Chủ Nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024

Công nghệ biến tần trong điện mặt trời mái nhà, giảm thiểu khí thải nhà kính và phát triển bền vững

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp hình lưu niệm

(Thanhuytphcm.vn) – Sáng 22/12, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam - Văn phòng đại diện tại TPHCM phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp TPHCM tổ chức hội thảo khoa học giới thiệu các công nghệ biến tần trong điện mặt trời mái nhà.

Hội thảo nhằm giới thiệu, phân tích các công nghệ biến tần điện mặt trời đến các sở, ban ngành, doanh nghiệp, chủ đầu tư về năng lượng tái tạo và các nhà nghiên cứu khoa học có nhu cầu.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, nhu cầu về tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải nhà kính và phát triển bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Theo thống kê, tòa nhà và nhà máy sản xuất chiếm tới 40 - 60% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Do đó, việc ứng dụng các giải pháp năng lượng hiệu quả cho các công trình này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Điện năng lượng mặt trời nói riêng là giải pháp đơn giản để giải quyết nhu cầu trên.

Quang cảnh hội thảo Quang cảnh hội thảo

Trong điện năng lượng mặt trời, biến tần (inverter) là  “trái tim” của hệ thống. Biến tần đóng vai trò chuyển đổi điện một chiều (DC) từ tấm quang điện thành điện xoay chiều (AC) để hòa chung với lưới điện; và có nhiều công nghệ biến tần khác nhau.

Tại Việt Nam, đã và sẽ có nhiều hệ thống điện mặt trời mái nhà ở khắp nơi. Hội thảo khoa học với chủ đề các công nghệ biến tần cho điện mặt trời mái nhà giúp nhà lắp đặt cũng như người sử dụng nắm rõ từng công nghệ biến tần, ưu và nhược điểm từng loại.

Tại hội thảo, diễn giả đưa ra 3 công nghệ biến tần đang được sử dụng trên thế giới. Đó là, biến tần chuỗi (string inverter), biến tấn phân tán (micro inverter) và biến tần Optimizer.

M.Hiệp


Ý kiến bạn đọc

refresh
 

Tổng lượt bình luận

Tin khác

Thông báo