Thứ Sáu, ngày 10 tháng 1 năm 2025

Hội thảo khoa học “Trung tướng Nguyễn Bình - Nhà quân sự tài năng, đức độ”

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

(Thanhuytphcm.vn) – Nhân kỷ niệm 115 năm Ngày sinh Trung tướng Nguyễn Bình (30/7/1908 - 30/7/2023), sáng 21/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học “Trung tướng Nguyễn Bình - Nhà quân sự tài năng, đức độ”.

Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Thành ủy viên, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP; Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM.

Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Võ Văn Cương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Phạm Chánh Trực, nguyên Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP; Thiếu tướng Trần Vinh Ngọc, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân khu 7; PGS.TS Nguyễn Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an; Dương Quan Hà, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TP, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM; Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy; Nguyễn Hữu Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Bí thư Thành ủy Thủ Đức.

Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê trao đổi với các đại biểu tham dự Hội thảo. Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê trao đổi với các đại biểu tham dự Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thanh ủy TPHCM Phạm Đức Hải đã ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Trung tướng Nguyễn Bình. Đồng chí Phạm Đức Hải cho biết, trong Quyết định tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cho Trung tướng Nguyễn Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi rõ những đóng góp của đồng chí Nguyễn Bình đối với công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, đối với cuộc kháng chiến. Riêng đóng góp của đồng chí Nguyễn Bình đối với Nam bộ, Người viết: “Đã góp phần lớn vào việc chỉnh đốn, xây dựng Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ và củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất Nam bộ”.

Đồng chí Phạm Đức Hải chia sẻ, trong phạm vi của Hội thảo khoa học này, chắc chắn sẽ khó thể hiện được một cách trọn vẹn cuộc đời, công lao, cống hiến, nhân cách tốt đẹp của Trung tướng Nguyễn Bình. Đồng chí Phạm Đức Hải đề nghị, các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung vào 4 nội dung chủ yếu.

Đồng chí Phạm Đức Hải phát biểu khai mạc Hội thảo. Đồng chí Phạm Đức Hải phát biểu khai mạc Hội thảo.

Đó là những vấn đề chung về cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức cách mạng, tài năng, bản lĩnh của đồng chí Nguyễn Bình. Những đóng góp của Trung tướng Nguyễn Bình trong tổ chức và chỉ huy chiến đấu, xây dựng các cơ sở cách mạng, hình thành thế trận vững chắc tại Hải Phòng, chiến khu Đông Triều, chiến khu Duyên Hải - Bắc Bộ… trước năm 1945. Những đóng góp của Trung tướng Nguyễn Bình tại chiến trường miền Nam và Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Những bài học quý giá được rút ra từ cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức cách mạng của Trung tướng Nguyễn Bình; vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.


Trung tướng Nguyễn Bình sinh năm 1908, tên khai sinh là Nguyễn Phương Thảo, quê ở thôn Yên Phú, xã Tinh Tiến (nay là xã Giai Phạm) huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Đồng chí sinh ra trong một gia đình yêu nước, ở một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Từ nhỏ, Nguyễn Phương Thảo đã sớm bộc lộ là người thông minh, ham học, ham đọc sách, báo và tập luyện võ nghệ, sớm hình thành tư tưởng yêu nước và tinh thần cách mạng.

Ngay khi vào đến Nam bộ, ngày 22/10/1945, đồng chí Nguyễn Bình đã viết bản Thông cáo số 1 gửi Nhân dân Nam bộ. Không chỉ kêu gọi, ngày 20/11/1945, đồng chí Nguyễn Bình lấy tư cách là phái viên của Chính phủ Trung ương đã mời tất cả chỉ huy các lực lượng vũ trang ở Nam bộ về họp tại An Phú Xã. Dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Bình, Hội nghị nhanh chóng thống nhất đặt tên các đơn vị thành chi đội, bầu đồng chí Nguyễn Bình là Tư lệnh Quân Giải phóng Nam bộ.

Ngày 6/1/1946, đồng chí triệu tập Hội nghị để thống nhất các chi đội, phân đội vũ trang nội thành, lấy tên là Ban Công tác thành, có nhiệm vụ vừa tiêu diệt địch, vừa tuyên truyền, vận động nhân dân kháng chiến ở nội thành. Đây cũng chính là tiền thân của lực lượng vũ trang biệt động Sài Gòn.

Tháng 6/1946, đồng chí Nguyễn Bình được Trung ương Đảng phê chuẩn kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Tháng 1/1948, đồng chí được Nhà nước phong quân hàm Trung tướng và là vị Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm 1951, đồng chí được Trung ương triệu tập ra Bắc báo cáo tình hình Nam bộ. Trên đường thi hành nhiệm vụ, đồng chí bị địch phục kích và hy sinh ngày 29/9/1951 tại Campuchia.

Với những cống hiến to lớn cho Tổ quốc, đồng chí Nguyễn Bình được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

S. Hải


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo