chăm sóc thiếu nhi. Đảng bộ, chính quyền và đoàn thể phải quan tâm chăm sóc đủ việc chăm sóc thiếu niên, nhi đồng; ưu tiên cho các cháu về các nhu cầu ăn, mặc, thuốc men học hành, giải trí; củng cố hệ thống nhà trẻ mẫu giáo, câu lạc bộ thiếu nhi.

V. CÔNG TÁC GIỮ VỮNG AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG :

1)Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội :

Có kế hoạch cụ thể thực hiện nghị quyết 03 của Bộ chính trị về “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quận kiên quyết đập tan kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của bọn bành trướng, bá quyền Trung Quốc cấu kết với đế quốc Mỹ”.

Phải nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa bảo vệ chặt chẽ nội bộ bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan, các cơ sở kinh tế quan trọng. Làm tốt công tác đấu tranh chống nội gián đấu tranh có hiệu quả chống địch phá hoại về kinh tế, kiên quyết không để xảy ra các vụ phá hoại gây thiệt hại nghiêm trọng. Phát hiện và truy bắt cho được bọn tình báo, gián điệp xâm nhập trấn an kịp thời các nhen nhóm phản động. Tích cực truy xét, khám phá các vụ tờ rơi, khẩu hiệu phản động. Ngăn chặn, hạn chế tối đa tình trạng trốn đi nước ngoài, truy quét, trừng trị bọn móc nối tổ chức vượt biên. Ngăn chặn các loại văn hóa phẩm phản động, đồi trụy đưa vào thành phố Quản lý chặt chẽ số người đi học tập cải tạo về và tạo điều kiện giúp đỡ họ làm ăn lương thiện.

Thực hiện nghị quyết 128 của Hội đồng Bộ trưởng và kế hoạch 05 của UBND thành phố đấu tranh làm giảm 60% số vụ gây thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, nhất là mặt hàng chiến lược, vật tư quí hiếm, trường hợp xảy ra phải khám phá thu hồi tài sản về cho Nhà nước, xử lý nghiêm khắc bọn lấy cắp tài sản xã hội chủ nghĩa. Trừng trị đích đáng bọn đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế. Chặn đứng bọn buôn lậu quốc tế, buôn lậu đường dài, đánh mạnh vào hoạt động có tổ chức, góp phần tích cực vào việc thiết lập trật tự kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhất là kinh tế quốc doanh, thị trường có tổ chức, trong phân phối lưu thông, từng bước ổn định đời sống nhân dân.

Trấn áp làm giảm hẳn, đến loại trừ tận gốc bọn cướp của giết người, các tổ chức cướp có vũ khí, phấn đấu giảm 30% số vụ phạm pháp hình sự, liên tục giải tỏa phòng lề đường bảo đảm an ninh trật tự.

Tiếp tục thực hiện chỉ thị 92 của Ban bí thư trung ương Đảng về “Xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giải quyết triệt để các hiện tượng tiêu cực trong nội bộ ngành, bảo đảm cho lực lượng công an Quận thực sự trong sạch, vững mạnh. Phấn đấu cho được 70% phường, khu phố, tổ dân phố an toàn 30% khá, 80% cơ quan, xí nghiệp an toàn. Mở rộng diện thực hiện chuyển hóa địa bàn, xóa trọng điểm, phấn đấu đến cuối năm 1984 không còn phường trọng điểm.

2)Công tác quân sự địa phương :

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang”. Lực lượng quân sự địa phương có nhiệm vụ cùng với lực lượng công an làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội để chống lại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của bọn Bành trướng, bá quyền Bắc Kinh cấu kết với đế quốc Mỹ.

Coi trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học, đường phố Tổ chức huấn luyện sát với yêu cầu chiến đấu, bảo đảm lực lượng vũ trang và bán vũ trang luôn sẵn sàng chiến đấu. Hoàn chỉnh các phương án tác chiến, phòng thủ phục vụ chiến đấu, quản lý tốt quân dự bị và kế hoạch động viên thời chiến.

Năm qua phải tổ chức lập kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân thường xuyên sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược (theo Nghị quyết 03 của Bộ chính trị) và tổ chức bộ phận chuyên trách làm công tác động viên. Tiếp tục giáo dục sâu rộng trong nhân dân, cán bộ, công nhân, viên chức về nội dung của luật nghĩa vụ quân sự mới, công tác gọi thanh niên nhập ngũ đảm bảo đủ số lượng và có chất lượng cao.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể quần chúng và nhân dân thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội chăm sóc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các đồng chí thương binh, cán bộ quân đội về hưu và gia đình quân nhân tại ngũ. Tổ chức tốt đời sống, vật chất, tinh thần cho lực lượng vũ trang và bán vũ trang.

VI. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐOÀN THỂ VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG CỦA QUẦN CHÚNG :

1)Chính quyền :

Để làm tròn nhiệm vụ quản lý Nhà nước, chính quyền cấp quận và phường phải được tăng cường, củng cố về mọi mặt đủ sức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội và chăm lo đời sống cho nhân dân. Tập trung vào các vấn đề sau đây:

- Chính quyền các cấp phải phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ Nhà nước quản lý”. Chính quyền phải thật sự quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện đầy đủ 4 chế độ trách nhiệm. Giáo dục vận động rộng rãi mỗi công dân sống và làm việc đúng theo pháp luật. Củng cố thanh tra chuyên trách, tăng cường thanh tra nhân dân đảm bảo đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ tài sản XHCN.

- Củng cố Ủy ban nhân dân quận, xây dựng rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm trong từng ban, phòng, từng chức danh của cán bộ công nhân viên, tăng cường thêm cán bộ có năng lực, phẩm chất nhất là các ngành quản lý sản xuất và phân phối lưu thồn đủ mạnh, phát huy hiệu lực quản lý hành chính Nhà nước và năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Cấp ủy và cấp trên.

- Củng cố bộ máy chính quyền phường theo cơ chế tổ chức cấp sơ sở phường. hằng năm cần tổng kết nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ chế phường. các chức danh chủ chốt của bộ máy ở phường phải là cán bộ tại chỗ trẻ, trưởng thành từ phong trào quần chúng. Phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chủ chốt ở phường về kiến thức quản lý và năng lựclãnh đạo.

- Tiếp tục hoàn chỉnh việc phân công, phân cấp quản lý giữa quận và phường tạo điều kiện phát huy quyền chủ động của cơ sở trong việc quản lý kinh tế, tổ chức và quản lý sản xuất, quản lý xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân.

- Tinh giản biên chế gọn, nhẹ xây dựng bộ máy có hiệu lực. Cải tiến lề lối làm việc đi sâu sát cơ sở chống quan liêu xa rời quần chúng, bỏ các thủ tục giấy tờ không cần thiết làm cho bộ máy chính quyền hoạt động có hiệu quả thiết thực.

- Nêu cao vai trò của Hội đồng nhân dân là một cơ quan quyền lực cao nhất của địa phương theo đúng luật pháp. Tạo điều kiện cho Đại biểu Hội đồng nhân dân thường xuyên tiếp xúc với các cử tri, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của dân. Bảo đảm các chế độ sinh hoạt động nhân dân có nội dung thiết thực và có hiệu quả

.

2)Công tác vận động quần chúng :

Nhiệm vụ công tác vận động quần chúng trong thời gian tới là ra sức giáo ngộ xã hội chủ nghĩa cho các từng lớp nhân dân, đẩy lên phong trào sôi nổi lao động sản xuất thực hành tiết kiệm phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đề ra. Nghị quyết của Đại hội phải được đưa ra quần chúng thảo luận, biến nghị quyết thành hiện thực qua các phong trào hành động cách mạng của quần chúng.

Củng cố và tăng cường các tổ chức quần chúng, phát động phong trào quần chúng tham gia cải tạo và xây dựng XHCN. Đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp được đông đảo quần chúng phát triển lực lượng, xây dựng cốt cán và lựa chọn đoàn viên, hội viên ưu tú giới thiệu cho Đảng. Các tổ chức Đảng, chính quyền cần chăm lo các đoàn thể và chăm lo đời sống hàng ngày của người lao động cả về vật chất và tinh thần.

Quận 5 có đông người Hoa các đoàn thể cần quan tâm chăm sóc về mọi mặt, nhất là về chính trị, tư tưởng để họ yên tâm sản xuất ổn định cuộc sống tại Việt Nam. Giáo dục cho họ thấy rõ bản chất phản động của giới cầm quyền Bắc Kinh. Phải chú trọng đào tạo xây dựng cốt cán trong đồng bào Hoa, thực hiện đúng chính sách và chỉ thị số 10 của Trung ương Đảng đối với đồng bào Hoa.

a)Công đoàn :

Nhiệm vụ của Công đoàn phải giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ XHCN cho công nhân, viên chức và thợ thủ công, động viên toàn thể kỷ luật lao động nâng cao năng suất lao động và hiệu suất công tác, thực hiện những mục tiêu kinh tế, xã hội mà nghị quyết đại hội đề ra. Công đoàn tham gia cải tạo, tổ chức lại sản xuất, thi đua lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm, bảo vệ của công, trước mắt phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1983. Củng cố nâng cao, chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở, vận động tập hợp đại bộ phận công nhân, viên chức vào Công đoàn, tiếp tục xây dựng mô hình Công đoàn cơ sở tiên tiến. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra của công nhân, phát triển nhân tố, hạn chế tiêu cực trong nội bộ và ngoài xã hội và ngoài xã hội. Chăm lo tổ chức tốt đời sống vật chất và văn hóa cho công nhân, viên chức trước mắt lo cho bữa ăn và chỗ ở.

Củng cố các hội lao động hợp, vận động tổ chức đại bộ phận thợ thủ công vào Hội nâng cao chất lượng sinh hoạt, phát huy quyền làm chủ tập thể, đấu tranh xóa bỏ bóc lột và khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong ngành sản xuất TTCN chăm lo cải thiện đời sống và điều kiện lao động cho người thợ thủ công.

b)Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh :

Đoàn phải tăng cường giáo dục đoàn viên và thanh niên về truyền thống cách mạng, về lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa, giáo dục về chủ nghĩa xã hội và lối sống XHCN, giáo dục về quan điểm lao động chống bóc lột, ăn bám. Đoàn viên thanh niên phải đầu tàu trong việc thực hiện nếp sống mới, xây dựng con người mới XHCN, phát huy vai trò nồng cốt trong phong trào 3 xung kích làm chủ tập thể xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Phải chăm lo bồi dưỡng tinh thần và phẩm chất cách mạng cho thế hệ trẻ thành những người kế tục xứng đáng.

Phải coi trọng việc củng cố và phát triển đoàn viên mới, phấn đấu đến năm 1985 đưa số đoàn viên lên 30% trong tổng số thanh niên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều có tổ chức đoàn. Bằng nhiều hình thức và phương pháp sinh hoạt thích hợp giáo dục thanh niên, thu hút đông đảo thanh niên tham gia các phong trào hành động cách mạng; khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong đời sống văn hóa và lối sống cũ của thanh niên, đưa đại bộ phận thanh niên vào tổ chức thích hợp, gắn liền sinh hoạt thanh niên với tổ dân phố.

Phải kiện toàn, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn ở các xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường học, bệnh viện, đường phố v.v… Xây dựng và phát triển Đoàn ở các cơ sở tập thể và tư nhân để phục vụ công tác cải tạo và quản lý. Đến năm 1985 củng cố 50% cơ sở Đoàn vững mạnh, hoàn thành tốt công tác phát triển thẻ Đoàn.

Đoàn và Ủy ban thiếu niên nhi đồng phải chăm lo củng cố Đội thiếu niên tiền phong và Đội nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh. Chăm lo sắc khỏe, học tập, giải trí cho các cháu, thiếu nhi nghèo thất học và các lớp học ban đêm, hoặc lớp vừa học vừa làm của trường 26-3.

Đoàn phải phát hiện và bồi dưỡng những đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng.

c)Hội Liên Hiệp Phụ nữ :

Là tổ chức quần chúng rộng lớn. Hội liên hiệp Phụ nữ phải ra sức giáo dục, động viên phụ nữ phát huy quyền làm chủ tập thể, xây dựng người phụ nữ mới XHCN tham gia tích cực các phong trào lao động sản xuất, tiết kiệm, nhất là tham gia tích cực trong công tác lập lại trật tự mới xã hội chủ nghĩa trên mặt trận phân phối lưu thông. Đặc biệt là các phong trào người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới, thực hiện luật hôn nhân và gia đình, nuôi dạy con cái, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, vận động sinh đẻ có kế hoạch là những chính sách lớn mà vai trò của Hội phải tham gia tích cực.

Hội cần tạo điều kiện tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt đủ sức làm tròn nhiệm vụ của mình trên mọi lĩnh vực công tác và làm tốt vai trò người mẹ, người chủ trong gia đình.

Hội phải chăm lo kiện toàn, củng cố tổ chức nâng cao chất lượng tổ hội và hội viên. Phải đổi mới phương thức và hình thức vận động phù hợp với đối tượng và tầng lớp phụ nữ.

Phải chăm lo đời sống chủa phụ nữ tạo điều kiện cho chị em tham gia sản xuất, hoạt động xã hội, nuôi dạy con cái.

d)Công tác mặt trận :

Ủy ban Mặt trận phải làm đúng chức năng phối hợp thống nhất hành động với các thành viên mặt trận, nhằm tuyên truyền giáo dục giác ngộ XHCN cho các từng lớp nhân dân mở rộng hơn nữa khối đoàn kết toàn dân, vận động tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, nhân sĩ, trí thức, các nhà công thương, các phụ lão đồng bào các tôn giáo và người Hoa… tham gia tích cực vào các phong trào hành động cách mạng của quần chúng thự chiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trước mắt các ngành và phường cần kết hợp chặt chẽ với mặt trận động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia công tác cải tạo, tổ chức lại sản xuất, lập lại trật tự thị trường, vận động bà con tiểu thương làm đại lý bán lẻ cho thương nghiệp XHCN và chuyển sang sản xuất. Mặt trận kết hợp với các đoàn thể vận động nhân dân xây dựng gia đình văn hóa mới, con người mới XHCN, bỏ dần những thói quen cũ lạc hậu, mê tín dị đoan.

Các cấp ủy phải tăng cường lãnh đạo hoạt động của các đoàn thể và mặt trận định kỳ nghe các đoàn thể và mặt trận báo cáo tình hình và công tác vận động quần chúng, đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng đời sống của các tầng lớp nhân dân. Phải củng cố, tăng cường bộ máy và chú ý bồi dưỡng đào tạo cán bộ làm công tác đoàn thể, đổi phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác.

VII. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG :

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu Đại hội điều quan trọng nhất là phải tăng cường công tác xây dựng Đảng với nội dung chủ yếu sau đây : phải cải tiến và tăng cường công tác tư tưởng làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, thấy hết tính chất phức tạp, quyết liệt của đấu tranh giai cấp để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản nhằm kiên định lập trường giai cấp công nhân trong công tác cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Phải có sự chuyển biến sâu sắc về công tác tổ chức và công tác cán bộ nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước; kiện toàn củng cố các cấp ủy và tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực hoạt động nhất là năng lực hoạt động kinh tế Đảng bộ Quận 5 thành ủy Đảng bộ vững mạnh cả về chính trị tư tửơng và tổ chức.

1)Công tác tư tưởng :

- Phải giáo dục làm cho cán bộ, đảng viên nhất trí cao nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 5 của Đảng, quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nhằm thực hiện nghi quyết Đại hội 5 nghị quyết 03 của Ban chấp hành Trung ương Đảng nghị quyết 17 của Thành ủy nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 3. Phê phán những quan điểm trái với đường lối, chính sách của Đảng, các biểu hiện tự do tùy tiện trong việc chấp hành chỉ thị nghị quyết của Đảng; tư tưởng cục bộ địa phương xoay sở 3 lợi ích không chính đáng, chạy theo lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa hoặc diễn lại hành chánh quan liêu bao cấp. Chống lối sống tha hóa, đua đòi trái với bản chất cách mạng của Đảng, từ đó nâng cao ý chí cách mạng ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm tạo tự sự đoàn kết thống nhất ý chí và hành động hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.

- Tổ chức học tập lý luận cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, mở các lớp bồi dưỡng chính trị, lý luận và kiến thức cơ bản về kinh tế theo những chương trình khác nhau cho từng đối tượng, nhất là cho cán bộ ở cơ sở. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thông suốt đường lối chung và đường lối kinh tế của Đảng, tin tưởng, đoàn kết nhất trí trên cơ sở đường lối và quan điểm của Đảng.

- Giáo dục cho mọi người nhận thức rõ có thái độ dứt khoát về cuộc đấu tranh giai cấp giữa 2 con đường XHCN và tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, kiên định lập trường giai cấp công nhân, nâng cao ý chí chiến đấu cách mạng, chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn lối sống trong sạch, lành mạnh. Nhận rõ kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của dân tộcta là bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh câu kết với đế quốc Mỹ từ đó không ngừng mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chí căm thù địch, sẵn sàng chiến đấu. Nhạy bén chống những luận điệu phản tuyên truyền, chiến tranh tâm lý của địch.

- Cơ quan làm công tác tư tưởng có vai trò hết sức quan trọng, nhưng công tác tư tưởng là công tác của toàn Đảng, trước hết là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng. Cấp ủy Đảng cần thường xuyên quan tâm đến công tác tư tưởng nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng, khắc phục tình trạng khoán trắng công tác tư tưởng cho các cơ quan tuyên huấn. Kiện toàn Ban tuyên huấn, Trường Đảng, tăng cường sự phối hợp giữa các Ban của Đảng và các cơ quan làm công chức hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm về công tác chính trị tư tưởng của Đảng bộ.

2)Công tác tổ chức :

a)Kiện toàn bộ máy lãnh đạo các cấp nhằm tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ do Đại hội đề ra kiện toàn Ban chấp hành quận Đảng bộ vững mạnh có đủ năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội, kiện toàn bộ máy đi đôi với cải tiến chỉ đạo thực hiện, phương pháp công tác và chế độ làm việc cho phù hợp với yêu cầu mới. Trước hết bảo đảm sự đoàn kết nhất trí cao, giữ vững nề nếp sinh hoạt của quận ủy, định kỳ bằng 6 tháng và năm Ban chấp hành và từng quận ủy viên có tự phê bình và phê bình, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

Củng cố các Ban của Đảng, Văn phòng Quận Ủy, UBND quận và Ban chấp hành các đoàn thể để giúp cấp ủy chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đảng.

Thực hiện nghiêm túc chế độ đi cơ sở mỗi tuần 1 đến 2 ngày, nắm chắc được tình hình thực tế ở cơ sở, tình hình cán bộ, đảng viên, tâm tư nguyện vọng và đời sống của quần chúng, giải quyết và phản ánh cho cấp ủy kịp thời những vấn đề mắc mưu ở cơ sở cần được giải quyết phát hiện những nhân tố mới trong phong trào. Cải tiến lề lối làm việc của Ban Thường vụ và Ban chấp hành quận ủy, giữa Quận Ủy và Ủy ban nhân dân, cải tiến chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc đúc kết kinh nghiệm phát huy kịp thời những điển hình tiên tiến.

b)Củng cố tổ chức cơ sở Đảng gắn liền với kiện toàn các cấp ủy Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên về chính trị, tư tưởng và tổ chức để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Củng cố tổ chức cơ sở Đảng nhằm đáp ứng cụ thể vai trò lãnh đạo của từng loại chi bộ Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt. Chi bộ là đơn vị cơ sở của Đảng trực tiếp giáo dục, rèn luyện, kết nạp người vào Đảng và sàng lọc đảng viên. Từng chi bộ cần có biện pháp cụ thể giáo dục, rèn luyện đảng viên, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong Đảng làm cho cơ sở Đảng vững mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Phấn đấu đến năm 1985 có 40 % cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh.

Hiện nay còn nhiều cơ sở chưa có tổ chức Đảng nhất là trong cơ sở sản xuất quốc doanh và tập thể, cửa hàng kinh doanh, cơ sở văn hóa, trường học, phấn đấu đến năm 1985 hầu hết các cơ sở quan trọng đều có tổ chức cơ sở Đảng.

Chỉ đạo kiện toàn cơ sở Đảng phải có chương trình kế hoạch cụ thể, trước mắt tập trung vào các cơ sở sản xuất kinh doanh quan trọng, từ xây dựng tổ trung kiên, tổ chức các đoàn thể quần chúng, nòng cốt Đảng, phát triển đảng viên mới tiến tới xây dựng chi bộ đảng.

c)Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên là điều kiện quyết định nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, quyết định việc thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội.

Cán bộ, đảng viên phải được thường xuyên giáo dục về lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa kiên định lập trưởng giai cấp công nhân bồi dưỡng nâng cao ý chí chiến đấu, phẩm chất đạo đức, còn phải được bồi dưỡng nhưng kiến thức cần thiết về văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, chuyên môn, nhất là kiến thức về kinh tế để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mỗi đảng viên phải thể hiện được vai trò nên phong gương mẫu trong lao động, công tác, chiến đấu và học tập, trong sạch về phẩm chất, đạo đức và lối sống. Từng chi bộ phải có biện pháp cụ thể giáo dục, rèn luyện về phẩm chất cho từng đảng viên.

Chi bộ phải sinh hoạt đúng kỳ và có chất lượng vừa thảo luận quyết định công việc vừa phải tự phê bình, phê bình và kiểm tra đảng viên. Định kỳ hàng 6 tháng năm phải tổ chức sinh hoạt kiểm điểm đảng viên trong toàn Đảng bộ, có lấy ý kiến nhận xét đóng góp của quần chúng.

Phải kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách đảng viên; đồng thời tích cực kết nạp vào Đảng những người ưu tú xuất hiện trong phong trào quần chúng, giác ngộ về lý tưởng của Đảng, đã được bồi dưỡng thử thách đặc biệt coi trọng phát triển Đảng trong giai cấp công nhân. Trong công tác phát triển Đảng phải coi trọng chất kượng, chống khuynh hướng chạy theo số lượng, dẫn tới hạ thấp tiêu chuẩn đảng viên. Phải đưa công tác phát triển Đảng đi vào nề nếp, có quy hoạch, bồi dưỡng những người ưu tú trong lao động sản xuất, công tác thành lực lượng dự bị.

Mỗi cơ sở Đảng phải xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đảng viên mới, phấn đấu từ năm 1983 đến 1985 xây dựng được Chi bộ hoặc tổ Đảng ở các phân xưởng sản xuất, các cửa hàng kinh doanh, các chợ, các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ, trường học và khu phố, tổ dân phố. Trong 3 năm tới, Đảng bộ phấn đấu kết nạp được 700 đảng viên mới.

Phát triển đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức cơ sở Đảng, các Chi bộ và Đảng bộ phải thông suốt và làm cho mỗi đảng viên thông suốt và thấy nhiệm vụ của mình đối với công tác xây dựng Đảng. Các đoàn thể : công đoàn, thanh niên, phụ nữ có trách nhiệm trong việc giáo dục, tuyển lựa và giới thiệu cho Đảng những đoàn viên và hội viên ưu tú.

d)Việc lựa chọn và bố trí cán bộ cần có quan điểm đúng đắn trong việc đánh giá cán bộ có phẩm chất, năng lực thích hợp giữ các vị trí công tác chủ chốt bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa trong bộ máy lãnh đạo. Phải căn cứ vào phẩm chất và năng lực chọn đúng người để giao việc, khắc phục khuynh hướng đánh giá cán bộ thiên về quá trình công tác, về thành phần xuất thân hoặc thiên về bằng cấp, học vị…

Phải hết sức chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, đưa công tác đào tạo bồi dưỡng vào quy hoạch, kế hoạch vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa chuẩn bị cho lâu dài, bồi dưỡng kiến thức cầnthiết, giao việc thích hợp để tập dượt và thử thách. Các ngành phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đội ngũ kế thừa của ngành minh. Phấn đấu đến năm 1985 các chức danh chủ chốt của các ngành, các phường có cán bộ trẻ trưởng thành từ phong trào.

Củng cố Trường Đảng của quận, cải tiến nội dung chương trình cho phù hợp với tình hình hiện nay. Mạnh dạn đưa cán bộ đi học các lớp tập trung dài hạn, tổ chức lại việc học tập tại chức cho cán bộ từ cơ sở đến trung cấp theo chương trình thống nhất, tổ chức các lớp ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức cơ bản về kinh tế cho cán bộ ở cơ sở, phải đảm bảo cho cán bộ các ngành, các phường học xong cấp 2 và 3 và giúp những cán bộ có điều kiện được tiếp tục học đại học.

Thực hiện tốt chính sách cán bộ của Đảng quan tâm bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ và năng lực công tác, bố trí, sử dụng hợp lý. Mạnh dạn đề bạt cân nhắc cán bộ có phẩm chất, năng lực, nhất là cán bộ nữ và trẻ.

Tăng cường công tác quản lý cán bộ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhất là những cán bộ có nhiều khó khăn,thường xuyên giáo dục, kiểm tra chủ động ngăn ngừa và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm lỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước

3)Công tác kiểm tra Đảng :

Để góp phần nâng cao sức chiến đấu của Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, đưa hoạt động đảng viên vào nề nếp, tự giác nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, suy thoái trong nội bộ, các cấp Ủy phải tăng cường chỉ đạo xây dựng 4 nề nếp giữ gìn kỷ luật trong Đảng, thường xuyên đôn đốc, theo dõi phát huy kết quả để đưa công tác này ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

Ủy ban kiểm tra của Quận Ủy cùng với các cấp ủy, các ban ngành làm tham mưu cho cấp Ủy kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng.

Cải tiến và chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra những vụ đảng viên vi phạm điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước,nâng cao chất lượng giải quyết thư tố cáo khiếu nại, cải tiến việc nghiên cứu, chuẩn bị cho cấp ủy về công tác xét xử kỷ luật. Tăng cường công tác kiểm tra tài chánh của Đảng.

Kiện toàn tổ chức kiểm tra từ quận đến cơ sở cải tiến chế độ làm việc, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra đảm bảo giúp cấp ủy làm tốt công tác kiểm tra và xử lý kỷ luật trong Đảng,

Kính thưa các đồng chí đại biểu.

Đại hội đại biểu Đảng bộ chúng ta lần này đánh dấu một sự chuyển biến mới. Đại hội Đảng bộ kêu gọi toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong quận, thảo luận và quán triệt nội dung nghị quyết của Đại hội, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, ý chí và hành động cách mạng, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, ra sức thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1983 và quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ 3 của Đảng bộ.

Thông báo