Tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng
Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đồng chí Ngô Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM cho hay, trong thời gian qua, hệ thống MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp của TP đã phát huy vai trò, trách nhiệm và tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong trào văn hóa, thể thao quần chúng được phát triển rộng khắp. Các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, văn nghệ quần chúng, tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn... đã thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia.
Hệ thống MTTQ Việt Nam TP các cấp đã triển khai thực hiện Bộ tiêu chí “Xây dựng gia đình hạnh phúc trên địa bàn TPHCM” gắn với các phong trào, cuộc vận động như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước”; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”;…
Ngoài việc vận động Nhân dân tích cực tham gia các phong trào, hệ thống Mặt trận các cấp còn vận động Nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, ứng xử văn minh, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, bảo vệ các công trình văn hóa lịch sử.
Từ năm 2020 đến nay, hệ thống MTTQ Việt Nam TP đã từng bước triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động các giới, các tầng lớp Nhân dân để cùng tham gia xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Hiện toàn TP có 94 cơ sở tín ngưỡng tôn giáo; 43 trường học, 4 chung cư, 2 khu nhà trọ xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Hệ thống Mặt trận cơ sở, có những công trình xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh gắn với cơ sở tôn giáo, cơ sở giáo dục; không gian sách nói, sách điện tử; hội thi, tọa đàm…
Đồng chí Ngô Thanh Sơn phát biểu tham luận tại hội nghị “Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách... không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà. Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn” - đồng chí Ngô Thanh Sơn nhấn mạnh.
Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM Nguyễn Trường Lưu cho biết, phát huy vai trò của đội ngũ văn nghệ sĩ TPHCM trong việc quảng bá văn hóa, con người TPHCM thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật là điều Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM luôn quan tâm, triển khai thường xuyên và có hiệu quả. Vì thế khi người nghe, người đọc, người xem được thưởng thức những tác phẩm văn học nghệ thuật như: Nhân nghĩa đất phương Nam, Cây kèn và chiếc khẩu trang, Những chiến binh thầm lặng, Niềm tin chiến thắng, Khát vọng ngày mai, Bức phù điêu về Cuộc tổng tấn công Mậu Thân – 1968, Tượng Dân công hỏa tuyến… đã góp phần cải thiện, phát huy nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Theo đồng chí Nguyễn Trường Lưu, đơn vị thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động văn nghệ sĩ TP nắm rõ, hiểu rõ những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 45-CTrHĐ/TU của Thành ủy, qua đó đề cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân văn nghệ sĩ trong lời nói, tác phẩm nghệ thuật và hành động xây dựng TP; chú trọng việc đầu tư, dàn dựng, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao cả về nội dung và nghệ thuật; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật, tạo thêm nguồn lực mới cho sáng tác, phổ biến và phát huy giá trị văn học nghệ thuật truyền thống, văn học nghệ thuật của các dân tộc trong TP…
Đồng chí Nguyễn Trường Lưu phát biểu tham luận tại hội nghị Nhiều giá trị văn hóa được bảo tồn, phát huy
Là địa phương có nhiều công trình di sản, di tích, hội quán trên địa bàn, đồng chí Nguyễn Võ Xuân Kỳ, Phó Chủ tịch UBND Quận 5 cho biết, thời gian qua, Quận 5 đã phát huy các giá trị di sản kiến trúc văn hóa, bảo tồn các loại hình văn hóa, lễ hội, nghệ thuật truyền thống góp phần xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa.
Hiện Quận 5 có 20 di sản văn hóa, trong đó có 11 di tích cấp quốc gia, 8 di tích cấp TP và 1 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Có 9 hội quán lớn thuộc các nhóm ngôn ngữ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Bên cạnh đó, Quận 5 còn có 109 thiết chế văn hóa đa dạng như: lăng, nhà cổ, khu phố cổ, bia tưởng niệm, tượng đài, chùa, tịnh xá, nhà thờ, hội quán, từ đường, đình, đền, miếu và nhiều điểm sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, Quận 5 còn có 8 công trình, địa điểm dự kiến xếp hạng cấp TP... Bên cạnh việc bảo tồn các di sản văn hoá vật thể thì hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cũng được Quận 5 quan tâm.
Với sự phát triển và phát huy tiềm năng thế mạnh của Quận 5 trên các lĩnh vực văn hóa, trong nhiều năm qua, Quận 5 đã vận động nguồn kinh phí xã hội hóa (hơn 2 tỷ đồng) thực hiện thành công 19 thước phim tư liệu giới thiệu về lịch sử, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật của các di tích; phát hành 10.000 ấn phẩm “Tự hào di sản văn hóa Quận 5” gồm tiếng Việt - Anh - Hoa, 2.000 bưu thiếp giới thiệu về di tích; 4.000 ấn phẩm “Lễ hội Nguyên tiêu của người Hoa ở Quận 5” phiên bản tiếng Hoa – Việt; 5.000 ấn phẩm bút ký văn học “Quận 5 trong tôi”. Những ấn phẩm này được đầu tư công phu của các chuyên gia về di tích, các nhà nghiên cứu văn hóa cộng đồng người Hoa cũng như sự đóng góp ý kiến của Ban Quản trị các Hội quán, phần nào cũng làm rõ hơn về lịch sử, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật và các nhân vật được thờ cúng cũng như những lễ nghi tại các di tích… là nguồn tư liệu quý giới thiệu rộng rãi đến người dân, qua đó cùng chung tay góp sức giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản trong Nhân dân.
Đồng chí Võ Xuân Kỳ phát biểu tham luận “Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW trong các cấp Hội LHPN trên địa bàn TP, nhiều sự thay đổi tích cực trong cán bộ, hội viên, phụ nữ TPHCM. Nhiều giá trị di sản văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục đã được bảo tồn, phát huy và phát triển; khơi dậy và phát huy được nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc tại địa phương” – đồng chí Trịnh Thị Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TPHCM chia sẻ tại hội nghị.
Theo đồng chí Trịnh Thị Thanh, từ các phong trào, mô hình thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc, trong đó phụ nữ là lực lượng nòng cốt, đã giúp cho phụ nữ nâng cao nhận thức, ý thức được vai trò của phụ nữ là người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên, gắn kết tình cảm, cùng vun đắp các giá trị tốt đẹp của gia đình, chăm lo xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, chị em phụ nữ đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa, làm cho khu phố, ấp ngày càng khởi sắc.
Cũng theo đồng chí Trịnh Thị Thanh, từ các tuyến đường, tuyến hẻm ngày càng khang trang, sạch đẹp; sự ý thức chung tay thực hiện qua các hoạt động an sinh xã hội, tạo sinh kế, công tác bảo vệ môi trường… ý thức tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của hội viên phụ nữ ngày càng rõ nét; nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp trong tính cách, phẩm chất của con người TPHCM được gìn giữ và phát huy, góp phần xây dựng lối sống văn hóa, xây dựng người phụ nữ Việt Nam, phụ nữ TPHCM theo các tiêu chí của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát huy phẩm chất đặc trưng, tiêu biểu của TPHCM.