Chủ Nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024

Nghiên cứu không quy định khống chế thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động tối đa 12 tháng

Cử tri quận Bình Tân phát biểu góp ý dự án Luật

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 18/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM phối hợp Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TPHCM tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri góp ý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật Việc làm (sửa đổi) năm 2024.

Đến dự có Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyện trách Đoàn ĐBQH TPHCM Hà Phước Thắng; Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Phạm Chí Tâm và gần 300 cán bộ công đoàn, người lao động trên địa bàn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.

Góp ý về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), đa số ý kiến cho rằng, cần bổ sung quy định vào Luật Công đoàn về việc bố trí cán bộ chuyên trách công đoàn tại các doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên; thêm cơ chế ngoài phân bổ số lượng cán bộ chuyên trách công đoàn nên có thêm cơ chế cho thuê cán bộ hợp đồng. Đồng thời, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần quy định rõ việc phân bổ số lượng cán bộ chuyên trách công đoàn cho từng tỉnh, thành, từ đó từng tỉnh, thành sẽ phân bổ về cho các Công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp theo từng đơn vị phù hợp.

Góp ý về quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với người lao động ở nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, các đại biểu cho rằng, ở nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm gặp, hướng dẫn người lao động mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động hoặc khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, trừ trường hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Đồng chí Hà Phước Thắng và đồng chí Lê Thị Ngọc Dung trao quà cho công nhân lao động tại hội nghị Đồng chí Hà Phước Thắng và đồng chí Lê Thị Ngọc Dung trao quà cho công nhân lao động tại hội nghị

Góp ý về việc chậm đóng kinh phí công đoàn, các đại biểu cho rằng, trên thực tế xuất hiện tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp mặc dù được các cấp công đoàn tuyên truyền đôn đốc nhiều lần nhưng vẫn cố tình trốn tránh trách nhiệm và chậm đóng kinh phí công đoàn, dẫn đến tình trạng thất thu kinh phí công đoàn, gây khó khăn cho hoạt động, nhất là trong việc chăm lo cho đoàn viên và người lao động.

Từ thực tế về đóng phí công đoàn, các đại biểu cho rằng, cần bổ sung chế tài các doanh nghiệp trốn đóng hoặc chậm đóng kinh phí, (không đóng kinh phí Công đoàn từ tháng thứ 6 trở lên sẽ đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước cấm xuất cảnh, phong tỏa tài khoản, hóa đơn...). Một số ý kiến cho rằng, cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của cán bộ công đoàn và chế độ, chính sách, trợ cấp, xác định vị trí việc làm cho cán bộ công đoàn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cấp thẻ cho đoàn viên công đoàn.

Đối với Luật Việc làm (sửa đổi), đa số ý kiến cho rằng, cần làm rõ cụ thể trong Luật về hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề được hỗ trợ để căn cứ thực hiện không cần phải có hướng dẫn mới thực hiện.

Góp ý về chính sách hỗ trợ việc làm, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam Cù Phát Nghiệp cho rằng, cần xem xét mở rộng đối tượng như trường hợp người lao động là gia đình hai vợ chồng nuôi hai đứa con ăn học, nhưng chỉ có một người đi làm, vì một người phải lo việc gia đình, con cái, hoặc người là chủ cột gia đình phải nuôi cha mẹ già. Thu nhập không đủ sống trong điều kiện sinh hoạt bình thường nhất.

Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân Lê Thị Ngọc Dung trao quà cho công nhân lao động tại hội nghị Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân Lê Thị Ngọc Dung trao quà cho công nhân lao động tại hội nghị

Đối với hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, một số ý kiến cho rằng cần cụ thể hơn như: chi phí ai chịu, thời gian đào tạo, bồi dưỡng cho ngành da giày. Đối với chấm dứt hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), các đại biểu cho rằng, người lao động đóng 1% BHTN trong quá trình làm việc, khi đến tuổi hưu nên được nhận trợ cấp thất nghiệp như BHXH nhận trợ cấp một lần.

Góp ý về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, một số ý kiến dự thảo Luật cần nghiên cứu không quy định khống chế thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động tối đa 12 tháng, mà cần kéo dài thêm thời gian được hưởng hoặc được hưởng thực tế theo số năm đóng BHTN nhằm tạo sự công bằng hơn với người lao động đóng BHTN trên 12 năm, đồng thời thiết thực chia sẻ khó khăn với người lao động. Thực tế, người lao động đóng BHTN trên 12 năm sau khi nghỉ việc thì rất khó tìm được việc làm mới ổn định và tiếp tục tham gia BHTN, nhất là người lao động trên 40 tuổi bị doanh nghiệp cắt giảm lao động.

Bên cạnh đó, sửa quy định người lao động đóng BHTN tối đa, với 20 lần lương tối thiểu vùng nhưng nhận trợ cấp thất nghiệp không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng…

Tại buổi tiếp xúc, LĐLĐ TPHCM trao tặng 250 phần quà, mỗi phần 1 triệu đồng cho 150 công nhân lao động quận Bình Tân và 100 công nhân lao động huyện Bình Chánh.

Long Hồ


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo